Buông xuôi và khai tâm

Trước hết cố hiểu khai tâm là gì, deeksha là gì. Nó là giao cảm sâu sắc, việc truyền năng lượng sâu sắc từ thầy sang đệ tử. Năng lượng bao giờ cũng chảy xuống. Mọi năng lượng đều chảy xuống, cũng giống như nước chảy xuống. Thầy – người đã đạt tới, người đã biết, người đã trở thành – là đỉnh năng lượng cao nhất có thể có, của năng lượng thuần khiết nhất… đỉnh Everest của năng lượng. Năng lượng này có thể chảy xuống bất kì người nào có tính cảm nhận, khiêm tốn, buông xuôi. Thái độ buông xuôi này – thái độ cảm nhận, khiêm tốn sâu sắc – sẽ được cần để nhận. Bằng không bản thân bạn là đỉnh; bạn không là thung lũng. Thế thì năng lượng không thể chảy xuống bạn được.

Bạn là một loại đỉnh khác, đỉnh của bản ngã – không của năng lượng, không của hiện hữu, không của phúc lạc, không của tâm thức. Bạn là sự cô đặc của bản ngã, của cái “Tôi đây.” Bạn là đỉnh, và với đỉnh này không khai tâm nào là có thể được. Bản ngã là rào chắn vì bản ngã đóng bạn lại và bạn không thể buông xuôi.

Là đệ tử, để được khai tâm, người ta phải buông xuôi bản thân mình một cách toàn bộ. Và không có buông xuôi bộ phận. Buông xuôi ngụ ý toàn bộ. Bạn không thể nói, “Tôi buông xuôi một phần thôi” – điều đó không có nghĩa. Thế thì bạn vẫn có đó cùng bản ngã của bạn. Bản ngã phải bị buông xuôi, và khi bạn buông xuôi bản ngã, bạn trở thành cảm nhận, mở. Bạn trở thành tựa thung lũng, và thế thì đỉnh có thể chảy xuống bạn. Và tôi không nói một cách biểu tượng đâu, nó thực tại là vậy.

Bạn đã bao giờ trong yêu chưa? Thế thì bạn có thể cảm thấy rằng yêu thực tại tuôn chảy giữa hai thân thể, nó là luồng chảy thực tại. Năng lượng được truyền, được chuyển, được nhận, được cho. Nhưng yêu là trên cùng mức độ. Cả hai bạn có thể vẫn còn trên đỉnh của bản ngã, và dầu vậy yêu có thể hiện hữu.

Nhưng với thầy bạn không ở cùng mức. Và nếu bạn cố ở cùng mức, khai tâm trở thành không thể được. Yêu là có thể, nhưng khai tâm trở thành không thể được. Khai tâm là có thể chỉ khi bạn ở trên mức thấp hơn – chỉ khiêm tốn, buông xuôi, mở để đón nhận – khi đệ tử là nữ tính, giống bụng mẹ, thụ động, có khả năng nhận. Thầy là nhân tố nam tính trong khai tâm.

Bí mật này của khai tâm bây giờ hoàn toàn bị mất vì chúng ta càng được giáo dục, càng văn minh, càng văn hoá, thế thì chúng ta càng trở nên bản ngã hơn. Và bây giờ, buông xuôi đã trở thành rất, rất không thể được. Nó bao giờ cũng là khó khăn, nhưng bây giờ nó là không thể được.

Khai tâm là việc truyền năng lượng bên trong, năng lượng thực tại, và thầy có thể đi vào trong bạn và có thể biến đổi bạn nếu bạn sẵn sàng và tiếp nhận. Nhưng thế thì tin cậy sâu sắc được cần – tin cậy nhiều hơn là được cần trong yêu – vì bạn không biết cái gì sẽ xảy ra. Bạn hoàn toàn trong bóng tối.

Chỉ thầy mới biết cái gì sắp xảy ra và thầy đang làm gì. Thầy biết; bạn không thể biết được. Và có những điều không thể được nói ra về điều sắp xảy ra vì với tâm trí con người có nhiều vấn đề. Một vấn đề là thế này: rằng nếu cái gì đó được nói trước khi nó xảy ra, điều đó sẽ thay đổi việc xảy ra. Nó không thể được nói.

