Đặc tính của suy nghĩ

Đặc tính của suy nghĩ

Quan sát đi! Tri thức bao giờ cũng được vay mượn: không biết là bản tính của bạn. Và cái tới từ bản tính bên trong nhất của bạn của bạn. Nó là rất thân thiết, bạn có thể phụ thuộc vào nó. Cái mà tới từ bên ngoài là không thể phụ thuộc được, nó là không tin cậy được. Nhiều nhất bạn có thể dùng nó, nhưng bạn sẽ không bao giờ trở nên được chứng ngộ.

Chứng ngộ là rơi vào trong sự thân thiết với cốt lõi của bạn tới mức thậm chí không một bức màn nhỏ ý nghĩ nào phân chia bạn.

Jalaluddin Rumi, nhà huyền bí Sufi, đã nói: “Bán láu lỉnh của ông và bán mọi tri thức của ông và mua bối rối. Láu lỉnh là ý kiến đơn thuần, bối rối là trực giác. Người ta tới Thượng đế qua việc bị bối rối.”

Đạt tới con mắt của ngạc nhiên, của dốt nát, của hồn nhiên; đạt tới con mắt của sự thân thiết. Không biết, bạn là cực kì có giá trị; biết, bạn chỉ là bình thường.

Tâm trí vận hành qua logic, suy luận, toán học, biện luận, chứng minh. Sự tồn tại không có chứng minh. Sự tồn tại không bao giờ cố chứng minh bất kì cái gì, nó đơn giản hiện hữu đó. Nó chỉ hiện hữu đó. Nếu bạn sẵn có bạn sẽ biết nó, nếu bạn bận rộn bạn sẽ không biết nó.

Chuyện xảy ra:

Một quí bà của tầng lớp trên được một giáo sư triết học nổi tiếng tới thăm. Ông ta có vẻ quan tâm nhiều tới con vẹt mà quí bà nuôi.

“Cái đó là cái gì vậy?” ông ấy hỏi, vừa trỏ vào hai sợi dây thõng xuống từ từng chân của con vẹt.

“Ồ,” bà ấy nói, “đây là con vật rất thông minh. Nếu tôi kéo dây này nó bắt đầu trích đọc Shakespeare. Nếu tôi kéo dây kia nó bắt đầu hát Kalidas.”

Ông giáo sư nhíu trán, nghĩ một lúc, và nói, “Thế cái gì xảy ra nếu bà kéo cả hai dây cùng lúc?”

Với điều đó con vẹt kêu lên, “Thế thì tôi sẽ dập đít chảy máu, ông ngu chết tiệt!”

Bây giờ kiểu câu hỏi này chỉ có thể được hỏi bởi một giáo sư, và điều đó nữa, bởi một giáo sư triết học — bị bận tâm với tại sao? cái gì? thế nào? Liên tục hỏi, hỏi, hỏi, không bao giờ nhìn vào thực tại như nó vậy, không bao giờ nhìn vào những sự kiện đơn giản; làm ra những thứ phức tạp từ những sự kiện đơn giản. Triết gia không thể thoải mái với những thứ đơn giản, ông ta cần các vấn đề. Khi có vấn đề ông ta thoải mái. Ông ta là ở nhà. Khi không có vấn đề, ông ta rất bồn chồn. Thế thì ông ta không biết phải làm gì.

Darshan không phải là triết học. Darshan là rất rất chống triết lí. Darshan ngụ ý năng lực thấy, không phải năng lực nghĩ. Chúng là khác nhau hoàn toàn! Suy nghĩ chẳng liên quan gì tới việc thấy. Việc thấy được đạt tới chỉ khi suy nghĩ bị bỏ đi.

