Có ba người trong bạn. Người-1 – đó là nhân cách. Từ personality-nhân cách bắt nguồn từ gốc Hi Lạp ‘persona’. Trong kịch Hi Lạp họ thường dùng các mặt nạ, và tiếng nói sẽ bắt nguồn từ mặt nạ. ‘Sona’ nghĩa là tiếng nói, âm thanh, và ‘per’ nghĩa là qua mặt nạ. Mặt thực bạn không biết – ai là diễn viên thực. Có mặt nạ, và qua mặt nạ tiếng nói đi tới. Dường như nó đang tới từ mặt nạ, và bạn không biết mặt thực. Từ ‘personality-nhân cách’ là hay, nó bắt nguồn từ drama Hi Lạp.
Và đó là điều đã xảy ra. Trong kịch Hi Lạp họ chỉ có một mặt nạ. Bạn có nhiều. Mặt nạ chồng lên mặt nạ, như các lớp vỏ hành. Nếu bạn bỏ một mặt nạ ra có mặt nạ khác, nếu bạn tháo mặt nạ đó ra lại có mặt nạ khác. Và bạn có thể liên tục tháo và tháo và bạn sẽ ngạc nhiên bạn đang mang bao nhiêu mặt nạ. Bao nhiêu! Trong nhiều kiếp bạn đã từng thu thập chúng. Và tất cả chúng là hữu dụng, vì bạn phải đổi nhiều lần. Bạn đang nói với người hầu, bạn không thể có cùng mặt mà bạn có khi nói với ông chủ của bạn. Và chúng có thể cả hai cùng hiện diện trong phòng: khi bạn nhìn vào người hầu bạn phải dùng mặt nạ này và khi bạn nhìn vào ông chủ của bạn, bạn phải dùng mặt nạ khác. Bạn liên tục thay đổi. Nó gần như đã trở thành tự động – bạn không cần thay đổi, nó tự thay đổi. Bạn nhìn vào ông chủ và bạn mỉm cười. Và bạn nhìn vào người hầu và nụ cười biến mất và bạn tỏ ra khó chịu – khó chịu như ông chủ khó chịu với bạn. Khi ông ta nhìn vào ông chủ của ông ta, ông ta mỉm cười.
Trong một khoảnh khắc bạn có thể đổi mặt bạn nhiều lần. Người ta phải rất rất tỉnh táo để biết người ta có bao nhiêu mặt. Vô số. Chúng không thể được đếm.
Đây là người thứ nhất của bạn, người giả của bạn. Hay bạn có thể gọi nó là bản ngã. Nó đã được trao cho bạn bởi xã hội, nó là món quà từ xã hội – từ chính khách và tu sĩ và bố mẹ và nhà sư phạm. Họ đã trao cho bạn nhiều mặt chỉ để làm cho cuộc sống của bạn được suôn sẻ. Họ đã lấy đi chân lí của bạn, họ đã cho bạn cái thay thế. Và vì những mặt thay thế này bạn không biết bạn là ai. Bạn không thể biết được, vì các mặt thay đổi nhanh thế và chúng nhiều thế, bạn không thể tin cậy vào bản thân bạn được. Bạn không biết đích xác mặt nào là của bạn. Thực ra chẳng mặt nào trong những mặt này là của bạn.
Và Thiền nhân nói: Chừng nào ông chưa biết mặt nguyên bản của ông, ông sẽ không biết Phật là gì. Vì Phật là mặt nguyên bản của bạn. Bạn đã được sinh ra là Phật và bạn đang sống sự giả dối.
Món quà xã hội này phải bị bỏ đi. Đó là nghĩa của tính chất sannyas, việc khai tâm. Bạn là người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo, mặt đó phải bị bỏ. Vì nó không phải là mặt riêng của bạn – nó đã được trao cho bạn bởi người khác, bạn đã bị ước định cho nó. Và bạn thậm chí đã không được hỏi, bạn thậm chí đã không được yêu cầu. Nó đã bị áp đặt một cách cưỡng bức, bạo hành.
