Thế giới và cái siêu việt

Mật tông chia cuộc sống thành hai chiều: một chiều là sansar – cái chính là thế giới; và chiều kia là moksha – cái có thể là cái tối thượng, cái được ẩn kín mà có thể trở thành biểu lộ. Nhưng không có mâu thuẫn giữa hai chiều này. Cái ẩn kín là ở đây và bây giờ, trong thế giới – tất nhiên, không được biết với bạn, nhưng không phải là vô tồn tại. Nó có đó. Cái tối thượng và cái tức khắc không phải là hai thứ, mà chỉ là hai chiều của một sự tồn tại.

Cho nên với mật tông không có mâu thuẫn, không có nhị nguyên. Cái một xuất hiện là hai vì giới hạn của chúng ta; vì chúng ta không thể thấy được cái toàn thể. Khoảnh khắc chúng ta thấy cái toàn thể, một xuất hiện như là một. Phân chia không có trong thực tại, nhưng có trong tri thức giới hạn của chúng ta. Cái mà chúng ta biết là sansar – thế giới; và cái không được biết nhưng là cái có thể được biết là moksha – cái siêu việt, cái tối thượng, cái tuyệt đối.

Với các tín ngưỡng khác, có xung đột giữa hai điều này; với mật tông không có xung đột. Điều này phải được hiểu rất sâu trong trí và trong tâm. Chừng nào điều này chưa được hiểu sâu, bạn sẽ không bao giờ có khả năng hiểu quan điểm của mật tông. Và dù niềm tin của bạn là bất kì cái gì, niềm tin đó là của nhị nguyên. Dù bạn là người Ki tô giáo hay người Mô ha mét giáo hay người Hindu hay người Jain, niềm tin của bạn là của nhị nguyên, của xung đột. Thế giới dường như là cái gì đó chống lại điều thiêng liêng, và bạn phải tranh đấu với thế giới để đạt tới điều thiêng liêng. Đây là niềm tin chung của mọi cái gọi là tôn giáo, đặc biệt các tôn giáo có tổ chức.

Tâm trí có thể hiểu nhị nguyên rất dễ dàng. Đúng hơn, nó có thể hiểu nhị nguyên vì chính chức năng của tâm trí là phân chia. Chính chức năng của tâm trí là cắt cái toàn thể thành các mảnh.

Tâm trí làm việc như lăng kính, và khi một tia sáng đi vào lăng kính nó bị chia thành bẩy mầu. Tâm trí là lăng kính và thực tại bị chia ra qua nó. Đó là lí do tại sao tâm trí say sưa trong phân tích. Nó liên tục phân chia mọi thứ thành các mảnh mẩu, và nó không thể ngăn cản bản thân nó chừng nào không có gì để được phân chia thêm nữa. Cho nên tâm trí có xu hướng đạt tới nguyên tử, phân chia thấp nhất. Nó liên tục phân chia, phân chia, chừng nào một khoảnh khắc chưa tới mà không phân chia nào là có thể. Nếu phân chia vẫn còn có thể, nó sẽ phân chia thêm nữa.

Tâm trí đi vào mảnh mẩu, tới mảnh mẩu chi li, và thực tại là một toàn thể, không phải mảnh mẩu. Cho nên một quá trình đảo ngược hoàn toàn được cần để biết cái thực: quá trình của tổng hợp, không của phân tích; quá trình làm kết tinh lại, không phải quá trình phân chia. Quá trình vô trí được cần.

Mật tông phủ nhận phân chia và mật tông nói rằng cái toàn thể là toàn thể. Phần mà chúng ta biết là thế giới, phần mà bị ẩn kín là điều thiêng liêng, hay Thượng đế, hay bất kì cái gì bạn đặt tên cho nó – nhưng cái ẩn kín là ở ngay đây và bây giờ. Nó đã có rồi. Với bạn nó sẽ là trong tương lai, nhưng trong sự tồn tại nó là ở đây và bây giờ. Bạn có thể phải du hành tới nó; bạn có thể phải đạt tới thái độ vô trí của việc nhìn vào mọi thứ – thế thì nó sẽ được hiển lộ ra. Bạn chỉ đứng và mặt trời buổi sáng lên, nhưng bạn đang đứng với mắt nhắm. Buổi sáng ở đây và bây giờ, nhưng với bạn nó không ở đây và bây giờ. Khi bạn mở mắt bạn ra, chỉ thế thì nó mới trở thành sự kiện cho bạn.

