Suy ngẫm – Tập trung – Thiền

‘Suy ngẫm’ ngụ ý suy nghĩ trực tiếp. Tất cả chúng ta đều suy nghĩ; đó không phải là suy ngẫm. Việc suy nghĩ đó là không trực tiếp, mơ hồ, không dẫn tới đâu. Thực sự, suy nghĩ của chúng ta không phải là suy ngẫm, mà là điều những người theo Freud gọi là liên tưởng. Ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ khác mà không có hướng nào từ bạn. Bản thân ý nghĩ này dẫn tới ý nghĩ khác vì sự liên tưởng.

Bạn thấy con chó chạy qua đường. Khoảnh khắc bạn thấy con chó, tâm trí bạn bắt đầu nghĩ về các con chó. Con chó này đã dẫn bạn tới ý nghĩ này, và thế rồi tâm trí có nhiều liên tưởng. Khi bạn còn là đứa trẻ, bạn đã sợ con chó đặc biệt. Con chó đó tới với tâm trí và thế rồi thời thơ ấu ùa vào tâm trí. Thế rồi các con chó bị quên đi; thế rồi chỉ bằng liên tưởng bạn bắt đầu mơ ngày về thời thơ ấu của bạn. Thế rồi thời thơ ấu lại được kết nối với các thứ khác, và bạn di chuyển trong các vòng tròn.

Bất kì khi nào bạn thoải mái, thử quay lại từ suy nghĩ của bạn tới chỗ các ý nghĩ đã tới. Quay lại, dõi lại dấu vết các bước. Thế thì bạn sẽ thấy rằng ý nghĩ khác đã có đó, và ý nghĩ đó đã dẫn tới ý nghĩ này. Và chúng không được kết nối logic, vì làm sao con chó trên phố được kết nối với thời thơ ấu của bạn?

Không có kết nối logic – chỉ liên tưởng trong tâm trí bạn. Nếu tôi đi qua phố, cùng con chó đó chắc đã không đưa tôi về thời thơ ấu của tôi, nó chắc đã dẫn tới cái gì đó khác. Trong người thứ ba nó chắc lại đưa tới cái gì đó khác. Mọi người đều có những dây chuyền liên tưởng trong tâm trí. Với bất kì người nào việc xảy ra nào đó, tai nạn nào đó sẽ dẫn tới dây chuyền liên tưởng này. Thế thì tâm trí bắt đầu vận hành như máy tính. Thế thì việc này dẫn tới việc khác, việc khác dẫn tới việc khác nữa, và bạn cứ tiếp diễn mãi, và cả ngày bạn đang làm điều đó.

Viết ra trên một trang giấy về bất kì cái gì chợt nảy ra trong tâm trí bạn, một cách chân thực. Bạn sẽ sửng sốt về điều đang xảy ra trong tâm trí bạn. Không có mối quan hệ giữa hai ý nghĩ, và bạn liên tục làm kiểu suy nghĩ này. Bạn gọi điều này là suy nghĩ sao? Đây chỉ là liên tưởng của ý nghĩ này với ý nghĩ khác, và chúng dẫn bản thân chúng đi… bạn bị dẫn đi.

Suy nghĩ trở thành suy ngẫm khi nó di chuyển không theo liên tưởng, nhưng được định hướng. Bạn làm việc trên một vấn đề đặc biệt – thế thì bạn loại ra ngoài mọi liên tưởng. Bạn di chuyển chỉ trên vấn đề đó, bạn chỉ đạo tâm trí bạn. Tâm trí sẽ cố thoát ra theo bất kì đường hẻm nào, theo bất kì đường phụ nào, theo liên tưởng nào đó. Bạn cắt đứt mọi đường phụ; bạn hướng tâm trí vào chỉ một con đường.

Nhà khoa học làm việc trên một vấn đề là trong suy ngẫm. Nhà logic làm việc trên một vấn đề, nhà toán học làm việc trên một vấn đề là trong suy ngẫm. Nhà thơ suy ngẫm về hoa. Thế thì toàn thế giới bị loại ra ngoài, và chỉ đoá hoa đó và nhà thơ còn lại, và ông ấy di chuyển cùng với hoa. Nhiều điều từ những đường phụ sẽ hấp dẫn, nhưng ông ấy không cho phép tâm trí mình di chuyển đi bất kì chỗ nào. Tâm trí di chuyển theo một hàng, có hướng. Đây là suy ngẫm.

Khoa học dựa trên suy ngẫm. Bất kì suy nghĩ logic nào đều là suy ngẫm: ý nghĩ được định hướng, suy nghĩ được hướng dẫn. Suy nghĩ bình thường là ngớ ngẩn. Suy ngẫm là logic, hợp lí.

Thế rồi có ‘tập trung’. Tập trung và ở lại tại một điểm. Nó không phải là suy nghĩ; nó không phải là suy ngẫm. Nó thực sự là ở một điểm, không cho phép tâm trí di chuyển chút nào. Trong suy nghĩ bình thường tâm trí di chuyển như người điên. Trong suy ngẫm người điên được dẫn đi, được định hướng; người đó không thể thoát đi bất kì chỗ nào. Trong tập trung tâm trí không được phép di chuyển. Trong suy nghĩ bình thường, nó được phép di chuyển tới bất kì chỗ nào; trong suy ngẫm, nó được phép di chuyển chỉ tới đâu đó; trong tập trung, nó không được phép di chuyển, nó chỉ được phép ở tại một điểm. Toàn thể năng lượng, toàn thể chuyển động dừng lại, mắc kẹt vào một điểm.

Yoga quan tâm tới tập trung, tâm trí bình thường quan tâm tới suy nghĩ không bị định hướng, tâm trí khoa học quan tâm tới suy nghĩ có định hướng. Tâm trí yoga có suy nghĩ của nó bị hội tụ, bị cố định vào một điểm; không chuyến động nào là được phép.

Và thế rồi có ‘thiền’. Trong suy nghĩ bình thường, tâm trí được phép di chuyển tới bất kì chỗ nào; trong suy ngẫm, nó được phép chỉ đi theo một hướng, mọi hướng khác bị cắt bỏ. Trong tập trung, nó không được phép di chuyển cho dù theo một hướng; nó được phép chỉ tập trung vào một điểm. Và trong thiền, tâm trí không được phép chút nào. Thiền là vô trí.

Đây là bốn giai đoạn: suy nghĩ bình thường, suy ngẫm, tập trung, thiền.

Thiền ngụ ý vô trí – thậm chí không tập trung nào là được phép. Bản thân tâm trí không được phép hiện hữu! Đó là lí do tại sao thiền không thể được hiểu thấu bởi tâm trí. Cho tới tập trung, tâm trí còn với tới, có cách tiếp cận. Tâm trí có thể hiểu tập trung, nhưng tâm trí không thể hiểu được thiền. Thực sự, tâm trí không được phép chút nào. Trong tập trung, tâm trí được phép hiện hữu tại một điểm. Trong thiền, ngay cả điểm đó cũng bị lấy đi. Trong suy nghĩ thông thường, mọi hướng là mở. Trong suy ngẫm, chỉ một hướng là mở. Trong tập trung, chỉ một điểm là mở – không hướng nào. Trong thiền, ngay cả điểm đó cũng không mở: tâm trí không được phép hiện hữu.

Suy nghĩ bình thường là trạng thái bình thường của tâm trí, và thiền là khả năng cao nhất. Khả năng thấp nhất là suy nghĩ bình thường, liên tưởng, và khả năng cao nhất, đỉnh, là thiền – vô trí.

Từ ‘Vigyan Bhairav Mật tông – tập 1”