Chẳng phải đúng là mọi kĩ thuật thiền đều thực sự là việc làm đó sao, điều đưa người tìm kiếm tới sự hiện hữu của người đó?
Theo một cách nào đó, vâng đúng; và theo cách sâu hơn, không đúng. Các kĩ thuật thiền là việc làm, vì bạn được khuyên làm cái gì đó. Ngay cả thiền là làm cái gì đó, ngay cả ngồi im lặng là làm cái gì đó, ngay cả không làm bất kì cái gi là một loại làm. Cho nên theo cách bề ngoài, mọi kĩ thuật thiền là việc làm. Nhưng theo cách sâu hơn chúng không là việc làm, vì nếu bạn thành công trong chúng, việc làm biến mất.
Chỉ lúc ban đầu nó dường như là nỗ lực. Nếu bạn thành công trong nó, nỗ lực biến mất và toàn thể sự việc trở thành tự phát và vô nỗ lực. Nếu bạn thành công trong nó, nó không phải là việc làm. Thế thì không nỗ lực nào về phần bạn là được cần. Nó trở thành chỉ như việc thở – nó có đó. Nhưng lúc ban đầu nỗ lực nhất định có, vì tâm trí không thể làm được bất kì cái gì mà không là nỗ lực. Nếu bạn bảo nó là vô nỗ lực, toàn thể sự việc dường như ngớ ngẩn.
Trong Thiền, nơi nhiều nhấn mạnh được dành cho vô nỗ lực, thầy nói với đệ tử, `Cứ ngồi đi. Không làm bất kì cái gì.’ Và đệ tử cố gắng. Tất nhiên, bạn có thể làm được gì khác hơn là cố gắng? Đệ tử cố gắng chỉ ngồi, và anh ta chỉ ngồi, và anh ta cố không làm bất kì cái gì, và thế rồi thầy đánh vào đầu anh ta bằng thiền thượng và thầy nói, `Không làm điều này! Ta đã không bảo ông cố ngồi, vì điều đó trở thành nỗ lực. Và không cố không làm bất kì cái gì, vì điều đó là một loại việc làm. Đơn giản ngồi!’
Nếu tôi bảo bạn đơn giản ngồi, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ làm cái gì đó, điều sẽ làm cho nó không phải là việc ngồi đơn giản; nỗ lực sẽ đi vào. Bạn sẽ ngồi cùng nỗ lực; dồn nén sẽ có đó. Bạn không thể đơn giản ngồi được. Điều đó có vẻ kì lạ, nhưng khoảnh khắc bạn cố ngồi một cách đơn giản, nó đã trở thành phức tạp. Chính nỗ lực đơn giản ngồi làm cho nó thành phức tạo. Vậy phải làm gì?
Nhiều năm trôi qua, và đệ tử liên tục ngồi và bị quở mắng, bị kết án bởi thầy rằng anh ta bỏ lỡ vấn đề. Nhưng anh ta đơn giản tiếp tục, tiếp tục, tiếp tục và mọi ngày anh ta đều là thất bại, vì nỗ lực có đó. Và anh ta không thể lừa được thầy. Nhưng một hôm, chỉ kiên nhẫn ngồi, ngay cả ý thức này để ngồi đơn giản biến mất. Một hôm đột nhiên anh ta đang ngồi – như cây hay như đá – không làm bất kì cái gì. Và thế rồi thầy nói, `Đây là tư thế đúng. Giờ ông đã đạt tới nó. Giờ nhớ điều này. Đây là cách ngồi.’ Nhưng cần kiên nhẫn và nỗ lực lâu dài để đạt tới vô nỗ lực.
Lúc đầu, nỗ lực sẽ có đó, việc làm sẽ có đó, nhưng chỉ lúc đầu như điều sai trái cần thiết. Nhưng bạn phải thường xuyên nhớ rằng bạn phải đi ra ngoài nó. Một khoảnh khắc phải tới khi bạn không làm bất kì cái gì về thiền – chỉ hiện hữu ở đó và nó xảy ra; chỉ ngồi hay đứng và nó xảy ra; không làm bất kì cái gì, chỉ nhận biết, nó xảy ra.