Mọi bố mẹ và mọi hệ thống giáo dục là bạo hành. Vì họ không chú ý gì tới bạn. Họ có những ý tưởng tiên thiên, họ đã biết cái gì là đúng. Và họ đặt cái ‘đúng’ lên bạn. Bạn quằn quại, bạn la hét bên trong, nhưng bạn bất lực. Đứa trẻ là bất lực thế và tinh tế thế, nó có thể được tạo khuôn theo bất kì cách nào. Và đó là điều xã hội làm. Trước khi đứa trẻ trở thành đủ mạnh nó đã bị làm què theo cả nghìn lẻ một cách. Bị làm tê liệt, bị đầu độc.
Ngày bạn muốn trở thành có tính tôn giáo, bạn sẽ phải bỏ các tôn giáo. Ngày bạn muốn có quan hệ với Thượng đế bạn sẽ phải bỏ mọi ý thức hệ về Thượng đế. Ngày bạn muốn biết bạn là ai, bạn sẽ phải bỏ mọi câu trả lời đã được trao cho bạn. Mọi cái được vay mượn đều phải bị thiêu cháy.
Đó là lí do tại sao Thiền đã được định nghĩa là: ‘Trực chỉ nhân tâm. Kiến tính thành Phật. Bất lập văn tự. Giáo ngoại biệt truyền.’ Việc truyền tách biệt bên ngoài kinh sách: Koran không thể trao nó cho bạn, Dhammapada không thể trao, Kinh Thánh không thể trao, Talmud và Gita không thể trao. Không kinh sách nào có thể trao nó cho bạn. Và nếu bạn tin vào kinh sách bạn sẽ liên tục bỏ lỡ chân lí.
Chân lí ở trong bạn. Nó phải được đương đầu ở đó. ‘Kiến tính thành Phật. Trực chỉ nhân tâm.’ Bạn không đi bất kì đâu. Và bất kì chỗ nào bạn đi bạn sẽ vẫn còn là người cũ, cho nên phỏng có ích gì? Bạn có thể đi tới Himalayas, điều đó sẽ không làm thay đổi bất kì cái gì. Bạn sẽ mang mọi điều bạn có đi cùng bạn. Mọi điều bạn đã trở thành, mọi điều bạn đã được đóng vai, bạn sẽ mang mọi thứ nhân tạo của bạn. Mặt tổng hợp của bạn, tri thức vay mượn của bạn, kinh sách của bạn, sẽ liên tục bám bên trong bạn. Ngay cả ngồi một mình trong hang ở Himalayas bạn sẽ không một mình. Các thầy giáo sẽ có đó quanh bạn, và các tu sĩ và chính khách và bố mẹ và toàn thể xã hội. Điều đó có thể là không thấy được thế nhưng nó sẽ có đó bên trong bạn xúm vào bạn. Và bạn sẽ vẫn còn là người Hindu ở đó hay người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo. Và bạn sẽ liên tục lặp lại các lời như vẹt. Nó sẽ không thay đổi, nó không thể thay đổi.
Thay đổi thực phải không là của nơi chốn, thay đổi thực phải không là ở bên ngoài, thay đổi thực phải là ở bên trong. Và tôi ngụ ý gì bởi thay đổi thực? Tôi không ngụ ý rằng bạn phải hoàn thiện bản thân bạn, vì hoàn thiện lại là giả dối. Hoàn thiện nghĩa là bạn sẽ liên tục đánh bóng nhân cách của bạn. Bạn có thể làm nó thành đẹp vô cùng – nhưng nhớ, nó càng đẹp, càng nguy hiểm, vì sẽ càng khó bỏ nó.
