Gặp gỡ giữa Huyền Giác và Huệ Năng

Huyền Giác Đại sư là một trong những đệ tử của Huệ Năng vĩ đại, Tổ thứ sáu của Thiền. Khi ông ấy tới Thầy, ông ấy ở ngay trên bờ chứng ngộ – như mọi người đều ở ngay trên bờ. Nếu bạn hiểu điều đó… chỉ một bước, và bạn được chứng ngộ; hay thậm chí không một bước – chỉ cái nháy mắt. Khi Huyền Giác tới Thầy, kinh sách nói ông ấy ở ngay trên bờ chứng ngộ.

Và tôi nói với bạn mọi người khác đều cũng hệt như vậy – ngay trên bờ. Bạn có thể trì hoãn nó lâu chừng nào tuỳ bạn muốn, nhưng trì hoãn là của bạn – đó là quyết định của bạn; bạn có thể trì hoãn nó mãi mãi – đó là tự do của bạn; bằng không bạn đang ở trên ngưỡng. Bạn bao giờ cũng ở trên ngưỡng – bất kì khoảnh khắc nào bạn đều có thể đã trở nên chứng ngộ, bất kì khoảnh khắc nào bạn có thể trở nên chứng ngộ. Không cái gì chắn đường ngoại trừ quyết định riêng của bạn.

Nhưng ông ấy là người duy nhất, duy nhất theo nghĩa rằng ông ấy đã không sẵn sàng trì hoãn lâu hơn nữa. Khi ông ấy tới gặp Huệ Năng chỉ một chút xíu, chỉ một cái đẩy nhẹ là đủ. Ông ấy đã ngủ lâu; giấc ngủ đã biến mất. Ông ấy đã ở trong trạng thái mà khi bạn không ngủ và không thức, và chỉ một đối thoại nhỏ với Thầy, chỉ một trao đổi nhỏ, chút ít đương đầu, và ông ấy đã trở nên chứng ngộ không nỗ lực nào, không phương pháp. Chỉ nhìn vào mắt của Thầy… vài lời truyền qua giữa Thầy và Huyền Giác, và đối thoại này có ý nghĩa mênh mông.

Tôi muốn bạn hiểu điều đó. Thực ra, tôi muốn bạn có trao đổi như vậy với tôi.

Huyền Giác Đại sư bước quanh Thầy ba lần mà không cúi lạy và đơn thuần lay tích trượng của mình bằng vòng sắt.

Thầy nói ‘Phàm Sa-môn, sư Phật giáo, phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh, Đại đức là người phương nào đến mà sinh đại ngã mạn như vậy?’

Khi người ta tới với Thầy người ta phải lạy ba lần: đó đã là chào đón theo truyền thống. Khi bạn đối diện với người chứng ngộ bạn phải cúi lạy ba lần – thân thể cúi lạy, tâm trí cúi lạy, hồn cúi lạy; bạn buông xuôi hoàn toàn. Đó chỉ là cử chỉ; nó xảy ra một cách tự phát. Và khi nó xảy ra một cách tự phát chỉ thế nó xảy ra.

Mới hai, ba đêm trước, Hema đã tới gặp tôi. Cô ấy thậm chí có thể không nhận biết về qui tắc Phật giáo rằng khi bạn đối diện với Thầy, bạn phải cúi lạy ba lần, nhưng cô ấy đã cúi lạy ba lần. Cô ấy đã cười mọi lúc vì cô ấy đã không thể nào hiểu nổi cái gì đang xảy ra. Cô ấy bị phân vân, cô ấy phải đã cảm thấy hơi chút kì cục, và mọi người khác bắt đầu cười. Cái gì đó đã nắm quyền sở hữu con người cô ấy. Bây giờ điều này không phải là nghi lễ. Điều đã xảy ra cho Hema đã là việc trút ra tự nhiên, sự tự phát. Nhưng trong thế giới xấu này mọi thứ tự phát trở nên bị thu lại thành nghi thức.

Điều đó thường xảy ra cho mọi người khi họ tới gặp Phật – họ sẽ cúi lạy ba lần. Mọi người bắt đầu làm theo, bắt chước.

Trong gặp gỡ đầu tiên với Thầy, Huệ Năng, Huyền Giác bước quanh Thầy ba lần mà không cúi lạy và đơn thuần lay tích trượng của mình bằng vòng sắt.

