Làm đẹp cho bản thân và thế giới

Tôi càng nhìn vào bản thân tôi, tôi càng thấy rằng tôi là người yêu mình thế – và mối quan tâm duy nhất và thực của tôi là không chứng ngộ, giải thoát gì… và mọi điều đó, trừ cái đẹp. Tôi muốn làm cho bản thân tôi và thế giới đẹp như có thể được. Và cái đẹp của những cái đẹp dường như không hiện hữu. Tôi có là học trò ổn của thẩm mĩ của thầy không?

 

Có, Prabuddha, đó là điều người khác đã gọi là chứng ngộ, giải thoát, moksha. Không hiện hữu là là điều đẹp nhất. Hiện hữu là bị giới hạn, và mọi giới hạn có cái xấu. Giới hạn là xấu; nó là nghèo, nó là bần cùng. Không hiện hữu ngụ ý vô giới hạn, vô hạn: nó là giầu có, nó là siêu dư thừa.

Và nhớ, ba trung tâm này bao giờ cũng là những trung tâm của tôn giáo: satyam, shivam, sunderam. Satyam nghĩa là chân, shivam nghĩa là thiện, sunderam nghĩa là mĩ.

Có những tôn giáo đã từng định tâm trên quan niệm chân. Có những tôn giáo được định tâm trên quan niệm về thiện. Và có những tôn giáo bây giờ sẽ được định tâm trên quan niệm về mĩ – và mĩ là cao nhất. Satyam là trung tâm thứ nhất, shivam là thứ hai, sunderam là thứ ba và cao nhất.

Chân lí là thứ nhất, thấp nhất. Bạn sẽ ngạc nhiên rằng chân lí là bước thấp nhất. Tại sao? Vì chân lí là quan niệm logic – khô khan, bốc đầu; nó có mùi vị của chặt chẻ logic. Chân lí làm cho người ta khô khan, tựa sa mạc, và tôn giáo mà đã phụ thuộc vào chân lí đã trở nên rất rất khô khan. Jaina giáo là rất khô khan; kinh sách Jaina có vẻ giống như sách toán, logic – bạn sẽ không tìm thấy bất kì ốc đảo nào ở đó, nó toàn là sa mạc – dường như ý tưởng về đẹp đã không được nghe thấy chút nào.

Bước thứ hai, tốt hơn một chút, là bước về thiện. Vấn đề không chỉ là lộn xộn logic, nhưng là việc sống nó. Nó không chỉ là triết lí, mà là sống. Phương Tây đã chưa giũ sạch bước thứ nhất. Tâm trí Hi Lạp đã bắt rễ rất nhiều vào ý tưởng về chân lí, và tâm trí phương Tây vẫn còn được bắt rễ ở đó, nó đã không chuyển ra khỏi đó. Mọi triết lí phương Tây đều nghĩ về chân lí, và một cách tự nhiên họ trở thành chặt chẻ logic, biện luận. Ở phương Tây triết gia không cần sống chân lí của người đó; mọi điều được cần là ở chỗ người đó phải nhất quán trong các phát biểu của mình, không phải là người đó phải nhất quán trong cuộc sống của người đó.

Đã có một triết gia ở Hi lạp đã sống lâu, ông ấy sống chín mươi năm, và ông ấy dạy tự tử và bảo mọi người rằng tự tử là điều logic duy nhất để làm. Điều này là có thể ở Hi Lạp vì bạn không đòi hỏi bản thân triết gia sống điều đó, mọi điều bạn yêu cầu ông ấy là ở chỗ bất kì cái gì ông ấy nói, ông ấy phải  chứng minh một cách logic. Và ông ấy đã chứng minh điều đó một cách logic; rất đơn giản để chứng minh rằng sự sống là vô nghĩa, cái gì khác có thể đơn giản hơn? Chứng minh rằng sự sống có bất kì nghĩa nào gần như là không thể được. Chứng minh rằng sự sống là vô nghĩa là hiển nhiên. Nhưng khi triết gia này đã trở nên rất già và trên giường chết, ai đó đã hỏi ‘Thưa ông, ông đã sống cuộc sống thực sự lâu, và cả đời mình ông đã từng dạy rằng tự tử là kết luận đúng, logic. Tại sao ông không tự tử?’ Ông ấy nói ‘Làm sao tôi có thể tự tử được, vì tôi phải dạy triết lí của tôi, tôi phải lan toả thông điệp của tôi? Làm sao tôi có thể? Nếu tôi có thể sống lâu thêm chút nữa tôi sẽ cố sống lâu thêm chút nữa, vì thông điệp này, lời này, phải được lan toả.’