Mọi kĩ thuật này chỉ là để giúp bạn đi tới khoảnh khắc vô nỗ lực. Biến đổi bên trong, việc nhận ra bên trong, không thể xảy ra qua nỗ lực, vì nỗ lực là một loại căng thẳng. Với nỗ lực bạn không thể được thảnh thơi một cách toàn bộ; nỗ lực sẽ trở thành rào chắn. Với bối cảnh này trong tâm trí, nếu bạn làm nỗ lực, dần dần bạn sẽ trở nên có năng lực bỏ nó nữa.
Nó giống như việc bơi. Nếu bạn biết bơi, bạn biết rằng lúc ban đầu bạn phải làm nỗ lực – nhưng chỉ lúc ban đầu thôi. Một khi bạn biết cái cảm về nó, một khi bạn biết nó là gì, nỗ lực đã mất đi; bạn có thể bơi vô nỗ lực. Và ngay cả người bơi giỏi cũng không thể nói được việc bơi là gì, đích xác người đó đang làm gì. Thực sự, người đó không làm bất kì cái gì. Người đó đơn giản cho phép bản thân mình ở trong mối quan hệ đáp ứng sâu sắc với nước, với sông. Người đó thực sự không làm bất kì cái gì. Và nếu người đó vẫn làm, người đó vẫn không phải là người chuyên gia – người đó vẫn là người nghiệp dư, vẫn đang học.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại. Ở Miến Điện, một sư Phật giáo được lệnh làm thiết kế cho ngôi đền chùa mới, đặc biệt là cho cái cổng. Thế là ông ấy làm ra nhiều thiết kế. Ông ấy có một đệ tử rất tài năng, cho nên ông ấy bảo đệ tử kia ở gần ông ấy. Khi ông ấy làm thiết kế đệ tử này đơn giản xem, và nếu anh ta thích nó anh ta phải nói rằng nó là được, nó là đúng. Nếu anh ta không thích nó thế thì anh ta phải nói không. Và thầy nói, `Khi ông nói có, chỉ thế thì ta sẽ gửi thiết kế đi. Nếu ông liên tục nói không, ta sẽ bỏ thiết kế này và sẽ tạo ra thiết kế mới.’
Hàng trăm thiết kế đã bị bỏ đi theo cách này. Ba tháng trôi qua. Ngay cả thầy đã trở nên sợ, nhưng thầy đã nói lời cho nên thầy phải giữ lời. Đệ tử đã ở đó, thầy sẽ làm thiết kế, và thế rồi đệ tử sẽ nói không. Thầy sẽ bắt đầu thiết kế khác.
Một hôm mực sắp hết, cho nên thầy nói, `Đi ra ngoài tìm thêm mực đi.’ Đệ tử đi ra ngoài. Thầy quên mất anh ta, sự hiện diện của anh ta, và trở nên vô nỗ lực. Sự hiện diện của anh ta là vấn đề. Ý tưởng thường xuyên có trong tâm trí thầy là đệ tử có đó, phán xét. Thầy thường xuyên tự hỏi liệu anh ta có thích nó hay không, liệu có bỏ nó lần nữa không. Điều này tạo ra lo âu và thầy không thể tự phát được.
Đệ tử đi ra ngoài. Bản thiết kế được hoàn tất. Đệ tử trở về và anh ta nói `Tuyệt vời! Nhưng sao thầy không thể làm được nó trước đây?’
Thầy nói, `Giờ ta hiểu tại sao rồi – vì ông có đó. Vì ông đấy – ta đã làm nỗ lực để có được sự chấp thuận của ông. Nỗ lực này đã phá huỷ toàn thể công việc. Ta không thể là tự nhiên được, ta không thể tuôn chảy, ta không thể quên được bản thân ta vì ông.’
Bất kì khi nào bạn đang hành thiền, chính nỗ lực rằng bạn đang làm nó, chính ý tưởng về thành công trong nó, là rào chắn. Ý thức về điều đó đi. Liên tục làm, và ý thức về điều đó. Một ngày sẽ tới… chỉ qua kiên nhẫn một ngày tới khi nỗ lực không có đó. Thực sự, bạn không có đó, chỉ thiền hiện hữu. Có thể mất thời gian lâu. Điều đó không thể dự đoán được, không ai có thể nói khi nào nó sẽ xảy ra. Vì nếu cái gì đó được dự định đạt tới bởi nỗ lực, nó có thể được dự đoán – rằng nếu bạn làm điều này với nhiều nỗ lực bạn sẽ thành công – nhưng thiền sẽ thành công chỉ khi bạn trở thành vô nỗ lực. Đó là lí do tại sao không cái gì có thể được dự đoán. Không cái gì có thể được nói về khi nào bạn sẽ thành công. Bạn có thể thành công chính khoảnh khắc này, và bạn có thể không thành công trong nhiều kiếp.
