Những bài giảng về Thiền làm tôi thích thú không dứt. Tôi cảm thấy bản thân tôi đang rơi vào hòa điệu với nó ngày càng nhiều hơn. Nhưng nó dường như dễ dàng thế. Tôi có trở nên lười không? Tôi tưởng tâm linh được cho là gian truân – không phải là tự do và dễ dàng buông bỏ.
Vâng, nó đã được coi là như vậy – bởi những kẻ tàn bạo, bởi những người thích hành hạ người khác. Thật ra, bạn đã được nuôi lớn lên cùng với ý tưởng này, bạn đã được nạp ý tưởng này vào từ sữa của mẹ bạn – rằng mọi thứ là vui vẻ phải được kiếm bởi nỗ lực lớn. Niềm vui phải được kiếm lấy, phúc lạc là con đường dài xa xăm. Người ta phải du hành, và cuộc hành trình là gian nan và lên dốc.
Điều đó cực kì vô nghĩa. Niềm vui là ở đây bây giờ! Và người ta chỉ cần một thứ để là vui vẻ, và đó là: Là vui vẻ. Không cái gì khác, không yêu cầu nào khác.
Niềm vui không phải là mục đích. Thượng đế không phải là mục đich, Thượng đế đã là hoàn cảnh rồi. Thượng đế đã xảy ra cho bạn – bạn đang mang ngài bên trong bản thân bạn. Đây là nhấn mạnh của Thiền. Thiền không nói rằng bạn phải đi đâu đó để tìm ra ngài. Ngài không trốn, ngài không chơi trốn tìm. Ngài không ngồi đâu đó trong hang động của Himalayas, ngài đang ngồi trong hang của tim bạn đấy! Đừng đi lên Himalayas, nhìn vào bên trong bản thân bạn đi. Và việc nhìn đó không cần chuẩn bị, việc nhìn đó không cần yêu cầu. Không cái gì được giả định trước; như bạn vậy, bạn có khả năng về điều đó. Đây là nhấn mạnh của Thiền, đây là cách mạng của Thiền.
Thiền không dạy rằng chân lí là khó. Dối trá là khó, vì chúng là dối trá – bạn phải duy trì chúng. Với một lời nói dối, bạn phải nói một nghìn lời nói dối. Để bảo vệ một lời nói dối bạn phải trở thành kẻ nói dối, bạn phải tạo ra toàn thể cuộc sống của bạn tương ứng với một lời nói dối. Nói một lời dối trá, và thế rồi xem cái gì xảy ra – bạn đang nói cả nghìn lẻ một lời nói dối để bảo vệ một lời nói dối. Và thế thì cái gì sẽ xảy ra cho nghìn lẻ một lời dối trá này? Từng lời nói dối sẽ được bảo vệ bởi nghìn lẻ một lời nói dối khác.
Dối trá là khó, chân lí là đơn giản. Chân lí đã là hoàn cảnh rồi. Chân lí có đó – chân lí đang trút xuống trong mặt trời, chân lí đang mưa xuống khắp mọi chỗ. Dù bạn ở bất kì chỗ nào, chân lí là sẵn có. Bạn không phải đi, bạn thậm chí không phải lấy một bước! – và cuộc hành trình được kết thúc. Bạn chỉ phải trở nên im lặng và nhận biết về nó.
Vâng, buông bỏ là cánh cửa. Bỏ mọi rác rưởi đó đi điều bạn đã từng được dạy.
Xã hội bị những kẻ tàn bạo chi phối – họ bao giờ cũng nói nó là khó; họ làm cho mọi thứ thành khó. Nếu cái gì đó là dễ, nó là vô giá trị. Nếu cái gì đó là dễ, tại sao nó là vô giá trị? Vì thứ dễ dàng không cho bạn cảm giác về bản ngã. Cho nên mọi thứ phải được làm thành khó. Sống được làm thành cuộc đua vượt rào – khó khăn phải được tạo ra trên con đường của bạn để cho bạn có thể có cảm giác rằng bạn đã đạt tới.
