Nghệ thuật sống

Gần đây Thầy có nói rằng phần lớn nhân loại sống vô vị, không phải là sống. Xin Thầy giải thích cho chúng tôi về nghệ thuật sống để cho chết có thể trở thành mở hội.

Con người được sinh ra để đạt tới sống, nhưng mọi thứ phụ thuộc vào người đó. Người đó có thể bỏ lỡ nó. Người đó có thể liên tục thở, người đó có thể liên tục ăn, người đó có thể liên tục già đi, người đó có thể liên tục đi tới nấm mồ – nhưng đây không phải là sống. Đây là chết dần dần từ cái nôi tới nấm mồ, chết dần dài bẩy mươi năm. Và vì hàng triệu người quanh bạn đang chết đi trong cái chết chậm chạp, dần dần này, bạn cũng bắt đầu bắt chước họ. Trẻ con học mọi thứ từ những người xung quanh chúng, và chúng ta bị bao quanh bởi chết. Cho nên đầu tiên chúng ta phải hiểu điều tôi ngụ ý bởi ‘sống’. Nó phải không đơn giản là việc già đi. Nó phải là trưởng thành. Và đây là hai điều khác biệt. Già đi, bất kì con vật nào đều có khả năng. Trưởng thành là đặc quyền của con người. Chỉ vài người đòi được quyền này.

Trưởng thành ngụ ý mọi khoảnh khắc đi sâu hơn vào trong nguyên lí của sống; nó ngụ ý đi xa hơn khỏi chết – không hướng tới chết. Bạn càng đi sâu vào sống, bạn càng hiểu về cái bất tử bên trong bạn. Bạn đang đi xa khỏi chết; một khoảnh khắc tới khi bạn có thể thấy rằng chết không là gì ngoài việc thay quần áo, hay đổi nhà, đổi hình dạng – không cái gì chết, không cái gì có thể chết. Chết là ảo tưởng lớn nhất có đó.

Với trưởng thành, quan sát cây. Khi cây trưởng thành, rễ của nó ăn sâu xuống, sâu hơn. Có cân bằng: cây càng vươn cao, rễ sẽ càng ăn sâu. Bạn không thể có một cây cao quãng năm mươi mét với bộ rễ nhỏ được; chúng không thể đỡ được cho cây khổng lồ thế. Trong sự sống, trưởng thành ngụ ý trưởng thành sâu vào bên trong bản thân bạn – đó là nơi chứa rễ của bạn.

Với tôi, nguyên lí đầu tiên của sống là thiền. Mọi thứ khác đến ở hàng thứ hai. Và tuổi thơ là thời gian đẹp nhất. Khi bạn già hơn, điều đó ngụ ý bạn đang tới gần hơn với chết, và việc đi vào thiền sẽ trở nên ngày càng khó hơn. Thiền ngụ ý đi vào cái bất tử của bạn, đi vào cái vĩnh hằng của bạn, đi vào trong tính thượng đế của bạn. Và trẻ nhỏ là người đủ phẩm cách nhất vì nó chưa bị nặng gánh bởi tri thức, chưa bị nặng gánh bởi tôn giáo, chưa bị nặng gánh bởi giáo dục, chưa bị nặng gánh bởi mọi loại rác rưởi. Nó hồn nhiên. Nhưng không may, hồn nhiên của nó bị kết án là dốt nát. Dốt nát và hồn nhiên có sự tương đồng, nhưng chúng không là một. Dốt nát cũng là trạng thái của không biết, giống như hồn nhiên là vậy. Nhưng có khác biệt lớn nữa, điều đã bị toàn thể nhân loại bỏ qua mãi cho tới nay. Hồn nhiên không phải là thông thái – nhưng nó không mang ham muốn thông thái. Nó hoàn toàn hài lòng, được hoàn thành…

Bước thứ nhất trong nghệ thuật sống sẽ là tạo ra đường ranh giữa dốt nát và hồn nhiên. Hồn nhiên phải được hỗ trợ, bảo vệ – vì đứa trẻ đang mang cùng nó kho báu lớn nhất, kho báu mà các hiền nhân theo đuổi bằng những nỗ lực vất vả. Các hiền nhân đã nói rằng họ lại trở thành trẻ con, rằng họ lại được tái sinh…

