Hội tụ vào sinh hay vào chết

Biết chết là chắc chắn, thầy đã nói hôm qua. Điều này dường như là cách tiếp cận của Phật, người phủ định sống. Nhưng cách tiếp cận của mật tông là khẳng định sống, không phủ định, cho nên làm sao xu hướng chết này có thể được dùng trong mật tông?

 

Phật không thực sự là phủ định sống đâu. Ông ấy dường như là vậy thôi: ông ấy dường như là phủ định sống vì ông ấy hội tụ vào chết. Với chúng ta ông ấy dường như là yêu thích chết, nhưng ông ấy không phải vậy. Ngược lại, ông ấy yêu sống vĩnh hằng. Để tìm ra sống bất tử, ông ấy hội tụ vào chết. Chết không phải là tình yêu của ông ấy, ông ấy phải hội tụ vào chết chỉ để tìm ra cái gì đó ở bên ngoài chết. Và Phật nói rằng nếu không có gì bên ngoài chết thế thì sống là vô tích sự – nhưng chỉ thế thì cuộc sống là vô tích sự. Ông ấy không bao giờ nói sống là vô tích sự, ông ấy nói rằng nếu không có cái gì bên ngoài chết, thế thì sống là vô tích sự. Và cuộc sống của bạn là vô tích sự, ông ấy nói, vì cuộc sống của bạn không ở bên ngoài chết. Bất kì cái gì bạn nghĩ là cuộc sống của bạn đều chỉ là một phần của chết. Bạn bị lừa bởi điều đó. Bạn nghĩ nó là sống và nó không là gì ngoài chết đang trên đường của nó.

Con người được sinh ra – con người đang trên đường đi tới chết. Dù người đó trở thành bất kì cái gì, dù người đó đạt tới bất kì cái gì, sở hữu bất kì cái gì, không cái gì sẽ giúp ích: người đó đang di chuyển hướng tới chết. Cái gọi là sống này đang chuyển tới chết. Làm sao chúng ta có thể gọi nó là sống được? Đó là câu hỏi của Phật. Sống mà chuyển tới chết, làm sao gọi nó là sống? Sống ngụ ý chết một cách không tránh khỏi chỉ là chết ẩn kín, không sống; nó là chết dần. Bạn đang chết dần, và bạn liên tục nghĩ rằng bạn sống.

Ngay bây giờ bạn cảm thấy bạn đang sống, nhưng bạn đang chết đấy. Mọi khoảnh khắc bạn đang đánh mất sống và thu lấy chết. Cây được biết tới bởi quả của nó, Phật nói, cho nên cây cuộc sống của bạn không thể được gọi là sống vì chết là quả. Cây được biết tới bởi quả của nó, và nếu trên cây cuộc sống của bạn chỉ quả về chết tới, thế thì bạn bị lừa bởi cây này. Và điều khác: nếu cây cho quả đặc biệt, điều đó chỉ ra rằng quả đặc biệt đó đã là hạt mầm của cây; bằng không quả đặc biệt đó không thể tới từ cây này được. Cho nên nếu sống cho quả chết, chết phải đã là hạt mầm.

Chúng ta hãy hiểu điều này. Bạn được sinh ra, và bạn nghĩ rằng sinh là bắt đầu – nó không phải vậy. Trước việc sinh này, bạn đã chết trong kiếp khác. Việc chết đó đã là hạt mầm của việc sinh này, và thế rồi lần nữa, chết sẽ trở thành quả. Và quả đó sẽ trở thành hạt mầm cho việc sinh khác.

Sinh dẫn tới chết, chết đi trước sinh. Cho nên nếu bạn muốn thấy sống như nó thực sự vậy, nó bị bao cả hai phía bởi chết. Chết là bắt đầu và chết lại là kết thúc, và sống chỉ là ảo vọng ở giữa. Bạn cảm thấy sống động giữa hai chết; lối chuyển nối chết này với chết kia bạn gọi là sống. Phật nói đây không phải là sống. Sống này là dukkha – khổ. Sống này là chết. Đó là lí do tại sao ông ấy xuất hiện với chúng ta, những người bị thôi miên sâu về sống, bị ám ảnh về việc là sống theo bất kì cách nào, là như phủ định sống. Với chúng ta, là sống động dường như là mục đích. Chúng ta sợ chết nhiều tới mức Phật dường như trong yêu chết, và điều đó có vẻ bất thường. Ông ấy dường như tự tử. Đây là điều nhiều người đã phê phán Phật.

