Hiểu về ham muốn-2

Tôi đã nghe một chuyện ngụ ngôn rất cổ đại. Có thung lũng trong Himalaya, một thung lũng rất giầu có. Mọi người đều sung túc, có nhiều hơn họ cần — nhiều quả hơn họ cần, nhiều cây trồng hơn họ cần, nhiều sữa hơn, nhiều bơ hơn họ cần — mọi thứ đều nhiều hơn. Và thung lũng này là màu mỡ tới mức một người làm việc và cả gia đình sẽ nghỉ ngơi. Điều đó là đủ, một người làm việc là đủ cho cả gia đình.

Họ sớm thấy rất chán. Chẳng có gì mấy để làm — mọi người có mọi thứ sẵn có, mọi thứ được cần. Họ phát chán thế, họ bắt đầu nghĩ phải làm gì với cuộc sống; cuộc sống dường như là vô nghĩa. Nhớ, bất kì khi nào xã hội trở thành giầu có, bạn sẽ lập tức thấy các trường phái của các triết gia nảy sinh, người sẽ nói cuộc sống là vô nghĩa.

Đó là điều đang xảy ra ở phương Tây; những người hiện sinh nói cuộc sống là vô nghĩa. Sartre, Kafka, Camus — họ nói cuộc sống là vô nghĩa, cuộc sống không có nghĩa. Điều đó chỉ xảy ra khi xã hội là giầu, điều đó là biểu tượng của xã hội giầu có — ngay lập tức, các triết gia mọc ra, người nói cuộc sống là vô nghĩa.

Trong xã hội nghèo, không ai đã bao giờ nói cuộc sống là vô nghĩa; cuộc sống có nghĩa vô hạn. Những thứ nhỏ bé có nghĩa — có chỗ cư ngụ, có thức ăn cho con bạn, có quần áo cho vợ bạn, có bộ sari mới cho người đàn bà của bạn, hay đồ trang sức mới, là đủ có nghĩa rồi. Có nhiều thứ thế mà bạn không có, và vì bạn không có chúng, có nhiều nghĩa quanh bạn — bạn có thể có cái này, bạn có thể có cái nọ, bạn có thể có cả nghìn thứ, và bạn không có chúng. Cho nên bạn liên tục đi từ ham muốn này sang ham muốn khác, và nghĩa liên tục tồn tại.

Khi bạn có tất cả, nghĩa rơi tẹt xuống đất. Điều đó xảy ra trong thung lũng đó, đó là điều đang xảy ra ở Mĩ; mọi người đã trở nên rất chán. Chán đã lắng đọng ở Mĩ.

Trong thung lũng đó, mọi người trở nên rất chán. Và tất nhiên nhà vua là người bị chán nhiều nhất. Và nhà vua yêu cầu mọi người: ‘Tìm ra cách nào đó, tìm ra phiêu lưu nào đó, tìm ra cách nào đó mà thung lũng này có thể bắt đầu làm việc vì nó. Bất kì cái gì cũng được.’

Nhiều đề xuất đưa tới. Một thanh niên đứng dậy và anh ta nói, ‘Trông kìa, đỉnh kia của Himalayas, vươn cao trên trời trên các đám mây — chúng ta nên trèo lên đó.’ Mọi người cười. Họ nói, ‘Không ai đã bao giờ nghe nói về điều đó. Và làm sao chúng ta có thể trèo lên nó? Điều đó là nguy hiểm. Và các thần sẽ rất giận.’ Và tu sĩ rất chống lại điều đó. Ông ta nói, ‘Chúng ta tôn thờ đỉnh núi đó. Làm sao chúng ta có thể trèo lên nó được? Điều đó sẽ là báng bổ.’

Nhưng nhà vua rất quan tâm. Ông ta nói, ‘Điều này hấp dẫn ta.’ Điều đó là vô nghĩa — nhưng khi bạn chán, bất kì cái gì cũng là tốt. Đó là cách con người đang lên tới mặt trăng, điều đó là vô nghĩa, hoàn toàn vô nghĩa, nhưng… bất kì cái gì cho bạn xúc động, đều cho bạn thích thú.

Bạn đã không thấy điều đó sao? Khi người đầu tiên bước trên mặt trăng, toàn thể nhân loại đã bị xúc động. Mọi người dính vào ghế trước ti vi. Nhưng bạn có biết không? — trong vòng nửa giờ họ được kết thúc nữa. Trong vòng nửa giờ họ bị mệt mỏi, được kết thúc! Chẳng có gì mấy trên mặt trăng. Và bây giờ không ai nói về mặt trăng mấy — bây giờ họ nói về sao Hoả, và các thứ khác.

