Một người đang ngồi ngay trước bạn và bạn cảm thấy giận – cho nên chỉ căng mặt. Liên tục căng mặt nhiều nhất có thể làm được, và thế rồi đột nhiên thả lỏng và cảm thấy khác biệt. Cơn giận sẽ trôi qua. Hay nếu nó còn chưa qua, làm điều đó lần nữa. Liên tục làm nó – hai lần, ba lần… Cái gì xảy ra? Nếu bạn căng cơ mặt và bạn liên tục thắt chặt và làm căng chúng, năng lượng mà đã định trở thành giận nay chuyển vào mặt.
Và rất dễ để nó chuyển vào trong mặt. Khi bạn giận, bạn cảm thấy thế nào? Bạn cảm thấy bạn muốn đánh ai đó bằng nắm đấm. Năng lượng có đó, cho nên dùng nó đi. Nếu bạn có thể dùng nó, nó tan đi. Mặt bạn sẽ trở nên được thảnh thơi, và người khác thậm chí sẽ không có khả năng biết rằng bạn đã giận. Dường như là không cái gì đã xảy ra cho bạn. Và một khi bạn biết những điều này, bạn trở nên ngày càng nhận biết rằng năng lượng có thể được biến đổi, được làm chệch hướng, được kiểm tra, được xả ra, hay bị ngăn cản khỏi xả ra, hay được dùng theo cách khác. Nếu bạn có thể dùng năng lượng của bạn, bạn trở thành người chủ. Thế thì một ngày nào đó bạn có thể không dùng nó chút nào; bạn có thể bảo tồn nó.
Bài tập này không tốt cho vị phật – siết chặt nắm đấm. Điều này là không tốt cho vị phật vì điều này đang làm phí hoài năng lượng. Nhưng điều này là tốt cho bạn. Ít nhất người khác được cứu khỏi bạn, và cái vòng luẩn quẩn được cứu. Nếu bạn nổi giận, người đó sẽ nổi giận, và không có kết thúc cho điều đó. Điều đó có thể quấy rối bạn cả đêm, và nó có thể đeo bám nhằng nhẵng cả tuần. Và thế thì, vì việc đeo bám này, bạn có thể làm nhiều điều bạn không bao giờ có ý định làm. Đừng nói rằng đây chỉ là tâm lí. Bạn có tính sinh lí, cho nên cái gì có thể được làm? Bạn là con người thể chất; bạn không thể phủ nhận sự kiện đó. Dùng năng lượng này đi. Không có nhu cầu phủ nhận nó.
Nếu bạn nhắm mắt lại, đôi khi bạn có thể cảm thấy việc căng nào đó tụ tập ở đó, hay sự không thoải mái. Thế thì có những điều nào đó bạn có thể làm. Một, khi bạn nhắm mắt, không trở nên căng thẳng về nó, để cho chúng thảnh thơi. Bạn có thể nhắm mắt lại một cách cưỡng bức – thế thì bạn sẽ bị căng thẳng. Thế thì mắt bạn sẽ bị mệt mỏi và bên trong bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Thả lỏng mặt, thả lỏng mắt, và để chúng được nhắm lại. Tôi nói, để chúng được nhắm lại; không nhắm chúng. Thả lỏng! Cảm thấy được thả lỏng. Thả mí mắt xuống và để cho mắt được nhắm. Không ép buộc chúng! Nếu bạn ép buộc chúng, điều đó là không tốt.
Nếu bạn không thể cảm thấy được sự khác biệt, thế thì làm điều này: đầu tiên buộc chúng nhắm lại. Để cho toàn thể mặt bạn trở thành căng thẳng, căng cứng, và thế rồi nhắm mắt lại một cách cưỡng bức. Trong vài khoảnh khắc vẫn còn căng cứng, thế rồi thả lỏng. Thế rồi lại nhắm mắt một cách thả lỏng. Thế thì bạn sẽ cảm thấy khác biệt. Không căng cứng để làm bất kì cái gì – điều đó sẽ làm bạn mệt.
Hai, khi mắt được nhắm lại và mặt bạn được thả lỏng, nhìn dường như mọi thứ đã trở thành tối. Tối sâu thẳm bao quanh bạn. Tưởng tượng bạn đang ở giữa chỗ tối, trong tối sâu thẳm, mượt như nhung, được bao quanh bởi nó, trong đêm tối, sâu thẳm. Liên tục cảm thấy tối này. Điều đó sẽ giúp cho mắt bạn dừng chuyển động của chúng. Không cái gì để được nhìn, mắt sẽ dừng lại. Ở trong tối.
Bạn có thể làm điều đó trong phòng tối. Mở mắt ra, nhìn vào cái tối, thế rồi nhắm chúng lại và cảm thấy tối. Lại mở mắt ra, cảm thấy tối; nhắm mắt lại, cảm thấy nó bên trong. Tối là việc thảnh thơi sâu sắc. Tối bên ngoài và bên trong bạn; mọi thứ là chết – tối và chết. Cả hai có quan hệ với nhau. Đó là lí do tại sao chúng ta vẽ chết là mầu đen, tối. Trên khắp thế giới chết được vẽ bằng mầu đen, và mọi người sợ tối.
Khi làm kĩ thuật này, cảm thấy tối, yêu tối, và cảm thấy bên trong rằng bạn sắp chết. Tối có khắp xung quanh, và bạn đang chết. Mắt sẽ dừng lại. Bạn sẽ cảm thấy rằng chúng không thể chuyển động được: chúng sẽ dừng lại. Trong việc dừng lại đó, đột nhiên năng lượng sẽ bật lên và bắt đầu nện vào con mắt thứ ba. Khi nó bắt đầu nện, bạn sẽ nghe thấy nó, bạn sẽ cảm thấy nó. Hơi ấm sẽ tới, lửa sẽ theo sau – lửa linh động cố tìm ra con đường mới.
Khi năng lượng của bạn di chuyển qua con mắt thứ ba, bạn sẽ đi tới biết ánh sáng không nguồn. Nó không tới từ bất kì nguồn nào, nó đơn giản có đó, không tới từ bất kì đâu. Đó là lí do tại sao Upanishads nói rằng Thượng đế không giống như mặt trời hay như ngọn lửa. Ngài là sáng vô nguồn. Không có nguồn ở bất kì chỗ nào, đơn giản sáng có đó, dường như đó là buổi sáng.
Mặt trời không lên, nhưng đên đã biến mất. Ở giữa có rạng đông – trước rạng đông. Hay vào buổi chiều, mặt trời đã lặn và đêm còn chưa tới. Ngay ở giữa có lề. Đó là lí do tại sao người Hindus đã chọn sandhya làm thời gian đúng cho thiền. Sandhya là thời gian ở giữa – không đêm không ngày, chỉ là đường phân chia. Tại sao? Chỉ như biểu tượng. Sáng có đó, nhưng không có nguồn. Cùng điều đó sẽ xảy ra ở bên trong, sáng sẽ có đó mà không có nguồn. Đợi nó; đừng tưởng tượng nó.
Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”