Mọi người chứng ngộ, mọi tôn giáo, đều đồng ý chỉ về một điều. Bất đồng của họ là nhiều, nhưng có một đồng ý trong tất cả, và đó là ở chỗ con người, vì bản ngã của người đó, bị đóng với thực tại. Bản ngã là rào chắn duy nhất; việc cảm thấy rằng tôi hiện hữu.
Về điểm này chư phật và các Christ và các Krishna tất cả đều đồng ý. Và bởi vì tất cả họ đều đồng ý, với tôi dường như là đây là điều cơ bản trong mọi nỗ lực tôn giáo. Mọi điều khác là ngẫu nhiên; điều này là bản chất – rằng bạn bị ngăn cản vì bản ngã riêng của bạn.
Bản ngã này là gì? Nó bao gồm cái gì? Nó nảy sinh thế nào? Và tại sao nó trở thành quan trọng thế?
Nhìn vào tâm trí bạn đi – vì bạn không thể hiểu được hiện tượng này của bản ngã một cách lí thuyết; bạn chỉ có thể hiểu nó một cách tồn tại. Nhìn vào tâm trí bạn đi, quan sát nó, và bạn sẽ đi tới hiểu sâu. Và nếu bạn có thể hiểu bản ngã là gì, không có vấn đề gì; nó có thể bị bỏ dễ dàng. Hơn thế, không có nhu cầu bỏ nó. Nếu bạn có thể hiểu nó, chính việc hiểu trở thành việc bỏ, vì bản ngã được tạo ra qua việc không hiểu của bạn, nó được tạo ra qua tính ngủ của bạn.
Nếu bạn trở nên tỉnh táo về nó, nếu bạn hội tụ ý thức của bạn hướng tới nó, nó biến mất. Nó biến mất – hệt như khi bạn mang ánh sáng vào phòng và tối biến mất. Cho dù bạn mang ánh sáng để nhìn vào tối, để xem tối là gì… nếu bạn mang ánh sáng vào, nó biến mất. Bản ngã tồn tại vì bạn không bao giờ tỉnh táo với sự tồn tại của bạn; nó là cái bóng của việc không tỉnh táo của bạn. Cho nên thực sự, không có nhu cầu bỏ nó. Nếu bạn có thể nhìn vào nó, bản thân nó tự rơi rụng đi.
Nó là gì? Bạn đã bao giờ cảm thấy bất kì khoảnh khắc nào khi nào không có bản ngã không? Bất kì khi nào bạn im lặng, bản ngã không hiện hữu. Bất kì khi nào tâm trí bạn trong rối loạn, huyên thuyên, bất ổn, bản ngã có đó. Bất kì khi nào bạn thảnh thơi, im lặng và bình thản, bản ngã không hiện hữu. Ngay bây giờ, nếu bạn im lặng, bản ngã ở đâu? Bạn sẽ có đó, nhưng không có cảm giác về `tôi’. Cho nên cố hiểu nó về mặt tồn tại đi.
Ngay bây giờ khi tôi đang nói, bạn có thể quan sát sự kiện rằng nếu bạn im lặng, tỉnh táo toàn bộ, bạn có đó, nhưng không có cảm giác về ‘tôi’. Và chính điều ngược lại xảy ra: nếu bạn bị lo lắng, trong xung đột, trong lo âu, bạn cảm thấy một bản ngã được định tâm bên trong bạn. Khi bạn trong giận, trong đam mê, bạo hành, hung hăng, bạn cảm thấy một bản ngã được kết tinh bên trong bạn. Bất kì khi nào bạn trong yêu, trong từ bi, nó không có đó.
Đó là lí do tại sao chúng ta không thể yêu được, vì với bản ngã, yêu là không thể được. Đó là lí do tại sao chúng ta liên tục nói nhiều thế về yêu, nhưng chúng ta không bao giờ trong yêu. Và bất kì cái gì chúng ta gọi là yêu đều ít nhiều là dục, nó không là yêu; vì bạn không thể làm mất bản ngã của bạn được, và yêu không thể tồn tại chừng nào bản ngã chưa biến mất. Yêu, thiền, Thượng đế, chúng tất cả đều yêu cầu một điều – bản ngã phải không có đó. Đó là lí do tại sao Jesus là đúng khi nói rằng Thượng đế là yêu, vì cả hai hiện tượng này xảy ra chỉ khi bản ngã không hiện hữu.
