An bình của tâm trí có thể được thu lấy bằng việc rút lui khỏi thế giới, bằng việc làm im lặng xoáy lốc của tâm trí. Nhưng bao nhiêu an bình bên trong là thích hợp trong thế giới có chứa Attica, Việt Nam, Johannesburg, Biafra, Pakistan và Hạ Sahara?
Thế giới chứa Việt Nam, Attica, và những thứ như thế, vì an bình của tâm trí bị thiếu. Căn nguyên là ở chỗ con người không im lặng. Do đó có bạo hành, mọi loại bạo hành. Vì Việt Nam và vì Attica, nhiền an bình tâm trí được cần. Chúng là triệu chứng của cái gì đó như ung thư bên trong tâm thức con người. Bản thân chúng không là bệnh, chúng đơn giản là triệu chứng. Và chúng không thể được chữa một cách trực tiếp – chừng nào và trừ khi căn nguyên kia chưa được cắt bỏ tuyệt đối, chưa bị phá bỏ tuyệt đối.
Con người đã sống trong chiến tranh, suốt nhiều thời đại, bao giờ cũng vậy. Trong ba nghìn năm, chỉ bẩy trăm năm là không có chiến tranh – và không trong một khoảng kéo dài. Đôi khi trong một ngày không có chiến tramh trên trái đất, đôi khi vài ngày; ngoài ra thì chiến tranh đã liên tục.
Chiến tranh là điều lớn nhất mà con người vẫn còn được tham gia vào. Phá huỷ dường như là rất, rất hấp dẫn; giết người và sát hại dường như là mục đích của tâm trí con người. Trong ba nghìn năm, con người đã đánh nhau năm nghìn cuộc chiến tranh. Việt Nam không phải là cái gì mới, nó là cổ đại như con người. Nó không phải là cái gì đó đang xảy ra hôm nay, nó bao giờ cũng có đó – vì con người ốm yếu.
Và bạn hỏi tôi, bao nhiêu an bình bên trong là thích hợp…? Nhiều như bạn có thể đảm đương – bạn càng có nhiều càng tốt. Vì chỉ khối người an bình sẽ phá huỷ sự hấp dẫn ép buộc hướng tới bạo hành. Chỉ khối người an bình trên khắp thế giới, nhiều nhiều chư phật, sẽ có khả năng tạo ra rung động mới, sóng mới, tâm thức mới, trong đó chiến tranh trở thành không thể được – trong đó mọi năng lượng chuyển vào con đường sáng tạo, mọi năng lượng chuyển tới yêu.
Cho nên đừng nói… Tôi hiểu logic của nó. Logic này là, nếu con người trở nên rất an bình thế thì người đó sẽ không bận tâm về Việt Nam. Tôi hiểu điều bạn ngụ ý bởi câu hỏi của bạn. Bạn ngụ ý, nếu mọi người trở nên rất im lặng và rất an bình họ sẽ không quan tâm điều đang xảy ra trên thế giới quanh họ, họ sẽ trở nên dửng dưng. Cho nên bao nhiêu an bình là thích hợp? – đó là lí do tại sao bạn hỏi câu hỏi này.
Nhưng cố hiểu đi. Chiến tranh không phải là bản thân bệnh tật. An bình bị thiếu trong tim – do đó chiến tranh tồn tại. Chiến tranh là hậu quả: nhiều an bình, ít chiến tranh. Nếu an bình trở thành chiếm ưu thế, chiến tranh sẽ biến mất.
Chiến tranh không thể biến mất bởi nỗ lực của những người tự gọi họ là người theo chủ nghĩa hoà bình. Chiến tranh không thể biến mất vì Bertrand Russell. Chiến tranh không thể biến mất vì có những người chống chiến tranh – không. Những người chống chiến tranh sẽ tạo ra chiến tranh khác. Bạn có thể thấy, nếu bạn đã quan sát cuộc biểu tình ôn hoà, bạn có thể thấy họ tựa chiến tranh thế nào – hò hét, la lối, phản đối…. Bạn có thể thấy trên mặt họ, họ là người nguy hiểm. Họ có thể gọi bản thân họ là người theo chủ nghĩa hoà bình, nhưng họ không biết an bình ngụ ý gì. Họ rất hay tranh cãi, kiêu căng, sẵn sàng đánh nhau.
