Thiền bao hàm ba con đường

Từ Plato tới Freud sự phân chia đã còn dai dẳng trong tâm trí của các triết gia, nhà giáo dục, chính khách, bác học. Phân chia đó đã trở thành gần là thực tại bây giờ. Bạn không nghĩ bạn là như bộ phận sinh dục – bạn có nghĩ không? Bạn bắt đầu nghĩ dường như chúng thuộc vào bạn và bạn là tách rời.

Có những người thậm chí đặt tên cho bộ phận sinh dục của họ. Thế thì việc tách rời là đầy đủ. Thế thì bạn dùng chúng như công cụ. Bạn không là chúng, bạn dùng chúng. Phân chia là đầy đủ, hoàn toàn đầy đủ.

Bạn bao giờ cũng nghĩ về bản thân bạn là cái đầu và toàn thân được coi như cái gì đó tách rời. Bạn đã bao giờ nghĩ về bản thân bạn là chân, là tay, là xương sống, là máu tuần hoàn bên trong bạn không? Không, sự đồng nhất của bạn vẫn còn với cái đầu; cái đầu là vua. Và ai muốn bị đồng nhất với nô lệ, người hầu – hay ngay cả với hoàng hậu?

Tương ứng theo phân chia này thượng đế học lớn đã từng tiến hoá – cố hiểu nó đi. Thứ nhất là đầu, thứ hai là tim, thứ ba là bộ phận sinh dục. Thượng đế chỉ có cái thứ nhất; cái thứ hai và thứ ba không tồn tại. Thượng đế không có xúc cảm và không có dục. Đây là định nghĩa về Thượng đế của hầu hết các tôn giáo ngoại trừ Thiền. Thế rồi có thánh nhân. Thánh nhân có cái thứ nhất và thứ hai, không có cái thứ ba. Ông ấy có lí trí, trí tuệ, tri thức, ông ấy có xúc cảm, tim, nhưng ông ấy không có dục. Thế rồi đến người thường. Người đó có cả ba – cái thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Thế rồi tới tội nhân. Người đó không có cái thứ nhất – người đó không có thông minh, không tính trí thức, không lí trí, không cái đầu – người đó chỉ có cái thứ hai và cái thứ ba; cảm xúc và dục. Và thế rồi tới Quỉ. Nó chỉ có cái thứ ba. Hai cái đầu không có đó – không có lí trí, không có xúc cảm, chỉ có dục. Cho nên ở phương Đông, đặc biệt ở Ấn Độ, tên của Quỉ là Kam Deva, Thượng đế dục. Hoàn toàn đúng.

Cho nên đây là phân chia lí theo thượng đế học: Thượng đế, chỉ cái đầu; Quỉ, chỉ dục. Tội nhân gần với Quỉ hơn và nhất định xuống địa ngục; thánh nhân gần với Thượng đế hơn và nhất định lên cõi trời. Và ở giữa hai điều này là con người đáng thương có tất cả ba điều và một cách tự nhiên có nhiều xung đột hơn bất kì bốn loại khác này. Khi bạn có ba, bạn có xung đột nhiều hơn.

Đây không phải là quan niệm của Thiền. Đây là quan niệm của người Ki tô giáo, đây là quan niệm của người Mô ha mét giáo, đây là quan niệm của người Hindu, nhưng đây không phải là quan niệm của Thiền. Thiền có hiểu biết triệt để về sự sống tới mức về mọi thứ Thiền mang vào hiểu biết tươi mới. Thiền nói rằng Thượng đế là cái toàn thể cho nên Thượng đế có cả ba, vậy mà không có xung đột. Tất cả ba điều này là trong hài hoà sâu sắc với nhau, nhảy múa tay trong tay. Chúng không đánh nhau, chúng ôm choàng nhau. Và có siêu việt; vì không có xung đột, có siêu việt. Trong Thượng đế dục trở thành việc ưa dục. Thượng đế thích dục. Dục trở thành sự sống động; dục trở thành vui đùa, niềm vui, cuộc chơi. Xúc động trở thành nhạy cảm, từ bi, yêu. Và lí trí trở thành việc hiểu, nhận biết, thiền.

Đây là cái nhìn khác toàn bộ. Không cái gì bị phủ nhận, không cái gì bị loại trừ. Thiền là bao hàm tất cả. Nó không bao giờ phủ định, nó không bao giờ nói ‘không’ với bất kì cái gì; nó chấp nhận mọi thứ và biến đổi cái đó thành thực tại cao hơn. Nó rất có tính kết năng. Thiền là sự hoàn thành kết năng. Mọi năng lượng phải gặp gỡ và trở thành một năng lượng. Không cái gì phải bị phủ nhận vì nếu bạn phủ nhận cái gì đó bạn sẽ là cái kém giầu có chừng nấy.