Ở Ấn Độ, các tôn giáo đã định tâm quanh quan niệm thứ hai: thiện. Ở Ấn Độ đây là vấn đề cơ bản: nếu ai đó nói cái gì đó, điều đầu tiên mọi người hỏi là ‘Ông có sống nó không?’ Chừng nào bạn chưa đưa ra bằng chứng bởi cuộc sống của bạn, nó toàn là vô nghĩa, nó toàn là nói lắp bắp. Nếu bạn nói cái gì đó, thế thì sống nó đi. Nếu bạn nói Thượng đế hiện hữu, thế thì sống cuộc sống dường như Thượng đế hiện hữu đi. Nếu bạn nói nghiệp xấu, hành động xấu, sẽ mang tới hậu quả xấu và bạn bị mắc vào làm điều xấu nào đó, bạn đã bác bẻ triết lí của bạn, thế thì không ai sẽ lắng nghe bạn. Bạn có thể là logic như có thể được, nhưng không ai sẽ đi theo bạn. Cuộc sống của bạn phải nhất quán với logic của bạn; điều bạn nói phải được sống. Đó là trạng thái thứ hai.

Các tôn giáo của quá khứ đã hoặc là thuộc giai đoạn thứ nhất hoặc giai đoạn thứ hai. Giai đoạn thứ ba, cao nhất, đang tiến hoá: tôn giáo của mĩ – thẩm mĩ, cái đẹp. Đó là lí do tại sao tôi nói thứ nhất là logic, thứ hai là đạo đức, và thứ ba là thẩm mĩ. Cái thứ ba không là gì ngoài thẩm mĩ. Người đang cố là thiện phải áp đặt cái thiện lên bản thân mình; người đó phải thực hành và tu luyện nó. Sâu bên dưới có chia chẻ, và chia chẻ đó sẽ còn lại.

Bạn nghĩ vô dục là tốt; về logic bạn đã đi tới kết luận rằng vô dục là tốt, rằng tính dục chỉ là phí hoài sinh lực, và rằng nó cũng là ngu xuẩn nữa, và rằng nó cũng giống con vật nữa, và rằng chừng nào bạn chưa siêu việt trên tính dục, bạn sẽ không có khả năng siêu việt trên thân thể bạn, vì thân thể là thân thể của dục. Nó bao gồm dục, nó được làm từ các tế bào dục; nó đã được sinh ra qua dục và nó muốn sinh sản qua dục. Thân thể là lĩnh vực của dục. Cũng như thân thể bạn sẽ không bao giờ biết hồn, phần không dục của bạn. Về logic bạn đi tới kết luận rằng vô dục là tốt. Bây giờ, bạn định làm gì? Nếu bạn là người Hi Lạp, thế thì điều này là đủ, bạn đã làm mọi điều bạn có thể làm; bạn liên tục sống trong tính dục và bạn liên tục nói về vô dục. Nhưng nếu bạn là người Hindu, điều này là không đủ; bạn bắt đầu cố là vô dục. Bạn áp đặt các hình mẫu, bạn làm bài luyện tập, bạn tu luyện cấu trúc nào đó quanh bản thân bạn để cho vô dục được hỗ trợ và dục bị phá huỷ. Điều này có thể được làm: người ta có thể tu luyện bản thân người ta, người ta có thể ước định bản thân người ta sâu tới mức trên bề mặt dục biến mất. Nhưng về vô thức thì sao? Về luồng sinh lực sâu hơn của bạn thì sao? Dục biến mất ở đó và làm ô uế cội nguồn của bạn.

