Thiền không là Thượng đế học

Thiền không phải là thượng đế học, nó là tôn giáo – và tôn giáo không có thượng đế học là hiện tượng duy nhất. Mọi tôn giáo khác tồn tại quanh khái niệm Thượng đế. Họ có các thượng đế học. Họ lấy Thượng đế là trung tâm, không lấy con người làm trung tâm, Thượng đế là mục đích. Nhưng không phải vậy với Thiền. Với Thiền, con người là mục đích, con người là mục đích lên bản thân con người, Thượng đế không phải là cái gì đó trên nhân loại, Thượng đế là cái gì đó ẩn bên trong nhân loại. Con người mang Thượng đế trong bản thân mình như một tiềm năng.

Cho nên không có khái niệm Thượng đế trong Thiền. Nếu bạn muốn bạn có thể nói rằng nó thậm chí không là tôn giáo – vì làm sao có thể có tôn giáo mà không có khái niệm Thượng đế? Chắc chắn những người đã được nuôi lớn như người Ki tô giáo, Mô ha mét giáo, người Hindus, người Do Thái, không thể quan niệm được về Thiền là loại tôn giáo nào. Nếu không có Thượng đế thế thì nó trở thành vô thần. Nó không là vậy. Nó là hữu thần tới chính cốt lõi – nhưng không có Thượng đế.

Đây là điều nền tảng thứ nhất cần được hiểu. Để nó chìm sâu bên trong bạn, thế thì mọi sự sẽ trở nên trong trẻo.

Thiền nói rằng Thượng đế không phải là ở bên ngoài tôn giáo, nó là ở bên trong. Nó không là chỗ kia, nó là ở đây. Thực ra không có ‘chỗ kia’ cho Thiền, mọi thứ là ở đây. Và Thượng đế không là lúc khác, Thượng đế là bây giờ – và không có thời gian khác. Không có không gian khác, không có thời gian khác. Khoảnh khắc này là tất cả. Trong khoảnh khắc này toàn thể sự tồn tại hợp tụ, trong khoảnh khắc này mọi thứ là sẵn có. Nếu bạn không thể thấy được nó điều đó không có nghĩa rằng nó không sẵn có – điều đó đơn giản ngụ ý bạn không có cái nhìn để thấy nó. Thượng đế phải không được tìm kiếm, bạn chỉ phải mở mắt ra. Thượng đế đã là hoàn cảnh rồi.

Lời cầu nguyện là không liên quan trong Thiền – cầu nguyện ai? Không có Thượng đế đang ngồi đâu đó trên cõi trời và kiểm soát sự sống, sự tồn tại. Không có người kiểm soát. Sự sống vận động hài hoà theo cách riêng của nó. Không có người nào bên ngoài nó đang cho các lời răn. Khi có thẩm quyền bên ngoài điều đó tạo ra một loại nô lệ… người Ki tô giáo trở thành nô lệ, cùng điều đó xảy ra cho người Mô ha mét giáo. Khi Thượng đế có đó chỉ huy, bạn nhiều nhất có thể là người hầu hay nô lệ. Bạn mất chân giá trị.

Không phải như vậy với Thiền. Thiền cho bạn chân giá trị vô cùng. Không có thẩm quyền nào ở bất kì chỗ nào. Tự do là tuyệt đối và tối thượng.

Giá như Friederich Nietzsche biết bất kì cái gì về Thiền ông ấy chắc có thể đã biến thành nhà huyền bí thay vì phát điên. Ông ấy đã tình cờ gặp được sự kiện lớn. Ông ấy đã nói, ‘Không có Thượng đế. Thượng đế chết – và con người là tự do.’ Nhưng về căn bản ông ấy đã mang vào trong thế giới của người Do Thái và người Ki tô giáo, một thế giới rất hạn hẹp, rất bị giới hạn trong các quan niệm. Ông ấy đã tình cờ vớ được chân lí lớn: ‘Không có Thượng đế. Thượng đế chết, do đó con người tự do.’ Ông ấy tình cờ vớ được chân giá trị của tự do, nhưng nó là quá nhiều. Với tâm trí ông ấy nó đã là quá nhiều. Ông ấy đã phát điên, ông ấy đã phát rồ. Giá như ông ấy biết bất kì cái gì như Thiền ông ấy chắc đã thành nhà huyền bí – không có nhu cầu phát điên.