Bản ngã có thể nảy sinh chỉ khi có khó khăn, và bản ngã là rào chắn lớn nhất cho Thượng đế. Cho nên Thượng đế không thể là khó – một điều là chắc chắn, toán học là rất đơn giản. Bản ngã cần khó khăn, bản ngã được nuôi bằng khó khăn. Thứ càng khó, bản ngã càng cảm thấy sức kéo tới nó – càng được thu hút hơn, bị kéo một cách hấp dẫn. Khó khăn, gian khổ, không thể tiếp cận được, không thể được, và bản ngã trở nên cực kì kích động. ‘Đây là thứ để làm, vì không ai khác có thể làm được nó. Nếu mình có thể làm nó, mình sẽ ở trên đỉnh.’
Bản ngã cần khó khăn, và toàn thể xã hội của chúng ta được cấu trúc tương ứng theo bản ngã. Triết lí sâu nhất của mọi nền văn hóa trên thế giới là bản ngã. Bất kì cái gì họ nói, bất kể điều gì, sâu bên dưới mọi xã hội tồn tại quanh ý tưởng về bản ngã: làm mọi thứ thành khó khăn, làm mọi thứ thành khó nhất có thể. Cho nên ý tưởng này đã bắt rễ trong bạn.
Chân lí không khó, yêu không khó, vui không khó. Bạn chỉ phải bắt đầu sống nó. Và không cái gì bị thiếu, không một thứ nào bị thiếu. Mọi thứ là sẵn sàng, bạn chỉ phải bắt đầu.
Đừng cảm thấy phân vân vì nó dường như dễ thế. Nó là thứ dễ nhất trên thế giới – nếu bạn là đơn giản, nó là thứ dễ nhất trên thế giới. Nếu bạn là khó khăn, thế thì tất nhiên bạn làm cho nó thành khó; nếu bạn là phức tạp, bạn làm cho nó thành phức tạp.
Tôi có trở nên lười không? Lười cũng bị kết án rất nhiều. Nó đáng phải không bị kết án nhiều thế. Người lười đã không làm bất kì cái gì sai trên thế giới – bạn có thể nhìn vào trong lịch sử. Người lười đã từng là loại người tốt nhất trên thế giới. Người lười không thể trở thành một Adolf Hitler hay một Khan. Người lười không thể trở thành Thiết Mộc Nhi, người lười không thể trở thành một Nadirshah, người lười không thể trở thành thế này và thế nọ. Người lười chỉ có thể trở thành Lão Tử. Nếu người đó muốn trở thành bất kì cái gì, người đó chỉ có thể trở thành Lão Tử.
Tính lười, trong bản thân nó, chẳng có gì sai trong nó. Nhưng chúng ta bị chi phối bởi đặc tính về hành động, làm việc, năng nổ. Chúng ta bị chi phối bởi những người phải được gọi là ‘người thành đạt’. Tất nhiên, nếu bạn muốn đạt tới cái gì đó bạn không thể lười, chắc chắn. Nếu bạn muốn có nhiều tiền hơn người khác, bạn không thể lười – tiền sẽ không tới theo cách đó. Tiền không bao giờ tới với người lười, điều đó là chắc chắn.
Nếu bạn muốn trở thành thủ tướng, điều đó không xảy ra dễ dàng; bạn phải làm việc vất vả vì nó. Bạn phải vào nhà tù, bạn phải bị cảnh sát đánh, và mọi điều đó là đang trên đường. Mm? Đó là cách người ta đạt tới Delhi. Đó là cách Morarji trở thành thủ tướng. Bạn phải liên tục nhịn ăn, và làm cả nghìn lẻ một thứ và tạo ra rắc rối và hỗn độn. Bạn phải học nhiều thứ. Bạn phải liên tục tạo ra rối loạn cho những người đang nắm quyền – bạn phải tạo ra những khó khăn tới mức họ bắt đầu nghĩ, ‘Tốt hơn cả là quyền lực này được lấy đi khỏi chúng ta.’ Bạn phải tạo ra tình huống tới mức họ sẽ cảm thấy được nhẹ nhõm nếu ai đó khác nhận quyền lực này từ họ. Nếu bạn muốn đi tới Delhi hay tới Washington hay tới London, bạn phải làm việc vất vả; bạn không thể lười được. Nếu bạn muốn trở thành một Rockefeller hay một Morgan, bạn phải làm việc vất vả.