Nếu bạn biết yêu, không có nhu cầu biết Thượng đế – bạn đã biết ngài rồi. Yêu chỉ là cái tên khác cho nó. Nếu bạn biết yêu, không có nhu cầu đi vào trong thiền – bạn đã đi vào rồi. Yêu chỉ là cái tên khác cho nó. Nhiều kĩ thuật thiền thế được cần, và nhiều thầy giáo thế, và nhiều trường phái thiền thế được cần, vì không có yêu. Nếu yêu tồn tại, không có nhu cầu thực hành bất kì cái gì, vì sự việc đã xảy ra rồi. Và sự việc này là biến mất của bản ngã.
Cho nên điều đầu tiên cần được hiểu: bất kì khi nào bạn im lặng, bản ngã không hiện hữu. Và đừng tin vào tôi. Tôi không nói về lí thuyết; đây là sự kiện. Bạn không cần nhận ý kiến của tôi; bạn có thể quan sát nó trong bản thân bạn. Và không có nhu cầu trì hoãn nó cho tương lai; ngay bây giờ bạn có thể quan sát sự kiện rằng nếu bạn im lặng, bạn hiện hữu – nhưng không giới hạn, không trung tâm. Bạn tồn tại không có trung tâm, không có cái tôi được kết tinh. Sự hiện diện có đó, ý thức có đó, nhưng không có người nào có thể nói ‘tôi đây’.
Khi bạn im lặng, bản ngã không hiện hữu. Và khi bạn không im lặng, bản ngã hiện hữu. Cho nên bản ngã là bệnh, mọi bệnh được tổ hợp lại với nhau, do đó có nhấn mạnh vào buông xuôi bản ngã. Nhấn mạnh là để buông xuôi bệnh này.
Thứ hai: nếu trong im lặng, cho dù một khoảnh khắc bạn có thoáng nhìn về sự tồn tại của bạn như vô ngã, thế thì bạn có thể phân tích nó, và thế thì bạn có thể đi vào hiện tượng bản ngã này, về nó là gì. Tâm trí là quá khứ được tích luỹ. Tâm trí không bao giờ ở đây, nó không bao giờ là bây giờ. Nó bao giờ cũng từ quá khứ. Nó là việc tích luỹ. Tâm trí là kí ức: mọi kinh nghiệm mà bạn đã trải qua, mọi thông tin bạn đã bắt gặp, mọi tri thức bạn đã thu thập, đã nghe thấy, đã nghe, đã đọc – cái đó được tích luỹ lại. Tâm trí thường xuyên tích luỹ.
Tâm trí là kẻ tích luỹ lớn nhất, nó liên tục tích luỹ. Ngay cả khi bạn không có ý thức nó vẫn liên tục tích luỹ; ngay cả khi bạn ngủ tâm trí đang tích luỹ. Bạn có thể không nhận biết về điều đó. Trong khi bạn ngủ, có tiếng ồn trên đường, tâm trí đang tích luỹ. Bạn có thể bị thôi miên vào buổi sáng và bạn có thể được hỏi về điều đó, và bạn sẽ nói mọi thứ, bạn sẽ kể lại mọi thứ – bất kì cái gì tâm trí đã tích luỹ trong đêm. Ngay cả khi bạn đã rơi vào cơn mê, hay bạn vô ý thức, hay bạn đã rơi vào trong cơn ngất, tâm trí đang tích luỹ.
Tâm trí không cần ý thức của bạn để tích luỹ; nó liên tục tích luỹ. Ngay cả khi bạn ở trong bụng mẹ của mẹ bạn, tâm trí đã tích luỹ. Và qua thôi miên kí ức về những ngày bạn trong bụng mẹ bạn có thể được đánh thức dậy. Bạn không nhớ bất kì cái gì về việc nhận việc sinh, nhưng tâm trí đã tích luỹ. Bất kì cái gì đã xảy ra, tâm trí đều tích luỹ. Và bây giờ điều đó có thể được đánh thức lại. Qua thôi miên kí ức có thể lại được mang tới hội tụ của bạn. Và hàng triệu kí ức đang được tích luỹ – việc tích luỹ này là tâm trí. Kí ức là tâm trí.
Cái tôi, bản ngã, được tạo ra thế nào? Tâm thức ở bên trong bạn, và quanh tâm thức mọi kí ức này được tích luỹ ở ngoại vi. Chúng hữu dụng, và bạn không thể sống sót nếu không có chúng, chúng được cần tới, nhưng thế thì một điều mới xảy ra giữa hai điều này, một hiện tượng phụ.