Trong sự tồn tại buổi sáng tồn tại, nhưng không tồn tại cho bạn. Bạn bị đóng với nó, nó bị ẩn kín với bạn. Với bạn chỉ có bóng tối và ánh ánh bị ẩn kín. Nhưng nếu bạn mở mắt ra, bất kì khoảnh khắc nào buổi sáng sẽ trở thành sự kiện với bạn. Nó đã là sự kiện rồi, chỉ bạn bị mù.

Mật tông nói rằng thế giới đã là điều thiêng liêng rồi, nhưng bạn mù. Cho nên bất kì cái gì bạn biết trong sự mù của bạn đều được gọi là thế giới, và bất kì cái gì bị ẩn kín vì sự mù của bạn là điều thiêng liêng. Đây là một trong những nguyên lí cơ sở – rằng sansar này là moksha, chính thế giới này là thiêng liêng, chính thế giới này là điều tối thượng. Cái tức khắc và cái tối thượng không phải là hai, mà là một. Cái ở đây và ở kia không phải là hai, mà là một. Vì sự nhấn mạnh này, nhiều thứ trở thành có thể cho mật tông. Một: mật tông có thể chấp nhận mọi thứ, và việc chấp nhận sâu làm bạn thảnh thơi hoàn toàn. Không cái gì khác có thể làm bạn thảnh thơi.

Nếu không có phân chia giữa thế giới này và cái đó, nếu cái siêu việt nhất định là ở đây và bây giờ, nếu vật chất chỉ là thân thể của điều thiêng liêng, thế thì không cái gì bị phủ nhận, không cái gì bị kết án và bạn không cần bị căng thẳng. Cho dù có thể mất nhiều thời đại để bạn đi tới nhận ra điều thiêng liêng, không có vội vàng đối với mật tông. Nó đã có đó rồi, và thời gian thì không thiếu. Nó ở đây vĩnh hằng; bất kì khi nào bạn mở mắt ra bạn sẽ thấy nó. Và bất kì cái gì bạn đã có được đều là điều thiêng liêng ẩn kín.

Cho nên thái độ kết án của Ki tô giáo, về tội lỗi, hay các thái độ tôn giáo khác như vậy, toàn bộ đều là dối trá với mật tông – và ngớ ngẩn, vì nếu bạn kết án cái gì đó bạn cũng trở thành bị phân chia bên trong. Bạn không thể phân chia mọi thứ chỉ ở bên ngoài. Nếu bạn phân chia, bạn cũng sẽ bị phân chia song song. Nếu bạn nói thế giới này là sai, thế thì thân thể bạn sẽ trở thành sai vì thân thể bạn là một phần của thế giới này.

Nếu bạn nói thế giới này là cái gì đó cản trở việc đạt tới điều tối thượng, thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị kết án và bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Thế thì bạn không thể tận hưởng, thế thì bạn không thể sống, thế thì bạn không thể cười. Thế thì nghiêm trang sẽ trở thành mặt của bạn. Bạn chỉ có thể nghiêm trang; bạn không thể không nghiêm trang được, bạn không thể vui đùa được.

Điều đó đã xảy ra cho mọi tâm trí trên khắp thế giới. Họ trở thành chết, nghiêm trang. Qua nghiêm trang họ trở thành chết vì họ không thể chấp nhận được sống như nó vậy. Họ phủ nhận nó, và họ cảm thấy rằng chừng nào họ chưa phủ nhận họ không thể đạt tới thế giới kia.

