Vân Cư Đạo Ưng là đại đệ tử của Động Sơn. Khi lần đầu tiên ông ấy gặp Động Sơn, ông ấy được hỏi, “Tên ông là gì?”
Nhớ rằng trong Thiền, ngôn ngữ được dùng theo cách khác toàn bộ so với nó được dùng thông thường. “Tên ông là gì?” không ngụ ý rằng tên của bạn đang được hỏi. “Tên ông là gì?” ngụ ý, “Ông là ai? Ông có ở đây không?” Nó là một câu hỏi không phải về cái tên tuỳ tiện, nó là câu hỏi về tâm thức vĩnh hằng bên trong bạn… “Ông đã tìm thấy nó chưa?”
Ông ấy trả lời, “Đạo Ưng.”
Động Sơn nói, “Nói cho ta theo cách siêu việt!”
Đừng dùng bất kì lời nào!
Bạn phải hiểu điều được ngụ ý bởi ‘một cách siêu việt’.
Bạn có thể thấy rằng ngón tay tôi, không nói bất kì cái gì, đang trỏ không? Bạn có thể nhìn vào mắt tôi và thấy im lặng của chúng không?
Tôi cũng đang ôm giữ toàn thể sự tồn tại trong tay tôi; không chỉ một đoá hồng, mà tất cả các đoá hồng đã từng nở hay sẽ nở. Bạn có thấy chúng không? Bạn có thể thấy trong một đoá hồng mọi đoá hồng của quá khứ và mọi đoá hồng của tương lai không?
Thấy một cách siêu việt ngụ ý thấy không bằng tâm trí của bạn mà bằng con người bạn. Nói cách khác: khi ngôn ngữ dừng lại, khi tâm trí dừng lại và bạn chỉ là im lặng, không gian thuần khiết… thế thì bạn có thể làm bất kì hành động nào một cách tự phát, và điều đó sẽ nói một cách siêu việt.
Vân Cư đáp, “Nói theo cách siêu việt, tên tôi là Đạo Ưng.”
Động Sơn nói, “Khi ta gặp thầy ta, câu trả lời của ta không khác.”
Vân Cư ở lại với Động Sơn trong nhiều năm. Động Sơn không bao giờ có ít hơn một nghìn năm trăm đệ tử, trong số đó hai mươi tám người đã chứng ngộ.
Trong phần này của giai thoại này ông ấy đang nói, “Thầy không khác tôi. Như thầy được chứng ngộ hôm nay, tôi cũng đã không được chứng ngộ khi tôi tới thầy của tôi. Câu trả lời của tôi là không khác câu trả lời của thầy. Nó đã là dốt nát như của thầy, nó đã là vô ý thức như của thầy. Thầy vẫn dùng lời.”
Sau khi Vân Cư đã nhận ra chứng ngộ riêng của mình và trở thành thầy, một sư hỏi ông ấy một câu hỏi.
Vân Cư nói, “Ông ngu!”
Sư nói, “Thầy cũng thế!”
“Nghĩa của ‘ngu’ là gì?” Vân Cư hỏi.
Sư nhảy múa.
Sự tồn tại phải được trải nghiệm mà không có việc nói thành lời theo trí tuệ. Điệu vũ sẽ có tác dụng vì trong điệu vũ, bạn là toàn bộ. Vũ công thực quên bản thân mình, chỉ điệu vũ còn lại và vũ công biến mất. Đây là siêu việt.
Điều đó có thể xảy ra theo nhiều cách. Ca sĩ có thể hát một cách mãnh liệt và toàn bộ tới mức người đó không còn đó nữa, chỉ còn bài ca… Và sự siêu việt đã xảy ra.
Nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ, thợ mộc – không thành vấn đề bạn đang làm gì. Nhưng nếu bạn đang làm nó mà không có tâm trí bạn can thiệp vào…
Tôi đã kể cho bạn về một trong những vũ công vĩ đại nhất của thế kỉ này, Nijinsky. Ông ấy là vấn đề, đặc biệt cho các nhà vật lí và các ngành khoa học khác. Khi ông ấy nhảy múa, có những khoảnh khắc ông ấy sẽ nhảy lên cao tới mức điều đó là không thể được theo các tính toán vật lí; sức hút sẽ không cho phép tới ngần đấy. Không chỉ ông ấy đã đi ra ngoài sức hút khi ông ấy nhảy, nhưng khi ông ấy trở lại, ông ấy đã không tuân theo cách mọi thứ rơi trở lại đất. Ông ấy xuống như chiếc lông, rất chậm, không vội vàng.