Nhà vua quan tâm, và ông ta nói, ‘Anh thu xếp điều đó đi. Thu xếp một nhóm, và ta sẽ cho các anh mọi tiền cần thiết. Vâng, đỉnh núi này phải được chinh phục. Đứng đó, ngay trước chúng ta, nó là thách thức.’

Tu sĩ cố thuyết phục nhà vua rằng điều đó là vô tích sự — ‘Cho dù chúng ta có leo lên nó, cái gì sẽ xảy ra?’ Nhà vua nói, ‘Điều đó không phải là vấn đề. Ai bận tâm về cái gì sẽ xảy ra? Bản thân việc trèo lên sẽ là hay.’ Và thung lũng này nóng lòng. Và mọi người bắt đầu làm việc chăm chỉ, làm các thứ để đi lên đỉnh núi này — vì không ai đã thử điều đó trước đây, cho nên không công cụ nào tồn tại.

Nhiều năm trôi qua, mọi người dần dần bắt đầu thành công trong việc đi lên. Một thế hệ qua đi, thế hệ  nữa qua đi, thế hệ thứ ba xoay xở để lên tới. Khi họ đã lên chỉ mới gần tới đỉnh, một ông già, người đã sống qua cả ba thế hệ này và đã giúp họ, và đã là một trong những người dẫn đường lỗi lạc nhất — ông ấy nói, ‘Đợi đã, tôi sợ. Nếu chúng ta lên tới đỉnh — và bây giờ nó ở trong tầm với, trong một giờ nữa chúng ta sẽ tới — chúng ta sẽ làm gì tiếp?’

Và tất cả họ rơi vào im lặng và buồn. Và chán trở lại. Với ba thế hệ họ đã không biết bất kì loại chán nào. Với ba thế hệ họ đã thực sự trong nhiệt tình lớn — tinh thần phiêu lưu đã lang thang khắp nơi, họ đã được tràn ngập bởi ý tưởng này. Nó đã là vô nghĩa, nó đã là vô tích sự, nhưng nó đã giữ cho chán của họ ra xa. Đột nhiên….

Và câu chuyện này nói đây đã là cùng người đó, người đã trở nên già — đây đã là cùng người đã đề nghị ngay chỗ đầu tiên: ‘Chúng ta phải đi và chinh phục đỉnh Himalaya.’ Ông ta nói, ‘Các con ta, tốt hơn cả là chúng ta nên quay lại và thử lại lần nữa. Vì không còn đỉnh nào xung quanh; đây là đỉnh lớn nhất. Một khi các con đã chinh phục nó, các con sẽ làm gì, nói cho ta?’

Và chuyện kể rằng họ đã nghĩ về điều đó, họ đã suy tư — và dần dần, họ quay lại thung lũng và bắt đầu cố trèo lên đỉnh này lần nữa.

 

Đó là cách nó diễn ra, đó là cách nó là vậy. Bạn phải đã nghe nói huyền thoại Hi Lạp về Sisyphus, rằng các thần trừng phạt anh ta. Và trừng phạt này là rất kì lạ — anh ta phải mang một tảng đá lên đỉnh núi. Tảng đá này nặng, và khi anh ta đi lên nó trở nên mỗi lúc một nặng hơn. Đó là một nhiệm vụ rất vất vả, mang nó lên đỉnh núi, phải mất nhiều năm. Đến lúc anh ta lên tới đỉnh, tảng đá lăn xuống. Đó là trừng phạt — anh ta phải quay lại thung lũng, nhặt tảng đá đó lần nữa, và đem nó lên.

Trong huyền thoại Hi Lạp, người ta nói các thần rất giận và họ đã trừng phạt Sisyphus. Với tôi, nó không có vẻ như vậy. Thật ra, việc trừng phạt tốt hơn chắc phải là tảng đá không bao giờ quay lại thung lũng. Thế thì Sisyphus sẽ làm gì, bạn có biết không? Anh ta chắc sẽ tự tử trên tảng đá đó.

Các thần Hi Lạp dường như không thật thông minh. Bạn phải học từ các thần Ấn Độ. Nếu như nó là huyền thoại Ấn Độ, việc trừng phạt chắc đã là thế này — rằng anh ta trèo lên, khi anh ta lên càng cao hơn tảng đá càng trở nên nhẹ hơn, mọi sự trở nên dễ dàng hơn — dễ hơn và dễ hơn và dễ hơn. Vì khi mọi sự là khó khăn, có niềm vui. Khi mọi sự trở thành dễ dàng, bản ngã của bạn không được thách thức, không còn niềm vui nữa. Khi anh ta lên tới đỉnh, bị kết thúc. Sisyphus sẽ làm gì bây giờ? Các thần Ấn Độ chắc để cho anh ta ở đó cùng với tảng đá trên đỉnh núi. Anh ta sẽ làm gì? Anh ta sẽ đập đầu mình vào tảng đá và chết.