Cho nên thế giới kia trở thành lí tưởng, tương lai, ham muốn, viễn kiến, và thế giới này trở thành tội lỗi. Thế thì người ta cảm thấy mặc cảm với nó. Và bất kì tôn giáo nào làm cho bạn mặc cảm đều làm cho bạn thành thần kinh. Nó lái bạn tới điên rồ! Theo nghĩa này, mật tông là tôn giáo lành mạnh duy nhất. Và bất kì khi nào bất kì tôn giáo nào trở nên lành mạnh, nó trở thành mật tông – nó trở thành có tính mật tông. Cho nên mọi tôn giáo đều có hai mặt. Một mặt là mặt bên ngoài: nhà thờ, tổ chức, được đưa ra công khai, mặt công khai, công truyền. Mặt này bao giờ cũng phủ nhận sống. Mặt kia là cốt lõi bên trong. Mọi tôn giáo đều có điều đó nữa: bí truyền. Nó bao giờ cũng có tính mật tông – chấp nhận toàn bộ.

Chừng nào bạn chưa chấp nhận thế giới một cách toàn bộ, bạn không thể thoải mái bên trong. Không chấp nhận tạo ra căng thẳng. Một khi bạn chấp nhận mọi thứ như nó vậy, bạn là ở nhà trong thế giới. Mật tông nói đây là điều cơ bản: bạn phải ở nhà. Chỉ thế thì làm cái gì đó nhiều hơn mới trở thành có thể. Nếu bạn căng thẳng, bị phân chia, trong xung đột, trong phiền não, trong mặc cảm, làm sao bạn có thể siêu việt được? Bạn điên thế bên trong, bạn không thể du hành xa hơn. Bạn bị dính líu nhiều thế bởi ở đây, bị sở hữu nhiều thế bởi ở đây, bạn không thể đi ra ngoài được.

Điều này dường như là ngược đời. Những người quá chống lại thế giới là ở trong nó quá nhiều; họ phải vậy. Bạn không thể đi xa khỏi kẻ thù của bạn, bạn bị sở hữu bởi kẻ thù. Nếu thế giới là kẻ thù của bạn, không thành vấn đề bạn làm gì hay giả vờ làm gì, bạn sẽ vẫn còn là trần tục. Bạn thậm chí có thể từ bỏ nó, nhưng chính cách tiếp cận của bạn sẽ là trần tục.

Mật tông nói, đừng hiện hữu vì thế giới, đừng chống lại thế giới, chỉ chấp nhận nó như nó vậy. Đừng tạo ra bất kì vấn đề gì từ nó. Làm sao điều này sẽ giúp bạn? Nếu bạn không tạo ra vấn đề nào từ nó, nếu bạn không phát triển chứng thần kinh qua nó – cách này hay cách nọ – nếu bạn vẫn còn đơn giản trong nó và chấp nhận nó như nó vậy, toàn thể năng lượng của bạn được giảm nhẹ khỏi nó và có thể chuyển vào cõi ẩn kín, vào chiều ẩn kín.

Chấp nhận trong thế giới này trở thành siêu việt với thế giới. Chấp nhận toàn bộ ở đây sẽ đưa bạn, sẽ biến đổi bạn sang chiều khác, chiều ẩn kín, vì mọi năng lượng của bạn được giảm nhẹ; nó không bị dính líu vào ở đây. Mật tông tin sâu sắc vào khái niệm về niyati – thiên mệnh. Mật tông nói, coi thế giới này như số mệnh của bạn và không lo nghĩ về nó. Một khi bạn coi nó như niyati của bạn, như số mệnh của bạn, bạn chấp nhận nó, dù nó là bất kì cái gì. Bạn không lo nghĩ về thay đổi nó, về làm cho nó khác đi, về làm cho nó tương ứng với ham muốn của bạn. Một khi bạn chấp nhận nó như nó vậy, và bạn không bị bận tâm bởi nó, toàn thể năng lượng của bạn được giảm nhẹ, và thế thì năng lượng này có thể xuyên thấu vào trong.

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”