Dường như ông ấy đã quay lại theo cách riêng của ông ấy, đã không bị kéo về mặt từ trường bởi lực hấp dẫn. Ông ấy đã được hỏi đi hỏi lại, “Ông làm điều đó thế nào?”
Ông ấy nói, “Đừng hỏi tôi làm sao tôi làm điều đó, vì bản thân tôi cũng phân vân. Bất kì khi nào tôi thử làm điều đó, tôi đã không có khả năng làm điều đó. Khi tôi quên mất bản thân tôi – khi không có Nijinsky và điệu vũ tiếp quản, vũ công tan chảy trong điệu vũ – có lẽ lực hấp dẫn mất sức hút của nó. Nhưng tôi chỉ có thể nói ngần này: rằng bất kì khi nào nó xảy ra, tôi không có. Và bấy kì khi nào tôi cố thử, nó không bao giờ xảy ra.”
Đây là điều được ngụ ý bởi siêu việt. Sự thiếu vắng của bạn là siêu việt. Vô ngã của bạn là siêu việt.
Câu trả lời của Đạo Ưng đã có tính sự kiện: Nó đã là tên của ông ấy. Nhưng tên chỉ là cái nhãn, bạn có thể đổi chúng. Bạn được sinh ra không có tên, mà bạn cũng sẽ chết đi không có tên. Bạn tới vô danh, như làn gió thoảng, và bạn biến mất vô danh vào trong cái không biết. Mọi cái tên là tuỳ tiện – chúng là tốt cho bưu điện, chúng là tốt cho bãi chợ. Chúng là sự cần thiết, nhưng sự cần thiết là tiện dụng, nó không là siêu việt.
Nếu bạn muốn, bạn có thể bỏ tên bạn và bạn có thể nói, “Tôi không có bất kì cái tên nào.” Không có vấn đề gì trong việc bỏ tên. Nó chỉ là hư cấu, được làm từ cùng chất liệu như mơ được làm.
Động Sơn nói, “Nói cho ta theo cách siêu việt!”
Nhưng để nói bất kì cái gì theo cách siêu việt trước hết người ta cần hiểu siêu việt như kinh nghiệm.
Vân Cư nói, “Nói một cách siêu việt, tên tôi vẫn là Đạo Ưng.”
Động Sơn nói, “Khi ta gặp thầy của ta, câu trả lời của ta không khác. Ta đã dốt nát như ông, vô ý thức như ông, ngủ say như ông.”
Sau khi Vân Cư đã nhận ra chứng ngộ riêng của mình và trở thành thầy, một sư hỏi ông ấy một câu hỏi.
Vân Cư nói, “Ông ngu!”
Sư này phải đã là một người có hiểu biết lớn, vì ông ấy đáp, “Thầy cũng ngu!”
Hồn nhiên không phải là thông thái. Người ngu ở gần với kinh nghiệm về hồn nhiên hơn người có tri thức. Con người của tri thức đầy những rác, thứ vay mượn. Người ngu ít nhất là tự do khỏi bất kì tri thức vay mượn nào; người đó là bản thân người đó.
Đây là tính duy nhất của Thiền, rằng nó muốn bạn thà là ngu còn hơn là học sĩ lớn, am tường, giáo sĩ, bác học. Vì những người này đang cai trị toàn thể nhân loại và quá khứ của nó, họ đã phá huỷ mọi sự hồn nhiên trong con người.
Thiền sẽ yêu ngay cả người ngu, nếu người đó hồn nhiên, nếu người đó có thể nói, “Tôi không biết” – đó là điều xảy ra trong đối thoại này.
Vân Cư nói, “Ông ngu!”
