Một triết gia đã nói: ‘Tri thức là đức hạnh trong nửa thứ hai của cuộc sống nhưng chán là ở nửa thứ nhất.’ Sadhana chẳng phải là được dành cho những người trên bốn mươi sao?
Tri thức bao giờ cũng là chán. Không phải là tri thức là chán khi bạn là trẻ, tri thức bao giờ cũng là chán, tri thức là rác rưởi. Tri thức không phải là thứ thực. Cho nên làm sao nó có thể là khác được? Nó phải là chán. Nó không là thứ thực. Điều đó dường như là ai đó đói và bạn liên tục nói về cách làm và thức ăn và thế này thế nọ – người này vẫn còn đói.
Mọi người cần biết chứ không tri thức; mọi người cần hiểu chứ không tri thức; mọi người cần trí huệ chứ không tri thức. Tri thức là chán. Không thành vấn đề bạn già thế nào.
Và điều thứ hai: tôn giáo chẳng liên quan gì tới tuổi tác. Đôi khi nó có thể xảy ra khi bạn là trẻ, đôi khi nó có thể không xảy ra khi bạn là trẻ. Điều đó phụ thuộc vào cả nghìn lẻ một thứ. Đôi khi một người là tỉnh táo tới mức trong khi người đó còn trẻ người đó trở nên nhận biết về cái giả của thế giới, và đôi khi chuyện xảy ra là một người đã trở nên già và vậy mà đã không trở nên tỉnh táo về cái giả của thế giới. Mọi người không giống nhau. Họ là rất khác. Cho nên không thể có qui tắc cố định và nhanh.
Nhưng như một phát biểu chung điều có thể được nói là mọi người bắt đầu trở nên có tính tôn giáo gần quãng bốn hai tuổi. Đừng coi điều đó là luật cố định, nó không phải vậy. Thực thể càng cao trong sự tồn tại, các luật cố định càng ít áp dụng được. Thực thể càng thấp, luật cố định càng áp dụng được nhiều hơn. Bạn có thể nói rằng nước bay hơi ở một trăm độ. Điều này là cố định. Dù đó là Tây Tạng hay Ấn Độ hay Iran đều không thành vấn đề, nước sẽ bay hơi ở một trăm độ dù bạn ở bất kì đâu – vì nước chưa có ý thức cá nhân, nó không có tự do.
Cây có chút ít tự do nhiều hơn cho nên chúng trở nên không thể dự đoán được nhiều hơn một chút. Con vật lại có chút ít tự do hơn, chúng thậm chí trở nên không thể dự đoán được nhiều hơn. Con người là tác nhân tự do nhất trong sự tồn tại này, con người là rất không thể dự đoán được. Nhưng như một phát biểu chung có thể coi đương nhiên là quãng gần bốn mươi hai tuổi, mọi người bắt đầu nghĩ về tôn giáo. Có xu hướng tự nhiên nào đó vào thời gian đó.
Theo yoga và mật tông, sự sống có thể được chia thành các đoạn bẩy năm. Đứa trẻ đi vào thay đổi thứ nhất khi nó bẩy tuổi. Thế thì thời thơ ấu của nó qua rồi. Một thay đổi lớn. Khi nó mười bốn tuổi dục đi vào trong sự sống. Một thay đổi lớn khác. Bây giờ nó sẽ có cái nhìn khác, ham muốn khác. Tại tuổi hai mươi mốt tham vọng đi vào sự sống. Người ta trở thành chính trị hơn, nổi dậy, phản đối, tranh đấu – sẵn sàng tranh đấu với bất kì người nào. Người đó trở thành nhà cách mạng. Tại tuổi hai mươi tám người đó bắt đầu lắng đọng, người đó trở nên quan tâm hơn tới an nhàn, số dư ngân hàng, lương tốt, nhà tốt, vợ, con, ti vi, xe hơi – những thứ kiểu như vậy. Người đó bắt đầu trở thành người nệ cổ hơn.