Cho nên có nhiều thứ mà thầy không thể nói cho bạn. Thầy có thể làm chúng cho bạn, nhưng thầy không thể nói chúng cho bạn. Việc làm đó là khai tâm. Thầy thực tại di chuyển trong bạn – trong thân thể bạn, trong tâm trí bạn. Thầy dọn sạch bạn, thay đổi bạn. Điều duy nhất được yêu cầu là sự tin cậy toàn bộ của bạn, vì không có điều đó không có việc mở và thầy không thể đi vào bạn: các cánh cửa của bạn bị đóng lại.

Bạn bao giờ cũng phòng thủ bản thân bạn. Cuộc sống là cuộc vật lộn – vật lộn để sống còn, để tồn tại. Vật lộn này cho bạn việc đóng lại. Bạn bị đóng, sợ hãi; bạn sợ là mong manh. Ai đó có thể vào, ai đó có thể làm cái gì đó bên trong bạn. Cho nên bạn co bản thân bạn lại, bạn vẫn còn đóng – chỉ ẩn kín đằng sau, thường xuyên phòng thủ.

Trong khai tâm bạn phải làm lỏng sự phòng thủ này; áo giáp phòng thủ này phải bị ném đi. Bạn trở thành mong manh, và thế thì thầy có thể đi vào bạn.

Chẳng hạn, cũng giống như hành động yêu sâu sắc. Bạn có thể cưỡng bức người đàn bà, nhưng bạn không thể cưỡng bức đệ tử. Bạn có thể cưỡng bức đàn bà vì đó là cưỡng bức thân thể, và thân thể có thể bị cưỡng bức và đi vào mà không có sự đồng ý nào. Không có ý muốn của người đàn bà bạn có thể cưỡng bức. Nó là thứ ép buộc. Thân thể là vật chất; mọi thứ có thể bị ép buộc lên nó.

Cái gì đó giống điều này xảy ra trong khai tâm. Thầy đi vào linh hồn của bạn, không đi vào thân thể bạn. Chừng nào bạn chưa sẵn sàng và đón nhận, việc đi vào là không thể được. Đệ tử không thể bị cưỡng bức vì đó không phải là vấn đề thân thể. Đó là vấn đề của linh hồn, và bạn không thể ép buộc việc đi vào trong linh hồn. Không bạo hành nào là có thể với nó.

Cho nên khi đệ tử sẵn sàng và mở, cũng giống như đàn bà yêu, mời và đón nhật, sẵn sàng, trong buông bỏ sâu sắc, chỉ thế thì thầy mới có thể đi vào và làm việc. Và nhiều thế kỉ làm việc có thể được làm trong vài khoảnh khắc. Bạn có thể không có khả năng làm trong nhiều kiếp những điều nào đó mà có thể được làm trong một khoảnh khắc. Nhưng thế thì bạn phải mong manh, tin cậy toàn bộ. Bạn không biết cái gì sắp xảy ra và cái gì thầy sẽ làm bên trong bạn.

Đàn bà sợ vì hành động dục là cuộc hành trình vào cái không biết cho cô ấy. Chừng nào cô ấy chưa yêu người đàn ông, chừng nào cô ấy chưa sẵn sàng chịu khổ, để mang gánh nặng về đứa con, để mang đứa bé trong chín tháng và thế rồi làm cam kết sống với nó, chừng nào cô ấy còn chưa ở sâu trong yêu, cô ấy sẽ không cho phép người đàn ông đi vào thân thể cô ấy – vì nó không đơn giản chỉ là thân thể cô ấy, nó là toàn thể cuộc sống của cô ấy. Khi cô ấy ở trong yêu sâu sắc, thế thì cô ấy sẵn sàng chịu khổ, hi sinh. Và hi sinh và khổ trong yêu sâu sắc là phúc lạc.