Đó là lí do tại sao chuyện xảy ra là đôi khi tội nhân trở thành thánh nhân. Nhưng cái gọi là người đáng kính của bạn không bao giờ trở thành vậy. Họ không thể trở thành được – họ có nhân cách có giá trị thế, được trang điểm nhiều thế, được đánh bóng, và họ đã để nhiều đầu tư vào nhân cách, cả đời họ đã là một loại đánh bóng. Bây giờ bỏ những nhân cách đẹp đó đi thì quá đắt. Tội nhân có thể bỏ nó, anh ta không có đầu tư vào trong nó. Thực ra anh ta chán ngán với nó, nó xấu thế. Nhưng làm sao một người đáng kính bỏ nó dễ dàng thế? Nó đã trả giá cho người đó tốt thế, nó đã là lợi nhuận thế. Nó đã làm cho người đó ngày càng được kính trọng hơn, người đó đang đi lên ngày một cao hơn, người đó đang đạt tới cực đỉnh của thành công. Rất khó cho người đó thôi trèo tiếp lên chiếc thang thành công này. Nó là chiếc thang không đầu cuối, bạn có thể leo tiếp mãi mãi.
Khi bạn đang thành công trong thế giới, khó mà dừng lại. Khi bạn đang trở nên giầu hơn, khó mà dừng lại, khi bạn đang trở nên nổi tiếng, khó mà dừng lại. Bạn càng có nhân cách được tinh luyện, bạn càng bám lấy nó.
Cho nên tôi không nói rằng bạn phải hoàn thiện bản thân bạn. Mọi thầy lớn, từ Phật tới Bạch Ẩn, không ai đã nói hoàn thiện. Cảnh giác với cái gọi là “sách hoàn thiện’. Thị trường Mĩ đầy những sách đó: cảnh giác. Vì hoàn thiện sẽ không dẫn bạn tới đâu cả. Vấn đề không phải là hoàn thiện, vì với hoàn thiện, giả dối sẽ được hoàn thiện. Nhân cách sẽ được hoàn thiện – sẽ trở nên được đánh bóng hơn, sẽ trở nên tinh vi hơn, sẽ trở nên có giá trị hơn, sẽ trở nên quí giá hơn – nhưng điều đó không phải là biến đổi. Biến đổi tới không bằng hoàn thiện mà bằng bỏ nhân cách hoàn toàn.
Giả dối không thể trở thành chân lí. Không có cách nào hoàn thiện cho giả dối để cho nó trở thành chân lí. Nó sẽ vẫn còn là giả dối. Nó sẽ có vẻ càng giống chân lí hơn nhưng nó sẽ vẫn còn là giả dối. Và nó càng có vẻ giống chân lí, bạn sẽ càng mê mải hơn trong nó, bị bắt rễ trong nó. Giả dối có thể có vẻ giống chân lí tới mức bạn thậm chí có thể trở nên quên lãng sự kiện rằng nó là giả dối.
Giả dối bảo bạn: Tìm chân lí đi. Hoàn thiện tính cách của mình, nhân cách của mình. Tìm chân lí đi, trở thành cái này, trở thành cái nọ. Giả dối liên tục cho bạn những chương trình mới: Làm cái này, và thế thì mọi thứ sẽ tốt và mình sẽ hạnh phúc mãi mãi. Làm cái này, làm cái nọ. Cái này đã thất bại sao? Đừng lo, tớ có kế hoạch khác cho cậu. Giả dối liên tục cho bạn các kế hoạch, và bạn liên tục đi vào những kế hoạch đó và phí hoài cuộc đời của bạn.
Thực ra tìm chân lí cũng bắt nguồn từ giả dối. Điều đó sẽ khó hiểu nhưng nó phải được hiểu. Tìm chân lí bắt nguồn từ bản thân giả dối. Nó là cách thức của giả dối để bảo vệ bản thân nó – nó cho bạn ngay cả việc đi tìm chân lí, bây giờ làm sao bạn có thể giận nhân cách của bạn được? Và làm sao bạn có thể gọi nó là giả dối? Nó thúc bạn, nó ép bạn, nó đẩy bạn đi tìm chân lí.