Trạng thái thứ ba, tôn giáo của cái đẹp, sẽ có nền tảng khác toàn bộ. Nó sẽ không tin vào tu luyện, vì tu luyện đem tới đạo đức giả, và đạo đức giả là xấu. Nó sẽ không tin vào việc tạo ra tính cách, vì khi bạn tạo ra tính cách nó không bao giờ là tính cách thực – vì nó đã không nảy sinh từ cội nguồn bên trong nhất của bạn, nó đã được đặt ở đó từ bên ngoài; nó không là gì ngoài ước định. Thôi miên hay tự thôi miên – nhưng nó đã không nở hoa trong con người bạn, nó không là hương thơm của bạn; nó là xấu.

Nhìn một người đang sôi lên bên trong với giận và trên bề mặt biểu lộ rằng người đó là hiền nhân là điều xấu nhất trên thế giới vì nhị nguyên này, sự phân liệt này, sự chia chẻ này làm cho người đó liên tục vật lộn bên trong bản thân người đó. Người đó không bao giờ thoải mái, không bao giờ nghỉ ngơi – người đó không thể thế được, người đó không thể đảm đương được: nếu người đó nghỉ ngơi, mọi điều người đó đã đè nén sẽ bắt đầu dâng lên đầu người đó. Nếu người đó thảnh thơi, ngay lập tức tính cách biến mất, và bất kì cái gì người đó đã kết án như vô tính cách chiếm quyền sở hữu người đó. Kiểu người này thậm chí không thể có ngày nghỉ được. Người đó phải liên tục canh gác bản thân mình: người đó trở thành tù nhân riêng của người đó và cai tù riêng của người đó. Cuộc sống của người đó là cuộc sống của khổ.

Đó là lí do tại sao cái gọi là các thánh nhân của bạn, người sống trong loại tôn giáo thứ hai là buồn thế. Bạn không biết nỗi khổ của họ; khổ của họ nhiều hơn khổ của bạn nhiều. Khổ của bạn là trên bề mặt, khổ của họ là rất sâu. Khổ của họ là tranh đấu thường xuyên với bản thân họ. Họ đã phân chia bản thân họ thành hai: người kiểm soát và cái bị kiểm soát. Và tranh đấu là không chấm dứt; lúc thì phần này sẽ thắng và lúc thì phần kia sẽ thắng. Và nó bao giờ cũng sẽ vẫn còn không kết thúc được vì cả hai đều là bạn. Nó giống như làm cho tay phải của bạn đánh nhau với tay trái. Bạn có thể tiếp diễn mãi… bạn sẽ kiệt sức bởi điều đó, nhưng nhưng sẽ không có thắng lợi cuối cùng. Và nó toàn là trò chơi. Bạn có thể cho bên phải thêm chút ít năng lượng, và bên phải thắng, và bạn có thể cho bên trái thêm chút ít năng lượng, và bên trái thắng. Khi bạn muốn bên phải thắng, bạn làm cho bên trái giả vờ yếu; khi bạn muốn bên trái thắng, bạn để bên phải giả vờ yếu – nó toàn là giả vờ, nó toàn là đạo đức giả.

Loại tôn giáo thứ nhất tạo ra những người theo cái đầu – chỉ nói miệng, logic. Loại tôn giáo thứ hai tạo ra những người là đạo đức giả – phân chia, chia chẻ, thần kinh. Thế giới đã khổ từ hai loại người này quá nhiều.

Trong loại thứ ba, có cảnh quan khác toàn bộ: tôn giáo là của cái đẹp. Nếu tôn giáo là của cái đẹp, nó không thể cho phép bất kì chia chẻ nào trong bạn, vì mọi cái đẹp là đẹp hữu cơ; nó nảy sinh từ sự thống nhất. Người ta phải là một: không đè nén, không tính cách, không đạo đức – đó là điều tôn giáo là gì. Đó là lí do tại sao Thiền nhân liên tục nói không có đạo đức, không tốt, không xấu, không thiên đường, không địa ngục. Bạn trở nên sợ.