Bất kì khi nào bạn hiểu rằng bạn đã bỏ lỡ sống, nguyên tắc đầu tiên cần được đem lại là hồn nhiên. Bỏ tri thức của bạn đi, quên các kinh sách của bạn đi, quên tôn giáo, thượng đế học, triết lí của bạn đi. Được sinh ra lần nữa, trở thành hồn nhiên – và điều đó là trong tay bạn. Lau sạch tâm trí bạn khỏi mọi điều không được biết bởi bạn, mọi điều vay mượn, mọi điều bắt nguồn từ truyền thống, tục lệ, mọi điều đã được trao cho bạn bởi người khác – bố mẹ, thầy cô giáo, đại học. Gạt bỏ nó đi. Lần nữa là đơn giản, lần nữa lại là đứa trẻ. Và phép màu này là có thể bởi thiền.

Thiền đơn giản là phương pháp giải phẫu kì lạ cắt bạn tách rời khỏi mọi cái không phải là của bạn và giữ lại chỉ cái là hiện hữu đích thực của bạn. Nó đốt cháy mọi thứ khác và để cho bạn đứng trần trụi, một mình dưới mặt trời, trong gió lộng. Dường như bạn là người đầu tiên xuống trái đất – người chẳng biết gì, người phải khám phá mọi thứ, người phải là kẻ tìm kiếm, người phải tiếp tục cuộc hành hương.

Nguyên tắc thứ hai là cuộc hành hương. Sống phải là việc tìm kiếm – không phải là ham muốn, mà là tìm kiếm; không phải là tham vọng trở thành cái này, trở thành cái nọ, thành tổng thống một nước hay thủ tướng một nước, mà là việc tìm ra “Tôi là ai?” Điều rất kì lạ là những người không biết họ là ai đang cố gắng trở thành ai đó. Họ thậm chí không biết họ là ai ngay lúc này! Họ không quen biết với hiện hữu của họ – nhưng họ có mục đích trở thành. Việc trở thành là bệnh của hồn. Hiện hữu là bạn, và khám phá ra hiện hữu của bạn là việc bắt đầu sống. Thế thì từng khoảnh khắc là khám phá mới, từng khoảnh khắc đem tới vui mới; bí ẩn mới mở ra cánh cửa của nó, tình yêu mới lớn lên trong bạn, từ bi mới mà bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây, nhạy cảm mới về cái đẹp, về cái thiện.

Bạn trở nên nhạy cảm đến mức ngay cả nhành cỏ nhỏ nhất cũng mang tầm quan trọng mênh mông đối với bạn. Nhạy cảm của bạn làm cho bạn thấy rõ ràng rằng nhành cỏ nhỏ bé này là quan trọng ngang với sự tồn tại của ngôi sao lớn nhất kia; không có nhành cỏ này, sự tồn tại sẽ kém hơn là nó đang vậy. Và nhành cỏ nhỏ bé này là duy nhất, nó là không thể thay thế được, nó có tính cá nhân riêng của nó.

Và nhạy cảm này sẽ tạo ra tình thân mới cho bạn – thân thiết với cây, với chim, với con vật, với núi, với sông, với đại dương, với các vì sao. Sống trở thành giầu có hơn khi yêu phát triển, khi tình thân phát triển…

Khi bạn trở nên nhạy cảm hơn, sự sống trở nên lớn hơn. Nó không phải là chiếc ao nhỏ, nó trở thành đại dương. Nó không bị hạn chế trong bạn và vợ bạn, con bạn – nó không bị hạn chế chút nào. Toàn thể sự tồn tại này trở thành gia đình bạn, và chừng nào toàn bộ sự tồn tại chưa là gia đình bạn, bạn vẫn chưa biết sự sống là gì – vì không người nào là hòn đảo, tất cả chúng ta được kết nối. Chúng ta là lục địa bao la, được nối theo cả triệu cách. Và nếu tâm chúng ta không tràn đầy tình yêu với cái toàn thể, cuộc sống của chúng ta bị cắt ngắn đi theo cùng tỉ lệ đó.