Albert Schweitzer đã phê phán Phật vì ông ấy cảm thấy rằng Phật bị ám ảnh bởi chết. Phật không bị ám ảnh bởi chết: chúng ta bị ám ảnh bởi sống. Ông ấy đơn giản phân tích mọi thứ, tìm ra sự kiện là gì. Và bạn càng đi sâu hơn, bạn sẽ càng thấy ông ấy là đúng. Sống của bạn chỉ là giả, rởm, bị chết bắt lấy, chỉ là quần áo – bên trong có chết. Phật hội tụ vào chết vì ông ấy nói, “Nếu ta có thể tìm ra chết là gì, chỉ thế thì ta mới có thể tìm sống là gì. Và nếu ta có thể biết cả chết và sống là gì, thế thì có khả năng rằng ta có thể siêu việt trên cả hai và biết cái gì đó ở bên ngoài sinh và chết, bên ngoài cả hai.” Ông ấy không phủ định, không phủ nhận sống, nhưng ông ấy dường như là vậy.

Mật tông dường như khẳng định sống, nhưng điều đó lại là diễn giải của chúng ta. Phật không phủ nhận sống, mật tông không khẳng định sống; nguồn là như nhau. Phật hội tụ vào chết, mật tông hội tụ vào sống. Và cả hai là một, cho nên dù bạn muốn bắt đầu từ bất kì chỗ nào, bắt đầu đi. Nhưng đi sâu tới mức bạn đi tới biết cái kia cũng vậy.

Phật hội tụ vào kết thúc – chết. Mật tông hội tụ vào bắt đầu – sống. Đó là lí do tại sao Phật dường như quá thích chết và mật tông dường như quá thích dục, yêu, thân thể, sống. Ở kết thúc có chết và ở bắt đầu có dục. Vì mật tông hội tụ bản thân nó vào bắt đầu, dục trở thành rất quan trọng. Cho nên làm sao đi sâu và biết dục là gì, làm sao làm khải lộ điều huyền bí của yêu, làm sao xuyên thấu vào trong cái bắt đầu, vào trong hạt mầm, để cho bạn có thể đi ra ngoài – đó là cách tiếp cận của mật tông.

Phật hội tụ vào chết, và ông ấy nói thiền sâu về chết, chuyển vào trong nó và biết toàn thể thực tại của nó. Cả hai đều là hai đầu của cùng một điều. Dục là chết, và chết là chính dục. Điều đó sẽ khó hiểu.

Có nhiều sâu bọ chết đi trong giao cấu lần đầu của chúng. Hành động dục đầu tiên, và chết xuất hiện. Có một loài nhện ở châu Phi trong đó con đực chết đi trong giao cấu. Nó không thể đi xuống được từ giao cấu; nó ở ngay trên con cái, và nó chết ở đó. Việc giao cấu lần đầu tiên trở thành cái chết, và điều đó rất khủng khiếp. Vào khoảnh khắc của xuất tinh nó chết. Thực tại, nó thậm chí không chết thực: nó vẫn đang trong đau nhói của chết. Khoảnh khắc con nhện này, con nhện đực, phóng tinh, chết bắt đầu và con cái bắt đầu ăn nó. Nó không bao giờ xuống. Con cái bắt đầu ăn nó, và đến lúc hành động dục được kết thúc, nó đã bị ăn một nửa.

Dục và chết là có liên hệ với nhau thế. Vì điều này, con người trở nên sợ dục. Những người muốn sống nhiều hơn, người mê mải với sống lâu, họ bao giờ cũng sẽ sợ dục, còn những người nghĩ rằng họ có thể trở thành bất tử, brahmacharya, vô dục sẽ là sùng bái của họ. Không ai đã bao giờ bất tử và không ai có thể vậy vì bạn được sinh ra từ dục. Nếu như bạn được sinh ra từ brahmacharya, thế thì điều đó có thể là có được. Nếu bố bạn và mẹ bạn đều vô dục, thế thì, chỉ thế thì bạn mới có thể là bất tử.

Dục đã đi vào cùng việc sinh của bạn. Dù bạn có đi vào trong dục hay không cũng không tạo ra khác biệt gì: bạn không thể thoát được chết. Chính hiện hữu của bạn bắt đầu bằng dục, và dục là bắt đầu của chết. Vì điều này người Ki tô giáo nói Jesus đã được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. Chỉ để nói rằng ông ấy không phải là hữu tử, không phải là hữu tử bình thường, họ nói ông ấy được sinh ra từ người mẹ đồng trinh. “Ngài không phải là người hữu tử bình thường”… chỉ để nói điều này, chỉ để nói rằng chết không có quyền lực trên ông ấy, họ phải tạo ra huyền thoại này.