Nhiều câu hỏi đã tới hôm nay rằng nếu không có đạo đức thế thì cái gì sẽ xảy ra? Mọi người sẽ trở thành rất vô đạo đức. Bạn có nghĩ họ là đạo đức bây giờ không? Đạo đức của bạn và thuyết giảng của các thời đại có giúp theo bất kì cách nào không? Ai đó đã hỏi ‘Có kẻ giết người trên thế giới, kẻ sát hại trên thế giới; nếu không có đạo đức và đạo đức không được dạy, cái gì sẽ xảy ra?’

Và đạo đức đã từng ở đây trong mười nghìn năm hay hơn. Cái gì đã xảy ra? Có ít giết người hơn không? Họ có giảm đi không? Họ đang tăng lên. Và đạo đức đã từng ở đây – từ Moses tới Mahatma Gandhi. Đạo đức đã từng ở đây và thầy giáo đạo đức đã từng ở đây – đạo đức ở đâu? Có ngày càng nhiều tội ác mọi ngày. Ngày càng nhiều nhà tù, ngày càng nhiều bố trí cảnh sát, ngày càng nhiều quân đội được cần mọi ngày. Và đạo đức đã từng ở đó. Bạn nghĩ nó đã giúp đỡ chăng? Nó đã không giúp đỡ; thực ra, nó đã làm trầm trọng thêm tình huống. Nó đã không giúp đỡ mọi người để trở nên đạo đức, nó đã chỉ giúp họ trở thành người đạo đức giả.

Và người đạo đức giả là người vô đạo đức nhất ở đó vì người đó giả vờ là điều này và người đó là cái gì đó khác. Người đó có mặt để trưng ra cho mọi người và thực tại khác ẩn đằng sau; người đó sống qua các mặt nạ. Người đó sống trong khổ, và người đó tạo ra khổ quanh bản thân người đó. Người đó đã phá huỷ tự nhiên, tính tự phát, trong con người vì người đó tin vào tu luyện, và văn minh hoá. Người đó tin rằng mọi người nên bị bắt buộc là tốt.

Bây giờ, không có cách nào để bắt buộc bất kì người nào là tốt. Thực ra, nếu bạn bắt buộc bất kì người nào là tốt, bạn đang bắt buộc người đó là xấu. Nếu người đó có bất kì can đảm nào, người đó sẽ nổi dậy chống lại bạn. Nếu người đó có bất kì thông minh nào, người đó sẽ phản ứng chống lại bạn: người đó sẽ trở thành chính cái đối lập với điều bạn muốn người đó là.

Đạo đức của bạn, và tôn giáo thuyết giảng nó, chỉ đã tạo ra nổi dậy trên thế giới. Nó đã tạo ra phản ứng trong mọi người; mọi người đã đi sang chính mục đích đối lập. Nếu một người có bất kì sức mạnh, quyền lực, nhân phẩm nào, người đó sẽ đi ngược lại điều đó vì tuân theo mệnh lệnh, vâng lời là nhục nhã thế. Chừng nào vâng lời chưa tới từ con người bên trong của bạn từ yêu và tin cậy, nó là xấu. Nhưng khi nó tới từ bên trong tim bạn, nó không phải là vâng lời chút nào, vì bạn không đi theo bất kì người nào khác, bạn đang đi theo bản thân bạn.

Nếu bạn rơi vào yêu với Christ và thế rồi có vâng lời, đó là loại việc khác toàn bộ. Bạn đang trong yêu; nó tới từ yêu. Christ không ép buộc nó lên bạn, ông ấy không nói ‘làm cái này, và nếu ông không làm ông sẽ bị đoạ địa ngục’; ông ấy không thao túng bạn. Ông ấy yêu bạn, và bất kì cái gì ông ấy đã thu được, đạt được, bất kì cái gì ông ấy đã biết, đã trải nghiệm, ông ấy chia sẻ cùng bạn. Vấn đề cho bạn là chọn hay không chọn.

Đó là điều tôi đang làm ở đây. Không đạo đức nào được dạy ở đây. Không tính cách nào bị áp đặt ở đây. Tôi đơn giản chia sẻ niềm vui của tôi với bạn. Nếu niềm vui đó trở thành lây nhiễm, nếu bạn bắt đầu cảm thấy được tôn lên bởi nó, bạn được hấp dẫn bởi nó, nó trở thành từ lực trong bạn và bạn bắt đầu sống nó, đó là việc của bạn. Bạn đã chọn nó; không ai đã thao túng bạn theo bất kì cách nào.