Tâm thức ở bên trong, bạn ở bên trong, không có cái tôi. Không có tôi ở bên trong. Bạn hiện hữu, không có trung tâm. Ở ngoại vi, mọi khoảnh khắc tri thức, kinh nghiệm, kí ức, tích luỹ lại. Đây là tâm trí. Và bất kì khi nào bạn nhìn vào thế giới, bạn nhìn qua tâm trí. Bất kì khi nào bạn đi qua một kinh nghiệm mới, bạn nhìn qua kí ức, bạn diễn giải nó qua kí ức. Bạn nhìn vào mọi thứ qua quá khứ. Quá khứ trở thành kẻ trung gian.
Thường xuyên nhìn qua quá khứ, bạn bị đồng nhất với nó – việc đồng nhất đó là bản ngã. Để tôi để nó theo cách này: sự đồng nhất của ý thức với kí ức là bản ngã. Bạn nói `Tôi là người Hindu’ hay `Tôi là người Ki tô giáo’ hay `Tôi là người Jain’. Bạn đang làm gì? Không ai được sinh ra là người Ki tô giáo, hay người Hindu, hay người Jain. Bạn đơn giản được sinh ra là một con người. Thế rồi bạn được dạy dỗ, thế rồi bạn được ước định để nghĩ rằng bạn là người Ki tô giáo, người Hindu, hay người Jain. Đây là kí ức. Bạn đã được dạy rằng bạn là người Ki tô giáo. Đây là kí ức, và bây giờ, bất kì khi nào bạn nhìn qua kí ức này, bạn cảm thấy, `Mình là người Ki tô giáo.’
Tâm thức của bạn không phải là Ki tô giáo; nó không thể thế được. Nó đơn giản là tâm thức. Bạn đã được dạy rằng bạn là người Ki tô giáo. Giáo lí này được tích luỹ ở ngoại vi. Bây giờ bạn nhìn qua cặp kính này và toàn thế giới được tô mầu. Những kính này dính quá nhiều và quá sâu với bạn, và bạn không bao giờ xa khỏi chúng, bạn không bao giờ gạt chúng sang bên. Bạn đã trở nên quen thuộc với chúng tới mức bạn quên mất rằng có kính trên mắt bạn. Thế rồi bạn nói, `Tôi là người Ki tô giáo.’
Bất kì khi nào bạn bị đồng nhất với bất kì kí ức nào, bất kì tri thức nào, bất kì cái tên và hình dạng nào, cái tôi được sinh ra. Thế thì bạn là trẻ, bạn là già; bạn là giầu, bạn là nghèo; bạn là đẹp hay bạn không đẹp; bạn có giáo dục hay bạn không có giáo dục; bạn được kính trọng hay bạn không được kính trọng – thế thì bạn liên tục bị đồng nhất với các thứ tích luỹ quanh bạn và bản ngã được sinh ra. Bản ngã là sự đồng nhất với tâm trí.
Đó là lí do tại sao khi bạn im lặng, bản ngã không hiện hữu, vì khi bạn im lặng tâm trí không vận hành. Đó là điều im lặng ngụ ý gì. Bất kì khi nào tâm trí vận hành, bạn không im lặng. Bạn không thể im lặng được – vận hành của tâm trí là tiếng ồn bên trong, việc huyên thuyên thường xuyên bên trong bạn. Khi việc huyên thuyên dừng lại, hay nếu nó không có đó, hay bạn đã đi ra ngoài nó, hay bạn đã đi vào bên trong, chuyển vào bên trong, có im lặng, và trong im lặng đó không có bản ngã.
Nhưng chỉ đôi khi điều đó xảy ra, và chỉ cho một khoảnh khắc, rằng bạn im lặng. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy rằng những tình huống đó mà trong đó điều này xảy ra là đáng yêu. Bạn bắt đầu ham muốn những tình huống đó. Bạn đi lên núi, và trong khi mặt trời đang mọc buổi sáng bạn nhìn vào nó. Đột nhiên bạn có dâng trào niềm vui. Bạn cảm thấy phúc lạc, cái đẹp giáng xuống bạn.
Cái gì đã thực sự xảy ra? Vì buổi sáng im lặng, và mặt trời mọc im lặng, và mầu xanh lục, và núi, đột nhiên huyên thuyên bên trong của bạn đã dừng lại. Hiện tượng này lớn lao – khắp xung quanh bạn đẹp thế, an bình và tĩnh lặng – tới mức bạn đã dừng lại trong một khoảnh khắc. Trong việc dừng lại đó bạn đã nhận ra trạng thái không bản ngã – tất nhiên trong một khoảnh khắc.
Điều này có thể xảy ra qua nhiều tình huống. Trong dục nó xảy ra, trong âm nhạc nó có thể xảy ra; trong bất kì cái gì lớn lao tới mức bạn bị tràn ngập, và huyên thuyên thường xuyên của bạn bị gạt sang bên, bị ép sang bên trong một khoảnh khắc, nó sẽ lại tới nữa. Bất kì khi nào bạn là vô ngã, ngẫu nhiên hay qua thực hành nào đó, bạn cảm thấy phúc lạc tinh tế mà bạn đã không cảm thấy trước đây.
