Đây là ba trạng thái của tâm trí.
Trạng thái thứ nhất là nội dung và ý thức. Bạn bao giờ cũng có nội dung trong tâm trí – ý nghĩ chuyển động, ham muốn nảy sinh, giận, tham, tham vọng. Bạn bao giờ cũng có nội dung nào đó trong tâm trí; tâm trí không bao giờ nhàn rỗi. Lưu thông tiếp diễn, ngày tới, ngày đi. Trong khi thức nó có đấy, trong khi ngủ nó có đấy. Khi thức bạn gọi nó là suy nghĩ, khi ngủ bạn gọi nó là mơ – nó là cùng một quá trình. Mơ có chút ít nguyên sơ hơn, có vậy thôi – vì nó nghĩ theo hình ảnh. Nó không dùng khái niệm, nó dùng hình ảnh. Nó nguyên sơ hơn; giống như trẻ con nghĩ dưới dạng hình ảnh. Cho nên trong sách cho trẻ con bạn phải làm bức tranh lớn, mầu sắc, vì chúng nghĩ qua hình ảnh. Qua hình ảnh chúng sẽ học từ. Dần dần những hình ảnh đó trở nên ngày càng bé đi, và thế rồi chúng biến mất.
Người nguyên thuỷ nghĩ theo hình ảnh. Ngôn ngữ cổ đại nhất là ngôn ngữ hình ảnh. Tiếng Trung quốc là ngôn ngữ hình ảnh: nó không có bảng chữ cái. Nó là ngôn ngữ cổ đại nhất. Trong đêm bạn lại trở thành nguyên thuỷ; bạn quên cái phức tạp của ban ngày và bạn bắt đầu nghĩ theo hình ảnh – nhưng nó là cùng một điều.
Và sáng suốt của nhà phân tâm là có giá trị – rằng người đó nhìn vào trong mơ của bạn. Thế thì có nhiều chân lí hơn, vì bạn nguyên thuỷ hơn; bạn không cố lừa bất kì ai, bạn đích thực hơn. Ban ngày bạn có nhân cách bao quanh bạn để che giấu bạn – hết tầng nọ đến tầng kia của nhân cách. Rất khó tìm ra con người thực. Bạn sẽ phải đào sâu, và điều đó gây tổn thương, và người này sẽ kháng cự. Nhưng trong đêm, cũng như bạn cởi quần áo ra đi ngủ, bạn cởi bỏ luôn nhân cách của bạn nữa. Nó không được cần tới vì bạn sẽ không trao đổi với bất kì ai, bạn sẽ một mình trong giường. Và bạn sẽ không trong thế giới, bạn sẽ tuyệt đối trong cõi riêng tư của bạn. Không cần phải che giấu và không cần giả vờ. Đó là lí do tại sao các nhà phân tâm cố đi vào trong mơ của bạn, vì chúng bầy tỏ được rõ ràng hơn nhiều về bạn là ai. Nhưng đấy lại là cùng trò chơi được chơi trong ngôn ngữ khác; trò chơi không khác biệt. Đây là trạng thái bình thường của tâm trí: tâm trí và nội dung, ý thức cộng với nội dung.
Trạng thái thứ hai của tâm trí là ý thức không nội dung; đó là điều thiền là gì. Bạn tỉnh táo đầy đủ, và có kẽ hở, khoảng hở. Không ý nghĩ nào bị gặp phải, không ý nghĩ nào trước bạn. Bạn không ngủ, bạn thức – nhưng không có ý nghĩ. Đây là thiền. Trạng thái đầu tiên được gọi là tâm trí, trạng thái thứ hai được gọi là thiền.
Và thế rồi có trạng thái thứ ba. Khi nội dung đã biến mất, đối thể đã biến mất, chủ thể không thể còn lại lâu được – vì chúng tồn tại cùng nhau. Chúng tạo ra nhau. Khi chủ thể là một mình thì nó chỉ lơ lửng đâu đó thêm một chút nữa, chỉ là từ cái đà của quá khứ. Không có nội dung ý thức không thể có đó lâu được; nó sẽ không được cần tới nữa, vì ý thức bao giờ cũng là ý thức về cái gì đó. Khi bạn nói ‘ý thức’, người ta có thể hỏi “Về cái gì?” Bạn nói, “Tôi đang ý thức về…” Đối thể đó được cần, nó là cái phải có cho chủ thể tồn tại. Một khi đối thể đã biến mất, chủ thể cũng sẽ biến mất. Trước hết nội dung ra đi, thế rồi ý thức biến mất.
Thế thì trạng thái thứ ba được gọi là samadhi – không nội dung, không ý thức. Nhưng nhớ, cái không nội dung này, cái không ý thức này, không phải là trạng thái vô ý thức. Nó là trạng thái của siêu ý thức, của ý thức siêu việt. Ý thức bây giờ chỉ là ý thức về bản thân nó. Ý thức đã quay về bản thân nó; vòng tròn là hoàn chỉnh. Bạn đã về tới nhà. Đây là trạng thái thứ ba, samadhi; và trạng thái thứ ba này là cái mà Phật ngụ ý bởi shunyata.
Trước hết bỏ nội dung – bạn trở thành nửa trống rỗng, thế rồi bỏ ý thức – bạn trở thành trống rỗng đầy đủ. Và trống rỗng đầy đủ này là điều đẹp nhất có thể xảy ra, phúc lành lớn nhất.
Từ “Tâm kinh”