Nhưng việc tìm ngụ ý đi xa. Và chân lí là ở đây, và giả dối đẩy bạn đi tới chỗ kia. Và chân lí là bây giờ, và giả dối nói ‘lúc đó’ và ‘ở kia’. Giả dối bao giờ cũng nói hoặc về quá khứ hoặc về tương lai, nó không bao giờ nói về hiện tại. Và chân lí là hiện tại. Chính khoảnh khắc này! Nó là ở đây bây giờ. Đó là điều Bạch Ẩn ngụ ý khi ông ấy nói:
Chính chỗ này là thiên đường hoa sen,
chính thân thể này là Phật.
Cho nên cái ‘người’ đầu tiên là giả dối, đóng vai. Nhân cách giả bao quanh bạn. Mặt công khai, cái rởm. Nó là lừa dối. Xã hội đã áp đặt nó lên bạn và bạn đã trở thành người hợp tác với nó. Bạn phải bỏ sự hợp tác của bạn với xã hội giả dối. Vì chỉ khi bạn là hoàn toàn trần trụi, bạn là bản thân bạn. Mọi quần áo là xã hội. Mọi ý tưởng và mọi sự đồng nhất mà bạn nghĩ bạn là, đều là xã hội – được cho bởi người khác. Họ có động cơ của họ để trao những ý tưởng đó cho bạn. Nó là khai thác tinh vi.
Khai thác thực không phải là kinh tế hay chính trị, khai thác thực là tâm lí. Đó là lí do tại sao mọi cuộc cách mạng mãi cho tới giờ đã là thất bại. Cho đến nay, không cuộc cách mạng nào đã thành công. Lí do? Vì họ đã không nhìn vào việc khai thác sâu sắc nhất mà là tâm lí. Họ chỉ liên tục thay đổi những thứ bề mặt. Xã hội tư sản trở thành cộng sản, nhưng nó không tạo ra khác biệt. Dân chủ trở thành độc tài, xã hội dân chủ trở thành độc tài, xã hội độc tài trở thành dân chủ, nó không tạo ra khác biệt. Đây chỉ là những thay đổi bề mặt, như nước vôi, nhưng cấu trúc sâu bên dưới vẫn còn là một.
Khai thác tâm lí là gì? Khai thác tâm lí là ở chỗ không ai được phép là bản thân người đó. Rằng không ai được chấp nhận như bản thân người đó. Rằng không ai được kính trọng. Làm sao bạn có thể kính trọng mọi người nếu bạn không chấp nhận họ như họ vậy? Nếu bạn áp đặt mọi thứ lên họ và thế rồi bạn kính trọng, bạn kính trong những áp đặt riêng của bạn. Bạn không kính trọng họ như họ là vậy, bạn không kính trong sự trần trụi của họ. Bạn không kính trọng tính tự nhiên của họ, bạn không kính trọng tính tự phát của họ, bạn không kính trọng nụ cười thực và nước mắt thực của họ. Bạn kính trọng chỉ những cái rởm, giả vờ, đóng vai. Bạn kính trọng việc đóng vai của họ.
Cái người-1 này phải hoàn toàn bị bỏ đi. Freud đã giúp nhiều để làm cho nhân loại nhận biết về tính rởm nào đó của nhân cách, về tâm trí có ý thức. Cuộc cách mạng của ông ấy là sâu hơn nhiều so với cuộc cách mạng của Marx, cuộc cách mạng của ông ấy là sâu hơn nhiều so với bất kì cuộc cách mạng nào khác. Nó đi sâu, mặc dầu nó không đi đủ xa. Nó đạt tới người thứ hai của bạn, người-2. Nó là bạn bị đè nén, bạn bản năng, bạn vô ý thức. Nó là mọi điều mà xã hội đã không cho phép, nó là mọi điều mà xã hội đã ép buộc bên trong con người bạn và bị khoá ở đó. Nó chỉ tới trong mơ của bạn, nó chỉ tới trong các ẩn dụ, nó chỉ tới khi bạn say, nó chỉ tới khi bạn không còn trong kiểm soát. Bằng không nó vẫn còn xa xôi khỏi bạn. Và nó là đích thực hơn, nó không rởm.