Nghĩ về Thượng đế mà xem, Thượng đế của người Ki tô giáo, người không có dục, người không có xúc cảm. Đây sẽ là loại Thượng đế gì vậy? Chỉ với trí tuệ ông ấy sẽ rất lạnh lùng. Bạn có thể tôn thờ máy tính thay cho ông ấy. Máy tính là điều Thượng đế của người Ki tô giáo là gì – chỉ cái đầu. Máy tính là cái đầu được khuếch đại. Và sớm hay muộn chúng ta sẽ làm ra những máy tính ngày càng nhiều hơn và lớn hơn. Một ngày nào đó chúng ta sẽ làm ra máy tính hoàn hảo – nó đích xác sẽ là điều Thượng đế đã được đề nghị là vậy, chỉ cái đầu. Máy tính không có thích thú giác quan, không dục, không xúc cảm. Máy tính sẽ không khóc nếu ai đó chết, máy tính sẽ không cười, máy tính sẽ không mở hội nếu ai đó được sinh ra và máy tính sẽ không rơi vào yêu – máy tính không phải là đứa ngu thế. Máy tính chỉ là cái đầu, chỉ cái đầu thuần khiết. Nghĩ về điều đó đi… đầu của bạn đã bị lấy ra khỏi thân thể bạn, ra khỏi tính toàn bộ của bạn, và liên tục dao động ở một chỗ máy móc, được nuôi dưỡng bởi máy. Bạn đơn giản liên tục nghĩ đi nghĩ lại và không cái gì khác – đó là điều Thượng đế đã là gì.

Nhưng điều như vậy không tương ứng với Thiền. Vũ trụ, cái toàn bộ là giầu có thế, nó bao hàm tất cả. Thượng đế và con người – khác biệt không phải là con người có ba và Thượng đế có một, khác biệt là ở chỗ ba của con người là ở chiến tranh và ba của Thượng đế là trong hài hoà. Đó là khác biệt duy nhất. Bạn không biết cách đặt chúng vào trong dàn nhạc. Ngày bạn biết, bạn là Thượng đế. Bạn có mọi yêu cầu cơ bản để là Thượng đế. Điều đó gần giống như người Sufis nói: bạn có bột mì và bạn có nước và bạn có muối và bơ và lửa đang cháy và bạn đang ngồi đó đói dài và bạn không biết cách làm ra bánh chapattis. Nếu bạn không biết, bạn phải hỏi một trong các sannyasin của tôi, Paramahansa. Anh ấy có thể làm một nghìn bánh chapattis trong vòng vài giờ.

Đói sẽ không biến mất chừng nào bạn chưa làm ra bánh chapattis. Bánh chapatti là gì? Nó có nước, nó có bột mì, nó có bơ, nó có muối, và nó có yếu tố lửa trong nó. Thế thì bạn có thể tiêu hoá nó.

Đích xác cùng điều này là hoàn cảnh với bạn. Bạn có mọi thứ bạn cần để là Thượng đế và bạn đói. Bạn có mọi thứ được yêu cầu, không cái gì thiếu, nhưng bạn không biết cách để nó vào sự hoàn thành kết năng.

Với Thiền, tính tâm linh ngụ ý tính toàn thể; với Thiền, linh thiêng ngụ ý toàn thể. Mọi thứ phải được bao gồm và được biến đổi; mọi thứ phải được bao hàm và được siêu việt. Khi mọi thứ được bao hàm, nảy sinh trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng ngụ ý đích xác điều đó – mọi thứ là bình đẳng. Dục không phải là người hầu, tim cũng không là hoàng hậu và lí trí hay cái đầu không là vua – không. Mọi thứ là bình đẳng. Để tôi nhắc lại nó. Chừng nào bạn chưa nghĩ dưới dạng bình đẳng bạn sẽ không bao giờ đạt tới trạng thái cân bằng. Mọi thứ là bình đẳng. Không ai là chủ và không ai là tớ. Đây là cách mạng Thiền.

Mọi thứ đều là chủ và mọi thứ đều là tớ. Có những khoảnh khắc mà dục ở trên ngai vàng và có những khoảnh khắc mà xúc cảm ở trên ngai vàng và có những khoảnh khắc mà lí trí ở trên ngai vàng – nhưng không cái gì là chủ cố định, nó là việc quay vòng. Bạn là bánh xe quay vòng và ba điều này là các nan hoa của bạn. Khi thì nan hoa này đi lên và nan hoa khác đi xuống nhưng cả ba hỗ trợ cho bánh xe. Điều này phải là nghĩa của ba ngôi Ki tô giáo và điều này phải là nghĩa của ba ngôi Hindu, ba mặt của Thượng đế: một Thượng đế đằng sau với ba mặt.