Điều gần như bao giờ cũng xảy ra là biểu tình ôn hoà trở thành chiến trường giữa cảnh sát và người theo chủ nghĩa hoà bình. Người theo chủ nghĩa hoà bình không thực sự là con người của an bình. Người đó chống chiến tranh. Người đó chống chiến tranh nhiều tới mức người đó sẵn sàng đi vào chiến tranh nếu điều đó được cần. Động cơ thay đổi, chiến tranh tiếp tục.
Con người của an bình không phải là người theo chủ nghĩa hoà bình, con người của an bình đơn giản là vũng im lặng. Người đó rung động một loại năng lượng mới trong thế giới, người đó hát bài ca mới. Người đó sống theo cách mới toàn bộ – chính cách sống của người đó là cách sống của duyên dáng, của lời cầu nguyện, của từ bi. Bất kì người nào người đó chạm tới, người đó tạo ra nhiều năng lượng yêu hơn.
Con người của an bình có tính sáng tạo. Người đó không chống chiến tranh, vì chống lại bất kì cái gì là ở trong chiến tranh. Người đó không chống lại chiến tranh, người đó đơn giản hiểu tại sao chiến tranh tồn tại. Và từ việc hiểu đó người đó trở thành an bình.
Chỉ khi có nhiều người là những vũng an bình, im lặng, hiểu biết, chiến tranh sẽ biến mất. Nhưng rút lui không phải là cách đạt tới an bình. Bạn nói, an bình của tâm trí có thể được thu lấy bởi rút lui… Không bao giờ. Không bao giờ nó đã được thu lấy theo cách đó.
Rút lui là việc trốn chạy. Rút lui có thể cho bạn một loại chết, nhưng không an bình. An bình là rất sống động. An bình là sống động nhiều hơn chiến tranh – vì chiến tranh là đang trong phục vụ chết, an bình là trong phục vụ sống. An bình là rất sống động, rung động, trẻ trung, nhảy múa…. Rút lui sao? – đó là cách cổ nhất mà người trốn chạy đã chọn. Nó là rẻ. Nó cho một loại an bình – nhớ lấy, tôi nói ‘một loại an bình’ – cùng loại như bạn thấy ở nghĩa địa.
Bạn có thể đi tới tu viện Cơ đốc giáo – có một loại an bình, cùng loại an bình tồn tại ở nghĩa địa. Bạn có thể đi tới các sư Jaina và bạn sẽ thấy một loại an bình – cùng loại tồn tại trong nghĩa địa. Những người này là chết! Họ đã từ bỏ sống. Ngày bạn từ bỏ sống bạn từ bỏ trách nhiệm, bạn từ bỏ mọi loại cam kết. Bạn từ bỏ mọi khả năng để sống, để quan hệ, để yêu. Họ có thể không tranh đấu, nhưng họ không còn yêu nữa.
Cho nên rút lui sẽ mang lại an bình mà không có chiến tranh, không có yêu. Nhưng phỏng có ích gì? Bạn đã vứt một thứ quí giá cùng với cái bạn không thích.
Yêu phải trưởng thành. Toàn thể năng lượng đi vào bạo hành, tranh đấu, vật lộn, chiến tranh, phải được biến đổi thành yêu. An bình trong bản thân nó không thể là mục đích. An bình chỉ có thể là phương tiện cho sống nhiều hơn, sống dư thừa hơn. An bình không thể là mục đích – chỉ là an bình là vô nghĩa, nó chẳng dẫn tới đâu. Nó sẽ không thoả mãn cho bạn nếu chỉ là an bình – thế thì khác biệt gì giữa chết và an bình?
Rút lui mang tới an bình mà là tự tử. Vâng, bạn đi lên Himalayas, bạn sống trong hang động, bạn được an bình – vì không có khả năng nào để tranh đấu với bất kì người nào. Bạn đã không thay đổi chút nào, bạn đã chỉ thay đổi hoàn cảnh. Bạn vẫn là cùng người đó. Nếu hoàn cảnh nảy sinh, bạn sẽ đi vào chiến tranh, bạn sẽ tranh đấu. Bạn sẽ trở nên giận nếu ai đó tới và xúc phạm bạn.