Thiền sẽ đem tới cho bạn sự nhạy cảm, cảm giác lớn lao về việc thuộc vào thế giới này. Nó là thế giới của chúng ta – các vì sao là của chúng ta, và chúng ta không phải là người xa lạ ở đây. Về bản chất chúng ta thuộc vào sự tồn tại. Chúng ta là một phần của nó, chúng là tâm của nó.

Điều thứ hai là, thiền sẽ đem tới cho bạn im lặng lớn lao – vì mọi tri thức rác rưởi mất đi, các ý nghĩ là một phần của tri thức cũng mất đi… im lặng mênh mông, và bạn ngạc nhiên: Im lặng này là âm nhạc duy nhất có đó. Mọi âm nhạc là nỗ lực bằng cách nào đó để đem im lặng này ra biểu lộ.

Những người thấy của phương Đông cổ đại đã rất nhấn mạnh vào điểm rằng mọi nghệ thuật lớn – âm nhạc, thơ ca, múa, hội hoạ, điêu khắc – tất cả được sinh ra từ thiền. Chúng là nỗ lực theo cách nào đó để đem cái không thể biết vào trong thế giới của những cái đã biết cho những người chưa sẵn sàng cho cuộc hành hương – chỉ là món quà cho những người chưa sẵn sàng đi trên con đường hành hương. Có lẽ một bài ca có thể lẩy cò cho một ham muốn đi tìm cội nguồn, có lẽ một bức tượng.

Lần sau bạn đi vào đền chùa của Phật Gautam hay của Mahavira, chỉ ngồi im lặng, quan sát bức tượng… vì bức tượng đã được làm theo cách thức, theo tỉ lệ tới mức nếu bạn quan sát nó, bạn sẽ rơi vào im lặng. Nó là bức tượng của thiền; nó không liên quan gì tới Phật Gautam hay Mahavira…

Trong trạng thái đại dương đó thân thể lấy điệu bộ nào đó. Bản thân bạn đã quan sát nó, nhưng bạn đã không tỉnh táo. Khi bạn giận, bạn có quan sát không? – thân thể bạn lấy điệu bộ nào đó. Trong giận bạn không thể để bàn tay mở được; trong giận – nắm đấm. Trong giận bạn không thể mỉm cười được – hay bạn có thể? Với xúc động nào đó, thân thể phải tuân theo điệu bộ nào đó. Những điều nhỏ bé có quan hệ sâu sắc với bên trong…

Khoa học bí mật nào đó đã được dùng hàng thế kỉ cho nên các thế hệ sắp tới có thể đi vào tiếp xúc với những kinh nghiệm của thế hệ già hơn – không qua sách vở, không qua lời nói, mà qua cái gì đó đi sâu hơn – qua im lặng, qua thiền, qua an bình. Khi im lặng của bạn phát triển, thân thiết của bạn, yêu của bạn phát triển; sự sống của bạn trở thành điệu vũ từ khoảnh khắc nọ sang khoảnh khắc kia, niềm vui, lễ hội…

Bạn đã bao giờ nghĩ tại sao, trên khắp thế giới, trong mọi nền văn hoá, trong mọi xã hội, có vài ngày trong năm dành cho lễ hội không? Vài ngày này cho lễ hội này chỉ là đền bù lại – vì các xã hội này đã lấy đi mọi mở hội trong cuộc sống của bạn, và nếu không cái gì được trao cho bạn để bù lại, cuộc sống của bạn có thể trở thành mối nguy hiểm cho văn hoá. Mọi nền văn hoá phải có đền bù nào đó cho bạn để bạn không cảm thấy hoàn toàn mất hút trong khổ, trong buồn… Nhưng những đền bù này là giả. Nhưng trong thế giới bên trong của bạn có thể có sự liên tục của ánh sáng, bài ca, niềm vui.

Bao giờ cũng nhớ rằng xã hội đền bù lại cho bạn khi nó cảm thấy rằng cái bị đè nén có thể bùng nổ thành tình huống nguy hiểm nếu không được đền bù. Xã hội tìm ra cách nào đó để cho phép bạn xì hơi cái bị đè nén. Nhưng đây không phải là mở hội thực, và nó không thể là thực được. Mở hội thực phải tới từ sự sống của bạn, trong sự sống của bạn.