Nhưng vấn đề với đệ tử còn sâu hơn. Nó không phải là vấn đề chỉ với việc sinh vật lí, ra đứa trẻ mới, nó là việc tái sinh của người đó. Bản thân người đó sẽ được tái sinh. Người đó sẽ chết theo nghĩa nào đó và người đó sẽ được sinh ra theo nghĩa khác nào đó. Và điều này là có thể nếu thầy đi vào người đó, nhưng thầy không thể ép buộc điều đó. Không ép buộc nào là có thể, đệ tử chỉ có thể mời điều đó.

Và đó là vấn đề – vấn đề rất lớn trong tính đệ tử tâm linh, vì đệ tử liên tục phòng thủ bản thân mình, liên tục tạo ra ngày càng nhiều áo giáp quanh mình. Người đó cư xử với thầy theo cùng cách người đó sẽ cư xử với bất kì người nào trên thế giới; cùng cơ chế phòng thủ liên tục làm việc. Và thế rồi thời gian bị phí hoài không cần thiết, năng lượng bị phí hoài, và khoảnh khắc này bị để trễ mà có thể xảy ra ngay bây giờ. Nhưng điều này là tự nhiên, và đôi khi thậm chí với những thầy lớn đệ tử đã bỏ lỡ cơ hội.

Ananda, một trong những đại đệ tử của Phật và là đệ tử gần gũi nhất, đã không thể đạt tới giải thoát trong khi Phật còn sống. Phật đã ở cùng Ananda trong bốn mươi năm, và Ananda đã không thể đạt tới được. Nhưng nhiều người tới sau Ananda đã đạt tới, và thế rồi điều đó đã trở thành vấn đề. Và Ananda đã một trong những người gần gũi nhất – thân cận nhất. Ông ấy đã ngủ trong cùng phòng với Phật, ông ấy đã đi cùng Phật trong bốn mươi năm liên tục. Ông ấy như cái bóng của Phật; ông ấy đã biết nhiều về Phật mà ngay cả Phật có thể đã không biết.

Nhưng ông ấy đã không thể đạt tới được; ông ấy vẫn còn như vậy. Và một điều rất bình thường là rào chắn duy nhất: ông ấy đã là anh họ của Phật. Điều này tạo ra bản ngã.

Phật chết… một hội đồng lớn gặp nhau để viết ra bất kì cái gì Phật đã nói. Nó phải được viết ra. Chẳng bao lâu những người đã sống với Phật sẽ không còn nữa, cho nên mọi thứ phải được ghi lại. Nhưng hội đồng này sẽ không cho phép Ananda, và chỉ ông ấy mới biết những kinh nghiệm lớn, những phát biểu của Phật, cuộc đời Phật, tiểu sử của Phật. Điều này tấy cả đều được Ananda biết tới; không ai biết nhiều đến thế.

Nhưng hội đồng đã quyết định rằng Ananda không thể được phép vì ông ấy vẫn không chứng ngộ. Ông ấy có thể không ghi lại lời của Phật vì người vô minh không thể tin được. Người đó chắc sẽ không lừa dối, nhưng với người vô minh không cái gì là tin cậy được. Người đó có thể nghĩ rằng cái gì đó đã xảy ra, và người đó có thể kể lại nó một cách đích thực như người đó biết, nhưng người đó là người còn chưa thức tỉnh. Bất kì cái gì người đó thấy và nghe trong ngủ đều không thể được tin, cho nên chỉ những người sẽ ghi lại là người đã trở nên thức tỉnh – họ đã quyết định.

Ananda khóc ngay ngoài cửa. Cửa đóng, và ông ấy vẫn còn ở ngay ngoài cửa trong hai mươi bốn giờ, vừa than vừa khóc và kêu la. Nhưng họ không cho ông ấy vào. Trong hai mươi bốn giờ ông ấy đã khóc, khóc và thế rồi đột nhiên ông ấy trở nên nhận biết rào chắn đã là gì – tại sao ông ấy đã không có khả năng đạt tới trong khi Phật còn sống, rào chắn đã là gì.