Cho nên người hippy là đúng. Đừng tin vào người đã ngoài ba mươi vì sau ba mươi mọi người trở thành chính thống. Đó là xu hướng tự nhiên. Sau hai mươi tám người ta trở thành người chủ hộ. Cho nên bạn không thấy người hippy già. Không, gần quãng hai mươi tám người hippy biến mất trong thế giới rộng lớn ngược lại với điều họ đã tranh đấu. Đến lúc họ hai mươi tám tuổi họ bắt đầu trở thành truyền thống, theo tục lệ, tuân thủ hơn. Những ngày của cách mạng đã qua rồi. Giờ họ phải lắng đọng, họ phải làm tổ trên cây nào đó, họ bắt đầu nghĩ tới hôn nhân, con cái. Và một cách tự nhiên, khi hôn nhân và con cái xảy ra, bạn không thể là nhà cách mạng thêm nữa.
Đến tuổi ba mươi nhăm người ta trở thành gần như được thích nghi – bất kì cái gì đã xảy ra người đó trở nên thích nghi. Nếu người đó thành công, người đó trở nên được thích nghi trong thành công của mình; nếu người đó đã thất bại người đó trở nên thích nghi trong thất bại của mình. Thế thì người đó biết rằng bây giờ không cái gì có thể được làm; bất kì cái gì đã xảy ra đều đã xảy ra rồi. Người đó trở nên rất, rất cuồng tín, người đó bắt đầu tin vào số mệnh; người đó nói rằng bây giờ chẳng cái gì có thể được làm, bất kì cái gì được viết trên tay người đó đã xảy ra. Bây giờ người đó không sẵn sàng tranh đấu theo bất kì cách nào; người đó thảnh thơi.
Đến tuổi bốn hai người đó bắt đầu trở nên nhận biết hơi chút một ít…. Người đó đang làm gì ở đây, kiếm tiền, quyền, danh sao? Chết đang tới. Chết gõ cửa lần đầu tiên gần quãng bốn mươi hai – đó là tuổi khi bạn bị đau tim hay huyết áp và ung thư và những thứ kiểu như thế. Đó là cái gõ cửa đầu tiên. Nhận biết về tuổi bốn hai đi, nó là tuổi nguy hiểm nhất.
Thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy chút ít lung lay, thế rồi bạn bắt đầu cảm thấy chút ít run rẩy bên trong, bạn không còn chắc chắn như bạn vẫn thường vậy. Bạn mất tự tin. Bạn đã sống, bạn đã biết tiền, bạn đã biết vợ, con, bạn đã biết dục và yêu, bạn đã thấy cái này cái nọ, bạn đã du hành quanh thế giới – nhưng không cái gì đã thoả mãn bạn, điều đó cho cảm giác như cái gì đó bị thiếu. Đây là khoảnh khắc mà tôn giáo bước vào trong đời bạn. Nhớ, chết và tôn giáo đi vào cùng nhau. Cái gõ cửa của chết là cái gõ cửa của tôn giáo nữa.
Bây giờ điều đó tuỳ ở bạn. Nếu bạn rất chống tôn giáo bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội là sannyasin khi chết gõ cửa. Nếu bạn rất chống tôn giáo, cố định trong thái độ của bạn, trong định kiến của bạn, thế thì bạn sẽ chỉ có đau tim, huyết áp, lao phổi, ung thư. Thế thì bạn không thể có Thượng đế. Đây là chọn lựa của bạn.
Nhưng nếu bạn là người mở, không có định kiến nào, đây là khoảnh khắc bạn bắt đầu tìm Thượng đế. Khi chết có đó bạn bắt đầu tìm cái gì đó vĩnh hằng. Chết đang tới, bây giờ không nhiều thời gian còn lại. Bạn phải nhìn vào trong cuộc sống của bạn, bạn phải thanh toán tài khoản với cuộc sống. Và cuộc sống này mà bạn đã sống mãi cho tới giờ đột nhiên trở thành vô tích sự, vô nghĩa.
Nhưng điều đó xảy ra cho mọi người ở những thời điểm khác nhau. Với ai đó nó có thể xảy ra ở ba nhăm tuổi, với ai đó nó có thể xảy ra ở năm mươi tuổi. Tôi đang nói chỉ người trung bình: bốn mươi hai là trung bình. Nếu bạn rất thông minh nó có thể xảy ra sớm, nếu bạn rất ngu nó sẽ không xảy ra ngay cả ở bốn hai – điều đó là tuỳ. Đó là vấn đề của thông minh. Người ngu liên tục vẫn còn phi tôn giáo tới chính tận cùng.
