Có lần một bác sĩ, một nhà sử học nổi tiếng và một học giả lỗi lạc, đã ở trong một làng. Người đưa thư, người đưa thư già của làng, trở nên tò mò về ông già này, ông bác sĩ này. Ông ấy tò mò muốn biết ông này là loại tiến sĩ gì, cho nên một hôm ông ấy hỏi, `Thưa ông, ông là loại bác sĩ gì ạ?’
Người này nói, `Bác sĩ triết học.’
Ông già này chưa bao giờ nghe nói về điều đó. Ông ta đâm phân vân và ông ta nói, `Tôi chưa bao giờ nghe nói về bất kì ca bệnh nào cho loại bệnh này ở đây.’
Đừng cười về điều đó, vì người đưa thư già đó là đúng theo cách nào đó – triết học là một loại bệnh. Tất nhiên, bác sĩ triết học không phải là bác sĩ; thay vì thế, họ là nạn nhân hoàn hảo của bệnh tật.
Triết học không phải là bệnh đặc biệt, cho nên bạn không thể nghĩ về nó dưới dạng ca bệnh được. Nó được sinh ra cùng với con người. Nó già như nhân loại hay tâm trí con người. Và mọi con người đều là nạn nhân, nhiều hay ít – vì suy nghĩ không dẫn tới đâu cả; hay, nó dẫn bạn vào vòng tròn, vòng tròn luẩn quẩn. Bạn đi nhiều, và nếu bạn là chuyên gia bạn có thể đi nhanh, nhưng bạn không đạt tới đâu cả.
Điều này phải được hiểu rất sâu sắc, vì nếu bạn không thể hiểu được và cảm thấy điều này, bạn không thể lấy cú nhảy vào trong thiền được. Thiền ngụ ý chính cách tiếp cận phản lại – phản với triết học. Triết học ngụ ý suy nghĩ và thiền ngụ ý trạng thái vô suy nghĩ. Chúng là các đối lập cực.
Đây là tính người – nghĩ về những câu hỏi và tìm ra câu trả lời. Nhưng triết học không đi tới câu trả lời. Khoa học đi tới câu trả lời nào đó, tôn giáo đi tới câu trả lời nào đó, nhưng triết học không đi tới câu trả lời nào. Và mọi câu trả lời mà triết học dường như đi tới chỉ là mẽ ngoài: nếu bạn đào sâu vào trong chúng bạn sẽ thấy ra nhiều câu hỏi hơn và không cái gì khác. Cho nên mọi câu trả lời đều dẫn tới nhiều câu hỏi hơn – và điều này diễn ra mãi.
Khoa học đi tới những câu trả lời nào đó, vì khoa học phụ thuộc vào không chỉ suy nghĩ mà còn vào thực nghiệm. Suy nghĩ được dùng chỉ như sự trợ giúp, nhưng cơ sở là thực nghiệm. Đó là lí do tại sao khoa học đã cho câu trả lời nào đó. Các triết gia, nổi tiếng hay không nổi tiếng, đã từng làm việc và làm việc trong nhiều thế kỉ, nhưng không một câu trả lời nào, không một kết luận nào đã được đạt tới. Nó không thể được đạt tới. Chính bản chất của suy nghĩ là tới mức nếu bạn dùng suy nghĩ như sự giúp đỡ hướng tới thực nghiệm, cái gì đó có thể được đạt tới; đó là lí do tại sao khoa học đang đi tới câu trả lời nào đó.
Nhưng tôn giáo cũng đi tới những câu trả lời nào đó, vì tôn giáo cũng là thực nghiệm. Khoa học làm thực nghiệm với đối thể, tôn giáo làm thực nghiệm với chủ thể, nhưng cả hai đều là thực nghiệm và cả hai phụ thuộc vào thực nghiệm. Giữa hai điều này là triết học – chỉ suy nghĩ thuần tuý, suy nghĩ trừu tượng, không thực nghiệm. Bạn có thể tiếp tục mãi, nhưng bạn không đạt tới ở đây bây giờ. Suy nghĩ trừu tượng, suy nghĩ suy đoán, là đang suy nghĩ tới vô tận. Bạn có thể thích thú, bạn có thể tận hưởng cuộc hành trình, nhưng không có đích.
Tôn giáo và khoa học là tương tự theo cách nào đó – cả hai tin vào thực nghiệm. Thực nghiệm tôn giáo tất nhiên là sâu hơn thực nghiệm khoa học, vì trong khoa học bản thân người thực nghiệm không được tham dự. Người đó đang làm việc cùng các công cụ, làm việc với các đối thể; người đó vẫn còn xa cách, người đó vẫn còn ở ngoài thực nghiệm này. Tôn giáo là khoa học sâu hơn, vì bản thân người thực nghiệm trở thành thực nghiệm. Không có công cụ tách rời khỏi người đó, không có đối thể nào ở bên ngoài người đó. Người đó là cả hai – công cụ của người đó, đối thể của người đó, phương pháp của người đó; người đó là mọi thứ. Và người đó phải làm việc trên bản thân mình.