Huyền thoại Hi Lạp dường như không giống như trừng phạt, nó dường như là phần thưởng. Nó có vẻ giống trừng phạt vì chúng ta không hiểu cuộc sống. Khoảnh khắc anh ta lên tới, khoảnh khắc anh ta vừa tới, tảng đá đã trượt trở lại, lăn xuống thung lũng. Sisyphus phải chạy xuống, lại tìm tảng đá này — đó là trừng phạt của anh ta. Lần nữa anh ta bắt đầu mang nó.

Đây là cách nó đang xảy ra trong cuộc sống. Mọi lúc bạn đem một ham muốn tới hoàn thành, nó trượt lại trong thung lũng, bạn phải quay lại. Bạn phải ham muốn lần nữa, bạn phải ham muốn tươi mới. Lần nữa cuộc sống có xúc động, bạn lại có thể né tránh hư không bên trong của bạn. Điều này được gọi là sansara — thế giới. Né tránh bản thân bạn là điều sansara tất cả là gì — thoát khỏi bản thân bạn, giữ cho cốt lõi bên trong nhất của bạn ở đằng sau. Mất hút trong cơn xoáy lốc và không bao giờ nhìn vào trung tâm im lặng. Bị mắc vào trong bánh xe và nan hoa, không bao giờ được định tâm vào trục bất động.

Nhưng bánh xe chuyển động trên phần bất động, và cơn xoáy lốc tồn tại trên trung tâm im lặng. Sống là vậy, sống giống như bánh xe. Và sâu ở cốt lõi bên trong nhất là vô hiện hữu — anatta, vô ngã. Shunyata, hư không. Và nhớ, ‘hư không’ không chỉ ngụ ý đơn thuần là hư không; nó là cội nguồn của tất cả. Tất cả đã bắt nguồn từ nó, nó là hạt mầm của tất cả. ‘Hư không’ đơn giản ngụ ý tính không vật nào — không có tính vật ở đó. Nó là không gian vô hình tướng, nó không có biên giới.

Một khi bạn bắt đầu được hoà hợp với cái trống rỗng vô hình tướng này, một khi bạn bắt đầu được ở trong hài hoà với nó, một khi bạn dừng chạy trốn khỏi nó, cuộc hành trình về nhà đã bắt đầu. Ngày bạn đi tới không gian trống rỗng này…. Và bạn hân hoan trong nó — bạn không cảm thấy bên ngoài, xa lạ với nó, bạn hân hoan trong nó. Và nó là phúc lành.

Tâm trí phương Tây cảm thấy rất rất lúng túng với ý tưởng này — ‘Làm sao hư không có thể là niềm vui?’ Bạn bao giờ cũng cố để hiện hữu; hư không dường như giống chết, triệt tiêu. Làm sao hư không có thể là niềm vui được? Đó là lí do tại sao các triết gia phương Tây nghĩ rằng Phật là người yếm thế vĩ đại nhất trên thế giới. Ông ấy không phải vậy; đây là diễn giải. Tâm trí phương Tây nghĩ, ‘Đi vào trong hư không, niềm vui nào có thể có đó?’

Nhưng bạn không hiểu. Khi bạn thấy bạn không hiện hữu, không thể có bất kì lo âu nào. Bây giờ thậm chí chết cũng không thể làm cho bạn sợ được. Bạn đã không hiện hữu rồi, cho nên chết không thể phá huỷ được bất kì cái gì. Bạn là tự do khỏi chết. Khi bạn thấy bạn không hiện hữu, bạn không còn bị bận tâm với thành công hay thất bại; không có người nào để thành công, không có người nào để thất bại. Thanh thản nảy sinh, mọi thứ là bình đẳng. Khi bạn đi tới thấy hư không này, làm sao bạn có thể căng thẳng được? Làm sao có thể có căng thẳng và dồn nén? Không có gì để tạo ra bất kì căng thẳng nào; không gợn sóng nào nảy sinh trong hư không. Bạn trở thành không căng thẳng, bạn thảnh thơi.

Hư không này là nghỉ ngơi lớn, nghỉ ngơi hoàn toàn. Mọi thứ đã dừng lại, mọi thứ đã đi tới chỗ dừng lại. Bây giờ bất kì cái gì xảy ra đều không tạo ra khác biệt, bạn không bị khuấy động bởi nó. Bạn trở thành giầu, bạn không bị khuấy động. Bạn trở thành nghèo, bạn không bị rối loạn. Bạn thành công, điều đó là được. Bạn thất bại, điều đó là hoàn toàn được. Mọi thứ vẫn còn tốt — trạng thái cân bằng đã nảy sinh trong con người bạn. Bây giờ bạn được cân bằng, hoàn toàn cân bằng. Cuộc sống đi sang trái, được. Cuộc sống đi sang phải, được. Không thành vấn đề; không cái gì thành vấn đề thêm nữa.