Người ta có thể có tính tôn giáo mà không có Thượng đế. Thực ra, làm sao người ta có thể có tính tôn giáo cùng với Thượng đế được? Đó là câu hỏi Thiền hỏi, câu hỏi gây bối rối lắm. Làm sao con người có thể có tính tôn giáo cùng với Thượng đế? – vì Thượng đế sẽ phá huỷ tự do của bạn, Thượng đế sẽ chi phối bạn. Bạn có thể nhìn vào trong kinh Cựu Ước. Thượng đế nói, ‘Ta là Thượng đế rất ghen tị và ta không thể dung thứ bất kì Thượng đế nào khác. Những người không cùng với ta là chống lại ta. Và ta là Thượng đế rất bạo hành và độc ác và ta sẽ trừng phạt ngươi và ngươi sẽ bị tống vào ngọn lửa địa ngục vĩnh hằng.’ Làm sao con người có thể có tính tôn giáo cùng Thượng đế như vậy? Làm sao bạn có thể là tự do và làm sao bạn có thể nở hoa? Không có tự do không có nở hoa. Làm sao bạn có thể đi tới biểu lộ tối đa của bạn khi có một Thượng đế giới hạn bạn, kết án bạn, ép buộc bạn theo cách này cách nó, thao túng bạn?

Thiền nói rằng với Thượng đế, con người sẽ vẫn còn là nô lệ; với Thượng đế, con người sẽ vẫn còn là người tôn thờ; với Thượng đế, con người sẽ vẫn còn trong sợ. Trong sợ làm sao bạn có thể nở hoa? Bạn sẽ co lại, bạn sẽ trở thành khô héo, bạn sẽ bắt đầu chết. Thiền nói rằng khi không có Thượng đế, có tự do vô cùng, không có thẩm quyền nào trong sự tồn tại. Do đó nảy sinh trách nhiệm lớn. Nhìn đó… nếu bạn bị chi phối bởi ai đó, bạn không thể cảm thấy trách nhiệm. Thẩm quyền nhất thiết tạo ra vô trách nhiệm; thẩm quyền tạo ra chống đối; thẩm quyền tạo ra phản ứng, nổi dậy, trong bạn – bạn sẽ muốn giết Thượng đế. Đó là điều Nietzsche ngụ ý khi ông ấy nói Thượng đế là chết – đó không phải là Thượng đế đã tự tử, ông ấy đã bị sát hại.

Ông ấy phải bị sát hại. Với ông ấy không có khả năng nào để là tự do – chỉ có tự do khi không có ông ấy. Nhưng thế rồi Nietzsche trở nên rất sợ bản thân mình. Sống không có Thượng đế cần dũng cảm lớn, sống không có Thượng đế cần thiền lớn, sống không có Thượng đế cần nhận biết lớn – điều đã không có đó. Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy tình cờ vớ được sự kiện này, nó đã không là khám phá. Ông ấy đã tình cờ vớ được trong bóng tối.

Với Thiền đó là việc khám phá. Đó là chân lí đã được thiết lập: không có Thượng đế. Con người chịu trách nhiệm cho bản thân mình và cho thế giới người đó sống trong. Nếu có khổ, bạn chịu trách nhiệm; không có người nào khác để nhìn tới. Bạn không thể đổ trách nhiệm của bạn đi. Nếu thế giới là xấu và là đau đớn, chúng ta chịu trách nhiệm – không có người nào khác. Nếu chúng ta không trưởng thành chúng ta không thể đổ trách lên vai ai đó khác. Chúng ta phải nhận trách nhiệm.

Khi không có Thượng đế bạn bị ném trở lại bản thân bạn. Trưởng thành xảy ra. Bạn phải trưởng thành. Bạn phải nắm giữ cuộc sống của bạn; bạn phải nắm lấy kiểm soát trong tay riêng của bạn. Bây giờ bạn là người chủ. Bạn phải tỉnh táo hơn và nhận biết hơn vì với bất kì cái gì sẽ xảy ra bạn sẽ chịu trách nhiệm. Điều này cho trách nhiệm lớn. Người ta bắt đầu trở nên tỉnh táo hơn, nhận biết hơn. Người ta bắt đầu sống theo cách khác toàn bộ. Người ta trở nên có tính quan sát hơn. Người ta trở thành nhân chứng.

Và khi không có cõi bên kia…. Cõi bên kia là ở bên trong bạn, không có cõi bên kia bên ngoài bạn. Trong Ki tô giáo cõi bên kia là ở bên ngoài; trong Thiền cõi bên kia là ở bên trong. Cho nên vấn đề không phải là ngẩng mắt lên trời và cầu nguyện – điều đó là vô nghĩa, bạn đang cầu nguyện với bầu trời trống rỗng. Bầu trời là thấp hơn nhiều so với bạn trong tâm thức.

