Chứng ngộ từ đá đập tre

Việc tìm kiếm được gọi là Thiền thì không phải là về bất kì cái gì khác hơn cái ngã riêng của bạn. Nó không phải là học tập, do đó không việc học rộng nào có thể làm bất kì thừa nhận giá trị nào cho nó. Nó là kinh nghiệm rất đơn giản – kiến thức lớn chỉ có thể là bức tường và không là chiếc cầu cho nó.

Kiến thức không được cần tới, điều được cần là hồn nhiên, và người có học thức không bao giờ hồn nhiên; người biết quá nhiều, người biết nhiều hơn người đó biết. Và người đó quá kiêu hãnh về mọi lời, được vay mượn, mà người đó đã tích luỹ và liên tục tích luỹ.

Thiền là tự do khỏi lời, tự do khỏi mọi lời khuyên và mọi khôn ngoan của nhiều thế kỉ. Nó đơn giản mang bạn trở về bản thân bạn. Nó không cho phép bạn thậm chí di chuyển chút ít.

Chiếc kim của tâm thức của bạn phải trỏ tới thế này! Thế thì bất kì cái gì đều có thể là nguyên nhân của thức tỉnh.

Giai thoại này đơn giản phát biểu sự kiện rằng ngay cả đá đập vào tre có thể là nguyên nhân của chứng ngộ. Không cái gì trong toàn thể lịch sử tôn giáo đã từng bạo dạn thế như Thiền, nổi dậy thế và có tính tồn tại thế.

Lắng nghe giai thoại này – không như bạn nghe câu chuyện hay chuyện tưởng tượng. Đây là sự kiện, mọi người đã sống chúng và nếu bạn có thể hiểu, cùng cánh cửa được mở cho bạn như nó đã được mở cho Ngưỡng Sơn.

 

Ngưỡng Sơn là một học sĩ với hiểu biết lớn, và với lúc nào đó, điều này chắn đường chứng ngộ của ông ấy.

 

Mọi tôn giáo đều kính trọng sự uyên thâm, học thức, tri thức, kinh sách. Thiền là một mình và duy nhất trong cách tiếp cận của nó. Nó muốn bạn đốt cháy mọi kinh sách, đốt cháy mọi tri thức mà bạn đã vay mượn để cho bạn có thể đi tới tâm thức đơn giản của bạn, không trầy xước, không cái gì được viết lên nó – chỉ là im lặng thuần khiết, bầu trời vô biên.

Ngưỡng Sơn đã là một học sĩ lớn; mặc dầu ông ấy đã đi tìm chân lí, sự uyên thâm không phải là cách tìm thấy nó. Chính học thức của ông ấy đã vận hành như rào chắn cho việc thảnh thơi trong bản thân ông ấy. Ông ấy đã bám lấy lời, kinh sách, lời kinh, chư phật quá khứ. Đó là tình huống nực cười, vì phật là ở bên trong và mọi người đang giữ tượng đá trong đền chùa của họ. Kinh nghiệm bản chất là bên trong và mọi người đang đọc kinh của người khác. Đó là tình huống nực cười nhất.

 

Một hôm, Qui Sơn hỏi Ngưỡng Sơn, “Khi ông ở cùng thầy của chúng ta, Bách Trượng, ông đã đủ khéo léo để cho mười câu trả lời cho một câu hỏi, và hàng trăm câu trả lời cho mười câu hỏi.

“Nói cho ta điều này: Cái ngã thực của ông là gì – cái ngã tồn tại trước khi ông ra khỏi bụng mẹ của ông, trước khi ông biết đông từ tây?”

Với câu hỏi này, Ngưỡng Sơn ngớ người và không biết nói gì. Ông ấy vắt óc và đưa ra mọi loại câu trả lời, nhưng Qui Sơn gạt chúng sang bên.

Cuối cùng Ngưỡng Sơn nói, “Xin thầy, xin thầy giải thích nó cho tôi.”

Qui Sơn đáp, “Điều ta nói thuộc vào hiểu biết riêng của ta. Làm sao nó có thể ích lợi cho mắt của tâm trí ông – tâm thức ông? Điều ta biết là sâu bên trong ta thế, và nó không phải là món hàng mà có thể được trao cho ông. Ông sẽ phải tìm ra nó theo cách riêng của ông bên trong bản thân ông.”

Ngưỡng Sơn đọc qua mọi sách và ghi chú ông ấy đã viết trên các tài liệu của mọi tông phái, nhưng không thể tìm ra lời nào để dùng làm câu trả lời cho câu hỏi của Qui Sơn.

 

Ngưỡng Sơn phải đã là người truy hỏi rất chân thành và chân thực, bằng không hàng nghìn sách vở là sẵn có với đủ mọi loại câu trả lời. Nhưng không một cuốn sách nào trên thế giới có thể cho bạn câu trả lời mà thở, mà có tim, mà có thể cười, mà có thể múa. Câu trả lời đó sẽ không ở từ bất kì nguồn nào khác hơn nguồn riêng của bạn.

Ngưỡng Sơn đã thử mọi kinh sách lớn, và các ghi chú ông ấy đã viết khi nghe những thầy lớn như Bách Trượng, nhưng ông ấy đã không thể tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mà Qui Sơn đã nêu ra: “Ông là ai? Cái gì ở bên trong ông? Trung tâm con người ông là gì? Ngọn lửa nào giữ ông sống động?”

