Tại sao tôi sợ câu hỏi thực của tôi

Mọi người đều sợ hỏi câu hỏi thực. Đó là lí do tại sao mọi người hỏi câu hỏi siêu hình, câu hỏi triết lí – câu hỏi về Thượng đế, sự sáng tạo, kiếp sau, đầu thai – vì những câu hỏi này không liên quan với bạn theo bất kì cách nào; bạn vẫn còn bên ngoài.

Hỏi câu hỏi thực là nguy hiểm vì khi bạn hỏi câu hỏi thực bạn phải đương đầu trực tiếp với tôi và bạn phải đối diện với hậu quả. Tôi không phải là con người có thể dự đoán được; người ta không bao giờ biết điều gì tôi sẽ nói. Người ta không bao giờ biết liệu tôi sẽ đánh hay vỗ bạn; bạn không bao giờ có thể chắc chắn được. Và thế rồi hỏi câu hỏi thực cần dũng cảm để mở tâm bạn, để phơi ra vết thương của bạn, để phơi ra nó đau ở đâu. Không ai muốn phơi ra vết thương của họ, không ai muốn phơi ra nước mắt của họ – và mọi người đầy nước mắt và đầy vết thương, và mọi người giả vờ rằng mình hạnh phúc.

Bạn hỏi bất kì ai, “Anh thế nào?” và anh ta nói, “Tuyệt vời! Hoàn toàn ổn!” và không ai ổn và không ai trong trạng thái tuyệt vời. Nhưng mọi người phải giữ thể diện.

Bây giờ hỏi tôi một câu hỏi trước ba nghìn người ngụ ý phơi ra bản thân bạn. Đó là đứng trần trụi, trần trụi về tâm linh. Dễ đứng trần trụi về vật lí – điều đó chẳng là gì mấy, người ta có thể bỏ quần áo rất dễ dàng – nhưng đứng trần trụi về tâm linh cần cực kì dũng cảm. Người ta phải là người không biết sợ gì vì điều đó giống như bỏ làn da của bạn, phơi ra bộ xương của bạn, nó giống như phơi ra mọi xấu xí của bạn; và không ai muốn bị phơi ra.

Tất cả chúng ta đều che đậy các bộ mặt của mình bằng mặt nạ – mặt nạ đẹp. Mặt nguyên bản không bao giờ được phơi ra cho bất kì người nào, bản thân bạn đã quên mất mặt nguyên bản của bạn là gì. Thực ra, khi bạn tìm câu hỏi thực, đầu tiên bạn sẽ bắt gặp những câu hỏi không thực, cả nghìn lẻ một câu hỏi không thực. Chừng nào bạn chưa rất kiên nhẫn và liên tục đào bới và liên tục vứt bỏ những câu câu không thực…. Khi tâm trí nói, “Hỏi ai đã tạo ra thế giới,” nếu bạn là người tìm kiếm thực bạn sẽ nói, “Vô nghĩa làm sao! Có thành vấn đề gì? Bất kì người nào sẽ làm. Toàn thể vấn đề là ở chỗ thế giới có đó. X đã tạo ra nó, Y đã tạo ra nó, Z đã tạo ra nó, thành vấn đề gì? Và dù bất kì ai đã tạo ra nó hay đã không tạo ra nó, điều đó nữa là không quan trọng. Câu hỏi này là vô nghĩa và nó sẽ không ảnh hưởng tới cuộc sống của tôi. Nếu Thượng đế đã tạo ra nó thì sao nào? Hay nếu, như các Phật tử và người Jainas nói, không ai đã tạo ra nó, thì sao nào? Người Jaina và Phật tử sống theo cùng cách như người Hindu và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo, theo cùng cách ngu xuẩn; điều đó không khác biệt gì cho các kiếp sống của họ.”

Bất kì câu hỏi nào là không thực đều không tạo ra khác biệt gì cho cuộc đời bạn, nhưng dễ hỏi những câu hỏi như vậy. Ngay chỗ đầu tiên nó phơi ra sự uyên bác của bạn, rằng bạn là học trò lớn về siêu hình, triết học, tôn giáo; nó chỉ ra rằng bạn biết các kinh sách.

Mọi người liên tục viết cho tôi, “Krishna đã nói điều này trong Gita – ông ấy ngụ ý cái gì?” Bất kì cái gì ông ấy ngụ ý đều sẽ không ảnh hưởng tới cuộc đời bạn. Và có cả nghìn bình chú sẵn có; nếu chúng không tạo ra khác biệt gì – và cả nghìn bình chú là vô dụng – thế thì phát biểu của tôi sẽ là cùng điều: nó sẽ không ảnh hưởng tới cuộc đời bạn.