Nhưng để đạt tới Thượng đế, bản thân tâm trí của người đạt tới là không được cần. Bạn có thể lười và bạn có thể trượt vào tính thiêng liêng. Thật ra bạn có thể trượt vào trong tính thiêng liêng dễ dàng hơn nếu bạn lười. Với tôi tính lười không là gì sai cả. Tôi không nói với bạn ‘Trở thành lười đi’ – tôi đơn giản nói rằng không có ‘vô giá trị’ trong lười. Nếu bạn cảm thấy hòa hợp với lười, là lười đi. Nếu bạn cảm thấy hòa hợp với hành động, là chủ động đi. Nếu người chủ động muốn trở thành lười điều đó sẽ là khó, rất khó, với người đó. Nếu một người lười muốn trở thành chủ động điều đó sẽ là rất khó – điều đó sẽ là nhiệm vụ không thể được.
Tôi không thiên về việc bạn phải trở thành bất kì ai khác mà bạn không là vậy. Tôi chấp nhận bạn như bạn vậy. Nếu bạn là lười, hoàn toàn tốt, có cách cho người lười nữa. Bạn phải chọn đúng người hướng dẫn của bạn – Lão Tử hay tôi. Thế thì đừng chọn Mahavira, ông ấy sẽ không giúp đâu. Ông ấy là chiến binh, ông ấy là một kshatriya, và ông ấy chỉ biết cách tranh đấu. Cho nên chung cuộc khi ông ấy bắt gặp Thượng đế, ông ấy đã tranh đấu với Thượng đế nữa. Do đó có tên của ông ấy, Mahavira – ‘người bạo dạn vĩ đại’. Do đó hệ thống của ông ấy được gọi là ‘Jaina’ – nó ngụ ý ‘hệ thống giúp bạn chinh phục’. ‘Mahavira’ ngụ ý người chinh phục, và ‘Jaina’ ngụ ý phương pháp luận để chinh phục. Ngay cả với chân lí ông ấy là kẻ chinh phục, chiến binh. Đó là con đường của ý chí và hành động.
Nếu bạn về căn bản là một kshatriya trong môi trường của bạn, một võ sĩ đạo, một chiến binh, thế thì chọn Mahavir – thế thì ông ấy là người hướng dẫn đúng. Nhưng bạn không cần cảm thấy buồn phiền nếu bạn không là một kshatriya. Nếu bạn là người lười, hoàn toàn tốt – có những người hướng dẫn sẵn có cho bạn nữa. Và cảm giác riêng của tôi là ở chỗ nhiều người đã đạt tới Thượng đế qua buông xuôi hơn là qua ý chí. Điều không ngẫu nhiên là Mahavira không thể có được nhiều người đi theo; điều không ngẫu nhiên là qua Mahavira nhiều người đã không đạt tới chân lí. Nhiều người hơn đã đạt tới qua Lão Tử, nhiều người hơn đã đạt tới qua Phật.
Phật là trường hợp kì lạ. Trong sáu năm ông ấy đã chỉ như Mahavira. Trong sáu năm ông ấy đã cố gắng vất vả, ông ấy đã đi gần nửa con đường của ý chí. Mahavira đã làm việc trong mười hai năm và đã đạt tới. Trên cùng con đường này, Phật đã làm việc sáu năm và đã đi tới hiểu ra rằng ‘Cái này không dành cho mình.’ Ông ấy đã làm việc chăm chỉ. Ông ấy cũng đã, ít nhất bởi việc sinh, là một kshareiya bẩm sinh, một chiến binh bẩm sinh. Nhưng ông ấy dường như là một loại người khác; điều đó không phải là yếu tố tự nhiên của ông ấy. Sau sáu năm ông ấy đã hiểu ra rằng mọi nỗ lực này là vô nghĩa. Ông ấy đã thảnh thơi. Và đêm ông ấy thảnh thơi, ông ấy đã đạt tới. Cho nên ông ấy là trường hợp kì lạ. Ông ấy đã làm việc trong sáu năm, cần mẫn – và thế rồi một đêm ông ấy bỏ mọi nỗ lực, ông ấy đã thảnh thơi, ông ấy đã trở thành lười. Đêm đó ông ấy đã ngủ, không có bất kì ham muốn đạt tới bất kì cái gì; ông ấy đã chấp nhận trạng thái vô hi vọng của mình. Và trong sự vô hi vọng đó, chứng ngộ của ông ấy được sinh ra. Ông ấy là một nửa Mahavira và một nửa Lão Tử.