Toàn thể sự việc xoay quanh một điều – khi nỗ lực của bạn rơi rụng đi và bạn trở thành tự phát, khi thiền của bạn không phải là hành động mà trở thành hiện hữu của bạn, khi thiền của bạn chỉ giống như yêu….
Bạn không thể làm được bất kì cái gì về yêu, hay bạn có thể? Nếu bạn làm bất kì cái gì, bạn làm cho nó thành giả. Nó sẽ trở thành nhân tạo. Nó sẽ không đi sâu. Bạn sẽ không ở trong nó. Nó sẽ trở thành việc diễn. Yêu hiện hữu – bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó.
Bạn cũng không thể làm được bất kì cái gì về thiền. Nhưng tôi không ngụ ý đừng làm bất kì cái gì, vì thế thì bạn sẽ vẫn còn là bất kì cái gì bạn đang là. Bạn phải làm cái gì đó, hoàn toàn có ý thức rằng chỉ bằng việc làm bạn sẽ không đạt tới. Việc làm sẽ được cần lúc ban đầu. Người ta không thể bỏ được nó; người ta phải đi qua nó. Nhưng người ta phải đi qua nó, người ta phải siêu việt trên nó, và việc nổi vô nỗ lực phải được đạt tới.
Con đường là gian nan và rất mâu thuẫn. Bạn không thể tìm ra bất kì cái gì mâu thuẫn hơn thiền. Mâu thuẫn vì nó phải được bắt đầu như nỗ lực và nó phải kết thúc như vô nỗ lực. Nhưng nó xảy ra. Bạn có thể không có khả năng quan niệm một cách logic cách nó xảy ra, nhưng trong kinh nghiệm nó xảy ra. Một ngày sẽ tới khi bạn chỉ phát chán với nỗ lực của bạn. Nó sụp đổ.
Chuyện đã xảy ra cho Phật theo cách này. Trong sáu năm ông ấy đã làm mọi nỗ lực có thể được. Không con người nào đã từng bị ám ảnh thế với việc trở nên chứng ngộ. Ông ấy đã làm mọi thứ mà ông ấy có thể làm. Ông ấy đã chuyển từ thầy giáo nọ sang thầy giáo kia, và bất kì cái gì ông ấy được dạy, ông ấy đã làm nó một cách hoàn hảo. Đó đã là vấn đề, vì không thầy giáo nào có thể nói với ông ấy, `Ông không làm tốt, đó là lí do tại sao ông không đạt tới.’ Điều đó đã là không thể được. Ông ấy đã làm tốt hơn bất kì thầy nào, cho nên thầy phải thú nhận. Họ nói, `Chúng ta phải dạy ngần này thôi. Bên ngoài điều này chúng ta không biết, cho nên ông đi chỗ nào đó khác đi.’
Ông ấy đã là một đệ tử nguy hiểm – và chỉ đệ tử nguy hiểm mới đạt tới. Ông ấy đã học mọi thứ mà là có thể có. Bất kì cái gì ông ấy được bảo, ông ấy đều làm nó – một cách tuyệt đối như nó đã được bảo. Và thế rồi ông ấy sẽ tới thầy và nói, `Tôi đã làm nó, nhưng không cái gì xảy ra. Vậy cái gì tiếp?’
Thầy giáo sẽ nói, `Ông đi đâu đó khác đi. Có một thầy giáo ở trong Himalayas – đi tới đó đi.’ Hay, `Có một thầy giáo ở trong rừng nào đó – đi tới đó đi. Chúng ta không biết nhiều hơn điều này.’