Freud đã làm nhiều để làm cho con người nhận biết về nó. Và tâm lí nhân loại và những nhóm trưởng thành đặc biệt, đương đầu và các nhóm khác, đã giúp vô cùng để làm cho bạn nhận biết về mọi cái đang la hét bên trong bạn, mọi cái đã từng bị đè nén, bị nhồi nhét. Và đó là phần sống còn của bạn. Đó là sự sống thực của bạn, sự sống tự nhiên. Tôn giáo đã kết án nó là phần con vật của bạn, họ đã kết án nó là nguồn tội lỗi. Nó không phải là nguồn tội lỗi, nó là nguồn sự sống. Và nó không thấp hơn ý thức. Nó sâu hơn ý thức, chắc chắn, nhưng nó không thấp hơn ý thức.
Và không cái gì là sai nếu nó có tính con vật. Con vật là đẹp, cây cũng vậy. Chúng vẫn sống trần trụi trong sự đơn giản hoàn toàn của chúng. Chúng vẫn chưa bị phá huỷ bởi các tu sĩ và các chính khách, chúng là một phần của Thượng đế. Chỉ con người đã đi lạc lối. Con người là con vật bất thường duy nhất trên thế gian – bằng không mọi con vật đơn giản là bình thường. Do đó có niềm vui, cái đẹp, mạnh khoẻ. Do đó có sức sống. Bạn đã không thấy điều đó sao? Khi con chim đang tung cánh bạn đã không cảm thấy ghen tị sao? Bạn đã không thấy nó trong con hươu đang chay nhanh trong rừng sao? Bạn đã không cảm thấy ghen tị về sức sống, về niềm vui vô cùng của năng lượng sao?
Đứa trẻ: bạn đã không cảm thấy ghen tị sao? Có thể vì bạn cảm thấy ghen tị thế, đó là lí do tại sao bạn liên tục kết án tính trẻ con. Bạn liên tục kết án. Montague là đúng khi ông ấy nói rằng thay vì bảo mọi người ‘Đừng là trẻ con’ chúng ta nên bắt đầu bảo mọi người ‘Đừng là người lớn’. Ông ấy là đúng, tôi đồng ý. Đứa trẻ là đẹp, người lớn là điều xấu là gì. Người đó không còn tuôn chảy, người đó bị chặn theo nhiều cách. Người đó bị đông cứng, người đó đờ đẫn và chết. Người đó đã mất sự say mê, người đó đã mất nhiệt tình, người đó đơn giản kéo lê. Người đó bị chán, người đó không có cảm giác về điều huyền bí. Người đó không bao giờ cảm thấy ngạc nhiên, người đó đã quên mất ngôn ngữ của ngạc nhiên. Điều huyền bí đã biến mất với người đó. Người đó có những giải thích, điều huyền bí không còn đó. Do đó người đó đã mất thơ ca và điệu vũ và mọi thứ là có giác trị và mọi thứ cho nghĩa và ý nghĩa cho sự sống, mọi thứ cho hương vị cho sự sống.
‘Người’ thứ hai này là có giá trị hơn nhiều so với người thứ nhất. Đó là chỗ tôi chống lại mọi tôn giáo, đó là chỗ tôi chống lại mọi tu sĩ, vì họ bám lấy người thứ nhất, bên ngoài nhất. Đi tới người thứ hai đi. Nhưng người thứ hai không phải là kết thúc – đó là chỗ Freud không tới đích. Và đó là chỗ tâm lí nhân loại cũng không tới đích – đi sâu hơn chút nữa so với Freud nhưng vẫn không đi đủ sâu để tìm thấy người thứ ba.