Ai đó đang cầu nguyện cây…. Nhiều người Hindus đi và cầu nguyện cây, nhiều người Hindus đi tới sông Hằng và cầu nguyện với sông, nhiều người cầu nguyện với tượng đá, nhiều người cầu nguyện với trời hay nhiều người cầu nguyện hướng tới quan niệm, ý tưởng. Người cao hơn đang cầu nguyện hướng tới cái thấp hơn. Lời cầu nguyện là vô nghĩa.

Thiền nói: duy nhất thiền. Không phải là bạn phải quì xuống trước ai đó. Bỏ thói quen nô lệ cũ này đi. Mọi điều được cần là ở chỗ bạn phải trở nên yên tĩnh và im lặng và đi vào bên trong để tìm trung tâm của bạn. Chính trung tâm đó là trung tâm của sự tổn tại nữa. Khi bạn đã đi tới cốt lõi bên trong nhất của bạn, bạn đã đi tới cốt lõi bên trong nhất của bản thân sự tồn tại. Đó là điều Thượng đế là gì trong Thiền. Nhưng họ không gọi nó là Thượng đế. Điều tốt là họ không gọi nó là Thượng đế.

Cho nên điều đầu tiên cần nhớ là ở chỗ Thiền không là thượng đế học, nó là tôn giáo – và điều đó nữa với khác biệt vô cùng. Nó không là tôn giáo như Hồi giáo. Có ba điều nền tảng trong Hồi giáo: một Thượng đế, một sách, và một nhà tiên tri. Thiền không có Thượng đế, không sách, không nhà tiên tri. Toàn thể sự tồn tại là tính tiên tri của Thượng đế; toàn thể sự tồn tại là thông điệp của ngài.

Và nhớ, Thượng đế không tách rời khỏi thông điệp này nữa. Bản thân thông điệp này là thiêng liêng. Không có sứ giả – mọi cái vô nghĩa đó đã bị Thiền bỏ đi hoàn toàn. Thượng đế học nảy sinh cùng với một sách. Nó cần một Kinh Thánh, nó cần một Koran linh thiêng. Nó cần một sách giả vờ là linh thiêng, nó cần một sách cố nói rằng nó là đặc biệt – rằng không sách nào khác là giống thế này, đây là của trời cho, sách phúc âm.

Thiền nói mọi thứ là thiêng liêng cho nên làm sao bất kì cái gì có thể là đặc biệt? Mọi thứ là đặc biệt. Không cái gì là không đặc biệt, cho nên không cái gì có thể là đặc biệt. Từng chiếc lá của mọi cây và từng hòn sỏi trên mọi bờ biển là đặc biệt, duy nhất, linh thiêng. Không phải Koran là linh thiêng, không phải Kinh Thánh là linh thiêng. Khi người yêu viết thư cho người được yêu của mình, thư đó là linh thiêng.

Thiền mang tính linh thiêng cho sự sống bình thường.

Một Thiền sư, Bokoju, thường nói, ‘Điều này kì diệu làm sao. Huyền bí làm sao. Ta mang dầu, ta kéo nước.’

‘Điều này kì diệu làm sao. Huyền bí làm sao.’ Mang dầu, kéo nước từ giếng và ông ấy nói, ‘Huyền bí làm sao.’ Đây là tâm linh Thiền. Nó biến đổi cái bình thường thành cái phi thường. Nó biến đổi cái trần tục thành cái linh thiêng. Nó bỏ phân chia giữa thế giới và điều thiêng liêng.

Đó là lí do tại sao tôi nói nó không phải là thượng đế học. Nó là tôn giáo thuần khiết. Thượng đế học làm ô nhiễm tôn giáo. Không có khác biệt giữa người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và người Hindu khi có liên quan tới tôn giáo nhưng có khác biệt lớn khi có liên quan tới thượng đế học. Họ có các thượng đế học khác nhau. Mọi người đã từng tranh đấu vì thượng đế học.

Tôn giáo là một; thượng đế học là nhiều. Thượng đế học ngụ ý triết lí về Thượng đế, logic về Thượng đế. Nó toàn là vô nghĩa vì không có cách nào chứng minh Thượng đế – không có cách nào để bác bỏ nữa. Tranh cãi là không liên quan. Vâng, người ta có thể trải nghiệm nhưng người ta không thể chứng minh – và đó là điều thượng đế học liên tục làm. Và thượng đế học liên tục làm những thứ ngu xuẩn thế – chặt chẻ logic. Khi bạn nhìn vào nó từ một khoảng cách bạn sẽ cười. Nó nực cười thế.

