Thượng đế có hay không?

Mới hôm nay một cô gái tới gặp tôi. Cô ấy hỏi tôi, ‘Nói cho tôi đi, thực sự có Thượng đế không?’ Cô ấy đã sẵn sàng tranh cãi rằng không có Thượng đế. Tôi nhìn mặt cô ấy, mắt cô ấy. Cô ấy căng thẳng, đầy những luận cứ; cô ấy muốn tranh đấu về điểm này. Thực sự sâu bên dưới cô ấy muốn rằng không có Thượng đế, vì nếu có Thượng đế bạn lâm vào rắc rối. Nếu có Thượng đế thế thì bạn không thể vẫn còn là bất kì cái gì bạn đang là vậy; thế thì thách thức tới. Thượng đế là thách thức. Nó ngụ ý bạn không thể được thoả mãn với bản thân bạn; cái gì đó cao hơn bạn là có thể. Trạng thái cao hơn, trạng thái tâm thức tuyệt đối là có thể. Đó là điều Thượng đế ngụ ý.

Cho nên cô ấy sẵn sàng tranh cãi, và cô ấy nói, ‘Tôi là người vô thần và tôi không tin vào Thượng đế.’

Tôi bảo cô ấy, ‘Nếu không có Thượng đế, làm sao bạn có thể không tin vào ngài được? Và Thượng đế là không liên quan. Tin của bạn và không tin của bạn, luận cứ ủng hộ của bạn và luận cứ chống đối của bạn có liên quan tới bạn; nó không liên quan tới Thượng đế. Tại sao bạn quan tâm? Nếu không có Thượng đế, tại sao bạn đã du hành lâu thế, và tại sao bạn đã tới tôi để tranh cãi về cái gì đó không có? Quên và tha thứ cho ngài đi. Về nhà bạn đi, đừng phí thời gian. Nếu ngài không có, thế thì sao bạn lo nghĩ? Sao phải có nỗ lực này để chứng minh rằng ngài không có? Nỗ lực này chỉ ra cái gì đó về bạn. Bạn sợ. Nếu Thượng đế có, thế thì nó là thách thức. Nếu Thượng đế không có, thế thì bạn có thể vẫn còn là bất kì cái gì bạn đang là vậy; không có thách thức cho cuộc sống.’

Người sợ thách thức, rủi ro, nguy hiểm, về thay đổi bản thân mình, về chuyển hoá, bao giờ cũng phủ nhận rằng có Thượng đế. Việc phủ nhận là tâm trí của người đó; việc phủ nhận chứng tỏ cái gì đó về người đó, không về Thượng đế.

Tôi bảo cô ấy rằng Thượng đế không phải là thứ mà có thể được chứng minh hay bác bỏ. Thượng đế không phải là đối thể mà chúng ta có thể lấy ý kiến nào đó ủng hộ hay chống đối. Thượng đế là khả năng bên trong chúng ta. Nó không phải là cái gì đó bên ngoài; nó là khả năng bên trong bạn. Nếu bạn du hành tới khả năng đó, ngài trở thành thực. Nếu bạn không du hành tới điểm đó, ngài là không thực. Và nếu bạn tranh cãi chống lại ngài thế thì không có điểm nào cho việc du hành; bạn vẫn còn như cũ. Và điều này trở thành cái vòng luẩn quẩn.

Bạn tranh cãi rằng Thượng đế không có, và vì điều đó bạn không bao giờ du hành tới ngài – vì nó là cuộc du hành bên trong, cuộc hành trình bên trong. Bạn không bao giờ du hành, vì làm sao bạn có thể du hành hướng tới điểm mà không có? Cho nên bạn vẫn còn như cũ. Và khi bạn vẫn còn như cũ bạn không bao giờ gặp, bạn không bao giờ đương đầu với Thượng đế. Bạn không bao giờ đi tới bất kì việc cảm nào, tới bất kì rung động nào từ ngài. Thế thì điều đó càng chứng tỏ cho bạn rằng ngài không có. Và nó càng được chứng tỏ vậy, bạn càng xa rời hơn, bạn càng rơi xuống, kẽ hở càng tăng lên.

Cho nên vấn đề không phải là liệu Thượng đế có hay không, tôi bảo cô ấy. Vấn đề là liệu bạn có muốn trưởng thành hay không. Nếu bạn trưởng thành, trưởng thành toàn bộ của bạn sẽ là sự gặp gỡ, trưởng thành toàn bộ của bạn sẽ là giao cảm, trưởng thành toàn bộ của bạn sẽ là việc đương đầu. Tôi kể cho cô ấy một giai thoại.

Một sáng trời gió, như khi mùa xuân sắp chấm dứt, con sên bắt đầu du hành bò lên cây anh đào. Vài con chim sẻ có đó trên cây sồi bên cạnh bắt đầu cười, vì lúc đó không phải là mùa và không có anh đào trên cây, và con sên đáng thương này đang làm nhiều nỗ lực thế để bò lên ngọn cây. Chúng cười vào cố gắng của sên.

Thế rồi một con sẻ bay xuống, tới gần con sên và nói, ‘Cưng ơi, em đang đi đâu đấy? Chưa có anh đào trên cây đâu.’

Nhưng con sên thậm chí không bao giờ dừng lại; nó tiếp tục cuộc hành trình đi lên của nó. Không dừng lại, sên nói, ‘Nhưng chúng sẽ có đó khi tôi lên tới. Chúng sẽ có đó khi tôi đạt tới. Sẽ mất thời gian cho tôi lên tới ngọn, và đến lúc đó anh đào sẽ có đó.’

Thượng đế không có, nhưng ngài sẽ có đó vào lúc bạn đạt tới. Nó không phải là cái gì đó đã có đó rồi – nó không bao giờ có đó. Nó là việc trưởng thành. Nó là trưởng thành riêng của bạn. Khi bạn đạt tới điểm mà bạn là ý thức toàn bộ, Thượng đế hiện hữu. Nhưng đừng tranh cãi. Thay vì phí hoài năng lượng của bạn vào tranh cãi, dùng năng lượng của bạn trong biến đổi bản thân bạn đi.

Và năng lượng không có nhiều. Nếu bạn làm chệch năng lượng của bạn vào các luận cứ bạn có thể trở thành thiên tài trong tranh cãi. Nhưng thế thì bạn đang làm phí hoài, nó là chi phí lớn, vì cùng năng lượng này có thể trở thành thiền. Bạn có thể trở thành nhà logic: bạn có thể làm ra các luận cứ rất logic, bạn có thể tìm ra bằng chứng hay phản chứng rất thuyết phục, nhưng bạn sẽ vẫn còn như cũ. Luận cứ của bạn sẽ không làm thay đổi bạn.

Nhớ một điều: bất kì cái gì làm thay đổi bạn đều là tốt. Bất kì cái gì cho bạn trưởng thành, mở rộng, tăng lên trong ý thức, đều là tốt. Bất kì cái gì làm bạn thành tĩnh tại và bất kì cái gì bảo vệ nguyên trạng của bạn là không tốt; nó là số mệnh, tự tử.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3, Ch.58”