Và mở hội thực không thể nào tương ứng với lịch, rằng ngày mồng một tháng mười một bạn sẽ mở hội. Kì lạ, cả năm bạn khổ và vào ngày mồng một tháng mười một đột nhiên bạn thoát ra khỏi khổ, nhảy múa. Hoặc là khổ là giả hoặc ngày mồng một tháng mười một là giả; cả hai không thể cùng là thật. Và một khi ngày mồng một tháng mười một qua rồi, bạn trở lại trong hố đen của bạn, mọi người trong khổ của họ, mọi người trong lo âu của họ.

Sống nên là mở hội liên tục, liên hoan ánh sáng trong cả năm. Chỉ thế thì bạn có thể trưởng thành, bạn có thể nở hoa. Biến đổi những điều nhỏ bé thành mở hội đi… Mọi thứ bạn làm nên mang tính diễn đạt của bạn; nó nên có chữ kí của bạn trên nó. Thế thì sống trở thành mở hội liên tục.

Cho dù bạn bị ốm và bạn nằm trên giường, bạn sẽ làm cho những khoảnh khắc nằm giường đó thành khoảnh khắc của đẹp và vui, khoảnh khắc của thảnh thơi và nghỉ ngơi, khoảnh khắc của thiền, khoảnh khắc của việc nghe nhạc hay nghe thơ. Không có nhu cầu bị buồn rằng bạn ốm. Bạn nên hạnh phúc rằng mọi người đang trong văn phòng còn bạn đang trong giường như ông vua, thảnh thơi – ai đó pha trà cho bạn, ấm nước hát bài ca, người bạn đã xin tới và thổi sáo cho bạn. Những điều này quan trọng hơn bất kì thuốc nào. Khi bạn ốm, gọi bác sĩ. Nhưng quan trọng hơn, gọi những người yêu bạn tới vì không thuốc nào quan trọng hơn tình yêu. Gọi những người có thể tạo ra cái đẹp, âm nhạc, thơ ca tới quanh bạn vì không cái gì chữa lành như tâm trạng mở hội.

Thuốc là loại chữa trị thấp nhất. Nhưng dường như là chúng ta đã quên mất mọi thứ, cho nên chúng ta phải phụ thuộc thuốc và thành cáu kỉnh và buồn bã – dường như là bạn đang bỏ lỡ niềm vui lớn lao nào đó mà bạn đã có trong văn phòng! Trong văn phòng bạn đã khổ – mới một ngày nghỉ thôi, và bạn bám lấy khổ nữa; bạn sẽ không để chúng đi.

Làm mọi thứ có tính sáng tạo đi, làm ra cái tốt nhất từ cái xấu nhất – đó là điều tôi gọi là ‘nghệ thuật’. Và nếu một người đã sống cả đời mình làm cho mọi khoảnh khắc và mọi pha của nó thành cái đẹp, thành tình yêu, thành niềm vui, một cách tự nhiên chết của người đó sẽ là đỉnh cao tối thượng của nỗ lực cả đời của người đó.

Điều cuối gây chạm tới… chết của người đó sẽ không xấu như nó vẫn thường xảy ra mọi ngày cho mọi người. Nếu chết là xấu, điều đó ngụ ý toàn thể sống của bạn đã là sự phí hoài.

Chết nên là việc chấp nhận an bình, lối vào đáng yêu tới cái không biết, lời tạm biệt vui vẻ với những bạn cũ, với thế giới cũ. Không nên có bất kì bi kịch nào trong nó…

Bắt đầu với thiền, và mọi thứ sẽ trưởng thành trong bạn – im lặng, chân thành, phúc lạc, nhạy cảm. Và bất kì cái gì tới từ thiền, cố đem nó vào sự sống. Chia sẻ nó, vì mọi thứ được chia sẻ đều phát triển nhanh. Và khi bạn đã đạt tới điểm chết, bạn sẽ biết không có chết. Bạn có thể nói lời tạm biệt, không có nhu cầu về bất kì nước mắt buồn nào – có thể nước mắt của vui vẻ, nhưng không buồn.

Từ “Bên ngoài chứng ngộ”, Chương 28