Vào thời Trung Cổ, các nhà thượng đế học Ki tô giáo đã rất quan tâm, rất băn khoăn, phân vân về những vấn đề mà chả có vẻ gì là vấn đề với bạn. Chẳng hạn, bao nhiên thiên thần có thể đứng trên đầu kim? Nhiều sách đã được viết về điều đó – những luận cứ lớn.

 

Mulla Nasrudin, người chủ của hai con vẹt xanh, mời bác sĩ thú ý. ‘Tôi lo nghĩ về các con chim của tôi,’ anh ta công bố. ‘Chúng đã không đi ị cả tuần.’

Bác sĩ nhìn vào bên trong chuồng và hỏi, ‘Ông có luôn lót chuồng này bằng bản đồ trái đất không?’

‘Không,’ Mulla Nasrudin trả lời, ‘Tôi để cái đó từ thứ bẩy trước khi tôi ra ngoài mua báo.’

‘Điều đó giải thích việc này!’ bác sĩ đáp. ‘Vẹt xanh là sinh vật rất nhạy cảm. Chúng nhịn ị vì chúng hình dung hành tinh trái đất này đã nhận mọi cứt nó có thể chứa!’

 

Thượng đế học là chuyện tào lao. Và vì thượng đế học, tôn giáo trở nên bị đầu độc. Người tôn giáo thực không có thượng đế học. Vâng, người đó có kinh nghiệm, người đó có chân lí, người đó có sự chói sáng đó, nhưng người đó không có thượng đế học. Nhưng thượng đế học đã là việc giúp đỡ lớn cho các học giả, bác học, cái gọi là người uyên bác. Nó đã là mối quan tâm lớn cho các tu sĩ, cho các giáo hoàng, cho các shankaracharyas. Nó đã có ích lợi lớn cho họ. Toàn thể kinh doanh của họ phụ thuộc vào nó.

Thiền chặt chính rễ. Nó phá huỷ chính kinh doanh của tu sĩ. Và đó là một trong những kinh doanh xấu nhất trên thế giới vì nó phụ thuộc vào lừa dối rất lớn. Tu sĩ đã không biết và ông ta liên tục thuyết giảng; nhà thượng đế học đã không biết nhưng ông ta liên tục thêu dệt các lí thuyết. Ông ta dốt nát như bất kì người nào khác – có thể thậm chí còn dốt nát hơn thế. Nhưng dốt nát của ông ta đã trở thành việc nói rất, rất khéo. Dốt nát của ông ta rất được trang điểm – được trang điểm bằng các kinh sách, được trang điểm bằng các lí thuyết; được trang điểm tinh ranh và láu cá tới mức rất khó phát hiện ra thiếu sót. Thượng đế học đã không phải là sự giúp đỡ cho nhân loại nhưng chắc chắn nó đã giúp cho nhiều người: các tu sĩ. Họ đã có khả năng khai thác nhân loại nhân danh các lí thuyết ngu xuẩn.

Thiền nhìn nhân loại với cái nhìn không phân chia – nó không phân chia. Nó có cái nhìn toàn bộ. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng Thiền là tôn giáo của tương lai. Nhân loại đang trưởng thành dần hướng tới nhận biết đó nơi thượng đế học sẽ bị bỏ đi và tôn giáo sẽ được chấp nhận một cách thuần khiết như kinh nghiệm.

Ở Nhật Bản họ có một từ đặc biệt dành cho nó. Họ gọi nó là konomama hay sonomama – ‘Tính thế này’ của sự tồn tại. Thế này – ‘Thế này’ chữ hoa – là nó. Tính đây này của sự sống là Thượng đế. Không phải là Thượng đế hiện hữu, nhưng chính sự đây này là thiêng liêng: sự đây này của cây, sự đây này của đá, sự đây này của đàn ông, sự đây này của đàn bà, sự đây này của đứa trẻ. Và sự đây này là hiện tượng không được định nghĩa, không thể định nghĩa được. Bạn có thể tan biến trong nó, bạn có thể hội nhập trong nó, bạn có thể nếm trải nó. ‘Kì diệu làm sao. Huyền bí làm sao.’