Thầy nói ‘Phàm Sa-môn, sư Phật giáo, phải đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh.”

Bây giờ nhìn vào điều xảy ra cho tôn giáo. Phật đã nói rằng ‘Là luật lên bản thân ông. Là đèn lên bản thân ông. Không có luật khác.’ Nhưng kinh sách Phật giáo đầy các qui tắc – ba nghìn qui tắc cư xử; ngay cả nhớ chúng là khó rồi. Và tám mươi nghìn qui tắc đạo đức chi li… và một sư Phật giáo được mong đợi hoàn thành tất cả chúng.

Huệ Năng nói ‘Tôn kính của ông tới từ đâu, ta có thể hỏi, với đại ngã mạn của ông?’ Bạn có nghĩ Huệ Năng đã nói ‘Ông phải tuân theo mọi qui tắc này’? Không, không chút nào, ông ấy đơn giản khích bác. Đây là cú đẩy. Ông ấy đánh mạnh, ông ấy đánh vào người mới tới này, người ở ngay bên bờ – như mọi người khác đều vậy. Bạn có thể hiểu lầm điều đó, thế thì bạn đã trì hoãn chứng ngộ của bạn. Huyền Giác có thể đã bẻ lại ‘Vô nghĩa làm sao! Người ta phải tự phát. Và tôi không bao giờ nghĩ rằng một người như thầy lại mong đợi các qui tắc ngu xuẩn đó – ba nghìn hay tám mươi nghìn…’ Ông ấy có thể đã bẻ lại, và bỏ lỡ.

Huyền Giác đáp ‘Sinh tử là việc lớn, vô thường quá mau.’ Nó có vẻ không liên quan; nó không vậy. Ông ấy đang nói ‘Bất kì khoảnh khắc nào tôi có thể chết. Thầy muốn tôi tuân theo mọi nghi lễ này – tám mươi nghìn qui tắc này sao? Và nếu tôi chết khi tuân theo tám mươi nghìn qui tắc đó, thế thì ai sẽ chịu trách nhiệm? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho khổ của tôi, cho việc tái sinh của tôi vào trong khổ lần nữa, thầy hay tôi?’ Ông ấy đã không nói điều đó, ông ấy đơn giản chỉ dẫn. Đó là câu trả lời hay: ‘Sinh tử là việc lớn. Và chúng ta không chắc chắn ngay cả khoảnh khắc tiếp – làm sao tôi có thể đi vào những qui tắc đó?’ Nhưng ông ấy đã không nói nhiều như vậy, ông ấy đã đơn giản chỉ ra tại sao ông ấy không tuân theo mọi qui tắc đó. ‘… Vô thường quá mau – mọi thứ là một luồng. Tôi có thể chết bất kì khoảnh khắc nào. Nếu thầy nói vậy, tôi sẽ cúi lạy nhiều lần như thầy nói, nhưng nếu tôi chết giữa chừng điều đó mà không trở nên chứng ngộ, thầy sẽ chịu trách nhiệm, thưa thầy.’ Ông ấy đã đổi cái nhãn. Thầy đã đẩy và ông ấy đã đáp ứng đúng.

Thầy hỏi ‘Sao không ngay nơi đó thể nhận cái bất sinh, liễu chẳng mau ư?’ Cú đẩy khác, khích bác khác, cám dỗ khác. ‘Sao không ngay nơi đó thể nhận cái bất sinh? Sao bản thân ông không nghĩ rằng không có chết, rằng hồn là bất tử, rằng sống không bao giờ chết? Mọi người khác tin điều đó, sao ông không tin theo cách đó? Hiện thân cái không sinh và hiểu thấu cái vô thời gian – sao lo nghĩ với thời gian và luồng chảy và thay đổi? Hiểu thấu cái vĩnh hằng đi!’