Vài điều về suy nghĩ: một, nó có tính tích luỹ, nó liên tục tăng lên; nó không có tính kết luận; kết thúc không bao giờ tới, cho nên không tin cậy nào là có thể qua tri thức. Bất kì cái gì bạn biết, nhiều điều hơn có thể được biết. Và làm sao bạn có thể quyết định ngay bây giờ  khi nào có thể biết nhiều hơn? Cho nên con người của tri thức bao giờ cũng vẫn còn trong hoài nghi, nghi ngại. Đó là định mệnh của bản thân tri thức. Và bạn càng biết nhiều, bạn sẽ càng trở nên hoài nghi nhiều hơn, vì bạn càng biết nhiều, bạn càng thấy rằng nhiều thứ hơn có thể được biết. Và dường như là không có kết thúc. Bạn có tiếp tục và tiếp tục mãi. Cuộc sống là ngắn ngủi. Đó là lí do tại sao qua tri thức không biến đổi nào đã bao giờ xảy ra. Người ta liên tục tích luỹ sự kiện, tích luỹ sự kiện, và người ta chết… chết từ chính gánh nặng của các sự kiện. Nhưng không nhận ra nào đã bao giờ xảy ra.

Do đó, tôn giáo nói: Dũng cảm bỏ tri thức và mua bối rối, mua ngạc nhiên. Chính là qua con mắt của ngạc nhiên mà Thượng đế được nhận ra. Những con mắt ngạc nhiên đó là con mắt của trẻ em, của hồn nhiên.

Thứ hai: tri thức bị giới hạn — nó là tuyến tính. Sự tồn tại là đồng thời. Tri thức bao giờ cũng bộ phận, không bao giờ toàn bộ; nó không thể vậy được. Bạn chỉ biết chừng nấy, cho nên điều đó phân chia: cái biết và cái không biết — và sự tồn tại là một, không bị phân chia. Không có biên giới giữa cái biết và cái không biết, nó tất cả là một. Mọi biên giới đều do con người tạo ra. Cho nên tri thức bị giới hạn và chân lí là vô giới hạn, vô hạn, vô thuỷ, vô chung. Tri thức bắt đầu và kết thúc, nhưng chân lí không bao giờ bắt đầu và không bao giờ kết thúc.

Cho nên để biết chân lí, tri thức không thể là trung gian đúng. Nó cũng bị giới hạn, vì tri thức tạo ra gắn bó với quá khứ. Mọi tri thức là của quá khứ. Bất kì cái gì bạn biết đều đã có quá khứ. Khi tri thức có đó quá nhiều, bạn trở nên bị cầm tù trong quá khứ, là tù nhân của quá khứ. Bạn không nhìn vào thực tại đang đối diện bạn, bạn bao giờ cũng đi vòng quanh, qua quá khứ. Bạn không thể thấy được mọi sự như chúng vậy, đang đương đầu với bạn, đang chạm trán bạn. Bạn không có bất kì cái nhìn sâu tức khắc nào vào trong mọi sự; bạn bao giờ cũng nhìn qua tri thức chuyên gia của bạn. Tri thức chuyên gia là quá khứ, chết, mất rồi.

Trong tri thức chết cai quản sống. Trong việc biết sống cai quản chết. Đó là việc đặt mọi thứ hoàn toàn lộn ngược.

Thứ ba: tri thức là không hoà hợp, vì nó tạo ra phân chia trong con người bạn — tâm trí trở thành phân tách khỏi tim, suy nghĩ trở thành phân tách khỏi việc cảm, và bạn vẫn còn bị phân chia. Con người của tri thức, dần dần mất mọi năng lực của mình để cảm, và người đó mất cái gì đó cực kì có giá trị.

Thượng đế không bao giờ tới chỉ như ý nghĩ. Gần gũi hơn Ngài tới như việc cảm, như chuyện tình. Thượng đế không bao giờ tới như việc suy diễn, Ngài tới như bài ca. Thượng đế không bao giờ tới như số học. Ngài tới đôi khi như nước mắt, đôi khi như tiếng cười; thường như nước mắt và như tiếng cười hơn. Cho nên một người trở nên bị giới hạn quá nhiều trong đầu làm mất dấu vết của tim mình, không thể khóc, không thể cười, không thể múa. Người đó trở nên què quặt, người đó trở nên bị tê liệt. Cho nên tri thức là không hoà hợp.