Người thông minh bắt đầu quay sang tôn giáo từ chính lúc bắt đầu. Vâng, đó là vấn đề của thông minh, không phải vấn đề của tuổi tác. Nhưng tuổi tác đóng vai trò vì thay đổi hooc môn bắt đầu xảy ra. Đến tuổi bốn mươi hai dục không còn là ám ảnh thế. Bạn được kết thúc với nó.
Bạn được kết thúc với nó chừng nào bạn chưa là thánh nhân, chừng nào bạn chưa rơi thành nạn nhân của mahatma nào đó – thế thì bạn ở trong rắc rối đấy. Thế thì bạn có thể liên tục bị ám ảnh với dục cho tới tận cùng. Bạn càng có tự do dục, dục càng nhanh chóng trở thành vô nghĩa. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm dục, nó càng sớm mất đi mọi ý nghĩa. Nó trở thành rất bình thường. Nhớ điều này: tránh mahatmas, người khổ hạnh, vì họ sẽ không bao giờ cho phép bạn đi ra ngoài dục.
Điều này sẽ có vẻ rất kì lạ với bạn, nhưng nghe tôi đi. Đây là những người đã giữ dục sống động trên thế gian. Nếu những người như tôi được phép có lời của họ, dục sẽ sớm biến mất khỏi thế gian. Nó sẽ vẫn còn rất sinh học, nó sẽ mất mọi lãng mạn, nó sẽ mất mọi cái vô nghĩa mà bạn liên tục đặt vào nó. Cái vô nghĩa đó nảy sinh từ kìm nén. Nếu bạn kìm nén dục thế thì ngay cả ở độ tuổi bốn hai bạn sẽ không cảm thấy rằng dục là vô nghĩa. Thực ra, bạn càng kìm nén nó, dục sẽ càng tấn công bạn; nó sẽ quay lại với việc trả thù lặp đi lặp lại mãi. Nó sẽ ám ảnh bạn trong mơ của bạn, nó sẽ ám ảnh bạn trong tưởng tưởng của bạn.
Đó là lí do tại sao bao giờ cũng có cùng câu chuyện trong các kinh sách cổ: những người thấy lớn đang ngồi dưới cây và các apsaras tới từ cõi trời – những đàn bà đẹp với thân bằng vàng – và nhảy múa trần truồng quanh ông ta. Bây giờ tại sao? Anh già đáng thương này, ông ấy đã không làm bất kì cái gì sai với bất kì người nào. Ông ấy đang ngồi dưới cây, làm japa, lần tràng hạt, ông ấy đã bỏ thế gian – bây giờ tại sao cõi trời quan tâm thế với người đáng thương này? Tại sao quấy rối ông ấy?
Nhưng điều này xảy ra trong mọi lứa tuổi. Điều này xảy ra cho người Hindu, điều này xảy ra cho người Ki tô giáo, điều này xảy ra cho người Jaina, điều này xảy ra cho các Phật tử – nó dường như là hiện tượng rất, rất phổ biến. Tại sao nó xảy ra? Những người này liên tục diễn giải nó dường như đó là Quỉ đang cố làm sao lãng họ. Không ai đang cố làm sao lãng họ, đó là dục bị kìm nén của họ cái đang quay lại trả thù. Khi bạn kìm nén dục, nó dẫn bạn tới phát rồ. Cái gọi là những người thấy này đang ngồi dưới cây trong hang động ở Himalaya đơn giản phát bệnh thần kinh. Họ cần điều trị tâm thần. Họ không cần bất kì cái gì khác, họ cần tràng kỉ của nhà tâm thần. Họ phải đi tới Freud nào đó, tới Jung nào đó, tới Adler nào đó. Những người này phải đi vào trong mơ của họ, chúng phải được phân tích.
Nếu bạn không kìm nén dục, dục mất nghĩa theo thời điểm riêng của nó. Cũng như nó trở nên rất, rất có nghĩa ở tuổi mười bốn, vậy nó trở nên rất, rất vô nghĩa ở tuổi bốn hai.
