Sống không phải là vấn đề nhưng là điều huyền bí. Với khoa học sống là vấn đề, nhưng với tôn giáo nó là điều huyền bí. Vấn đề có thể được giải, điều huyền bí không thể được giải – nó có thể được sống nhưng nó không thể được giải. Tôn giáo không cung cấp giải pháp, không cho câu trả lời. Khoa học cung cấp câu trả lời; tôn giáo không có câu trả lời nào.
Đây là khác biệt cơ bản, và trước khi bạn làm bất kì nỗ lực nào để hiểu tôn giáo là gì, khác biệt cơ bản này trong chính cách tiếp cận của tâm trí tôn giáo và tâm trí khoa học cần được hiểu sâu sắc.
Khi tôi nói rằng khoa học nhìn vào sự sống như vấn đề, như cái gì đó có thể được giải, toàn thể cách tiếp cận trở thành có tính trí tuệ. Thế thì tâm trí được tham gia, không phải bạn. Bạn ở ngoài nó. Tâm trí thao túng, tâm trí xử trí, tâm trí xuyên thấu và phân tích. Tâm trí tranh cãi, hoài nghi, thực nghiệm, nhưng bạn như một sự toàn bộ là ở ngoài nó. Do đó có hiện tượng rất thách đố này: nhà khoa học có thể là người trí thức rất sắc sảo khi có liên quan tới bộ phận nghiên cứu riêng của ông ấy, nhưng trong cuộc sống bình thường ông ấy sẽ chỉ là người bình thường như bất kì người khác nào – không cái gì đặc biệt, chỉ bình thường. Trong nhánh tri thức riêng của ông ấy, ông ấy có thể là thiên tài, nhưng trong cuộc sống ông ấy chỉ là bình thường.
Khoa học chỉ bao hàm trí tuệ của bạn, không bao gồm tính toàn bộ của bạn. Người trí tuệ có bạo hành, nó là lấn lướt. Đó là lí do tại sao rất ít đàn bà có thể là nhà khoa học – lấn lướt không là tự nhiên cho họ. Trí tuệ là nam tính, lấn lướt, bạo hành: đó là lí do tại sao đàn ông nhiều tính khoa học hơn và đàn bà nhiều tính tôn giáo hơn. Trí tuệ cố mổ xẻ, phân chia, phân tích, và bất kì khi nào bạn mổ xẻ một vật sống, sự sống biến mất. Chỉ các bộ phận chết còn lại trong tay bạn.
Đó là lí do tại sao khoa học không bao giờ chạm vào sự sống. Thực sự, bất kì cái gì nó chạm vào trở thành chết. Khi khoa học nói không có hồn hay không có Thượng đế điều đó có nghĩa, không phải bởi vì sự sống của họ không có hồn hay không có Thượng đế. Mà bởi vì điều này chỉ ra rằng chính cách tiếp cận của tâm trí khoa học là tới mức bạn không thể chạm vào sự sống được ở bất kì chỗ nào. Bất kì chỗ nào khoa học chạm tới, chết xảy ra. Trong chính phương pháp này, trong chính cách thức này, trong chính cách tiếp cận của phân chia, phân tích, mổ xẻ, sự sống bị đẩy ra ngoài.
Một điều: trí tuệ là bạo hành và lấn lướt, cho nên kết quả tối thượng qua trí tuệ chỉ có thể là chết, không sống. Nó là bộ phận, không toàn bộ, và bộ phận là chết. Sự sống là thống nhất hữu cơ. Bạn có thể biết sống qua tổng hợp, không qua phân tích. Sự tổng hợp càng lớn, các hình dạng của sự sống tiến hoá càng cao. Thượng đế là sự tổng hợp tối thượng, sự thống nhất toàn bộ, cái toàn thể của sự tồn tại. Thượng đế không là câu đố mà là sự tổng hợp tối thượng của mọi cái đang hiện hữu – vật chất là việc phân tích tối thượng của mọi cái đang hiện hữu.
Cho nên khoa học đi tới tính vật chất nguyên tử và tôn giáo đi tới ý thức càn khôn. Khoa học đi xuống tới tử số cuối cùng, thấp nhất và tôn giáo đi lên tới mẫu số cao nhất. Chúng chuyển theo các chiều đối lập. Cho nên khoa học biến đổi mọi thứ thành vấn đề, vì nếu bạn phải xử trí nó theo cách khoa học, đầu tiên bạn phải quyết định liệu nó có là vấn đề hay không. Tôn giáo lấy điều huyền bí làm cơ sở. Không có vấn đề, sự sống không phải là vấn đề. Nhấn mạnh là ở chỗ nó không thể được giải. Vấn đề nghĩa là cái gì đó giải được, cái gì đó mà có thể được biết, cái gì đó là có thể biết được. Nó có thể không được biết ngay bây giờ, nhưng nó không phải là không thể biết được. Nhiều nhất nó có thể là không biết, nhưng cái không biết đó sẽ biến mất và nó sẽ được biến đổi thành cái được biết.
Cho nên thực sự, tôn giáo không thể hỏi câu hỏi kiểu như, “Sống là gì?” Điều này là ngớ ngẩn. Tôn giáo không thể hỏi câu hỏi kiểu như, “Thượng đế là gì?” Điều này là vô nghĩa. Chính cách tiếp cận của tôn giáo là không tạo ra vấn đề. Tôn giáo có thể hỏi làm sao để sống động hơn, làm sao để ở trong chính dòng chảy của sự sống, làm sao sống một cách dư thừa; tôn giáo có thể hỏi làm sao là Thượng đế – nhưng nó không thể hỏi Thượng đế là gì.