Khi cuộc sống của bạn nở hoa từ cội nguồn của bạn, nó là đẹp, nó có cái đẹp, sunderam, nó là thẩm mĩ. Thế thì không có khả năng nào của đạo đức giả.

Thế giới đã trở nên quá giả dối vì các giáo lí đạo đức – cái giả dối đó phải bị lấy đi. Tôi nói với bạn rằng nếu bạn có bất kì can đảm nào bạn sẽ nổi dậy chống lại mọi lời răn. Thầy thực không thể ra lệnh. Sự hiện diện của thầy làm cho việc xảy ra – đó là điều khác toàn bộ – nhưng thầy không bao giờ ra lệnh trực tiếp, thầy sẽ không bao giờ cho bạn những thứ kiểu như Mười lời răn. Thầy cho bạn yêu của thầy, và từ yêu mọi thứ bắt đầu xảy ra.

Yêu là lực tiềm năng thế.

Và có những người là yếu, người không có can đảm, và có những người tầm thường – họ sẽ không nổi dậy, họ sẽ đầu hàng trước sức ép của xã hội, người thuyết giảng, tu sĩ, tôn giáo, nhà thờ. Họ sẽ đầu hàng; trong việc đầu hàng của họ, họ sẽ là kẻ hèn, bằng việc đầu hàng họ sẽ trở nên thậm chí hèn hơn, trong đầu hàng của họ, họ sẽ trở thành xấu. Thấy ra vấn đề đi: nếu bạn đầu hàng vì sợ, bạn trở thành xấu, vì làm sao sợ có thể là đẹp? Và nếu bạn nổi dậy bạn trở thành giận, và làm sao giận có thể là đẹp? Theo cả hai đằng việc thuyết giảng của các người đạo đức và người khắt khe đạo đức đã là phá huỷ với nhân loại.

Không thêm nó nữa! Tương lai thuộc về phẩm chất khác toàn bộ của tôn giáo. Thiền chỉ là người đưa tin – nhiều điều nữa sẽ tới – nó chỉ là tia sáng đầu tiên, sáng suốt đầu tiên. Mọi người cần không trong giận, và mọi người cần không sống từ sợ. Mọi người phải sống từ bản tính của họ, con người tự phát. Mọi người phải là bản thân họ, thế thì có cái đẹp.

Tại sao cây đẹp thế? Bạn đã bao giờ thấy cây xấu chưa? Bạn sẽ ngạc nhiên, suy ngẫm về nó đi – bạn đã bao giờ thấy cây xấu chưa? Bạn đã bao giờ thấy con công xấu hay con chim bồ câu xấu hay con hươu xấu chưa? Bạn đã bao giờ thấy con hổ xấu chưa? Thế thì tại sao bạn bắt gặp đàn ông xấu và đàn bà xấu? Tại sao? Cái gì đó đã đi sai với con người, cái gì đó đã được làm cho bản tính của con người.

Toàn thể tự nhiên là đẹp, vì nó là tự nhiên, vì không có tu sĩ và không có nhà thờ và không có nhà đạo đức đi quanh dạy cho cây là có tính cách, là tốt; dạy cho chim là cách này hay cách nọ; cho kỉ luật và lời răn. Con người phải quay lại sự hồn nhiên của mình. Đó là thông điệp của Thiền.

Bạn nói, Prabuddha: Tôi càng nhìn vào bản thân tôi, tôi càng thấy rằng tôi là người yêu mình thế – và mối quan tâm duy nhất và thực của tôi là không chứng ngộ, giải thoát gì… và mọi điều đó, trừ cái đẹp.