Đây là điều chúng ta gọi là niềm vui. Niềm vui không đồng nghĩa với hạnh phúc, niềm vui là siêu việt xa. Niềm vui không là bất hạnh không là hạnh phúc. Niềm vui là trạng thái hiện hữu mà vẫn còn không xáo trộn, không rối loạn, dù bất kì cái gì xảy ra xung quanh. Cơn xoáy lốc liên tục ầm ầm tiếng sấm, nhưng ở cốt lõi bên trong nhất mọi thứ là im lặng. Bình thản đã nảy sinh.

Đây là điều chúng ta gọi là samadhi. Và chỉ có hai cách trên thế giới: một cách là đi xa khỏi bản thân bạn, một cách là đi tới bản thân bạn. Để đi xa, có hàng nghìn đường hẻm hẻo lánh. Ai đó có thể đi xa qua tiền, ai đó có thể đi qua quyền, ai đó có thể đi qua dục, ai đó có thể đi qua rượu, ma tuý — cả nghìn con đường, đường hẻm. Nhưng chúng về căn bản thuộc vào một hướng — đi ra ngoài, đi hướng ra ngoài, đi bên ngoài. Đi ngày càng xa hơn khỏi trung tâm hướng tới ngoại vi. Và ngoại vi đó không tồn tại.

Cho nên bạn đi mãi đi mãi — mỗi lúc thêm bất mãn, mỗi lúc thêm không thoả mãn, mỗi lúc thêm phiền não. Kết quả chung cuộc là điên. Nếu phương Tây đi tới kết luận logic của nó, toàn thể xã hội phương Tây sẽ là điên. Nếu tâm trí đi ra ngoài này bị kéo căng tới chính cực đoan của nó, thế thì chỉ điên có thể xảy ra, không gì khác. Kết quả chung cuộc là điên.

Cuộc hành trình khác là đi vào trong. Đi trở về nhà, đi vào bên trong. Khi bạn bắt đầu đi vào bên trong, im lặng nhiều hơn, bình thản nhiều hơn, cân bằng nhiều hơn, định tâm nhiều hơn, tiếp đất nhiều hơn — chúng bắt đầu xảy ra theo cách riêng của chúng. Ngày bạn đã về tới nhà, đột nhiên có niềm vui.

 

Lắng nghe những lời này. Christmas Humphreys nói:

‘Thế rồi tới cú nhảy…. Nhưng vực thẳm trong đó chúng ta rơi vào được thấy là tràn đầy/trống rỗng. Cú nhảy là từ ý nghĩ sang vô ý nghĩ — từ nhị nguyên tối thượng của ảo vọng/thực tại sang việc bùng ra tiếng cười và cốc trà. Nhưng với đôi mắt mới làm sao chúng ta nhìn đĩa đựng cốc! và trong sự thanh thản làm sao của tâm trí chúng ta làm tan biến cái bàn!’

 

Mọi thứ vẫn còn như nó vậy. Bạn uống trà, và bạn phải dọn bàn nữa. Nhưng với sự thanh thản làm sao! Với im lặng làm sao, với duyên dáng làm sao!

Điệu vũ tiếp tục, nhưng bây giờ không còn bất kì vũ công nào. Và khi vũ công không có, điệu vũ có duyên dáng. Khi vũ công không có, mọi ý thức tới cái ngã biến mất, vì không có cái ngã. Khi mọi ý thức tới cái ngã biến mất, điệu vũ trở thành toàn bộ, hoàn toàn toàn bộ. Thế thì chỉ có điệu vũ — không có vũ công. Sự hiện diện của vũ công bao giờ cũng là cái gây rối trong điệu vũ. Bạn càng ý thức tới cái ngã, cuộc sống của bạn sẽ càng ít niềm vui, vì nó sẽ càng bị phân mảnh, phân chia — nó sẽ là tinh thần phân liệt nhiều hơn, nó sẽ chia chẻ nhiều hơn.

Khi bạn là toàn bộ — toàn bộ tới mức hành động là tất cả, và không có người hành động đằng sau nó — thế thì duyên dáng, thế thì cái đẹp mới, phúc lành mới, đi vào trong cuộc sống của bạn.

Bạn liên tục sống theo cùng cách — đó là điều Thiền liên tục nhấn mạnh. Bạn vẫn mang nước từ giếng, bạn vẫn chẻ củi, bạn vẫn nấu thức ăn — nhưng với thanh thản làm sao, với duyên dáng làm sao! Kì diệu làm sao! Vẫn tiếp tục trong thế giới tươi đẹp này mà không có cái ngã. Thế thì cây liên lạc với bạn, thế thì chim chóc liên lạc với bạn, thế thì đá liên lạc với bạn.