Nhưng bạn không thể định nghĩa được nó, bạn không thể chỉ rõ nó về logic, bạn không thể phát biểu nó trong các khái niệm rõ ràng. Khái niệm giết chết nó. Thế thì chính cái đây này không còn nữa. Thế thì nó là kết cấu tâm trí. Từ ‘Thượng đế’ không phải là Thượng đế, khái niệm ‘Thượng đế’ không phải là Thượng đế. Khái niệm ‘yêu’ cũng không là yêu, từ ‘thức ăn’ cũng không là thức ăn. Thiền nói một điều rất đơn giản. Nó nói: nhớ rằng menu không là thức ăn. Và đừng bắt đầu ăn menu. Đó là điều mọi người đã từng làm suốt nhiều thế kỉ: ăn menu.

Và tất nhiên, nếu họ thiếu ăn, nếu họ không tuôn chảy, nếu họ không sống động, nếu họ không sống một cách toàn bộ, điều đó là tự nhiên, điều đó là dự đoán được. Họ đã không sống trên thức ăn thực. Họ đã nói quá nhiều về thức ăn và họ đã hoàn toàn quên thức ăn là gì. Thượng đế phải bị ăn, Thượng đế phải bị nếm, Thượng đế phải được sống – không được tranh cãi về.

Quá trình ‘về’ là thượng đế học. Và ‘về’ đó chạy lòng vòng lòng vòng, nó không bao giờ đi tới thứ thực. Nó là cái vòng luẩn quản. Logic là cái vòng luẩn quẩn. Và Thiền làm mọi nỗ lực để mang bạn ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó.

Logic là cái vòng luẩn quẩn thế nào? Tiền đề đã có kết luận trong nó. Kết luận sẽ không là cái gì đó mới, nó được chứa trong tiền đề. Và thế rồi trong kết luận tiền đề lại được hàm chứa. Nó giống như hạt mầm: cây được chứa trong hạt mầm và thế rồi cây sẽ cho sinh ra nhiều hạt mầm nữa và trong những hạt mầm đó cây sẽ được chứa. Nó là cái vòng luẩn quẩn: hạt mầm, cây, hạt mầm. Nó tiếp diễn. Hay, trứng, gà, trứng, gà, trứng… nó tiếp diễn tới vô tận. Nó là vòng tròn.

Phá vỡ vòng tròn này là điều Thiền tất cả là gì – không liên tục di chuyển trong tâm trí bạn qua lời và khái niệm mà rơi vào trong bản thân sự tồn tại.

Môt Thiền sư lớn, Nanin, đang chặt cây trong rừng. Và một giáo sư đại học tới gặp ông ấy. Một cách tự nhiên ông giáo sư này nghĩ rằng ông tiều phu này phải biết nơi Nanin sống trên núi, cho nên ông ta hỏi thăm. Tiều phu cầm rìu trong tay và nói, ‘Ta phải trả rất nhiều tiền cho nó.’

Ông giáo sư đã không hỏi về rìu của ông ấy. Ông ta hỏi nơi Nanin sống; ông ta hỏi liệu ông ấy có trong đền không nếu ông ta đến đó. Và Nanin giơ rìu lên và nói, ‘Trông đây, ta phải trả rất nhiều tiền cho nó.’ Ông giáo sư cảm thấy hơi chút phân vân và trước khi ông ta có thể trốn đi, Nanin thậm chí tới gần hơn và đặt rìu lên đầu ông giáo sư. Ông giáo sư bắt đầu run và Nanin nói, ‘Nó thực sự sắc.’ Và ông giáo sư trốn biệt.

Về sau, khi ông ta lên tới đền ông ta mới biết rằng ông tiều phu đó không là ai khác ngoài bản thân Nanin. Thế rồi ông ta hỏi, ‘Ông ấy có điên không?’

‘Không,’ đệ tử nói. ‘Ông đã hỏi liệu Nanin có bên trong không và ông ấy đã nói có. Ông ấy đã chỉ ra “cái đây này” của ông ấy và “cái đây này”. Khoảnh khắc đó ông ấy đã là tiều phu; khoảnh khắc đó, rìu trong tay ông ấy, ông ấy đã bị cuốn hút hoàn toàn trong cái sắc bén của rìu. Ông ấy đã là cái sắc bén đó trong khoảnh khắc đó. Ông ấy đã nói “Ta đang ở trong” bằng việc ngay tức khắc thế, bằng việc toàn bộ thế trong hiện tại. Ông đã bỏ lỡ vấn đề. Ông ấy đã chỉ cho ông phẩm chất của Thiền.’

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.1