Nhưng đó là điều chứng ngộ là gì. Bạn không là người yêu mình đâu. Đừng dùng những từ như thế vì chúng có thể trở thành kết án, và một khi kết án đi vào trong con người bạn, bạn bắt đầu trở thành xấu. Đừng dán nhãn cho bản thân bạn, và đừng bị người khác dán nhãn.Vẫn còn tự do với các nhãn vì nhãn là nguy hiểm: một khi bạn dùng từ nào đó về bản thân bạn, bạn có xu hướng nghĩ rằng bạn là cái đó. Tránh các từ và nhìn vào trong thực tại. Bây giờ, dùng từ ‘người yêu mình’ là nguy hiểm: bạn đã kết án bản thân bạn, bạn đã chấp nhận rằng cái gì đó là sai với bạn. Một khi bạn chấp nhận rằng cái gì đó là sai với bạn, bạn không thể thoải mái với bản thân bạn.

Không cái gì sai. Và mối quan tâm này về cái đẹp là mối quan tâm về chứng ngộ. Chứng ngộ làm mọi người thành đẹp. Bạn đã bao giờ quan niệm bất kì người nào đẹp hơn Phật hay Huyền Giác hay Bồ đề đạt ma hay Huệ Năng? Cứ nghĩ về Phật một chốc. Cái đẹp thế chưa bao giờ bước trên trái đất, duyên dáng thế…

  1. G. Wells hay nói rằng Phật là con người phi thượng đế nhất trong lịch sử nhân loại, và là sùng đạo nhất. Và ông ấy là đúng: phi thượng đế nhất và sùng đạo nhất. Chưa bao giờ có cái đẹp như thế đã bước đi, chưa bao giờ có cái đẹp như thế được tìm thấy nằm trong bất kì người nào. Nó đã từ đâu tới? Nó đã tới từ chứng ngộ của ông ấy – từ sáng suốt của ông ấy mà mọi thứ là thiện lành; từ sáng suốt của ông ấy mà không có nhu cầu đi bất kì đâu, tất cả là ở đây; từ sáng suốt của ông ấy mà người ta phải bỏ mọi khao khát về chân lí, nghĩa, Thượng đế. Khao khát đó làm cho người ta thành xấu, khao khát đó làm cho người ta căng thẳng, khao khát đó tạo ra phiền não. Sáng suốt đó đã xảy ra, và ông ấy đã trở thành Thượng đế – ngay lập tức ông ấy đã trở thành Thượng đế. Thế thì đã có cái đẹp vô hạn, thế thì đã có sự huy hoàng. Thế thì ông ấy trở thành một phần của cây và chim và núi và sao và sông. Ông ấy đã trở thành lại là tự nhiên, ông ấy đã trở thành lại là hồn nhiên.

Bạn nói: Tôi muốn làm cho bản thân tôi và thế giới đẹp như có thể được.

Bây giờ, đẹp không phải là thứ mà bạn có thể làm bất kì cái gì. Nếu bạn bắt đầu làm bất kì cái gì về nó, bạn sẽ làm cho nó xấu đi – đó là cách thế giới đã trở thành xấu thế. Đừng cố làm cho thế giới thành đẹp. Và đừng cố làm cho bản thân bạn thành đẹp, vì nếu bạn cố làm cho bản thân bạn thành đẹp, cái đẹp đó sẽ là giả. Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ tìm mĩ phẩm? quần áo đẹp? Nó có giúp đỡ không? Bạn có thể có kiểu cắt tóc nào đó, bạn có thể có quần áo được chế tạo đẹp, bạn có thể có nhà đẹp được trang hoàng một cách thẩm mĩ, nhưng nó sẽ làm cho bạn thành đẹp không? Nó sẽ giúp bạn theo bất kì cách nào không?

Đẹp không phải của bên ngoài, đẹp là của bên trong; nó ở bên trong bạn. Để tôi nhắc nhở bạn lần nữa. Martin Heidegger là đúng khi ông ấy nói nó là việc thoát ra; nó phải được thoát ra. Bạn phải mở ra, và hương thơm sẽ được toả ra. Bạn là nụ, và bạn phải trở thành hoa, có vậy thôi. Đừng nghĩ dưới dạng làm cho thế giới thành đẹp, bằng không bạn sẽ trở thành nhà truyền giáo – và nhà truyền giáo là một trong những thứ xấu nhất trên thế giới. Và đừng nghĩ làm cho bản thân bạn đẹp. Vấn đề không là làm chút nào, vấn đề là hiện hữu.