Và Phật đã giúp cho hàng triệu người – nhiều hơn bất kì ai khác. Lí do có thể là thế này, rằng với vài người sáu năm đó có thể giúp ích – cho nên họ tiếp tục điều đó, và con đường này được gọi là hinayana (tiểu thừa) được tạo ra. Đó là con đường của ý chí. Với những người khác, ông ấy có cách tiếp cận khác cũng là sẵn có, cánh cửa khác cũng là sẵn có – mahayana (đại thừa). Những người không thể vật lộn gian khó, những người không thể cảm thấy thích tranh đấu cùng chân lí – những người muốn buông xuôi và trở nên cảm nhận, những người muốn là nữ tính, như bụng mẹ, và muốn nhận chân lí bất kì khi nào nó tới, và sẵn sàng thảnh thơi và chờ đợi – vâng, họ cũng có thể đạt tới qua Phật.
Mahavira là một cực, ý chí. Lão Tử là cực khác, buông xuôi. Phật ở chính giữa – nửa Mahavira, nửa Lão Tử. Đó là lí do ông ấy đã có khả năng giúp cho nhiều người hơn – nhiều người hơn Lão Tử, nhiều người hơn Mahavira. Ông ấy là việc tổng hợp lớn. Vài người muốn vật lộn, họ đi theo sáu năm đầu của ông ấy, họ không nói về đêm cuối cùng. Do đó, có hai loại câu chuyện.
Mới hôm nọ, Maitreya đã hỏi một câu hỏi – tôi đã đợi cho tới khoảnh khắc đúng để trả lời nó. Có hai câu chuyện về cách Phật đã đạt tới. Một chuyện, chuyện của Hinayana Tiểu thừa – người đi theo con đường của ý chí, đó là chuyện của họ. Họ nói: Sau sáu năm ông ấy đã ngồi dưới cây Bồ đề, với quyết tâm tuyệt đối rằng nếu chứng ngộ không xảy ra bây giờ, ông ấy sẽ không rời khỏi chỗ này. Ông ấy sẽ không chuyển động, ông ấy sẽ không mở mắt ra, ông ấy sẽ không đi ăn xin. Ông ấy sẽ chết, đang ngồi ở chỗ này, nếu chứng ngộ không xảy ra. Ông ấy mạo hiểm mọi thứ. Và đến trước sáng ông ấy đã trở nên chứng ngộ.
Đây là câu chuyện Tiểu thừa, con đường của ý chí. Trong sáu năm ông ấy đã làm việc chăm chỉ, nhưng nó đã không toàn bộ. Cao trào tối thượng tới với quyết tâm toàn bộ, với ý chí toàn bộ – rằng bây giờ ông ấy sẽ chết. Hoặc nó xảy ra, hoặc ông ấy sẽ chết – nhưng ông ấy sẽ không đi khỏi đây. Quyết tâm hoàn toàn này là một câu chuyện.
Câu chuyện khác là chuyện của Mahayana Đại thừa – chuyện của người lười, chuyện của những người đi theo con đường của buông xuôi, vô nỗ lực. Họ nói: Sau sáu năm, cùng đêm đó, ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Đêm này là cùng một nhưng câu chuyện thì khác; nó tùy theo cách diễn giải. Cùng đêm này, họ nói, sau sáu năm – sáu năm này thì không có khác biệt về ý kiến. Đêm cuối cùng là vấn đề, điều thực tại đã xảy ra. Và Phật đã không nói bất kì cái gì thực tại đã xảy ra. Hai câu chuyện này bao giờ cũng đã có đó. Và với những câu chuyện này, Phật giáo được phân chia thành hai tông phái, tiểu thừa và đại thừa – con đường gian truân, và con đường của buông xuôi.