Huyền Giác đáp ‘Thể tức bất sinh, liễu vốn không mau. Không có cách khác. Làm sao tôi có thể hiểu thấu nó? Làm sao tôi có thể hiện thân cái không sinh và cái bất tử? Nó không phải là vấn đề về niềm tin, nó không phải vấn đề về thực hành nữa. Tôi không thể tu luyện nó vì mọi cái được tu luyện sẽ là giả – giả vì nó được tu luyện; nó sẽ bị áp đặt. Làm sao tôi có thể hiện thân nó và làm sao tôi có thể hiểu thấy cái vô thời gian? Chỉ có một cách và đó là hiện hữu. Và tôi còn chưa hiện hữu. Tôi chưa thấy nó. Tôi đã nghe mọi triết lí, tôi có thể tin vào chúng – hàng triệu người tin vào chúng – nhưng niềm tin không bao giờ dẫn tới việc biết. Chỉ hiện hữu được cần. Và tôi chưa hiện hữu, thưa thầy, tôi chưa bất tử. Tôi không biết. Mọi điều tôi biết là chết. Mọi điều tôi biết là thời gian. Và thầy đang nói gì với tôi? Tôi có phải tin không? Làm sao tôi có thể hiện thân cái bất tử chừng nào tôi chưa biết rằng tôi là cái đó? Là bất sinh và bất tử là hiện thân nó; đó là cách duy nhất. Là vô thời gian là hiểu thấu nó.’

‘Đúng thế! Đúng thế!’ Thầy khẳng định. Cú đẩy đã có tác dụng; Thầy không thể khích bác được anh ta vào bất kì cái vô nghĩa nào. Cám dỗ được cho; Thầy không thể thành công trong cám dỗ anh ta. Bằng không, cách dễ dàng, cách ít kháng cự nhất, chắc đã là để cho anh ta rơi vào bẫy. Nhưng anh ta vẫn còn ở ngoài nó.

Huệ Năng nói ‘Đúng thế! Đúng thế!’

Tại điều này Huyền Giác đã hành động tương ứng với nghi thức được qui định, và tự bản thân phủ phục trên đất. Bây giờ, thấy cái đẹp của nó. Bây giờ nó đang xảy ra một cách tự phát, bây giờ nó không là cái gì đó hình thức; nó là của tim, nó là của bản thân con người. Khoảnh khắc Thầy nói ‘Đúng thế! Đúng thế!’ – khẳng định này từ phía Thầy, và sự tôn kính lớn đã nảy sinh trong anh ta. Không phải là tôn kính truyền thống, không phải là bất kì cái gì của cái đầu và của quan niệm, không phải là ‘Ông ấy là chứng ngộ’ – anh ta đã nghe nói, cho nên anh ta phải cúi lạy. Trong khoảnh khắc này khi Thầy đã nói với anh ta với ân huệ của thầy – Thầy đã biểu lộ trong sự khẳng định của mình về người mới tới này – tim anh ta cảm động; đã có tiếp xúc.

Đây là gặp gỡ thực: Thầy đã tìm ra đệ tử của mình và đệ tử đã tìm ra Thầy của mình. Ngay lập tức, cái đã được qui định trong kinh sách đã xảy ra theo cách riêng của nó, không tương ứng với qui định, không vì qui định, nhưng vì đương đầu thực nào đó.

Với điều này Huyền Giác đã hành động tương ứng với nghi lễ được qui định, và tự phủ phục mình xuống đất.

Thấy khác biệt này; khác biệt là lớn. Bạn đi tới ai đó – bạn đã nghe nói người đó là một hiền nhân lớn – và bạn cúi lạy. Nếu điều đó chỉ vì bạn đã nghe nói rằng ông ấy là hiền nhân lớn, thế thì bạn không cúi lạy thực sự; bạn đang cúi lạy những người đã nói rằng ông ấy là hiền nhân, không cúi lạy ông ấy. Bạn là nạn nhân của tuyên truyền, bạn đã bị ước định bởi ý kiến công chúng. Bạn đang cúi lạy công chúng; việc cúi lạy của bạn chẳng liên quan gì tới người này, người thực này. Khi bạn nhìn vào mắt và bạn thấy hiền nhân ở đó… và không tương ứng với ý tưởng của bạn, vì bạn có thể có ý tưởng nào đó về hiền nhân phải thế nào. Nếu tương ứng với ý tưởng của bạn về một người là hiền nhân và bạn cúi lạy, bạn cúi lạy bản thân bạn; bạn bày tỏ kính trọng cái ngã riêng của bạn, bạn đang vỗ lưng riêng của bạn, bạn đang nói với bản thân bạn ‘Mình đúng làm sao! Trông đấy, đây là điều mình bao giờ cũng nghĩ một hiền nhân phải như vậy, và đây là một hiền nhân, người là bằng chứng rằng suy nghĩ của mình là đúng.’ Đó là việc tôn cao cái ngã, tôn cao bản ngã.