Ông ấy đã đi quanh đi quanh suốt sáu năm. Ông ấy đã làm mọi điều có thể được làm, mọi điều là có thể về mặt con người, và thế rồi ông ấy phát chán. Toàn thể sự việc dường như là vô tích sự, không kết quả, vô nghĩa. Một đêm ông ấy thả lỏng mọi nỗ lực. Ông ấy ngồi dưới cây Bồ đề, và ông ấy nói, `Giờ mọi thứ được kết thúc. Trong thế giới này chẳng có cái gì cả, và trong tìm kiếm tâm linh này cũng chẳng có cái gì cả. Giờ chẳng có gì cho mình làm. Mọi thứ được kết thúc. Không chỉ thế giới này, mà cả thế giới kia nữa. Đột nhiên mọi nỗ lực rơi rụng đi. Ông ấy là trống rỗng. Vì khi không có gì để làm, tâm trí không thể chuyển động được. Tâm trí chỉ chuyển động vì có cái gì đó để làm – động cơ nào đó, mục đích nào đó. Tâm trí chuyển động vì cái gì đó là có thể, cái gì đó có thể được đạt tới, tương lai. Nếu không hôm nay thì ngày mai, nhưng khả năng có đó rằng người ta có thể đạt tới nó – tâm trí chuyển động.
Đêm đó Phật đã đi tới điểm chết. Thực sự, ông ấy đã chết chính khoảnh khắc đó, vì không có tương lai. Không cái gì để được đạt tới, và không cái gì có thể được đạt tới – `Mình đã làm mọi thứ. Toàn thế giới là vô tích sự và toàn thể sự tồn tại này là ác mộng.’ Không chỉ thế giới vật chất đã trở thành vô tích sự, mà thế giới tâm linh cũng vậy. Ông ấy đã thảnh thơi. Không phải là ông ấy đã làm cái gì đó để thảnh thơi. Đây là vấn đề để hiểu: không có gì để bị căng thẳng, do đó ông ấy đã thảnh thơi. Không có nỗ lực về phần của ông ấy để thảnh thơi.
Dưới cây Bồ đề ông ấy đã không cố thảnh thơi. Không cái gì để làm, không cái gì để căng thẳng, không cái gì để ham muốn, không tương lai, không hi vọng. Ông ấy tuyệt đối vô vọng đêm đó – được thảnh thơi. Thảnh thơi đã xảy ra. Bạn không thể thảnh thơi được, vì cái gì đó này khác vẫn có đó để được đạt tới. Cái đó liên tục khuấy động tâm trí bạn; bạn liên tục quay tròn và quay tròn. Đột nhiên việc quay dừng lại, bánh xe dừng lại – Phật thảnh thơi và rơi vào giấc ngủ.
Đến sáng khi ông ấy thức dậy, ngôi sao cuối cùng đã lặn. Ông ấy nhìn vào ngôi sao cuối cùng biến mất, và với việc biến mất của ngôi sao cuối cùng, ông ấy đã biến mất hoàn toàn, ông ấy đã trở thành người chứng ngộ. Thế rồi mọi người bắt đầu hỏi, `Ông đã đạt tới điều này thế nào? Làm thế nào? Phương pháp là gì?’
Bây giờ bạn có thể hiểu khó khăn của Phật. Nếu ông ấy nói rằng ông ấy đã đạt tới qua phương pháp nào đó, thế thì ông ấy sai, vì ông ấy đã đạt tới chỉ khi không có phương pháp. Nếu ông ấy nói rằng ông ấy đã đạt tới qua nỗ lực, thế thì ông ấy sai, vì ông ấy chỉ đạt tới khi không có nỗ lực. Nhưng nếu ông ấy nói, `Không làm nỗ lực nào và ông sẽ đạt tới,’ thế nữa ông ấy cũng sai, vì với vô nỗ lực của ông ấy, sáu năm nỗ lực kia đã là bối cảnh. Không có nỗ lực đó, nỗ lực gian nan của sáu năm, trạng thái này của vô nỗ lực không thể được đạt tới. Chỉ bởi vì nỗ lực điên khùng đó mà ông ấy đã đi tới đỉnh và đã không có đâu nữa mà đi; ông ấy đã thảnh thơi và rơi xuống trong tung lũng.