Nhớ hai điều: khi chết gõ cửa, khi chết bắt đầu bước vào, dục bắt đầu bước ra. Chúng có quan hệ. Dục là sinh. Chết và dục là các kẻ thù, chúng không thể tồn tại cùng nhau. Khi chết bắt đầu tới, dục bắt đầu đi ra. Chúng không thể sống trong cùng ngôi nhà với nhau. Nhưng một điều rất, rất bản chất cần hiểu – dục chỉ đi nếu bạn đã sống nó một cách hoàn toàn, nếu bạn đã biết nó, nếu bạn đã trải nghiệm nó, nếu bạn đã không kìm nén nó theo bất kì cách nào, nếu bạn đã rất, rất có tính diễn đạt. Thế thì nó chết đi cái chết đơn giản theo cách riêng của nó. Nếu bạn kìm nén nó thế thì nó đeo bám. Bất kì ham muốn nào không được sống đều đeo bám, bất kì thứ gì không được sống liên tục treo quanh bạn.
Tại độ tuổi bốn mươi chín lại một thay đổi lớn xảy ra. Người ta không chỉ quan tâm tới cái gì đó lớn hơn dục, người ta trở nên được tham gia, được cam kết. Vào tuổi bốn mươi hai người đó bắt đầu suy nghĩ, nghiền ngẫm, suy tư; đến tuổi bốn mươi chín người đó bắt đầu được cam kết. Người đó có thể trở thành sannyasin, người đó có thể trở thành khất sĩ, người đó có thể trở thành sư, hay cho dù người đó không lấy bất kì hình tướng bên ngoài nào, người đó có thể bắt đầu thay đổi trong thế giới bên trong của mình. Người đó sẽ trở thành thiền nhân, người đó sẽ bắt đầu cầu nguyện. Và đây sẽ là cam kết. Bây giờ điều này sẽ không là việc cảm, không chỉ là việc cảm, người đó sẽ hiến dâng toàn thể đời mình cho nó. Sùng kính nảy sinh ở tuổi bốn mươi chín, cam kết nảy sinh ở tuổi bốn mươi hai.
Và nếu mọi sự đi đúng, và bạn không bị làm sao lãng với những người ngu khắp xung quanh, đến tuổi năm mươi sáu thiền của bạn sẽ bắt đầu nở hoa – tỏ ngộ đầu tiên, thoáng nhìn đầu tiên về Thượng đế sẽ xảy ra.
Và vào độ tuổi sáu mươi ba bạn sẽ được đưa vào đại ngộ, bạn sẽ trở nên được chứng ngộ – nếu mọi sự đi đúng. Thế thì trong ít nhất bẩy năm – nếu bạn sẽ là bẩy mươi tuổi, tôi đã phân chia tương ứng theo bẩy mươi – trong bẩy năm bạn có thể sống cuộc sống thiêng liêng, truyền đạt điều thiêng liêng cho người khác. Bạn có thể trở thành Thầy.
Đây là quá trình đúng. Mãi tới bốn mươi hai bằng cách nào đó nó diễn ra ổn thoả, vì cho tới bốn mươi hai mọi thứ là trong thế giới. Nhưng bên ngoài bốn mươi hai, mọi thứ bắt đầu đi sai vì bên ngoài bốn mươi hai bạn bắt đầu đi ra ngoài thế giới. Và mọi cam kết và tham gia và đầu tư mà bạn đã làm cho tới bốn mươi hai trở thành rào chắn.
Chẳng hạn, bạn yêu người đàn bà, bạn xây dựng gia đình, và bây giờ đột nhiên bạn bắt đầu trở thành thiền nhân. Người đàn bà này sẽ chống lại điều đó vì cô ấy cảm thấy sợ – và đúng như vậy. Cô ấy cảm thấy sợ rằng nếu bạn trở thành thiền nhân bạn sẽ mất quan tâm tới cô ấy. Và cô ấy là đúng. Bây giờ cô ấy sẽ quấy rối bạn, cô ấy sẽ chống lại bạn, cô ấy sẽ không cho phép bạn trở thành sannyasin. Cô ấy sẽ nói, ‘Không, nghĩ tới em đi, nghĩ tới con em. Cái gì đã xảy ra cho anh? Anh có phát điên không? Thế thì sao anh đã lấy em ngay chỗ đầu tiên? Và tại sao anh đã cho sinh ra những đứa trẻ này nếu như anh định trở thành sannyasin?’