Một lần tôi đã cho bài nói về Mahavira, teerthankara của người Jaina, và một học giả Jaina, một học giả rất nổi tiếng có cuốn sách tôi đã đọc và có sự uyên bác tôi bao giờ cũng đánh giá cao, đã đứng dậy. Tôi đã không nhận biết rằng đây là người đã viết nhiều sách thế, người mà tôi bao giờ cũng đánh giá cao. Và ông ấy hỏi, “Tôi chỉ có một câu hỏi. Phật và Mahavira cả hai là những người đương đại. Ai già hơn về tuổi tác? – vì trong gần năm mươi năm tôi đã từng làm việc về điều đó, nhưng không quyết định nào có tính kết luận đã được đạt tới. Có những lí do để hỗ trợ rằng Phật già hơn và có những lí do để hỗ trợ rằng Mahavira già hơn.”

Tôi đã nhìn người này trong vài khoảnh khắc. Đã có tuyệt đối im lặng. Học giả này bắt đầu cảm thấy hơi bối rối – tại sao tôi đã nhìn ông ta theo cách như vậy? “Mình đã hỏi cái gì đó sai sao?” Và thế rồi ông ấy nói, “Sao ông nhìn tôi theo cách kì lạ thế? Tôi đã hỏi cái gì đó sai sao?” Tôi nói, “Không chỉ sai – ông đã phí hoài cả đời ông! Năm mươi năm đấy! Nó thành vấn đề gì nào? Nếu Phật già hơn, vậy thì sao? Nếu Mahavira già hơn, vậy thì sao? Điều đó không ảnh hưởng tới triết học của họ, điều đó không ảnh hưởng tới cách tiếp cận cuộc sống của họ. Điều đó sẽ không ảnh hưởng tới cả ông nữa. Tại sao ông đã phí hoài năm mươi năm của ông? Ông dường như chỉ là kẻ ngu phải gió!”

Ai đó, người đang chủ toạ, thúc khuỷu tay vào tôi và nói, “Ông không biết ông ấy là ai à? Ông ấy là một học giả Jaina rất nổi tiếng đấy!” Và ông này nói cho tôi cái tên ông ấy.

Tôi nói, “Thế thì tôi sẽ đánh ông ta thậm chí còn đau hơn, vì tôi bao giờ cũng ca ngợi sách của ông ta, nhưng người này là ngu xuẩn! Làm sao ông ta xoay xở viết ra được những cuốn sách hay thế? Ông ta chắc phải vận hành như cái máy tính sinh học, vì nhìn ông ta, thấy ông ta, nghe câu hỏi của ông ta… và ông ta nói năm mươi năm và ông ta gần như ba hoa rằng ông ta đã cống hiến nhiều thời gian thế cho câu hỏi lớn lao thế.” Ông ta đã phơi bày ra sự uyên bác của ông ta.

Dễ hỏi những câu hỏi siêu hình, triết lí; nó phơi ra tri thức của bạn, nó phơi ra bản ngã của bạn, lòng tự hào của bạn. Nhưng khi bạn hỏi câu hỏi thực nó có thể làm tổn thương, nó có thể phơi bày bạn ra, nó có thể chỉ ra dốt nát của bạn. Nó nhất định phơi ra dốt nát của bạn – không chỉ dốt nát của bạn, nó nhất định phơi ra cái không lành mạnh của bạn, nhất định phơi ra tinh thần phân liệt của bạn, nó nhất định phơi ra chứng thần kinh của bạn.

Đó là lí do tại sao, Avinash. Và bạn là người Ấn Độ, và người Ấn Độ là siêu bản ngã. Họ chẳng có gì khác để ba hoa. Tiền họ không có, quyền họ không có, công nghệ họ không có, khoa học họ không có; họ chẳng có cái gì khác. Họ chỉ có một thứ: thái độ bản ngã về “thánh thiện hơn ngươi.” Cho nên người Ấn Độ rất sợ hỏi câu hỏi thực; họ không bao giờ hỏi câu hỏi thực. Tôi không bao giờ bắt gặp người Ấn Độ nào hỏi câu hỏi thực – họ sẽ không bao giờ phơi bày bản thân họ. Cho dù họ sắp mất trí họ sẽ cố che đậy nó lại theo cách đẹp đẽ nào đó.