Không ai là vua, không ai là hoàng hậu và không ai là người hầu – tất cả đều là chủ và tất cả đều là người hầu. Điều đó ngụ ý rằng không ai là chủ và không ai là người hầu, họ tất cả là cùng nhau; họ hỗ trợ lẫn nhau, họ sống cùng nhau, có tình bạn lớn giữa họ. Đối xử tốt với cả ba yếu tố của bạn đi, đừng bị đồng nhất với một yếu tố, bằng không bạn bắt đầu ép buộc rằng một yếu tố vẫn còn trên ngai vàng mãi mãi. Đối xử tốt với cả ba, kính trong cả ba và nhớ rằng bạn là cả ba và vậy mà bạn là trung tâm của tất cả chúng.

Nghĩ tới tam giác: một góc là tính dục, góc khác là tính xúc cảm, góc khác là tính trí tuệ. Ngay bên trong tam giác này là trung tâm của tâm thức – bạn. Khi cả ba yếu tố này dẫn tới bạn, tới tâm thức của bạn, tới nhận biết của bạn, đó là điều thiền là gì. Trong hài hoà đó, trong sự hoàn thành đó, bạn đã về tới nhà.

Cho nên nhớ, không cái gì phải bị loại trừ. Sự sống nên là giầu có và cân bằng và siêu việt; sự sống nên là việc hoàn thành kết năng. Mọi phần của bạn nên được hoàn thành. Và chúng chỉ có thể được hoàn thành nếu chúng là cùng nhau và giúp lẫn nhau. Nếu chúng đi tách rời tất cả chúng vẫn còn không được hoàn thành. Đó là điều đã xảy ra – đầu bạn không được hoàn thành, tim bạn không được hoàn thành, dục của bạn không được hoàn thành. Từ đáy tới đỉnh bạn không là gì ngoài thất vọng, việc không hoàn thành, bất mãn, đói, khát. Bạn liên tục loạng choạng trong bóng tối, bạn liên tục tìm cái gì đó mà sẽ hoàn thành cho bạn – nhưng không cái gì sẽ hoàn thành cho bạn chừng nào hài hoà này chưa nảy sinh bên trong.

Và đây là ba con đường đi tới từ đó. Vài người đi vào từ dục – đó là con đường của mật tông. Vài người đi vào từ con đường của sùng kính – đó là con đường của tim, xúc cảm, bhakti yoga. Những người đi vào từ dục đi theo mật tông yoga, những người đi theo xúc cảm đi qua bhakti yoga, con đường của người sùng kính. Và những người đi vào qua trí tuệ, thông minh, đi theo con đường của tri thức – gyana yoga. Đây là ba con đường. Và mọi tôn giáo của thế giới bằng cách nào đó bị phân chia thành ba con đường này.

Chẳng hạn, Vedanta, Jaina giáo, Phật giáo đi theo con đường của cái đầu; họ đi qua thông minh, hiểu biết, nhận biết. Họ đi theo con đường của gyana, việc biết. Hindu giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo đi theo con đường của xúc cảm, bhakti yoga. Từ tim họ đi vào. Mật tông đi theo con đường của dục, nó là yoga của dục. Đây là ba khả năng.

Và Thiền là tổng hợp của tất cả. Thiền là mật tông và Thiền là sùng kính và Thiền là việc biết. Thiền nói cả ba có thể được tổ hợp lại với nhau, không cần chọn lựa. Người ta có thể vẫn còn vô chọn lựa và dùng tất cả – toàn thể bánh xe, toàn thể tam giác – để đi vào bên trong. Không có chỉ một trung gian và không có chỉ một cách thức. Không con đường nào là xứng đáng hơn con đường khác. Đi theo bất kì con đường nào, chỉ vẫn còn không bị phân chia; đi theo bất kì con đường nào, chỉ đừng bị đồng nhất với con đường. Vẫn còn mở với các con đường khác nữa.

Bao giờ cũng nhớ rằng con người có thể đi vào từ tất cả ba con đường cho nên không kết án bất kì người nào. Nếu ai đó đang đi theo con đường của mật tông, đừng mang kết án trong bạn vì kết án đó đơn giản chỉ ra rằng bạn đang kết án tính dục của bạn, không gì khác. Nếu ai đó đi theo con đường của sùng kính, đừng kết án người đó, vì kết án đó chỉ có thể ngụ ý một điều: rằng bạn đang phủ nhận tim của bạn, sự lay động đầy đủ của nó. Và điều đó sẽ cản trở bạn, sẽ gây chướng ngại cho bạn.

 

Từ “Thiền: con đường của nghịch lí”, T.1, Ch.7