Thứ tư: tri thức là hão huyền, vì nó giữ bạn liên tục bị cuốn hút vào trong trừu tượng, cái không phải là thực tại. Bạn không biết yêu, bạn nghĩ về yêu. ‘Yêu’ không là thứ thực, nó chỉ là lời. Bạn không cố tìm ra Thượng đế; bạn chỉ liên tục nghĩ về từ ‘Thượng đế’. Từ ‘Thượng đế’ không phải là Thượng đế, nó chỉ là cái nhãn. Bạn có thể liên tục nghĩ về thức ăn, và điều đó sẽ không thoả mãn cho cơn đói của bạn. Bạn có thể liên tục đọc sách nấu ăn lớn, nhưng điều đó cũng sẽ không đáp ứng cho cơn đói của bạn. Mọi người liên tục đọc Kinh Thánh, Dhammapada, Gita, và họ nghĩ cái gì đó sắp xảy ra. Họ sẽ làm phí hoài toàn thể các kiếp sống của họ. Cơn đói của họ sẽ vẫn còn đó, cơn khát của họ sẽ vẫn còn không được dịu đi.

Tri thức là hão huyền. Nó tạo ra mơ và ảo vọng, trừu tượng.

Và thứ năm: tri thức là bất lực và lãng phí. Nó rất bất lực. Nó dường như là một người đang cố mang toàn thể đại dương trong một chiếc thìa nhỏ — chạy đi, múc đầy thìa, về nhà, quay lại, múc đầy thìa, về nhà…. Nó là bất lực, nó là lãng phí; nó sẽ không xảy ra. Tri thức không thể xảy ra được vì bạn liên tục thu lấy các bộ phận — các bộ phận như cái thìa của đại dương lớn.

Tôn giáo có cách tiếp cận khác toàn bộ. Tôn giáo nói nếu bạn muốn có đại dương, đi và nhận chìm bản thân bạn vào trong đại dương, trở thành đại dương. Bạn không thể mang nó về nhà được, nhà của bạn sẽ không có khả năng chứa đựng nó. Đầu của bạn là quá nhỏ. Nó là tốt như nó đang diễn ra, nhưng bạn đang kéo căng nó ra bên ngoài các giới hạn của nó. Nó là tốt cho bãi chợ, nó là tốt cho các hoạt động thông thường hàng ngày, nhưng để biết cái vĩnh hằng… để biết cái từ đó chúng ta tới, và để biết cái từ đó mọi thứ đã tới, và để biết cái mà tất cả chúng ta sẽ lại đi vào lần nữa — điều đó là không thể được cho cái đầu nhỏ. Nó là rất nhỏ, rất rất nhỏ. Bạn đang tạo ra gánh nặng lớn cho cái đầu.

Và mọi người thực sự bị nặng gánh bởi cái đầu. Đầu của họ đã trở thành quá nặng. Toàn thể cuộc sống của họ đã trở nên bị giới hạn vào cái đầu của họ. Họ không sống ở bất kì chỗ nào khác, họ sống trong đầu của họ. Não — đó là cái họ đã trở thành, và họ đã đánh mất mọi niềm vui, mọi mở hội. Và họ đã đánh mất mọi phẩm chất của yêu, của việc cảm, của tim. Họ không còn là một phần của sự hân hoan lớn này cái diễn ra mãi mãi — con chim cúc cu hót, và hoa nở, và chim bay trên trời, và mặt trời và mặt trăng và sao, và đại dương gầm thét và cát và núi. Bạn có là một phần của sự tồn tại này không? Hay bạn chỉ bị giới hạn trong đầu của bạn? Và bạn cứ nghĩ những lời đờ đẫn, chết.

Khi suy nghĩ được tự do khỏi tất cả năm bệnh này của tâm trí, thế thì không còn suy nghĩ như vậy. Nó trở thành việc biết — ngộ trong tiếng Trung Quốc, tỏ ngộ trong tiếng Nhật Bản, samadhi trong tiếng Phạn. Và để đạt tới ngộ, tỏ ngộ, hay samadhi là trở nên chứng ngộ.

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.3, ch.3