Tâm trí có ba tầng. Thứ nhất là vô thức: khi bạn ở sâu trong giấc ngủ mà không mơ, bạn ở trong nó. Đứa bé trong bụng mẹ là tuyệt đối vô thức, nó chỉ là một phần của người mẹ. Đứa bé không nhận biết rằng “Tôi tách rời”; nó chỉ là một phần của người mẹ. Không có phân tách, không có sự tồn tại được xác định. Nó không bị làm khác biệt khỏi người mẹ và khỏi bản thân sự tồn tại. Không có sợ vì sợ chỉ tới khi bạn trở nên nhận biết về bản thân bạn. Đứa trẻ là thoải mái toàn bộ; nó là vô ý thức.
Và tầng thứ hai là của ý thức. Nó là một mảnh rất nhỏ. Một phần mười của vô thức đã trở thành ý thức trong bạn qua huấn luyện, giáo dục, xã hội, gia đình. Nó được cần cho sự sống còn, cho nên một phần của bạn đã trở nên có ý thức. Nhưng phần đó cũng rất mau bị mệt mỏi; đó là lí do tại sao bạn cần ngủ. Trong giấc ngủ bạn lại trở thành đứa trẻ trong bụng mẹ. Bạn đã rơi trở lại, ý thức không còn đó nữa. Nó đã trở thành một phần của vô thức. Đó là lí do tại sao giấc ngủ làm sảng khoái lại thế. Đến sáng bạn cảm thấy sống động trở lại, tươi tắn, vì bạn đã rơi trở lại trong bụng mẹ.
Bạn có thể đã không quan sát điều này…. Quan sát người nào đó đang ngủ say. Ít hay nhiều, người đó sẽ trong cùng tư thế mà người đó đã ở khi còn trong bụng mẹ. Và nếu bạn có thể ở trong tư thế đúng, giấc ngủ sẽ theo sau một cách dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy bất kì khó khăn nào trong việc rơi vào giấc ngủ, cứ cảm thấy bụng mẹ của bạn, dường như bạn đang trong nó. Tưởng tượng nó, và lấy tư thế mà bạn đã từng lấy trong bụng mẹ bạn. Trong tư thế đó bạn sẽ rơi vào giấc ngủ say. Bạn cần cùng hơi ấm; bằng không giấc ngủ sẽ bị quấy rối. Bạn cần cùng hơi ấm như đã có trong bụng mẹ bạn.
Đó là lí do tại sao sữa nóng là tốt. Nếu bạn nhấp ngụm sữa nóng trước khi bạn đi ngủ, điều đó sẽ là tốt, vì điều đó lại làm cho bạn thành đứa bé. Sữa là thức ăn của em bé, và nếu nó là nóng, bạn lại ở tại bầu vú mẹ bạn. Sữa nóng là tốt cho giấc ngủ chỉ bởi vì lí do này: bạn rơi trở lại vào thời thơ ấu, bạn được thu lại thành đứa bé. Giấc ngủ làm bạn khoẻ khắn lại. Tại sao? Vì tâm trí có ý thức bị mệt. Nó chỉ là một phần, và cái toàn thể là vô thức. Nó phải rơi lại vào cái toàn thể để trở nên được làm sống lại. Nó lại được phục sinh. Đó là lí do tại sao buổi sáng bạn cảm thấy thoải mái và buổi sáng có vẻ đẹp – không phải chỉ vì buổi sáng là đẹp, mà bởi vì lần nữa bạn có con mắt trẻ thơ. Buổi chiều không đẹp thế. Thế giới vẫn vậy, nhưng bạn đã lại đánh mất đôi mắt hồn nhiên kia. Và buổi tối trở thành xấu vì bạn mệt mỏi.
Bạn đã sống quá nhiều trong ý thức. Ý thức này có bản ngã là trung tâm. Đây là hai trạng thái bình thường mà chúng ta biết. Trạng thái thứ ba, cái mà có liên quan tới mật tông và yoga, là siêu thức. “Siêu thức” ngụ ý rằng toàn thể vô thức của bạn đã trở thành ý thức. Trong vô thức không có bản ngã; bạn là toàn bộ. Trong siêu thức, lần nữa không có bản ngã; bạn là toàn bộ. Nhưng ở giữa hai điều này, tâm trí ý thức có trung tâm – bản ngã. Bản ngã này là vấn đề, bản ngã này tạo ra vấn đề. Bạn không thể rơi vào trong yêu được bởi vì thế thì bạn sẽ phải trở thành vô thức, hệt như bạn trở thành vô thức trong giấc ngủ. Hay, nếu bạn muốn vươn lên lời nguyện, bạn phải trở thành ý thức toàn bộ như một Phật hay một Meera. Cho nên yêu trở thành không thể được, lời nguyện trở thành không thể được.