Nhưng khi bạn thực sự nhìn vào mắt hiền nhân, bạn cảm thấy năng lượng của người đó và làm bản thân bạn thành sẵn có cho sự hiện diện của ông ấy, cái gì đó xúc động trong tim và đột nhiên bạn thấy bản thân bạn cúi lạy, đó là việc khác toàn bộ – không của thế giới này, không của thế gian; nó là thiêng liêng. Đó là gặp gỡ của Thầy và đệ tử, đó là khai tâm thực.

Tại điều này Huyền Giác đã chấp nhận tương ứng theo nghi lễ được qui định, và phủ phục bản thân mình, thế rồi lát sau cáo từ Thầy. ‘Trở về mau quá!’ Thầy nói. Ngay lập tức, anh ta cúi lạy, phủ phục bản thân mình, và nói ‘Bây giờ, cám ơn thầy về mọi điều thầy đã làm cho tôi. Tôi phải ra đi bây giờ.’ Thầy nói ‘Trở về mau quá!’

Huyền Giác đáp ‘Vốn tự không động thì đâu có mau?’ Một cuộc đương đầu khác, bây giờ nó bắt đầu từ phía đệ tử. Thầy hài lòng; thầy đã đồng ý, thầy đã nói ‘Đúng thế! Đúng thế!’ Một phần được hoàn thành, nhưng đối thoại này, là toàn bộ, phải có phần khác nữa. Bây giờ đệ tử này khích bác Thầy, anh ta nói ‘Vốn tự không động thì đâu có mau?’ Vật lí hiện đại cũng nói vậy. Phật giáo bao giờ cũng nói vậy. Vật lí hiện đại, đồng ý ở nhiều điểm với trực giác của Phật; thực ra, vật lí hiện đại gần như là Phật giáo. Nếu bao giờ sẽ có bất kì gặp gỡ nào giữa khoa học và tôn giáo, nó sẽ xảy ra giữa Phật giáo và khoa học, qua Phật giáo và khoa học. Ki tô giáo tụt lại xa đằng sau – có vẻ gần như ấu trĩ, Do Thái giáo cũng vậy, Hồi giáo cũng vậy. Hindu giáo tới gần hơn một chút, Jaina giáo gần thêm một chút, nhưng Phật giáo là song song. Bất kì cái gì khoa học hiện đại đã khám phá ra đều được khám phá bởi Phật từ hai mươi nhăm thế kỉ trước. Tất nhiên, trong ngôn ngữ khác mà nó đã được diễn đạt – nó không là ngôn ngữ của toán học, nó là ngôn ngữ của thơ ca – nhưng thông điệp là một; thơ ca đó có thể được dịch thành toán học.

‘Vốn tự không động thì đâu có mau?’

Thầy nói ‘Cái gì biết không động?’ Nếu chuyển động là không thực thế thì người biết nó không thể thực. Ai biết? Ai là nhân chứng của nó? Nếu mơ là không thực, người mơ không thể là thực. Khi mơ được thấy là không thực, người mơ cũng được thấy là không thực. Chúng xuất hiện cùng nhau, chúng biến mất cùng nhau – chúng là các mặt của cùng một đồng tiền. ‘Nếu chuyển động là không thực’ Thầy nói ‘thế thì ai biết? Ai là điều này mà tuyên bố chuyển động là không thực hay tương đối?’

Huyền Giác nói ‘Thầy tự phân biệt. Thầy hỏi tôi tại sao tôi trong vội vàng thế. Thầy đã phân biệt, thầy đã tạo ra thời gian với câu hỏi của thầy. Tôi đơn giản là lễ phép khi trả lời thầy. Thầy là nguyên nhân của nó.’

Thầy sung sướng mênh mông và kêu lên ‘Ngươi đạt ý bất sinh rất sâu!’ Vì nếu người ta có thể biết, nếu người ta có thể thấy, rằng thời gian là không thực, thế thì sinh và tử cả hai đã biến mất – vì chúng tồn tại trong thời gian, chúng là các biến cố của thời gian. Nếu bản thân thời gian là không thực, thế thì sinh và tử biến mất. Đây là giải thoát. Và đó là điều xảy ra trong thiền sâu: bạn đi tới thấy rằng thời gian là không thực.