Chúng ta có thể sống điều huyền bí, chúng ta có thể trở thành một với chúng, chúng ta có thể làm mất bản thân chúng ta trong chúng, chúng ta có thể có sự tồn tại khác toàn bộ, chính phẩm chất thay đổi – nhưng không cái gì được giải, vì không cái gì có thể được giải. Và mọi thứ dường như là giải được, mọi thứ dường như là biết được, chỉ là vì chúng ta xét nó theo mảnh mẩu. Nếu chúng ta nhìn vào cái toàn thể thế thì không cái gì là biết được, chúng ta chỉ liên tục đẩy điều huyền bị lùi ra sau. Mọi câu hỏi của chúng ta đều là tạm thời, chúng dường như là câu trả lời chỉ cho tâm trí lười biếng. Nếu bạn có tâm trí sắc sảo bạn sẽ quay đi quay lại với cùng điều huyền bí, nó chỉ bị đẩy lùi lại, một bước lùi lại. Chỉ ngay sau câu trả lời, câu hỏi được ẩn kín. Bạn đã đơn giản tạo ra mẽ ngoài của câu trả lời, chỉ là bức màn che lên điều huyền bí.
Nếu bạn có thể cảm thấy phân biệt này, thế thì từ chính lúc ban đầu tôn giáo lấy hình dạng khác, mầu sắc khác và cái nhìn khác. Toàn thể cảnh quan thay đổi. Những kĩ thuật này mà chúng ta đang thảo luận ở đây không để giải quyết bất kì cái gì – chúng không coi sự sống như vấn đề. Sự sống có đó. Nó đã là điều huyền bí và sẽ vẫn còn là điều huyền bí. Bất kì cái gì chúng ta làm chúng ta không thể giải huyền bí nó, vì là huyền bí là chính phẩm chất của nó. Sự sống đó là huyền bí không phải là cái gì đó ngẫu nhiên, nó không phải là cái gì đó có thể bị tách rời, nó là chính bản thân sự sống. Cho nên với tôi, bạn càng đi vào trong điều huyền bí, vào trong sự huyền bí, bạn càng trở nên có tính tôn giáo hơn.
Người tôn giáo thực sự sẽ không nói rằng người đó tin vào Thượng đế; người đó sẽ không nói rằng Thượng đế tồn tại. Những điều này dường như là rất hời hợt, chúng dường như giống câu trả lời được cho những câu hỏi nào đó. Người tôn giáo không thể thốt ra những lời báng bổ như vậy – rằng Thượng đế hiện hữu. Nó là hiện tượng sâu sắc, điều huyền bí tới mức nói bất kì cái gì sẽ là báng bổ. Cho nên bất kì khi nào ai đó hỏi Phật liệu Thượng đế có tồn tại hay không, ông ấy vẫn còn im lặng. Bạn đang hỏi một điều không thể được trả lời. Không phải là không có Thượng đế, nhưng trả lời điều như vậy sẽ làm cho nó thành trả lời được. Thế thì sự sống sẽ trở thành vấn đề mà có thể được trả lời. Thế thì điều huyền bí biến mất. Cho nên Phật đã nói, “Đừng hỏi ta bất kì câu hỏi siêu hình nào.”
Câu hỏi chỉ có thể có tính vật lí. Vật lí có thể trả lời chúng. Câu hỏi siêu hình không có đó, chúng không thể hiện hữu, vì siêu hình ngụ ý điều huyền bí.
Những kĩ thuật này là để giúp bạn chuyển sâu hơn vào trong điều huyền bí, không vào trong tri thức.
Hay bạn có thể nhìn nó theo cách khác: những kĩ thuật này là để giúp bạn dỡ gánh nặng tri thức của bạn. Chúng không giúp bạn làm tăng ‘thông thái’ của bạn, vì ‘thông thái’ là rào chắn. Thế thì cánh cửa bị đóng lại với điều huyền bí. Bạn càng biết nhiều, bạn càng ít có năng lực xuyên thấu sâu vào trong sự sống. Điều ngạc nhiên nguyên thuỷ phải được nắm bắt lại, vì theo nghĩa trẻ thơ của ngạc nhiên, không cái gì được biết và mọi thứ trở thành điều huyền bí. Và nếu bạn chuyển vào trong điều huyền bí, bạn càng chuyển vào sâu, điều huyền bí càng sâu hơn. Thế thì một khoảnh khắc tới khi bạn có thể nói rằng bạn không biết bất kì cái gì. Đó là khoảnh khắc đúng.
Bây giờ bạn đã trở nên có tính thiền. Khi bạn có thể cảm thấy dốt nát sâu, khi bạn trở nên nhận biết rằng bạn không biết bất kì cái gì, bạn đã đi tới điểm cân bằng đúng từ đó cánh cửa của điều huyền bí có thể mở ra. Nếu bạn biết, thế thì cánh cửa bị đóng lại; nếu bạn dốt nát, tỉnh táo đầy đủ rằng bạn không biết bất kì cái gì, cánh cửa đột nhiên mở ra. Chính việc cảm rằng bạn không biết mở ra cánh cửa.
Cho nên coi những kĩ thuật này không như tri thức, mà như sự giúp đỡ để làm cho bạn hồn nhiên hơn. Dốt nát là hồn nhiên, tri thức bao giờ cũng là một loại tinh ranh, láu lỉnh. Nếu bạn có thể dùng tri thức của bạn để lại là dốt nát, thế thì bạn đã dùng nó đúng đắn. Đây là cách dùng duy nhất của mọi kinh sách, của mọi tri thức, của mọi Vedas – để làm cho bạn lại như trẻ thơ.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 4, Ch.65”