Điều này phải được nhớ bởi nhiều lí do. Nỗ lực tâm linh là hiện tượng mâu thuẫn nhất. Nỗ lực phải được làm, với ý thức đầy đủ rằng không cái gì có thể được đạt tới qua nỗ lực. Nỗ lực phải được làm chỉ để đạt tới vô nỗ lực, chỉ để đạt tới việc không nỗ lực nào. Nhưng đừng thả lỏng nỗ lực của bạn, vì nếu bạn thả lỏng bạn sẽ không bao giờ đạt tới thảnh thơi đó mà đã tới cho Phật. Bạn liên tục làm mọi nỗ lực, để cho một khoảnh khắc sẽ tự động tới khi chỉ bằng nỗ lực vô cùng bạn đạt tới điểm mà thảnh thơi xảy ra cho bạn.
Chẳng hạn, bạn có thể hiểu nó theo cách khác. Như tôi thấy nó, ở phương tây, bản ngã đã là điểm trung tâm: việc hoàn thành của bản ngã, việc phát triển của bản ngã, thành tựu của bản ngã mạnh, đã từng là toàn thể nỗ lực phương tây. Ở phương đông, nó đã là làm sao đạt tới vô ngã, làm sao là không bản ngã, làm sao quên, buông xuôi, làm tan biến bản thân bạn hoàn toàn tới mức bạn không hiện hữu. Phương đông đã từng cố gắn vì vô ngã. Phương tây đã từng cố gắng vì bản ngã hoàn hảo.
Nhưng đây làm mâu thuẫn trong mọi thứ: nếu bạn không có bản ngã rất phát triển, bạn không thể buông xuôi được. Bạn có thể buông xuôi chỉ nếu bạn có bản ngã rõ ràng hoàn hảo. Bằng không bạn không thể buông xuôi được, vì ai sẽ buông xuôi? Cho nên với tôi, cả hai là một nửa và cả hai đều trong khổ – đông và tây cả hai. Vì đông đã lấy vô ngã, cái là phần kết thúc, và phần bắt đầu bị thiếu.
Ai sẽ buông xuôi bản ngã? Đỉnh núi không có đó, cho nên ai sẽ tạo ra thung lũng? Thung lũng được tạo ra chỉ quanh đỉnh núi. Đỉnh núi càng lớn, thung lũng càng sâu. Nếu bạn không có bản ngã, hay bản ngã rất hờ hững, buông xuôi là không thể được. Hay, việc buông xuôi của bạn sẽ là buông xuôi hờ hững, chỉ làng nhàng. Không cái gì sẽ xảy ra từ nó; sẽ không có bùng nổ.
Ở phương tây, phần bắt đầu đã được nhấn mạnh. Cho nên bạn có thể liên tục tăng trưởng với bản ngã của bạn. Nó sẽ tạo ra ngày càng nhiều lo âu. Và khi bạn đã thực sự tạo ra nó, bạn không biết phải làm gì với nó, vì phần kết thúc không có đó.
Với tôi, tìm kiếm tâm linh là cả hai. Tạo ra đỉnh núi rất lớn, tạo ra bản ngã hoàn hảo, chỉ để làm tan biến nó. Điều đó dường như là ngớ ngẩn – chỉ để làm tan biến nó, chỉ để đạt tới buông xuôi sâu, chỉ để mất nó đi ở đâu đó. Và bạn không thể làm mất đi cái gì đó mà bạn không có. Cho nên theo cách nhìn của tôi, nhân loại phải được huấn luyện về hai điều này cùng nhau: giúp mọi người tạo ra bản ngã hoàn hảo, bản ngã được hoàn thành – nhưng đây chỉ là một nửa cuộc hành trình – và thế rồi, giúp họ buông xuôi nó.
ĐỈnh núi càng lớn, thung lũng sẽ càng sâu. Bản ngã càng cao, bạn sẽ chuyển vào buông xuôi càng sâu. Và điều này là vậy cho mọi thứ. Trên con đường tâm linh, nhớ những sự mâu thuẫn liên tục này. Đừng quên nó cho dù một khoảnh khắc. Trở thành bản ngã hoàn hảo để cho bạn có thể buông xuôi, để cho bạn có thể tan biến, tan chảy. Làm mọi nỗ lực mà bạn có thể làm, chỉ để đạt tới điểm mà nỗ lực rời bỏ bạn và bạn là vô nỗ lực toàn bộ.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3, Ch.50”