 

Chính cái ngã bao giờ cũng chống lại liên lạc, chính cái ngã bao giờ cũng chen vào giữa. Chính cái ngã không cho phép bạn tuôn chảy; nó giữ bạn bị giới hạn.

 

Tay trống và mong manh chúng ta tới thế giới này, tay trống và mong manh chúng ta sẽ rời khỏi nó. Tay trống và mong manh chúng ta phải ở trong nó nữa. Và thế thì cuộc sống là có tính tôn giáo. Tay trống chúng ta tới, điều đó là đúng. Tay trống chúng ta sẽ phải ra đi, điều đó là đúng. Thế thì tại sao, chỉ ở giữa hai điều này, chúng ta phải bắt đầu có tính sở hữu? Khi tay trống chúng ta tới và tay trống chúng ta đi, tại sao tay vẫn còn không trống ở giữa nữa? Nếu bạn có thể vẫn còn tay trống ở giữa nữa, hư không — không sở hữu, không thu nhận, không tham vọng, không có cái ngã khao khát trở thành — cuộc sống của bạn có tính tôn giáo.

Người tôn giáo không phải là người muốn trở thành tâm linh, không. Tính tâm linh của người đó vẫn là một phần của thế giới — nó là ham muốn mới. Người tôn giáo là người đã hiểu bản chất của ham muốn — và trong chính việc hiểu đó, ham muốn đã biến mất. Người tôn giáo là người vô ham muốn.

Và nhớ, để tôi nhắc bạn lần nữa: Đừng bắt đầu ham muốn cái vô ham muốn.

Người tôn giáo là người đã biết ‘Tôi không hiện hữu’. Khi ‘Tôi không hiện hữu’, thế thì phỏng có ích gì mà đi thu thập những thứ được gọi là của tôi? Chính cái ‘tôi’ đó liên tục thu thập các thứ là của tôi — ‘nhà của tôi, vợ của tôi, chồng của tôi, tiền của tôi, danh giá của tôi, kính trọng của tôi, nhà thờ của tôi, đất nước của tôi, tôn giáo của tôi, Thượng đế của tôi, kinh sách của tôi….’ Chúng ta liên tục: của tôi.

Cái ‘của tôi’ này nảy sinh từ ý tưởng về ‘tôi’. Và cái ‘tôi’ không tồn tại — nó là giả định, bạn đã đơn giản giả định. Toàn thể trò chơi này là mờ ảo, rất giả tạo; cái cơ bản không tồn tại. Trước khi bạn bắt đầu đi vào trong thế giới của cái ‘của tôi’, ít nhất có cái nhìn để xem liệu bạn có hiện hữu không. Bằng không toàn thể nỗ lực của bạn sẽ là vô tích sự. Nó sẽ là việc làm lâu đài trong cát… những lâu đài Tây Ban Nha.

Đó là lí do tại sao Thiền nói — lời của Huệ Năng: ‘Mọi thuyết bởi bản tính đều là tối. Ngay cả toạ thiền cũng có thể là cái bẫy. Tốt nhất là không theo đuổi kỉ luật nào cả. Thói quen làm u mê. Như với các văn bản linh thiêng, chúng nên bị phá huỷ.’

Huệ Năng này, ông ấy đang nói gì? Ông ấy đang nói: ‘Mọi thuyết bởi bản tính đều là tối.’ Nếu bạn làm ra một thuyết về vô ham muốn, như các Phật tử đã làm, nếu bạn làm ra một thuyết từ khái niệm về không gắn bó, như người Jaina đã làm, thế thì bạn sẽ bị mắc vào trong bẫy mới. Không gắn bó không phải là chống lại gắn bó, vô ham muốn không phải là chống lại ham muốn. Vô ham muốn không thể được ham muốn, và không gắn bó hay tách rời không thể được thực hành — vì nếu bạn thực hành nó, bạn sẽ bị gắn vào nó.

Tách rời hay không gắn bó nảy sinh từ việc hiểu về gắn bó. Chỉ nhìn vào trong chính quá trình gắn bó này, bạn thấy nó là vô nghĩa, vô tích sự. Khi nó là vô nghĩa, vô tích sự, nó mất đi. Không phải là bạn bỏ nó, không — nếu bạn bỏ nó, bạn vẫn có đó. Bây giờ bạn trở thành người từ bỏ — bạn bắt đầu tuyên bố: ‘Tôi là người từ bỏ lớn, tôi là thánh nhân lớn, tôi đã từ bỏ toàn thế giới.’