Có ‘người’ thứ ba, người-3. Bạn thực, mặt nguyên bản, cái ở bên ngoài người-1 và người-2, cả hai. Cái siêu việt. Phật tính. Nó là tâm thức thuần khiết không phân chia. Người thứ nhất mang tính xã hội, người thứ hai mang tính tự nhiên, người thứ ba mang tính thiêng liêng. Hay, nếu bạn muốn dùng lời của Bạch Ẩn, người thứ nhất là thân vật lí, người thứ hai là thân phúc lạc, và người thứ ba là thân tinh tuý. Đây là ba thân Phật.
Và nhớ, tôi không nói rằng người thứ nhất không hữu dụng chút nào. Nếu người thứ ba tồn tại thế thì người thứ nhất có thể được dùng một cách tốt đẹp. Nếu người thứ ba tồn tại, người thứ hai có thể được dùng một cách tốt đẹp. Nhưng chỉ nếu người thứ ba tồn tại. Nếu trung tâm vận hành tốt thế thì ngoại vi nữa cũng là được, thế thì chu vi nữa cũng là được. Nhưng không có trung tâm, chỉ chu vi, là một loại chết.
Đó là điều đã xảy ra cho con người. Đó là lí do tại sao ở phương Tây nhiều nhà tư tưởng thế nghĩ rằng sự sống là vô nghĩa. Nó không vô nghĩa. Chính chỉ là vì bạn đã mất cái chạm vào cội nguồn của bạn từ đó nghĩa nảy sinh.
Dường như cây đã mất tiếp xúc của nó với rễ riêng của nó. Bây giờ không hoa nào tới. Bây giờ tán lá bắt đầu biến mất, lá rụng và không lá mới nào tới. Và dịch cây dừng chảy, nhựa cây không tồn tại nữa. Cây trở thành chết, cây đang chết.
Và cây có thể bắt đầu triết lí, cây có thể trở thành người hiện sinh, một Sartre hay ai đó khác, và cây có thể bắt đầu nói rằng không có hoa trong sự sống. Rằng sự sống không có hoa, rằng không có hương thơm, rằng không còn bất kì chim nào nữa. Và cây thậm chí có thể bắt đầu nói rằng điều đó bao giờ cũng vậy, và cổ nhân đã chỉ lừa bản thân họ rằng có hoa – họ đã tưởng tượng. ‘Nó bao giờ cũng là vậy, mùa xuân đã không bao giờ tới, mọi người đã chỉ mơ tưởng. Chư phật này và những người Jaina này, họ đã đơn giản tưởng tượng, mơ tưởng, rằng hoa nở và có niềm vui lớn và chim tới và ánh mặt trời. Không có gì cả. Mọi thứ là tối, mọi thứ là ngẫu nhiên, và không có nghĩa.’ Cây có thể nói điều đó.
Và điều thực không phải là không có nghĩa, không phải là không còn hoa nữa, không phải là hoa không tồn tại, không phải hương thơm là hoang tưởng, nhưng đơn giản rằng cây đã mất tiếp xúc với rễ riêng của nó.
Chừng nào bạn chưa được bắt rễ trong Phật tính bạn sẽ không nở hoa. Bạn sẽ không hát, bạn sẽ không biết mở hội là gì. Và làm sao bạn có thể biết Thượng đế nếu bạn không biết mở hội? Nếu bạn đã quên cách nhảy múa làm sao bạn có thể cầu nguyện? Nếu bạn đã quên cách hát và cách yêu thế thì Thượng đế là chết. Không phải Thượng đế chết. Thượng đế chết trong bạn, chỉ trong bạn. Cây của bạn khô héo, nhựa cây đã biến mất. Bạn sẽ phải tìm rễ lần nữa. Tìm những rễ này ở đâu? Rễ phải được tìm thấy ở đây và bây giờ. Đó là toàn thể thông điệp của bài ca về thiền của Bạch Ẩn.
Từ “Chính thân thể này là Phật”, Ch.6