Đó là lí do tại sao tôi nói không có nhu cầu bỏ con cái và không có nhu cầu bỏ vợ. Bạn có thể ở cùng họ và vậy mà bạn có thể là sannyasin, vì tính chất sannyas là cuộc hành trình vào bên trong.
Vợ sẽ tạo ra rắc rối, chồng sẽ tạo ra rắc rối, – vì mối quan tâm mới đang tới trong cuộc sống của bạn điều chưa bao giờ có đó trước đây. Một cách tự nhiên, mối quan tâm mới này sẽ thay đổi toàn thể hình mẫu của bạn; bạn sẽ không là cùng người đó nữa. Nếu vợ bạn tới tôi và trở nên quan tâm, bạn sẽ bị bối rối. Nếu bạn tới, vợ bạn sẽ trở nên bối rối, vì mối quan tâm mới đang nảy sinh. Và ai biết nó sẽ dẫn bạn tới đâu? Sợ, ghen, phòng thủ, vật lộn… các bản ngã cảm thấy tổn thương. Bạn đã kiếm tiền, bạn đã làm ra vương quốc lớn, bạn đã làm ra đế quốc lớn – bây giờ đột nhiên ở tuổi bốn mươi hai bạn bắt đầu thiền. Bây giờ toàn thể đế quốc sẽ chống lại bạn. Nó là thay đổi bất thần thế.
Mọi thay đổi đều là bất thần. Mãi cho tới bốn mươi hai các thay đổi đã ở trong thế giới cho nên đã không có vấn đề gì. Nhưng ngoài bốn mươi hai thay đổi là cao hơn thế giới, chúng bắt đầu chuyển động hướng tới Thượng đế, gần với Thượng đế hơn. Bạn đang đi về nhà. Nó là cuộc hành trình trở về nhà. Nó là cuộc hành trình trở về. Thế giới này được kết thúc.
Bạn hỏi: Một triết giá đã nói: ‘Tri thức là đức hạnh trong nửa thứ hai của cuộc sống nhưng chán là ở nửa thứ nhất.’ Tri thức bao giờ cũng là chán nhưng trí huệ, trí huệ là đức hạnh. Và trí huệ là đức hạnh suốt cuộc sống của bạn, nó không bao giờ là chán. Tôi chưa bao giờ thấy một người chán với trí huệ.
Nếu bạn ở quanh người trí huệ bạn sẽ không bao giờ bị chán. Thực ra, bạn sẽ ngạc nhiên bạn không bị chán nhiều thế. Người trí huệ là rất tươi tắn và người đó liên tục rót sự tươi tắn của người đó vào trong bạn. Người đó rất trẻ trung – người đó có thể già nhưng dầu vậy người đó là trẻ vì tâm thức của người đó là trẻ thế. Người đó liên tục nở hoa theo những cách mới. Người đó không mang bụi của quá khứ, người đó bao giờ cũng tươi tắn, gương của người đó là sạch sẽ. Bạn bao giờ cũng có thể nhìn vào trong người đó và thấy mặt bạn đang phát triển; bạn bao giờ cũng có thể nhìn vào trong người đó và thấy sự nuôi dưỡng qua người đó. Trí huệ không bao giờ chán, trí huệ là sự nuôi dưỡng.
Nhưng tri thức là chán. Tri thức lập tức tạo ra chán – vì nó là giả, nó là đờ đẫn, nó được vay mượn, nó là chết.
Bạn có thấy đứa trẻ nhỏ chơi quanh bạn không? Bạn không chán với nó. Nó sống động, sôi nổi – múa, hát, chạy – tới mức bạn bắt đầu cảm thấy trẻ trung với nó. Và bạn có ngồi cùng người già không? Ông ấy có thể không làm bất kì cái gì, ông ấy có thể chỉ ngồi đó, đọc báo nhưng bạn bắt đầu cảm thấy chán. Ông ấy không nói một lời, chỉ chính con người của ông ấy là nặng nề.
Tri thức là nặng; trí huệ là nhẹ.
Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.2