Bạn có thể đã sống ba mươi năm trong hang động ở Himalayas và ai đó tới và xúc phạm bạn, và bạn sẽ ngạc nhiên rằng giận quay lại. Ba mươi năm sẽ không giúp gì; giận đã đợi ở đó cho đúng mùa vụ. Bây giờ ai đó đã xúc phạm – xuân đã tới, và giận nở hoa. Và trong một khoảnh khắc tất cả ba mươi năm đó của rút lui đã biến mất.
Phép thử thực là trong sống. Nếu bạn thực sự an bình, thế thì ở trong bãi chợ đi – có phép thử thực cho an bình của bạn. Là an bình ở đó đi. Tôi không ủng hộ rút lui, tôi ủng hộ biến đổi. Tôi không ủng hộ từ bỏ, tôi ủng hộ tất cả cho khẳng định sống. Sống cuộc sống toàn bộ nhất có thể đi. Tìm ra những cách để sống nó thế nào để an bình hơn, sống nó thế nào để nhiều tính thiền hơn, sống nó thế nào theo cách thiêng liêng hơn. Nhưng không trốn chạy.
Người trốn chạy là kẻ hèn; người đó không có dũng cảm. Người đó nhắm mắt lại vì người đó đã trở nên sợ thế giới quá nhiều. Logic của người đó là logic của đà điểu. Điều đó không rất có tính người; điều đó là rất rất bên dưới con người. Điều đó là hơi chút ngu xuẩn. Chỉ bằng việc nhắm mắt lại chẳng cái gì thay đổi; thế giới vẫn còn như vậy. Bạn có thể tin rằng mọi thứ đã thay đổi, vì bạn không thể thấy được bất kì cái gì nhiều hơn. Nhà bạn đang cháy, và bạn có thể ngồi với mắt nhắm và bạn có thể tin rằng nhà không cháy và mọi thứ là ổn. Bạn có thể tạo ra một loại tự thôi miên – và tất nhiên bạn sẽ không bị rối. Nhưng mở mắt ra, và nhà đang cháy.
Con người thực của an bình sống cùng thế giới, trong thế giới, và vậy mà không là của nó. Người đó sẽ làm mọi thứ mà người đó có thể làm – nếu nhà cháy thế thì người đó sẽ làm mọi điều người đó có thể làm để dập lửa – và vậy mà người đó sẽ vẫn còn không bị rối, không bị sao lãng. Người đó sẽ vẫn còn kiên định.
Sự tích hợp đó là điều tôi gọi là an bình thực. An bình của tâm trí có thể được thu lấy bởi việc rút lui khỏi thế giới… Không, nó không bao giờ được thu lấy và nó không bao giờ có thể được thu lấy… bằng việc làm im lặng xoáy lốc của tâm trí. Không. Bằng việc làm tĩnh lặng tâm trí bạn có thể đơn giản ép buộc tâm trí là an bình. Nó là một loại đè nén.
An bình thực không bắt nguồn từ đè nén. Tâm trí phải không bị đè nén, tâm trí phải được hiểu. Tại sao tâm trí ồn ào thế? Tại sao nó tiếp diễn mãi? Tại sao? Toàn thể hiện tượng này của tâm trí phải được hiểu bằng yêu, bằng từ bi. Là thân thiện với tâm trí của bạn đi, đừng vội vàng ép buộc an bình lên nó. An bình bị ép buộc không phải là an bình chút nào. Và đừng cố làm tĩnh lặng nó; tĩnh lặng không phải là điều thực.
Im lặng không phải là tĩnh lặng. Im lặng xảy ra. Tĩnh lặng là bị kiểm soát, tĩnh lặng tới từ kiểm soát. Một người ngồi kiểm soát thân thể mình trong tư thế yoga, ép buộc chú ý của mình vào đâu đó – vào Krishna, vào Christ; lẩm nhẩm mật chú – aum, ram, bất kì cái gì – bằng cách nào đó quản lí, cố quản lí để vẫn còn được tập trung. Người này đang chỉ tạo ra cái thay thế giả.
Im lặng thực không bị ép buộc chút nào. Im lặng thực bắt nguồn từ việc hiểu. Bạn hiểu tại sao tâm trí liên tục gây tiếng ồn, bạn nhìn vào trong nó, bạn quan sát nó: Tại sao? Bạn đi vào trong cái ồn ào của nó – chúng phải có thông điệp nào đó cho bạn. Bạn đi vào trong mơ của nó – cho dù chúng có vẻ ngớ ngẩn chúng phải đang truyền đạt cái gì đó từ vô thức cho bạn. Chỉ bằng việc cắt bỏ những thông điệp đó bạn sẽ không trưởng thành – vì bạn đang cắt đi vô thức riêng của bạn. Khi bạn làm tĩnh lặng tâm trí, bạn đang làm một điều: bạn đang làm tĩnh lặng vô thức của bạn. Bạn đang nói, ‘Tôi không muốn nghe.’