Hiện hữu đi. Trong tĩnh lặng của bạn, trong im lặng của bạn, trong tính thiền của bạn – khi bạn đơn giản hiện hữu – có và chỉ có cái đẹp. Trong cực lạc đó của hiện hữu đơn giản, của hiện hữu thuần khiết, là đẹp. Trong im lặng đó, đẹp lấy hình tướng. Bài ca trở thành nghe được, hình tướng trở thành thấy được, cái không biết trở thành được biết.

Đừng nói rằng bạn không quan tâm tới chứng ngộ, vì  nếu bạn không quan tâm tới chứng ngộ, bạn sẽ không bao giờ là đẹp. Theo dõi lời bạn dùng, vì lời đã trở thành rất rất quan trọng; mọi người sống bởi chúng, và tương ứng với chúng.

Đẹp có đó – đó là thông điệp bền bỉ của Thiền – làm thoát nó ra. Bạn không trở thành đẹp, bạn là đẹp; mọi điều được cần là loại bỏ tảng đá. Ai đang cản trở con đường? Việc huyên thuyên thường xuyên này trong tâm trí làm cho bạn thành què. Nỗ lực thường xuyên này để là cái gì đó: là giầu hơn, là đẹp hơn, là chứng ngộ hơn – việc tìm kiếm thường xuyên này về nhiều hơn làm cho bạn thành xấu, làm cho bạn thành tham. Quên về ‘nhiều hơn’ đi. Tận hưởng cái bạn có. Trong mãn nguyện đó là đẹp; mãn nguyện đó là đẹp. Tận hưởng cái đang sẵn có đi; đừng khao khát cái mà không sẵn có. Tâm trí không bao giờ quan tâm tới cái bạn có. Và bạn có thể tận hưởng chỉ cái bạn có. Không ai có thể tận hưởng cái mà người ta không có.

Bây giờ, nhìn vào thế khó xử này. Tâm trí bao giờ cũng nói ‘Có cái đó đi vì cái đó là đẹp. Ở đó sẽ là tốt, nó sẽ là tuyệt vời, kì diệu.’ Nhưng khi bạn đạt tới đó, tâm trí đã đi lên trước. Bây giờ nó nói ‘Đi tới kia. Người đàn bà kia là đẹp, không phải người này.’ ‘Người kia’ bao giờ cũng đẹp, ‘người này’ không bao giờ đẹp – bao giờ cũng cái kia, cái xa xôi, cách xa, cái không sẵn có. Tìm nó đi. Đến lúc bạn tới đó, bạn được kết thúc. Tâm trí không còn quan tâm tới cái đang đó. Nó bắt đầu lại khao khát cái gì đó nhiều hơn, cái gì đó khác. Tâm trí giữ bạn thường xuyên khổ, thường xuyên không bằng lòng, trong trạng thái sốt, đói, khát – và chẳng vì lí do nào hết cả. Và bạn có mọi thứ mà có thể cho bạn mãn nguyện. Bạn có mọi thứ mà có thể làm cho bạn được siêu bão hoà.

Hiện hữu ở đây đi. Tận hưởng khoảnh khắc này, và mọi cái được chứa trong khoảnh khắc này. Và đột nhiên bạn sẽ thấy rằng cái đẹp được thoát ra. Và không chỉ bạn sẽ thấy rằng cái đẹp được thoát ra, những người khác sẽ trở nên nhận biết rằng cái gì đó đã xảy ra, cái gì đó đã xảy ra trong con người sâu nhất của người này vì người này đã trở nên chói sáng, trong suốt. Ngay cả bộ mặt chất phác bình thường trở thành hoàn toàn đẹp khi có im lặng bên trong. Và ngay cả một bộ mắt rất rất quyến rũ cũng trở thành xấu khi chỉ có lo âu và phiền não và giận và thất vọng bên trong, vì bộ mặt liên tục phơi ra cái được ẩn bên trong bạn, bản ngã của bạn liên tục phản xạ cái ở trong tim bạn.

Là tĩnh lặng, và là đẹp – không có cách khác.

 

Từ “Mặt trời mọc buổi tối”, Ch.6