Khoảnh khắc tâm trí dừng lại, thời gian dừng lại; chúng dừng lại cùng nhau. Do đó Phật tử nói: Tâm trí là thời gian. Chúng là đồng nghĩa, chúng là hai cái tên cho một hiện tượng. Chính chuyển động của tâm trí tạo ra chuyển động của thời gian. Chính tâm trí chuyển động tạo ra ảo vọng về thời gian chuyển động. Một khi tâm trí dừng lại, là im lặng hoàn toàn, ý nghĩ biến mất và không cái gì chuyển động, mọi thời gian biến mất. Mỗi lúc bạn xuyên thấu vào trong thiền, thời gian dừng lại, đồng hồ dừng lại, thế giới dừng lại. Thế thì bạn không trong quá khứ không trong tương lai thậm chí không trong hiện tại; bạn đơn giản hiện hữu. Không có thời gian – bạn không thể có quan hệ bản thân bạn với thời gian. Cho nên định nghĩa tốt nhất về thiền là ‘trạng thái vô thời gian’ hay ‘trạng thái của vô trí’.

Thầy nói ‘Ngươi đạt ý bất sinh rất sâu!’

Nhưng Huyền Giác lại nhận xét ‘Bất sinh há có ý sao? Nếu không có thời gian, không có sinh. Nếu không có sinh, nghĩa của bất sinh là gì?’ Mọi nghĩa phụ thuộc vào cái đối lập của nó. Nếu ai đó hỏi bạn sáng là gì, bạn sẽ phải mang tối vào để định nghĩa nó. Nếu ai đó hỏi bạn mạnh khoẻ là gì, bạn sẽ phải mang bệnh vào để định nghĩa nó. Mọi từ có nghĩa trong ngữ cảnh của cái đối lập của nó. ‘Bất sinh há có ý sao?’ Huyền Giác lại tấn công. Anh ta đã không thể khích bác Thầy lần thứ nhất, anh ta muốn kéo Thầy vào tranh cãi.

Nhưng bạn không thể kéo Thầy vào tranh cãi được; thầy không có đó để tranh đấu, thầy không có đó để tranh cãi. Đó là lí do tại sao thầy đồng ý một cách vui sướng ‘Ngươi đạt bất sinh rất sâu!’ Đây không phải là cách tranh cãi. Biện luận ngụ ý rằng cho dù bạn không đúng, cho dù bạn thấy rằng bạn không đúng, bạn liên tục nhấn mạnh rằng bạn là đúng và người kia là sai. Biện luận là hành trình bản ngã, tiết mục bản ngã. Bạn không thể tranh cãi với Thầy vì không có người nào cả. Bạn có thể có đối thoại với Thầy nhưng không có biện luận. Bất kì khi nào thầy thấy ra vấn đề rằng bạn đã tới gần chân lí, thầy sẽ lập tức khẳng định điều đó, thầy sẽ nói ‘Điều này là vậy, điều kia là vậy. Ông đúng.’ Vấn đề không phải là ai đúng, vấn đề bao giờ cũng là cái gì là đúng.

Thấy khác biệt này đi. Khi bạn thảo luận với ai đó nó không bao giờ là vấn đề về chân lí, vấn đề là ‘Ai đúng, anh hay tôi?’ Bạn sẽ bắt gặp nhiều ví dụ như thế này trong kinh sách Phật giáo, và đôi khi bạn sẽ có cảm giác một đối thoại lớn, thảo luận lớn, biện luận lớn, sẽ bắt đầu. Và nếu bạn quen đọc các sách phương Tây, các đối thoại của Plato nơi Socrates cứ liên tục tranh cãi và tranh cãi, bạn sẽ mong đợi cái gì đó giống điều đó. Nhưng bạn sẽ bị thất vọng vì với Thầy khoảnh khắc bất kì cái gì đi tới gần chân lí, thầy sẽ lập tức khẳng định. Dù nó tới từ bạn hay từ bất kì người nào khác – điều đó không thành vấn đề. Chân lí thành vấn đề; nó tới từ ai là không liên quan. Đó không phải là xung đột bản ngã.