Nếu bạn đã từ bỏ toàn thế giới, Phật nói, bạn đã không từ bỏ bất kì cái gì. Vì bệnh cơ bản vẫn tồn tại. Nó thường tuyên bố về tiền trước đây, giờ nó tuyên bố từ bỏ. Nhưng cái ‘tôi’, bản ngã, vẫn có đó.

Do đó, Huệ Năng là đúng: ‘Mọi thuyết bởi bản tính đều là tối.’ Đừng tạo ra thuyết; Thiền chống lại mọi thuyết. Thiền nói: Chỉ nhìn vào trong thực tại, thế là đủ. Đó là lí do tại sao không kinh sách nào được cần. Thiền nói: Đốt mọi kinh sách — vì kinh sách sẽ chỉ đặt ý tưởng mới vào trong đầu bạn, vì những đỉnh núi mới phải được trèo lên. Kinh sách sẽ cho bạn ham muốn mới, đối thể mới, cho việc trở thành của bạn, cho tanha. Ở đây bạn được kết thúc — một ngày nào đó bạn hiểu rằng chạy xô theo tiền là vô nghĩa — nhưng thế rồi bạn bắt đầu chạy xô theo thiền.

Một ngày nào đó bạn bắt đầu thấy ra cái vô dụng của thế giới này. Thế rồi bạn bắt đầu nghĩ về Thượng đế. Ham muốn đã di chuyển, nhưng không biến mất. Ham muốn đã lấy hình tướng mới, nhưng đã không mất đi. Ham muốn bây giờ nắm lấy đối thể mới, lãnh thổ mới, chiều hướng mới — nhưng ham muốn vẫn còn lại. Và nếu ham muốn còn lại, thế giới còn lại.

Lời của Huệ Năng là: ‘Hiểu thấu là tự do.’ Hàm chứa vô cùng là những lời này. Hiểu thấu là tự do: bạn không cần làm bất kì cái gì, bạn đơn giản cần việc hiểu thấu. Bạn đơn giản phải nhìn vào trong mọi sự — cách chúng là vậy, cách chúng vận hành, cách ham muốn vận hành — có vậy thôi. Để điều này là rất rất rõ ràng, rằng hiểu thấu là tự do. Bạn không phải phấn đấu vì tự do, bạn chỉ phải nhìn vào trong mọi sự, cách chúng vận hành. Cách bạn đã sống mãi cho tới giờ, nhìn vào trong nó đi. Cách bạn vẫn đang sống khoảnh khắc này, nhìn vào trong nó đi!

Chẳng hạn, bạn đang nghe tôi. Bạn có thể nghe với ham muốn, và thế thì bạn sẽ bỏ lỡ vấn đề. Thế thì, nghe tôi, bên trong bạn sẽ tập hợp ý tưởng nào đó, cách tìm ra đỉnh núi mới để trèo lên. Bạn sẽ nghe tôi để thực hành; thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Bạn đang nghe tôi, và cạnh đó bạn đang ghi chép lại trong tâm trí bạn: ‘Điều này dường như là đúng. Vâng, tôi phải thực hành nó.’ Bây giờ một ham muốn mới đang nảy sinh, bây giờ một ý tưởng mới đang bắt giữ bạn. Bạn đang lại đi vào trong thế giới — thế giới của cả nghìn lẻ một thứ.

Không, chỉ nghe tôi với hiểu thấu thôi. Không cái gì phải được thực hành. Để điều đó được quyết định mãi mãi với tôi: không cái gì phải được thực hành, thực hành không phải là vấn đề. Hiểu, hiểu thấu — chỉ nhìn vào trong nó. Trong khi tôi đang nói với bạn, quên mọi thứ về thực hành đi, quên mọi thứ về ghi chép đi. Quên rằng bạn định làm bất kì cái gì với những lời này mà tôi đang nói cho bạn. Bạn không định làm bất kì cái gì, bạn chỉ phải nhìn vào trong những lời này sâu nhất có thể được, ngay bây giờ! Nếu bạn nhìn vào trong những lời này ngay bây giờ, cái gì đó sẽ bắt đầu thay đổi trong bạn. Bạn sẽ thấy rằng ‘Vâng, điều này là đúng’ — không phải là bạn phải thực hành nó, nhưng ‘điều này là đúng.’

Và khi chân lí bừng lên trên bạn, nó biến đổi bạn. Đó là điều Jesus ngụ ý khi ông ấy nói: Chân lí giải thoát, không cái gì khác — không học thuyết, không lí thuyết, không giáo điều, không kinh sách. Duy nhất chân lí giải thoát.