Bình thường, bất kì người nào chắc đã bị xúc phạm khi bị gọi là ngu. Nhưng Thiền nói một ngôn ngữ khác toàn bộ. Rung động của nó là khác, lời của nó là khác. Thay vì bị xúc phạm, ông ấy đơn giản nói, “Thầy cũng thế!” Tôi không biết thầy cũng không biết.
Không biết, chỉ hiện hữu, là kết luận của Thiền. Việc biết là của tâm trí, không biết là của tim. Và khi việc không biết của bạn đi sâu hơn, nó đạt tới chính con người bạn.
Socrates, trong những khoảnh khắc cuối cùng của đời ông ấy, đã nói cho đệ tử của ông ấy rằng, “Khi ta còn trẻ ta nghĩ ta biết nhiều thế. Khi ta trở nên trưởng thành hơn chút ít, ta trở nên nhận biết rằng tri thức của bạn là nhỏ bé thế và khu vực dốt nát là mênh mông. Nhưng bây giờ, trước khi chết, ta có thể nói với ông rằng ta không biết bất kì cái gì chút nào. Ta đang chết chỉ như đứa trẻ, không trầy xước gì.”
Đó là nghĩa của phát biểu của Kabir:
Jyun Ki Tyun Dhari Dinhin Chadariya.
“Cách ngài đã cho tôi sự sống, tôi đang trả lại nó cho ngài, không trầy xước, không hư hỏng.” Cùng sự hồn nhiên thuộc vào ngày đầu tiên, sẽ vẫn còn đập rộn ràng bên trong bạn trong cả đời bạn.
Thế thì bạn sẽ biết thơ ca của sự tồn tại, thế thì bạn sẽ biết thẩm mĩ, cái đẹp bao quanh bạn.
Thế thì bạn sẽ biết cái không thể được biết, cái không thể được nói, nhưng dầu vậy vẫn có thể được cảm, vẫn có thể được sống.
Vân Cư hỏi, “Nghĩa của ‘ngu’ là gì?”
Sư nhảy múa.
Câu trả lời rất thẩm mĩ: Dừng bận tâm với lời đi, giờ đi tới thực tại. Điệu múa của ông ấy là câu trả lời của hồn nhiên của ông ấy. Chính điều không may là ngay cả các nhà thơ cũng trở thành các bản ngã. Chính điều không may là các nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điêu khắc trở thành các bản ngã. Đây là những người đáng phải là nhà huyền bí. Nhưng thay vì đi vào trong hồn nhiên của thơ ca của họ, âm nhạc của họ, điệu múa của họ, họ cũng đi vào vào trong cuộc đua chính trị, là ai đó đặc biệt.
Thiền dành cho những người sẵn sàng là không ai cả, người sẵn sàng chỉ là im lặng. Nhưng im lặng đó mở ra cánh cửa tới mọi điều huy hoàng ẩn kín bên trong bạn. Từ im lặng đó điệu múa của bạn sẽ có phẩm chất khác toàn bộ, thơ ca của bạn sẽ có sắc thái khác toàn bộ, âm nhạc của bạn sẽ không là âm nhạc của bạn. Bạn sẽ trở thành giống như tre hổng và vũ trụ sẽ hát qua bạn.
Chừng nào bạn chưa giống như tre hổng và vũ trụ có thể hát qua bạn, bạn chỉ là tầm thường. Bạn chỉ là người soạn lời, bạn không ở trong tay của sự tồn tại, bạn sợ. Bạn đang phòng thủ bản thân bạn, bạn đang trên hành trình bản ngã… Mọi người là vậy.
Ai đó đang leo lên những chiếc thang để đạt tới quyền lực, ai đó đang tích luỹ tiền, ai đó khác đang chọn chiều hướng khác. Nhưng mục đích là như nhau: rằng “Tôi phải được nhận ra.”
Bạn không cần được nhận ra. Bạn phải nhận ra bản thân bạn – không được nhận ra. Nếu việc nhận ra tới theo cách riêng của nó, đó là chuyện khác; cái đó chỉ là cái bóng. Nó không là mục đích của bạn, nó đi theo bạn. Bạn không chạy theo nó.
Từ “Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này”, Ch.14