Bản ngã tạo ra rào chắn. Bạn không thể đánh mất bản thân bạn, và yêu là mất đi, tiêu tán đi, tan biến, tan chảy. Nếu bạn tan chảy trong vô thức, nó là yêu; nếu bạn tan chảy trong siêu thức nó là lời nguyện – nhưng cả hai đều là tan chảy. Cho nên cái gì cần được làm? Nhớ điều này: bạn không thể làm được bất kì cái gì về nó. Để điều đó được lưu ý sâu sắc: bạn không thể làm được bất kì cái gì về yêu, về lời nguyện. Tâm trí ý thức của bạn là bất lực; nó không thể làm được bất kì cái gì. Nó phải bị mất đi, nó phải bị gạt sang bên. Và thế thì nhớ tới buông xuôi: bất kì khi nào bạn muốn đi ra ngoài bản thân bạn, buông xuôi là cách thức – hoặc trong yêu hoặc trong lời nguyện.
Bất kì khi nào bạn khao khát đi ra ngoài, chỗ nào đó khác nơi bạn không hiện hữu, thế thì buông xuôi, buông bỏ là con đường. Cho phép cái gì đó xảy ra cho bạn đi; đừng thao túng. Và một khi bạn biết cách cho phép, nhiều điều sẽ bắt đầu xảy ra. Bạn thậm chí có thể không nhận biết về cái gì là có thể cho bạn, cái gì là năng lượng lớn lao vô cùng mà bạn đã chứa bên trong bản thân bạn, điều có thể bùng nổ và thế rồi trở thành cực lạc. Toàn thể đời bạn sẽ được chất đầy với ý thức, ánh sáng và phúc lạc, nhưng bạn không biết điều đó. Dường như mọi nguyên tử đều là một quả bom nguyên tử: nếu một nguyên tử bùng nổ, năng lượng lớn vô cùng được xả ra. Và mọi tâm cũng là một quả bom nguyên tử. Nếu nó bùng nổ trong yêu hay lời nguyện, năng lượng lớn vô cùng được xả ra.
Nhưng bạn phải nổ và làm mất bản thân bạn. Hạt mầm phải làm mất bản thân nó; chỉ thế thì cây mới được sinh ra. Và nếu hạt mầm cưỡng lại và nói, “Không, mình phải sống sót,” thế thì hạt mầm có thể sống sót, nhưng cây sẽ không bao giờ được sinh ra. Và chừng nào cây chưa được sinh ra, hạt mầm sẽ cảm thấy bị thất vọng, vì cây là nghĩa. Hạt mầm sẽ cảm thấy thất vọng! Hạt mầm có thể cảm thấy được hoàn thành chỉ khi cây có đó nở hoa. Nhưng thế thì hạt mầm phải làm mất bản thân nó, chết đi.
Con người hiện đại đã trở thành không có năng lực yêu vì người đó đã trở thành không có năng lực chết. Người đó không thể chết đi bất kì cái gì. Người đó bám lấy sống; người đó không thể chết đi bất kì cái gì.
Trong tiếng Anh cổ, quãng ba hay bốn trăm năm trước, đây đã là cách diễn đạt thông thường. Người yêu sẽ nói với người được yêu, “Anh muốn chết trong em.” Đây đã là cách diễn đạt yêu. Nó là hay! “Anh muốn chết trong em.” Yêu là chết – chết của bản ngã. Chỉ thế thì cái ta thực của bạn mới được sinh ra, và con người hiện đại lại rất, rất sợ chết. Theo mọi cách, buông xuôi là chết, yêu là chết, và sống cũng là chết liên tục. Nếu bạn sợ, bạn sẽ bỏ lỡ bản thân sống.
Sẵn sàng chết mọi khoảnh khắc đi. Chết quá khứ, chết tương lai, và chết trong khoảnh khắc hiện tại. Không níu bám và không chống cự. Không làm bất kì nỗ lực nào cho sống, và bạn sẽ có sự sống dư thừa. Sống sẽ xảy ra cho bạn nếu bạn sẵn sàng chết. Điều này có vẻ ngược đời, nhưng đây là luật. Jesus nói rằng người sẵn sàng mất sẽ được, và người níu bám sẽ mất mọi thứ.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 3”