Nhưng đừng hỏi làm sao có được chân lí. Nếu bạn mang ‘làm sao’ vào, bạn đã mang ham muốn vào. Cái ‘làm sao’ là người quản lí tâm trí ham muốn của bạn. Nó bao giờ cũng nói, ‘Làm sao? Làm sao làm nó?’ Vấn đề không phải là làm chút nào. Chỉ thấy nó, chỉ thấy cách nó là vậy. Thấy cách tâm trí bạn liên tục vận hành, cách bạn đã vận hành mãi cho tới giờ. Không có động cơ nào, có cái nhìn vào trong nó — không có động cơ nào.

‘Hiểu thấu là tự do. Sáng tỏ mang tới vô chọn lựa.’ Những lời hay vô cùng của Huệ Năng: Sáng tỏ mang tới vô chọn lựa. Khi bạn sáng tỏ, bạn không cần chọn; bạn chọn chỉ vì bạn bị lẫn lộn. Chọn là từ lẫn lộn — chọn ngụ ý, ‘Mình phải đi theo đường này, hay đường kia?’ Bạn bị lẫn lộn, bạn không thể thấy được, cho nên bạn vẩn vơ — ‘Mình phải nhận tính chất sannyas, mình phải không nhận tính chất sannyas? Mình phải thiền, mình phải không thiền? Mình phải yêu người đàn bà này, mình phải không yêu người đàn bà này? Mình phải làm theo hướng này, mình phải làm theo hướng kia?’

Nhưng điều này tồn tại vì bạn không rõ ràng. Và cái gọi là các thầy giáo tôn giáo, cái gọi là các tu sĩ tôn giáo, liên tục cho bạn điều bạn phải làm. Điều đó không phải là công việc của thầy thực; đây là những thầy rởm. Bạn đi tới họ với tâm trí lẫn lộn, và bạn nói, ‘Tôi có hai phương án, a và b. Tôi nên làm gì?’ Và họ nói, ‘Bạn làm a đi — a là đúng, b là sai.’ Họ không giúp bạn được rõ ràng, họ không cho bạn sáng tỏ. Họ đơn giản cho bạn ý tưởng về đúng và sai.

Bây giờ, sống là rất huyền bí — cái gì đó là đúng vào buổi sáng, đến trưa nó trở thành sai. Thế rồi đi tới tu sĩ lần nữa; thế rồi liên tục đi theo tu sĩ.

Thầy thực không bao giờ cho bạn ý tưởng về đúng và sai, thầy đơn giản cho bạn việc hiểu thấu. Vì buổi trưa tôi có thể không cùng với bạn….

Mới hôm nọ, Chinmaya đã ở cùng tôi. Anh ấy đã trở nên sợ chết. Tốt, rất tốt. Các bác sĩ đã bảo anh ấy rằng có nguy hiểm nào đó cho cuộc sống của anh ấy, cho nên anh ấy run, run rẩy, trong ba ngày anh ấy đã không có khả năng ngủ. Một cơ hội hiếm hoi — vì chết sẽ tới với mọi người, nhưng nó không bao giờ tới với thông tin báo trước.

Cho nên anh ấy đã ở đó đêm cuối cùng, và anh ấy rất sợ. Và tôi bảo anh ấy, ‘Nhìn vào trong nó đi: Bạn có gì để mất? Bạn đã thu được gì trong sống của bạn? Sợ ngụ ý rằng bạn có nhiều trong sống của bạn, và chết sẽ lấy nó đi. Bạn đã có cái gì? Nếu bạn nhìn sâu, và bạn thấy rằng bạn không có bất kì cái gì, thế thì sợ là gì? Bạn sẽ không mất bất kì cái gì.’

Tôi bảo anh ấy nhìn vào trong sợ chết và đi vào trong nó sâu nhất có thể được, đừng né tránh nó. Mọi người đều bảo anh ấy, ‘Quên nó đi, nó không là gì cả, đừng lo nghĩ. Thuốc nào đó, việc mổ nào đó, cái gì đó sẽ được làm.’ Mọi người đều an ủi anh ấy, anh ấy đang an ủi bản thân anh ấy — tìm các cách thức và cách hợp lí hoá.

Tôi bảo anh ấy nhìn vào mặt của chết. Chết tồn tại ở chính trung tâm của con người chúng ta; nó không là gì chống lại chúng ta. Chúng ta ở gần chết hơn chúng ta ở gần sống. Chết là gần chúng ta hơn sống gần, vì sống là bánh xe đang quay, và chết là cái trục xe.

Và tôi bảo anh ấy, ‘Bạn là may mắn rằng chết đang tới với thông điệp, rằng chết có ngày hẹn với bạn. Và bạn cũng may mắn vì tôi ở đây, và tôi có thể giúp bạn nhìn vào trong chết.’