Điều đó là gian nan. Vì bạn được tham gia vào, nó là gian nan. Và bởi vì bạn được tham gia vào, thực nghiệm này sẽ trở thành trải nghiệm. Trong khoa học, thực nghiệm sẽ còn lại, thực nghiệm sẽ vẫn còn là thực nghiệm. Nhà khoa học sẽ không bị chạm tới bởi nó, sẽ không được biến đổi bởi nó. Nhà khoa học sẽ vẫn còn là cùng người cũ. Nhưng trong tôn giáo, trải qua thực nghiệm, bạn sẽ là người khác hoàn toàn. Bạn không thể bước ra mà là người cũ; bạn nhất định thay đổi. Đó là lí do tại sao thực nghiệm trở thành trải nghiệm.
Nhớ điều này: bạn có thể liên tục nghĩ về Thượng đế, về hồn, về thế giới khác, và bạn có thể làm ra niềm tin rằng bạn biết cái gì đó về Thượng đế chỉ bằng việc nghĩ `về’. Điều đó sẽ là giả. Bạn không thể biết được bất kì cái gì về Thượng đế – từ `về’ là ngớ ngẩn. Bạn có thể biết Thượng đế, nhưng bạn không thể biết `về’ – cái `về’ đó tạo ra triết học.
Làm sao bạn có thể biết về Thượng đế? Hay, chẳng hạn, làm sao bạn có thể biết về yêu? Bạn có thể biết yêu, bạn không thể biết về yêu, vì ‘về’ ngụ ý ai đó khác biết và bạn tin vào tri thức của người đó. Bạn thu thập và tập hợp các ý kiến. Bạn nói, `Tôi biết cái gì đó về Thượng đế.’ Mọi tri thức mà là ‘về’ đều là giả, nguy hiểm, vì bạn có thể bị lừa bởi nó.
Bạn có thể biết Thượng đế, bạn có thể biết yêu, bạn có thể biết bản thân bạn, nhưng quên cái ‘về’ đó đi. Cái `về’ đó là triết lí. Upanishads nói cái gì đó, Vedas nói cái gì đó, Kinh Thánh nói cái gì đó, Koran nói cái gì đó, nhưng với bạn, mọi cái đó sẽ trở thành ‘về’. Chừng nào nó chưa trở thành trải nghiệm của bạn, nó là vô tích sự, phí hoài.
Điểm này phải đi sâu vào bên trong bạn, vì bạn có thể liên tục nghĩ, và tâm trí là tới mức bạn có thể bắt đầu nghĩ về thiền. Bạn có thể làm bất kì cái gì thành đối thể cho thiền, cho suy nghĩ. Ngay cả về thiền bạn có thể nghĩ, và bạn có thể liên tục nghĩ về nó – không cái gì sẽ xảy ra.
Tôi đang nói về nhiều phương pháp thế. Có nguy hiểm: bạn có thể bắt đầu nghĩ về những phương pháp này, bạn có thể trở nên thông thái. Điều đó sẽ không có tác dụng, điều đó là vô dụng. Nó không chỉ là vô dụng, nó là nguy hiểm – vì thiền là trải nghiệm, việc biết ‘về’ là vô giá trị.
Nhớ từ này `trải nghiệm’. Các vấn đề của cuộc sống, mọi vấn đề của cuộc sống, đều có tính tồn tại, chúng không là suy đoán. Bạn không thể giải chúng bằng suy nghĩ; bạn có thể giải chúng chỉ bằng việc sống chúng. Qua việc sống tương lai mở ra. Qua suy nghĩ tương lai không bao giờ mở ra. Ngược lại, ngay cả hiện tại cũng đóng lại.
Bạn có thể đã không quan sát: bất kì khi nào bạn nghĩ, cái gì xảy ra? Bất kì khi nào bạn nghĩ, bạn bị đóng. Mọi thứ đang hiện diện rơi rụng đi. Bạn đi trên con đường mơ trong tâm trí bạn. Lời này tạo ra lời khác, ý nghĩ này tạo ra ý nghĩ khác, và bạn liên tục di chuyển. Bạn càng di chuyển nhiều trong suy nghĩ, bạn càng đi xa hơn khỏi sự tồn tại. Suy nghĩ là cách đi xa. Nó là con đường mơ; nó đang mơ trong các khái niệm. Quay lại thế gian đi. Tôn giáo là rất trần tục theo nghĩa này; không thế gian mà rất trần tục, có thực. Quay lại sự tồn tại đi.
Vấn đề của sống có thể được giải quyết chỉ khi bạn trở nên được bắt rễ sâu trong sự tồn tại. Bay trong các ý nghĩ bạn đi xa khỏi rễ, và bạn càng ở xa hơn, càng ít có khả năng giải quyết bất kì cái gì. Thay vì thế, bạn sẽ làm lẫn lộn mọi thứ, và mọi thứ sẽ trở thành xoắn xuýt hơn. Và càng bị xoắn xuýt, bạn sẽ càng nghĩ nữa, và bạn sẽ càng di chuyển xa hơn. Cẩn thận với suy nghĩ!
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3, ch. 51”