Qui Sơn đã hỏi chính cội nguồn sự sống. Tất nhiên bạn không thể tìm ra nó trong bất kì sách nào, trừ phi bạn là học giả ngu xuẩn. Và có hàng nghìn học giả ngu xuẩn khắp thế giới. Các đại học đầy họ. Họ đang nói về và về: về chân lí, về tình yêu, về hiện hữu. Bạn hỏi và họ có câu trả lời cho mọi câu hỏi của bạn.

Chân lí không bao giờ được vay mượn. Khoảnh khắc nó bị vay mượn, nó trở thành không đúng. Chân lí không thể được đọc trong kinh sách, chân lí phải được sống chỉ trong ngôi đền bên trong nhất của con người bạn.

Một cách tự nhiên Ngưỡng Sơn không thể tìm ra câu trả lời.

 

Thở dài với bản thân mình, ông ấy nói, “Mình không thể lấp đầy dạ dầy trống rỗng bằng tranh bánh gạo.” Thế rồi ông ấy đốt mọi sách và giấy tờ của mình, nói, “Mình sẽ từ bỏ học Phật giáo. Mình sẽ vẫn còn là sư cháo gạo cho phần còn lại đời mình và tránh hành hạ tâm trí mình.”

Buồn bã ông ấy rời khỏi Qui Sơn, và nhận việc tự chỉ định làm người giữ mộ.

Một hôm, khi ông ấy đang quét sân, một hòn đá đập vào tre.

 

(Tre quanh phòng Phật bắt đầu cót két điên dại!)

 

Bạn có thể nghe thấy âm thanh này không? Tre đang kêu to như chúng có thể.

 

Ngưỡng Sơn đứng lặng thinh, quên mất bản thân mình trong một lúc.

 

Và đó là toàn thể bí mật của Thiền. Nếu bạn có thể quên bản thân bạn trong một phần giây, bạn đã về tới nhà.

 

Thế rồi, đột nhiên, bùng ra trong tiếng cười lớn, ông ấy đã trở nên chứng ngộ.

 

Tiếng cười được kết nối kì lạ với kinh nghiệm Thiền. Hoặc mọi người đã cười trước khi họ trở nên chứng ngộ, hoặc mọi người đã cười sau khi họ đã trở nên chứng ngộ; nhưng tiếng cười dường như là cái gì đó rất bản chất cho kinh nghiệm này. Trước hay sau, nhưng nó phải có đó.

Nó không phải là tiếng cười bình thường, nó là tiếng cười mà nói, “Mình đang tìm kiếm cái gì đó mà mình đã có rồi!” Nó là tiếng cười về bản thân người ta. Nó không chỉ tới bất kì người nào, tới bất kì sự vụ nào hay tới bất kì vật nào. Nó đơn giản là việc nhận ra rằng, “Mình đã ngu xuẩn trong tìm kiếm, mình đáng phải là im lặng và trong im lặng của mình để cho hoa nở ra.”

 

Trở về am, Ngưỡng Sơn làm lễ thannh lọc, thắp hương, bày tỏ sự kính trọng với thầy của mình, Qui Sơn, và với tình cảm biết ơn sâu sắc nhất nói, “Thầy vĩ đại, xin cám ơn thầy! Lòng tốt của thầy với tôi thậm chí còn lớn hơn lòng tốt của bố mẹ tôi.

 

Bố mẹ chỉ có thể cho việc sinh ra thân thể bạn. Chính là duy nhất thầy có thể lẩy cò một quá trình trong bạn mà đem tới tâm thức, nhận biết, sự sống ở mức tối ưu của nó.

 

“Nếu như thầy đã giải thích nguyên nhân sâu sắc cho tôi khi tôi cầu xin thầy cho tôi câu trả lời, tôi sẽ không bao giờ đạt tới nơi tôi đang đứng hôm nay.”

 

Đây là quan điểm rất đặc biệt của Thiền. Thầy phải không cho bạn câu trả lời bằng lời, vì câu trả lời bằng lời sẽ trở thành tri thức, và tri thức là cản trở. Thầy đích thực sẽ tạo ra tình huống. Nó bao giờ cũng là có thể – có thể bạn có khả năng nghe tre, có thể không. Chức năng của thầy là tạo ra tình huống trong đó bạn có thể trở nên thức tỉnh.

Đó là công việc rất gián tiếp, công việc tinh tế. Nó không giống như nhà thuyết giảng Ki tô giáo, nhà truyền giáo, bác học Hindu hay giáo sĩ Do Thái nói về kinh sách, trích dẫn người khác.

Thiền muốn bạn nhớ không tin vào trích dẫn. Để nó là kinh nghiệm riêng của bạn – không bao giờ dừng trước điều đó!

Chính vì điều này mà Ngưỡng Sơn cám ơn thầy ông ấy Qui Sơn vì không giải thích… Nguyên nhân sâu sắc cho tôi khi tôi cầu xin thầy cho tôi câu trả lời. “Nếu như thầy đã trao nó cho tôi, tôi chắc đã không bao giờ nhận nó. Vì thầy đã không trao nó – thầy đơn giản tạo ra việc truy tìm trong tôi, ‘Ai ở trong?’ – tôi đã tìm thấy nó. Mọi sự biết ơn dồn về thầy.”

 

Từ “Thế này, Thế này, Nghìn lần Thế này”, Ch.10