Đối thoại và biện luận

Thiền không là biện luận, đó là điều Martin Buber chắc đã yêu mến, nó là đối thoại, đối thoại trong đó hai người không áp đặt ý tưởng của họ lên người kia, nơi hai người cùng nhau đang cố tìm ra cái gì đó có tính tồn tại. Đó không phải là vấn đề đánh bại người kia hay là thắng lợi. Đối thoại thực là khi hai người đang thảo luận chỉ để tìm ra chân lí. Và chân lí không là độc quyền của ai – không ai là người thắng, không ai bị đánh bại. Chân lí là thắng lợi, và cả hai được buông xuôi theo chân lí. Bạn phải nhớ trong mọi đối thoại này phẩm chất khác biệt này.

Đối thoại kiểu Socrates là biện luận, chúng là logic. Đối thoại Thiền là tuyệt đối bên ngoài logic, bên ngoài tâm trí. Chúng là rất huyền bí, nhưng sâu sắc hơn nhiều so với bất kì đối thoại kiểu Socrates nào. Ngay cả việc hiểu về đối thoại của Martin Buber vẫn không là hiểu biết tối thượng, vì ông ấy tiếp tục đối thoại bằng hai lời này: Ta và Ông. Nhưng trong đối thoại Thiền không có Ta, không có Ông.

Hai Thiền sư, cả hai là trống rỗng, và chơi như trẻ con chơi trên bãi biển – chạy quanh, tìm đá mầu và vỏ sò….Hai Thiền sư là giống như trẻ con – hò reo, la hét, cười ngặt nghẽo, chẳng vì lí do nào cả.

Đối thoại của Thiền có khác biệt với đối thoại kiểu Socrates, hay với ý tưởng của Martin Buber về đối thoại.

Martin Buber không thể bỏ được ý tưởng về Ta và Ông; do đó ông ấy vẫn còn trong tâm trí, đã không thể đi vào cõi bên kia. Và bầu trời Thiền là của cõi bên kia.

 

Boncho đã viết:

 

Sơn ca hót.

Bông tuyết mảnh.

 

Bạn có thấy bất kì kết nối nào không? Bạn có thấy logic nào không?

“Sơn ca hót” – đó là một điều.

“Bông tuyết mảnh” – đó là cái khác hoàn toàn.

Nhưng trong tâm trí thiền không cái gì tách rời. Mọi thứ được nối với nhau. Sơn ca hót và bông tuyết mảnh – cả hai là một phần của một kinh nghiệm, chúng không thể bị tách rời. Chỉ tâm trí tách rời chúng: cái này là thứnày; cái kia là thứ khác. Và làm sao bạn đặt chúng cùng nhau? Nhưng chúng là cùng nhau, và không phải chỉ là hai điều này. Thế rồi tre kêu ken két, và gió thổi qua rặng thông, và mây tới với sét lớn – mọi thứ được kết nối.

Trong hai câu nhỏ này ông ấy đã nói rằng mọi thứ là được kết nối với nhau tới mức người ta không thể tạo ra tách rời.

 

Sơn ca hót.

Bông tuyết mảnh.

 

Nhưng Martin Buber đã không thể hiểu được rằng giữa Ta và Ông có thể có thảo luận nhưng không có đối thoại. Đối thoại không cần Ta, không cần Ông.

Khi tôi đọc cuốn sách của ông ấy, Ta và Ông, tôi đã lập tức viết một bức thư cho ông ấy – ông ấy vẫn còn sống – đề nghị ông ấy vui lòng cố hiểu, “Không Ta, Không Ông.” Và tôi đã nói, “Điều đó là tuyệt đối cần thiết cho đối thoại. Điều ông đang nói tới không phải là đối thoại, nó chỉ là thảo luận.”

Tôi đã nhận được bức thư ngắn từ ông ấy nói, “Tôi sẽ suy nghĩ về nó.” Tôi đáp lại ngay, “Suy nghĩ sẽ không giải quyết được nó. Suy nghĩ là rào chắn. Chính suy nghĩ làm cho ông đề nghị rằng có đối thoại giữa Ta và Ông. Tôi đang nói từ trạng thái của vô suy nghĩ. Không Ta, không Ông, thế thì có đối thoại, và đối thoại rất chơi đùa.”

Ông ấy đã không trả lời lần nữa, khi thấy tình huống này rằng bất kì cái gì ông ấy sẽ nói sẽ là một phần của suy nghĩ. Ông ấy đã là nhà tư tưởng lớn, không hoài nghi gì, nhưng ngay cả nhà tư tưởng lớn nhất cũng chẳng có gì để nói về chân lí. Chỉ không gian, cái ở bên ngoài ý nghĩ, đem bạn lại gần sự sống và sự tồn tại hơn. Và khi hai người được lắng đọng và thoải mái với sự tồn tại, không có Ta, không có Ông, chỉ việc chơi đùa. Chơi đùa đó có thể được gọi là đối thoại. Duy nhất Thiền sư biết đối thoại là gì.

 

Từ “Tôi mở hội bản thân tôi: Thượng đế không ở đâu, Sự sống ở đây bây giờ”, Ch.5