Đây là một phần của một huyền thoại dài. Nếu ông ấy đã được sinh ra từ dục, thế thì chết chắc có quyền lực của nó lên ông ấy. Thế thì ông ấy không thể thoát được chết, vì cùng với dục, chết đi vào. Cho nên họ nói rằng ông ấy đã được sinh ra mà không có hành động dục nào; ông ấy không phải là sản phẩm phụ của dục. Họ nói rằng vì ông ấy là con của người mẹ đồng trinh, ông ấy có thể sống lại – phục sinh. Họ đã đóng đinh ông ấy, nhưng họ không thể giết được ông ấy. Ông ấy vẫn còn sống vì ông ấy không phải là sản phẩm phụ của dục. Họ không thể giết được ông ấy. Nếu thực sự Jesus được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, thì không thể nào giết được ông ấy. Không thể nào giết được ông ấy! Chết là không thể được! Khi cái bắt đầu không hiện hữu, làm sao cái kết thúc có thể hiện hữu? Nếu ông ấy không được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, thế thì chết sẽ là kết thúc chắc chắn, không tránh khỏi.

Cho nên toàn thể huyền thoại này phải được duy trì. Nếu bạn nói rằng ông ấy không được sinh ra từ người mẹ đồng trinh, thế thì phần thứ hai của huyền thoại này, sự phục sinh, trở thành sai. Nếu bạn nói ông ấy đã phục sinh, rằng ông ấy phủ nhận chết, thoát chết, rằng chết không thể giết được ông ấy, rằng ông ấy thực sự không thể bị đóng đinh, rằng những người đã đóng đinh ông ấy đã bị lừa, rằng ông ấy vẫn sống và ông ấy vẫn còn sống, thế thì bạn phải duy trì phần thứ nhất của huyền thoại này.

Tôi không nói bất kì cái gì về ủng hộ hay chống đối, tôi đơn giản nói rằng toàn thể huyền thoại này phải được duy trì, chỉ một phần không thể được duy trì. Nếu dục có đó trước sinh, thế thì chết sẽ có đó. Bởi vì liên kết sâu sắc này, nhiều lần nhiều xã hội đã trở nên sợ dục. Sợ đó là về chết. Cho dù bạn chấp nhận dục, sợ nào đó vẫn còn đó. Cho dù bạn chuyển vào trong dục, sợ nào đó vẫn còn đó. Không người nào cho phép bản thân mình buông bỏ toàn bộ trong nó. Sợ có đó, bạn cảnh giác. Bạn không thể đi vào trong nó một cách toàn bộ; bạn không thể để bản thân bạn đi hoàn toàn được vì buông bỏ đó là giống như chết.

Mật tông không ủng hộ ý tưởng về sống của bạn, mà Phật không chống lại cuộc sống thực. Mật tông bắt đầu từ một phần – phần đầu; Phật bắt đầu với phần cuối. Và mật tông là khoa học hơn Phật, vì bắt đầu tại chỗ bắt đầu bao giờ cũng là tốt. Bạn đã được sinh ra; chết còn xa xôi. Sinh đã xuất hiện – bạn có thể làm việc trên nó sâu sắc hơn – chết phải xuất hiện. Nó vẫn trong tưởng tượng; nó không phải là thực tại của bạn. Và khi bạn thấy ai đó chết, bạn không bao giờ thấy cái chết. Bạn thấy ai đó chết, không bao giờ thấy cái chết – quá trình xảy ra cho người đó ở bên trong. Bạn không thể thấy được nó; nó là không thấy được, nó có tính cá nhân. Và bản thân cá nhân này không thể nói bất kì cái gì vì khoảnh khắc người đó đi qua quá trình này, người đó không còn nữa. Người đó không thể quay lại, người đó không thể bước lùi lại và nói cái gì đã xảy ra.

Cho nên bất kì cái gì được biết về chết chỉ là suy diễn. Không người nào biết bất kì cái gì về chết một cách thực tại. Chừng nào bạn chưa thể nhớ được các kiếp sống quá khứ của bạn, bạn thực tại không thể biết được bất kì cái gì về chết. Bạn đã chết nhiều lần rồi; đó là lí do tại sao Phật phải làm sống lại nhiều kĩ thuật về việc nhớ lại các kiếp quá khứ. Vì chết của bạn với cuộc sống này là trong tương lai, làm sao bạn có thể tập trung vào nó được? Làm sao bạn có thể suy ngẫm về nó được? Nó còn chưa xảy ra. Nó rất mơ hồ, tối, không được biết. Bạn có thể làm gì? Bạn chỉ có thể nghĩ về nó, nhưng việc nghĩ đó cũng sẽ được vay mượn. Bạn sẽ lặp lại điều người khác đã nói. Ai đó đã nói cái gì đó về chết, và bạn sẽ lặp lại nó. Làm sao bạn có thể suy ngẫm về chết được? Bạn có thể thấy người khác chết, nhưng đó không phải là lối vào nó thực. Bạn chỉ là người ngoài.