Chuyện Đại thừa là ở chỗ Phật, sau sáu năm, đã đi tới nhận ra rằng mọi nỗ lực là vô nghĩa. Chân lí không thể được đạt tới bằng việc giành được, vì trong chính ý tưởng của giàng được, bản ngã còn lại – người đạt tới vẫn còn. Hiểu điều này, ông ấy đã bỏ chính ý tưởng này. Ông ấy quên mọi thứ về giành được, ông ấy đã thảnh thơi. Ông ấy nói: ‘Không thêm nữa.’ Ông ấy đã bỏ thế giới một ngày nào đó; tiền, quyền, danh – ông ấy đã bỏ những mục đích đó. Thế rồi ông ấy đã để toàn thể năng lượng của mình vào một mục đích – chứng ngộ, niết bàn. Bây giờ ông ấy thấy ra vấn đề, rằng đây lại là mục đích bản ngã, lại là trò bản ngã: ‘Mình đang cố đạt tới cái gì đó.’ Thấy ra điều này, ông ấy phải đã cười. Ông ấy bỏ cả ý tưởng đó nữa; ông ấy thảnh thơi.
Đêm đó một người đàn bà đã tới tôn thờ cái cây. Cô ấy là người tôn thờ cây này, người thờ nhiều thần. Và hôm đó là đêm trăng tròn và cô ấy đã tới với kheer, một loại đồ uống ngọt làm bằng gạo và sữa, để đổ vào rễ cây. Trăng tròn có đó, và cô ấy thấy người đàn ông đẹp này, người đàn ông cực kì đẹp này, đang ngồi đó. Và cô ấy nghĩ, cô ấy tưởng tượng, ‘Đó chắc phải là Thần cây đã lấy hình tướng này, người đã trở thành thực cho mình.’ Trong nhiều năm cô ấy đã từng tôn thờ cây này, và cô ấy nghĩ, ‘Lời cầu nguyện của mình đã được chấp nhận.’
Thế là cô ấy đưa kheer cho Phật. Nếu như cô ấy mà đi tới một ngày trước, chắc ông ấy đã vứt nó đi – kheer là xa xỉ với người khổ hạnh, người khổ hạnh không ăn các thứ như kheer. Ông ấy chắc đã nói không. Ông ấy chắc đã không nhìn ngay cả người đàn bà này – người khổ hạnh không nhìn đàn bà. Nhưng ông ấy đã chấp nhận nó, ông ấy đã uống kheer. Thân thể ông ấy phải đã cảm thấy, sau nhiều năm, rất được thỏa mãn. Và thế rồi ông ấy rơi vào giấc ngủ lớn.
Khi bạn quá ham muốn đạt tới cái gì đó, giấc ngủ bao giờ cũng bị rối loạn, vì ham muốn liên tục làm rối nó – ham muốn vẫn còn là dư vị thường xuyên ở đó. Phật đã ngủ lần đầu tiên. Không ham muốn nào còn lại, không mơ nào là có thể có thêm nữa – vì mơ có đó chỉ vì bạn có ham muốn nào đó để hoàn thành. Ham muốn của bạn khuấy động mơ trong ý thức của bạn.
Đêm đó, thân thể được thỏa mãn vô cùng, sau nhiều năm… làn gió thoảng mát dịu, đêm trăng tròn, bóng cây… ông ấy đã rơi vào giấc ngủ, không mơ, không rối loạn. Giấc ngủ đó đã là toàn bộ. Và đến sáng khi ông ấy mở mắt ra…. Kinh đại thừa không nói đích xác ‘Ông ấy đã mở mắt ra’, kinh đại thừa nói ‘Khi ông ấy thấy mắt mình mở ra’ – được thảnh thơi tới mức ông ấy sẽ thậm chí không mở mắt mình thêm nữa.
Khi ông ấy thấy mắt mình mở ra – vì từ nghỉ ngơi, một cách tự nhiên một khoảnh khắc tới khi mắt sẽ mở ra – khi ông ấy thấy mắt mình mở ra, ông ấy thấy ngôi sao cuối cùng biến mất trên bầu trời. Buổi sáng đang tới, ngôi sao cuối cùng đã biến mất… và với việc biến mất của ngôi sao cuối cùng, bản ngã của ông ấy cũng biến mất. Ông ấy trở nên chứng ngộ.
Chứng ngộ đã xảy ra vào cùng đêm trăng tròn. Nó đã xảy ra thế nào, có hai cách diễn giải. Chọn lựa riêng của tôi là cho cách thứ hai. Nhưng nếu bạn là con người của ý chí và hành động, bạn có thể chọn cách thứ nhất – không cái gì sai trong nó. Chọn lựa riêng của tôi là về cách thứ hai.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.2, ch.4