Trong khi tôi đang nói những điều này, tôi có thể thấy anh ấy đang đợi an ủi nào đó. Anh ấy đã không muốn nghe những điều này, nhìn vào trong chết. Anh ấy muốn tôi nói cái gì đó cho anh ấy, hứa hẹn anh ấy cái gì đó. Tôi phải nói, ‘Đừng lo nghĩ, tôi sẽ bảo vệ bạn.’ Anh ấy đang đợi, ở khoé mắt, để tôi  nói cái gì đó an ủi.

Nhưng thầy không định an ủi bạn, thầy định đánh thức bạn. Nếu chết đang tới, chết đang tới. Chấp nhận nó đi, đi vào trong nó đi, có cái hiểu thấu lớn trong nó đi. Nó có thể không tới — vì các bác sĩ là không tin được — nhưng tại sao bỏ lỡ cơ hội này? Nó có thể không tới — nhưng nếu ý tưởng này đã nảy sinh, thế thì tại sao không đi vào trong nó? Và tại sao không có nếm trải về nó? Nếu nó không tới, tốt. Nếu nó tới, tốt — nhưng bạn sẵn sàng cho nó. Bạn đi vào trong nó, bạn đi với chấp nhận và cảm nhận sâu sắc. Và trong chấp nhận và cảm nhận đó, cái gì đó sẽ được khải lộ cho bạn: cốt lõi bên trong nhất của bạn.

Và khi cảm thấy hoà điệu với cốt lõi bên trong nhất này, mọi sợ biến mất.

Và tôi bảo anh ấy, ‘Bạn có thể không chết lần này — ngày nào đó bạn sẽ chết. Lần sau tôi có thể không ở đây để nói cho bạn, lần sau tôi có thể không ở đây để an ủi bạn. Cho nên nếu tôi thực sự yêu bạn, tôi sẽ không an ủi bạn — vì lần sau bạn sẽ làm gì khi tôi không ở đây và bạn chết? Thế thì bạn sẽ không có khả năng tìm ra cách thức.’

An ủi không phải là cách thức. Hiểu thấu — điều Phật gọi là vipassana, nhìn vào trong. Thầy cho bạn sự sáng tỏ để nhìn vào bên trong mọi sự. Và khi bạn nhìn vào bên trong mọi sự, điều hiển nhiên là hiển nhiên tới mức không có vấn đề về chọn lựa. Thế thì bạn không chọn, sáng tỏ của bạn dẫn bạn đi — nó trở thành chiếc đèn, nó chỉ hướng cho bạn.

Và đây là điều Phật nói, đây là những lời cuối cùng của ông ấy khi ông ấy sắp đi khỏi thế giới. Các sư của ông ấy bắt đầu kêu và khóc. Ông ấy nói, ‘Dừng mọi điều vô nghĩa này lại! Nghe ta đây: Là ánh sáng lên bản thân ông. Nhớ, đây là lời cuối của ta. Là ánh sáng lên bản thân ông: appo deepo bhava.’

Ánh sáng này là gì? Sáng tỏ này để nhìn vào trong mọi điều. Nếu nó là chết, nhìn vào trong chết. Nếu nó là yêu, nhìn vào trong yêu. Nếu nó là sống, nhìn vào trong sống. Nếu nó là giận, nhìn vào trong giận. Nó là một thứ: nhìn vào trong nó. Trong buổi sáng nó là yêu, trong buổi tối nó có thể là chết. Trong buổi chiều nó có thể là cái gì đó khác, trong buổi đêm lại cái gì đó khác. Nhưng nếu bạn có năng lực để nhìn vào mọi thứ, bạn sẽ có khả năng nhìn thấy cái hiển nhiên. Một khi cái hiển nhiên được biết là hiển nhiên, chọn lựa biến mất.

Đó là điều Krishnamurti ngụ ý khi ông ấy nói, ‘là vô chọn lựa.’ Nhưng bạn không thể là vô chọn lựa được, bạn không thể chọn vô chọn lựa. Bạn không thể lừa vào một ngày nào đó: ‘Bây giờ, từ giờ trở đi tôi sẽ là vô chọn lựa’ — đây là chọn lựa.

Vô chọn lựa không thể được chọn, vô ham muốn không thể được ham muốn, không gắn bó không thể được thực hành. Đây là thông điệp của Thiền: Nhìn vào mọi thứ, và điều hiển nhiên khải lộ bản thân nó. Và khi bạn biết đây là cửa và đây là tường, bạn không cần chọn đi từ đâu, bạn đi qua cửa. Bạn không hỏi câu hỏi: ‘Tôi phải đi qua tường hay đi qua cửa?’ — bạn đơn giản đi qua cửa.

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, t.2, ch.7