Thế rồi ông ấy quay lại trong kí ức của mình. Cuộc sống bốn mươi năm cùng Phật! Ông ấy nhớ ngày đầu tiên khi ông ấy tới với Phật để khai tâm. Nhưng ông ấy đã có điều kiện, và đó là lí do tại sao ông ấy đã bỏ lỡ toàn thể việc khai tâm. Ông ấy đã không thể được khai tâm vì đã đưa ra điều kiện.

Ông ấy tới Phật và ông ấy nói, “Tôi đã tới để là đệ tử của chú. Một khi tôi trở thành đệ tử của chú, chú sẽ là thầy và tôi sẽ phải tuân theo bất kì điều gì chú nói, tôi sẽ phải vâng lời. Nhưng ngay bây giờ tôi là anh họ của chú, và tôi có thể ra lệnh cho chú và chú sẽ phải vâng lời. Chú không phải là thầy, tôi không phải là đệ tử. Một khi tôi được khai tâm, chú sẽ là thầy và tôi sẽ là đệ tử. Thế thì tôi sẽ không có khả năng nói bất kì cái gì, cho nên trước khi tôi trở thành đệ tử đây là ba điều kiện của tôi. Nói có với ba điều kiện này đi; thế rồi khai tâm cho tôi.”

Những điều kiện này là không lớn, nhưng điều kiện là điều kiện và thế thì buông xuôi của bạn là không toàn bộ. Chúng là những điều kiện rất nhỏ, những điều kiện rất đáng yêu. Ông ấy nói, “Một, tôi bao giờ cũng sẽ ở bên chú. Chú không thể bảo tôi đi bất kì chỗ nào khác. Trong khi tôi còn sống tôi sẽ là cái bóng của chú; chú không thể ra lệnh cho tôi đi xa. Cho tôi lời hứa đi – vì về sau tôi sẽ chỉ là đệ tử, và nếu chú ra lệnh cho tôi đi xa tôi sẽ phải tuân theo. Đây sẽ là lời hứa được trao cho người anh họ – rằng tôi sẽ ở cùng chú. Chú không thể bảo tôi đi bất kì chỗ nào khác. Tôi sẽ chỉ là cái bóng của chú; tôi sẽ ngủ trong phòng chú ngủ.

“Thứ hai, bất kì khi nào tôi nói, `Gặp người này,’ chú sẽ phải gặp người đó. Bất kì lí do nào của chú để không gặp, chú sẽ phải đồng ý gặp. Nếu tôi muốn rằng ai đó phải được nhận darshan từ chú – sự hiện diện tâm linh – chú sẽ phải cho điều đó.

“Và thứ ba, nếu tôi nói rằng người nào đó phải được khai tâm, chú không thể từ chối. Ban cho tôi ba điều kiện này đi. Hứa với tôi và thế rồi khai tâm cho tôi. Tôi sẽ không hỏi bất kì cái gì nữa vì thế thì tôi sẽ chỉ là đệ tử.”

Khi ông ấy nhớ lại điều này, trong khi ông ấy khóc, than trước cửa phòng hội đồng, sau khi ông ấy trở lại trong kí ức của mình, ông ấy đột nhiên trở nên nhận biết rằng việc khai tâm đã không có đó vì ông ấy đã không có tính cảm nhận. Phật đã đồng ý. Phật nói, “Được!” và Phật đã tuân theo ba điều kiện này trong cả đời mình. Nhưng Ananda đã bỏ lỡ, người gần gũi nhất bỏ lỡ.

Và khoảnh khắc ông ấy nhận ra điều này ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Điều mà đã không thể xảy ra cùng Phật đã xảy ra khi ông ấy không còn nữa: ông ấy đã buông xuôi.

Nếu có buông xuôi, ngay cả thầy vắng mặt cũng có thể giúp bạn. Nếu không có buông xuôi, ngay cả thầy sống đang hiện diện cũng không thể giúp được bạn. Cho nên trong khai tâm, trong bất kì khai tâm nào, buông xuôi là được cần tới.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”