Phúc lạc này không tới từ bên ngoài. Nó không tới từ núi hay từ mặt trời mọc hay từ hoa đẹp; nó không tới từ hành động dục. Nó không tới từ bên ngoài. Bên ngoài chỉ tạo ra cơ hội – nó tới từ bên trong. Cho nên nếu bạn lặp lại tình huống bên ngoài lần nữa, nó sẽ không tới, vì bạn sẽ được miễn nhiễm với nó, bạn sẽ quen với nó.
Cùng núi đó và cùng sáng đó… lần nữa bạn đi tới đó và bạn không cảm thấy. Bạn cảm thấy cái gì đó bị thiếu. Vì lần đầu tiên nó là mới tới mức nó đã làm dừng tâm trí bạn hoàn toàn. Điều kì diệu là lớn lao thế và phép màu là mới thế, bạn không thể nào tiếp tục với việc huyên thuyên quá khứ. Nó đã dừng lại – chỉ trong kính nể nó đã dừng lại – nhưng lần sau bạn đi tới đó bạn biết mọi thứ. Không có kính nể, không có huyền bí – tâm trí tiếp tục. Điều này xảy ra với mọi kinh nghiệm. Trong bất kì kinh nghiệm nào, nếu bạn cảm thấy vui vẻ, nó sẽ bị phá huỷ nếu bạn lặp lại nó, vì thế thì, trong kinh nghiệm được lặp lại, bạn không thể gạt tâm trí ra được.
Cho nên điều thứ hai cần nhớ là ở chỗ tâm trí là việc tích luỹ. Tâm thức của bạn bị ẩn kín đằng sau quá khứ được tích luỹ này, và bạn bị đồng nhất với nó. Bất kì khi nào bạn nói `Tôi là cái này, tôi là cái kia’, bạn đang tạo ra bản ngã.
Thứ ba: nếu bạn có thể hiểu điều này, thế thì điểm thứ ba là không khó, và điểm thứ ba đó là ở chỗ tâm trí phải được dùng. Không có nhu cầu bị đồng nhất; bạn có thể dùng nó như một công cụ – và nó là một công cụ. Không có nhu cầu bị đồng nhất với nó. Bao giờ cũng vẫn còn ở trên nó.
Và thực sự, bạn bao giờ cũng ở trên nó, vì bạn ở đây, bây giờ, bao giờ cũng hiện tại, còn tâm trí bao giờ cũng quá khứ. Bạn bao giờ cũng ở trước nó. Nó tụt lại sau bạn; nó là cái bóng. Chính khoảnh khắc này là điều mới; tâm trí bạn không thể có nó được. Một khoảnh khắc sau nó sẽ được hấp thu vào trong kí ức; thế thì tâm trí có thể có nó. Mọi khoảnh khắc bạn là tự do.
Đó là lí do tại sao Phật đã nhấn mạnh vào khoảnh khắc nhiều thế. Ông ấy nói, `Vẫn còn trong khoảnh khắc và sẽ không có tâm trí.’ Nhưng khoảnh khắc này là rất nguyên tử, nó rất tinh tế; bạn có thể bỏ lỡ nó một cách dễ dàng. Tâm trí bao giờ cũng là quá khứ – dù bạn đã biết bất kì cái gì – và thực tại đang trôi qua ngay bây giờ không phải là một phần của tâm trí. Nó sẽ trở thành một phần của tâm trí vào khoảnh khắc sau.
Nếu bạn có thể nhận biết về thực tại ở đây và bây giờ, bạn sẽ bao giờ cũng vẫn còn siêu việt trên tâm trí. Và nếu bạn có thể vẫn còn siêu việt trên tâm trí – bao giờ cũng ở trên, không bao giờ vướng mắc trong nó, dùng nó, nhưng không bao giờ bị tham gia vào trong nó, dùng nó như một công cụ, không bao giờ bị đồng nhất với nó – bản ngã sẽ biến mất. Bạn sẽ là vô ngã, và khi bạn là vô ngã, không cái gì khác là cần được làm. Thế thì mọi thứ khác xảy ra cho bạn. Bạn đã trở thành mong manh, bạn đã trở thành mở. Thế thì toàn thể sự tồn tại xảy ra cho bạn, thế thì mọi cực lạc là của bạn, thế thì khổ là không thể được. Khổ tới qua bản ngã. Phúc lạc tới qua cổng vô ngã.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3, Ch.53”