Dường như ai đó đang ăn kẹo… Bạn nhìn người đó, nhưng làm sao bạn có thể cảm thấy cái gì đang xảy ra cho người đó, hương vị gì, ngọt gì, hương thơm gì đang xảy ra cho người đó? Điều đang diễn ra trong người đó bạn không thể biết được. Bạn chỉ có thể nhìn vào mồm người đó, hành vi người đó, hay bạn có thể nhìn việc diễn đạt trên mặt người đó – nhưng đây toàn là suy diễn, không là kinh nghiệm thực tại.

Bạn không thể biết được cái gì đang xảy ra cho người đó chừng nào người đó chưa nói cái gì đó, nhưng bất kì cái gì người đó nói sẽ là lời với bạn, và lại không là kinh nghiệm. Phật nói về các cái chết quá khứ của ông ấy, nhưng không ai tin ông ấy. Nếu tôi nói cho bạn cái gì đó về các cái chết quá khứ của tôi, sâu bên dưới bạn sẽ không tin điều đó. Làm sao bạn có thể tin được nó? Bạn không có bất kì truy nhập nào vào thực tại của nó. Bạn bị đóng tại việc sinh này, và chết của cuộc đời này còn chưa tới. Nó bao giờ cũng xảy ra cho người khác; nó vẫn chưa xảy ra cho bạn.

Khó suy ngẫm về chết. Như một điều cơ bản, bạn sẽ phải chuyển vào trong các kiếp quá khứ, bạn sẽ phải đào vào trong kí ức quá khứ. Phật, Mahavir, cả hai đã dùng kĩ thuật về jaati smaran – kĩ thuật đi vào trong các kiếp quá khứ. Chỉ thế thì bạn mới có thể thiền về chết.

Mật tông là khoa học hơn. Nó bắt đầu với sống, với sinh, với dục, cái là sự kiện với bạn. Chết vẫn còn là hư cấu. Nhưng nhớ, cái cuối của cả hai là như nhau. Cả hai đều trong việc tìm kiếm cuộc sống vĩnh hằng – sống mà bất tử. Hoặc siêu việt cái bắt đầu hoặc siêu việt cái kết thúc, hoặc nhảy từ cực này hay từ cực kia. Và nhớ, bạn có thể nhảy ra khỏi nó chỉ từ một cực, bạn không thể nhảy ra từ giữa.

Nếu tôi muốn nhảy ra khỏi phòng này, hoặc tôi phải di chuyển tới bên này tới cực điểm, hoặc tới bên kia tới cực điểm. Tôi không thể nhảy ra từ giữa phòng được, vì việc nhảy là có thể chỉ từ cực điểm. Và có hai cực điểm trong sống – sinh và chết. Mật tông bắt đầu từ sinh. Nó khoa học hơn, thực hơn. Bạn đã ở trong nó, cho nên bạn có thể suy ngẫm về nó. Dục là sự kiện, cho nên bạn có thể suy ngẫm về nó: bạn có thể di chuyển sâu bên trong nó.

Chết không phải là sự kiện. Một tâm trí rất hiếm hoi được cần để quan niệm về chết; một trí tuệ rất sắc sảo được cần để xuyên thấu vào trong tương lai. Hi hữu, điều xảy ra là vị phật sẽ quan niệm về chết sâu sắc tới mức tương lai trở thành hiện tại. Nhưng điều đó bao giờ cũng dành cho những cá nhân hiếm hoi.

Mật tông có thể được dùng bởi bất kì người nào có bất kì mối quan tâm nào, người có bất kì ham muốn tìm kiếm nào để biết sống thực là gì. Nhưng mật tông cũng dùng chết chỉ để giúp bạn di chuyển vào bên trong – không để bạn suy ngẫm về nó, không để bạn nhảy ra từ nó, mà để giúp bạn di chuyển vào bên trong.

Phật cũng nói về sinh chỉ để làm nó thành một phần của suy ngẫm về chết. Phần kia có thể được dùng như sự giúp đỡ, nhưng không là trung tâm. Mật tông nói, nếu bạn có thể nghĩ về chết, sống của bạn sẽ lấy nghĩa, hình dáng, ý nghĩa khác. Tâm trí bạn sẽ bắt đầu nghĩ theo chiều hướng mới mà nếu không có chết sẽ là khó hay thậm chí không thể được. Khoảnh khắc bạn bắt đầu cảm thấy rằng việc sống này sẽ kết thúc trong chết, chết trở thành điều chắc chắn và bạn không thể bám lấy cuộc sống này: tâm trí bắt đầu chuyển ra ngoài. Đó là điều tôi đã nói hôm qua.

Nếu bạn nghĩ về chỉ cuộc sống này, tâm trí bạn sẽ đi ra ngoài: nó sẽ đi ra ngoài và ra ngoài và ra ngoài tới các vật. Nếu bạn bắt đầu nhìn và thấy rằng chết bị ẩn kín ở mọi nơi, thế thì bạn không thể bám víu lấy các vật được. Tâm trí bạn sẽ bắt đầu chuyển vào bên trong.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”