Mới hôm nọ tôi đã nhận được một bức thư nói rằng một người đàn bà đã hơi chút nổi điên. Nhưng người đã viết, họ đã viết không phải là cô ấy phát điên hay nổi điên, họ đã viết: “Cô ấy cư xử như Ramakrishna, như Meera, cho nên, Osho ơi, chỉ ông có thể giúp.”

Vài ngày trước họ đã gọi điện. Thông điệp đã được trao cho họ: “Đem cô ấy tới nhà tâm thần ở đó.” Bây giờ một bức thứ rất giận dữ đã tới: “Khi nào ông ở đây, tại sao chúng tôi phải đem cô ấy tới nhà tâm thần? Cô ấy không điên, cô ấy trong trạng thái rất cao! Và đi tới nhà tâm thần có thể là nguy hiểm vì ông ta sẽ cho cô ấy điều trị sốc điện hay thuốc an thần. Ông ta có thể đem cô ấy xuống đất, đưa cô ấy trở lại bình thường – và cô ấy đang bay rất cao. Chỉ ông có thể hiểu điều đó.”

Bây giờ người đàn bà đó đơn giản điên – tôi biết người đàn bà đó. Mới vài ngày trước cô ấy đã ở đây và khi cô ấy ở đây, tôi đã cảm thấy rằng người đàn bà này có thể phát điên bất kì lúc nào. Nhưng ở Ấn Độ nếu bạn phát điên bạn trở thành nhà huyền bí, không điên. Chính điều ngược lại là ở phương Tây: nếu bạn trở thành nhà huyền bí họ đưa bạn vào bệnh viện tâm thần ngay lập tức! Người Ấn Độ không thích ý tưởng rằng cô ấy điên.

Không ai thích đem vấn đề thực của mình ra. Không người Ấn Độ nào sẽ nói về mơ tưởng dục của mình. Người đó sẽ tới và hỏi, “Làm sao đạt tới vô dục, brahmacharya?” Bây giờ thực sự người đó đang khổ từ dâm dục, nhưng người đó sẽ không nói về điều đó. Và thế rồi mọi người trở nên sợ rằng người khác sẽ cười. Và đó là điều xảy ra trong thế giới bình thường.

Đây không phải là chỗ bình thường đâu, Avinash. Không ai sẽ cười bạn. Mọi người sẽ có mọi từ bi với bạn nếu vấn đề của bạn là thực; thực ra họ sẽ từ bi hơn hướng tới bạn nếu vấn đề của bạn là thực. Nhưng mọi người đang che giấu các vấn đề thực của họ. Và điều đó là đúng khi có liên quan tới thế giới bên ngoài: nếu bạn nói cho thế giới bên ngoài vấn đề thực của bạn, mọi người sẽ bắt đầu cười bạn. Họ sẽ không cảm thấy từ bi, họ sẽ làm bạn thành trò cười. Nhưng không thế ở đây. Ở đây chúng ta có nhiều thứ thế để cười vào. Tôi cho bạn nhiều cơ hội để cười tới mức không ai có bất kì tiếng cười nào còn lại cho vấn đề thực của bạn. Đó là lí do tại sao tôi liên tục kể nhiều chuyện cười thế: để cho khi vấn đề thực phát sinh mọi người có thể có từ bi với bạn. Nhưng trong thế giới bên ngoài điều đó xảy ra như vậy – nhưng đây là một loại chỗ rất đặc biệt.

 

Một người bước vào văn phòng của bác sĩ mà mặc chiếc váy. Ngạc nhiên, bác sĩ hỏi, “Sao anh mặc váy?”

“À, ông đã thấy ra vấn đề ngay rồi,” bệnh nhân nói. “Tôi có một hòn lớn và tôi không thể mặc quần được.”

“Thôi được,” bác sĩ nói, “để tôi khám nó.”

“Không, bác sĩ, ông sẽ cười tôi!”

“Cho tôi xem,” bác sĩ nói.

“Tôi biết ông sẽ cười.”

“Không, tôi không cười đâu.”

“Hứa không?”

“Hứa!”

Thế là người này tốc váy lên, phơi chân trái ra. Ông vác sĩ, thấy hòn quá cỡ treo xuống tới đầu gối người này, quên mất bản thân mình và rống lên cười.

“Ông là đồ chó đẻ!” bệnh nhân la lên. ‘Ông đã hứa ông không cười! Giờ tôi sẽ không cho ông xem hòn lớn!

 

Từ “Bước trong thiền, ngồi trong thiền”, Ch. 14