Nhưng vô thức có cái gì đó có giá trị để nói cho bạn. Toàn thể phân tâm học là bằng chứng cho điều đó, rằng vô thức có cái gì đó để truyền đạt. Và vô thức là hoà điệu với Thượng đế hơn cái gọi là ý thức của bạn. Và ý thức cố ép buộc vô thức không được nói bất kì cái gì.
Không, không bài ca nào sẽ được sinh ra từ nó. Bạn có thể ép buộc đứa trẻ ngồi im im lặng, từ sợ. Bạn có thể cho nó sốc điện, và bạn có thể bảo nó ngồi im lặng bằng không nhiều sốc điện hơn sẽ được cho. Và nó sẽ ngồi im lặng. Nhưng đây có phải là im lặng bạn gọi là an bình không? Và nó đang sôi lên bên trong, nó là núi lửa bên trong, nó đang phát điên bên trong. Nhưng nó đang ngồi im im lặng vì sốc điện.
Đó là điều mọi người làm – họ làm im lặng tâm trí họ bằng việc nhịn ăn. Điều đó là gây sốc cho tâm trí. Bạn nói, ‘Làm cái này – bằng không mình sẽ nhịn ăn. Mình sẽ bỏ đói mình. Làm cái này – bằng không mình sẽ đứng trong ánh mặt trời nóng bỏng trong hai mươi bốn giờ. Làm cái này – bằng không mình sẽ đứng trong sông đóng băng cả đêm.’
Đã từng có các giáo phái – người Ki tô giáo, người Hindu, người Jaina, và hàng nghìn người khác – các giáo phái tự bạo. Các giáo phái đã từng hành hạ thân thể họ như bất kì cái gì; những người loạn thần kinh. Nếu bạn hành hạ quá nhiều bạn làm cho tâm trí rất sợ. Tâm trí sợ hãi trở nên tĩnh lặng. Nói nói, ‘Thôi được. Mình sẽ yên tĩnh.’ Nhưng bài ca có thể được sinh ra từ yên tĩnh này không? Có thể có điệu vũ, có thể có mở hội từ im lặng bị ép buộc này không? Không thể có được.
Đó là lí do tại sao các thánh nhân của bạn bỏ lỡ các bài ca. Thánh nhân của bạn có vẻ buồn bã, đờ đẫn, chết. Bạn sẽ thấy bụi trong mắt họ, không rạng ngời. Bạn sẽ không thấy hoa nở trong tim họ, không. Không sen trắng nào mọc trong tim của cái gọi là thánh nhân của bạn. Họ chỉ là sa mạc – chết, khô héo, không nhựa sống tuôn chảy.
Tôi không ủng hộ cho nó. Đó không phải là chén trà của tôi, tôi không mua nó. Và tôi muốn bạn hiểu rất sâu, vì những người đi trên con đường này bao giờ cũng rơi vào trong bẫy này. Điều đó dường như là dễ hơn. Không có việc hiểu tâm trí, chỉ ép buộc nó. Hiểu dường như là con đường dài hơn. Nhưng không có lối tắt.
Trưởng thành tâm linh tới từ con đường gian nan hơn, con đường dài hơn. Người ta phải đi cùng tâm trí với việc hiểu sâu. Đi tiếp, hết tầng nọ tới tầng kia – với kiên nhẫn lớn công việc này phải được làm. Và với chơi đùa lớn công việc này phải được làm.
Và thế rồi một ngày nào đó, khi bạn đã hiểu mọi thông điệp của tâm trí, tâm trí trở nên im lặng. Vì không còn cái gì để nói. Nó đã được nghe; nó đã đạt tới người chủ. Thế thì tâm trí trở nên im lặng theo cách riêng của nó. Nó rơi vào im lặng mà không có bất kì nỗ lực nào về phần bạn, rơi một cách vô nỗ lực vào trong im lặng. Thế thì im lặng có cái đẹp, thế thì im lặng là phúc lành.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.2, ch,2