Huyền Giác đã muốn kéo Thầy… Anh ta đã muốn thử Thầy, kiểm tra xem liệu anh ta có thực sự tìm thấy hiền nhân hay chỉ là ảo vọng. Người này có cái đẹp mênh mông, duyên dáng, có đôi mắt sâu thẳm, có năng lượng yêu lớn quanh người đó, nhưng người ta phải cẩn thận – mọi điều này có thể chỉ được tu luyện. Nếu người ta thực hành đủ lâu, mọi sự gần như bắt đầu có vẻ dường như chúng là thực. Cho nên lần nữa anh ta nói ‘Bất sinh há có ý sao?’

Thầy nói ngược lại ‘Không có ý, cái gì biết phân biệt?’ Chúng ta có thể phân biệt chỉ nếu có nghĩa trong lời. Nếu không có nghĩa trong lời thế thì không có khả năng cho phân biệt. Thế thì bạn không thể nói ‘Đây là ngày’ và thế thì bạn không thể nói ‘Đây là đêm.’ Làm sao bạn sẽ phân biệt được nếu không có nghĩa trong lời? Nếu lời chỉ là vô nghĩa thế thì không phân biệt nào là có thể.

Huyền Giác nói ‘Phân biệt cũng không phải ý.’ Anh ta liên tục nhấn mạnh ngày càng sâu hơn: anh ta muốn thấy liệu Thầy có trở nên giận không, liệu Thầy có nói cái gì đó chứng tỏ rằng mọi ‘tính hiền nhân’ này chỉ là tu luyện không.

Thầy đã hạnh phúc thế, thầy cười. Thầy kéo Huyền Giác lại gần mình, thầy ban phúc lành cho anh ta và nói ‘Lành thay! Lành thay!’

Đây là đối thoại kì lạ. Bạn cảm thấy cái gì trong đối thoại duy nhất này? Tính duy nhất của nó là gì? Nó là duy nhất vì ở đây hai người của sức mạnh vô hạn đối diện nhau mà không có bất kì cạnh tranh nào; hai người của chân lí đối diện nhau mà không có bất kì biện luận nào. Điều này chỉ xảy ra khi sức mạnh là thực. Chỉ sức mạnh thực mới có năng lực chấp nhận chân lí của người kia. Khi sức mạnh không là thực bạn bao giờ cũng phòng thủ: bạn sợ bạn có thể bị phơi ra. Khi sức mạnh là không thực bạn di chuyển thận trọng; bạn không thể nói người kia là đúng vì thế thì bạn sai. Khi sức mạnh là không thực nó bao giờ cũng là sức mạnh bản ngã. Sức mạnh thực không phải là của bạn; sức mạnh thực là của cái toàn thể, của cái toàn bộ. Điều này chỉ xảy ra khi sức mạnh là thực. Sức mạnh thực ngụ ý sức mạnh thuần khiết, không trên người khác.

Phân biệt này phải được hiểu. Có hai loại sức mạnh trên thế giới: một là sức mạnh trên người khác, cái chính là quyền lực chính trị là gì. Các vua có nó, các chính khách và các nhà độc tài, nhưng nó là bất lực; sâu bên dưới nó là nghèo. Họ đang che giấu cái gì đó – sự bất lực của họ – trong việc la hét về quyền lực. Họ chỉ đang tạo ra quyền lực quanh bản thân họ để cho họ không cần đối diện với bất lực của họ. Sức mạnh tôn giáo, sức mạnh tâm linh, không phải là sức mạnh trên người khác; nó đơn giản là sức mạnh, nó chỉ là sức mạng thuần khiết. Nó không có tham chiếu tới người khác, đó là lí do tại sao nó có thể khiêm tốn thế, hồn nhiên thế. Sức mạnh thuần khiết là ở chỗ hiền nhân có sự xuất sắc còn chính khách và nhà độc tài hầu hết thiếu. Đó là lí do tại sao tôi nói đi nói lại rằng chính trị và tôn giáo là đối lập đối xứng. Chính khách không thể có tính tôn giáo; điều đó là không thể được về bản chất. Người tôn giáo không thể là chính khách; điều đó nữa cũng là không thể được về bản chất. Họ đi vào trong các loại sức mạnh khác nhau. Một đằng là sức mạnh trên người khác, đằnh kia đơn giản là trống rỗng bên trong và sức mạnh là của Thượng đế. Nó giáng xuống bạn vì bạn là trống rỗng, bạn trở thành đầy nó. Sức mạnh trên người khác có tính phá huỷ. Sức mạnh thuần khiết là tính sáng tạo thuần khiết.

 

Từ “Mặt trời mọc buổi tối”, Ch.1