Nên việc, lui thân, đó là đạo Trời.
Người làm phải rút vào chỗ không ai biết ngay khi công việc được hoàn thành để cho kiêu ngạo không có cơ hội nảy sinh. Bằng không thành công dẫn tới thất bại lớn. Không có địa ngục nào lớn hơn địa ngục của thành công. Thành công của chúng ta trở thành chất độc cho chúng ta. Chúng ta dệt nên mạng các dính líu riêng của chúng ta phần nhiều theo cùng cách như con nhện. Thế rồi chúng ta than vãn số phận của chúng ta và vật lộn tìm cách thức và phương tiện để thoát ra khỏi việc tù đày chúng ta tự đặt cho mình. Nhà tù này là việc làm riêng của chúng ta, nhưng nó xảy ra theo cách mà chúng ta trở nên nhận biết về nó chỉ khi nó đã được làm rồi. Từ lời kinh này, chúng ta phải nhận ra và hiểu cách sự nô lệ không biết này bò vào trong và cách bản thân chúng ta chịu trách nhiệm cho nó.
Trước hết và trên hết, chỉ có một loại quyền làm chủ có thể trong thế giới này (và quyền làm chủ như vậy là qui tắc của tự nhiên): quyền làm chủ cái ngã riêng của người ta. Chúng ta không thể là người chủ của bất kì cái gì ngoại trừ cái ngã riêng của chúng ta. Ngay khi một người phấn đấu để sở hữu cái gì khác hơn bản thân người đó, người đó trở thành nô lệ. Khi một Mahavira hay một Phật từ bỏ ngai vàng và vương quốc của mình, chúng ta ngạc nhiên về việc từ bỏ lớn lao của họ nhưng chúng ta lầm. Phật và Mahavira đã từ bỏ sự nô lệ riêng của họ trong việc làm như vậy, vì điều đã trở thành rõ ràng cho họ là mọi quyền sở hữu đều là các hình thể của sự nô lệ. Quyền làm chủ càng lớn, sự phụ thuộc càng lớn.
Do đó một sự kiện thú vị đi vào chú ý của chúng ta: không có một trường hợp nào trong biên niên sử về lịch sử của chúng ta mà người ăn xin từ bỏ việc đi ăn xin của mình để trở thành người từ bỏ. Bạn có biết một trường hợp nào mà người ăn xin đã từ bỏ bình bát ăn xin của mình và đi vào trong rừng không? Lí do gì mà người ăn xin không thể từ bỏ bình bát ăn xin trong khi các vua đã từ bỏ ngai vàng của họ?
Đã có nhiều trường hợp các vua từ bỏ vương quốc của họ và trở thành hành khất, nhưng không người ăn xin nào đã có dũng cảm để từ bỏ việc ăn xin. Lí do là gì? Thực tại sự nô lệ của người đi xin là không đáng kể tới mức người đó không nhận biết về sự kiện rằng người đó là nô lệ. Việc từ bỏ của vua với các vật sở hữu của ông ấy đạt tới điểm tự tử tới mức ông ấy không thể tránh được nhưng phải có ý thức về nó. Vương quốc trở thành giống như nhà tù lớn với ông ấy, trong khi bình bát của người ăn xin không cho chỉ dẫn về nhà tù. Người ăn xin có thể đi cùng nó một cách tự do bất kì khi nào người đó muốn. Nhà tù vậy mà nhỏ tới mức nó có thể du di trong bàn tay người đó. Nhà vua không có tự do để đi quanh vương quốc của mình. Ông ấy phải sống bên trong nó. Ảo tưởng về quyền sở hữu trở nên rõ ràng với nhà vua và do đó ông ấy có thể từ bỏ nó. Ý thức về quyền làm chủ của người ăn xin là vô cùng nhỏ, ảo tưởng này còn dai dẳng.
Do đó chừng nào một người còn chưa nhận biết về quyền làm chủ của mình, biết rằng người đó vẫn còn là người nghèo. Vật sở hữu của người đó vẫn còn ít. Ngày bạn nhận ra sự nô lệ của bạn vào các vật sở hữu của bạn, biết rằng bạn là giầu theo nghĩa đúng của từ này. Đây là tiêu chí duy nhất để phán xét một người giầu hay nghèo. Lão Tử nói: “Nếu ông ham muốn là người chủ, chăm nom rằng vật sở hữu của ông không cần bảo vệ, vì nếu thế thì ông chẳng hơn gì người canh gác.”
Lão Tử cũng nói: “Nên việc lui thân.” Khi việc của bạn được hoàn thành đúng đắn, nhanh chóng rút vào chỗ không ai biết và do vậy không tạo cơ hội nào cho kiêu căng của bạn được kết tinh. Không để cho ai biết rằng bạn đã là người làm. Khi danh tiếng của Lão Tử lan rộng và xa và mọi người đi hàng trăm dặn từ xa tới và gặp ông ấy, Lão Tử yên tĩnh lẩn đi một ngày nào đó và không còn ai nghe tới ông ấy. Ông ấy đã rút vào chỗ không ai biết. Ông ấy đã biến mất khỏi cái nhìn hoàn toàn. Người ta không bao giờ biết khi nào Lão Tử chết hay ông ấy đã chết thế nào! Mọi điều được biết là ở chỗ vào một ngày đẹp trời ông ấy đã biến mất. Cùng lời khuyên này ông ấy đã trao cho người khác: khi công việc của ông được thành công rực rỡ, im lặng bước vào quên lãng.
Nhưng điều này là rất khó vì đây là khoảnh khắc chúng ta đã làm việc quần quật vì nó. Nhiều lúc chúng ta bước lùi lại vào chỗ không ai biết nhưng đó là trong những khoảnh khắc bại trận và thất bại của chúng ta. Thế thì chúng ta muốn trốn, muốn chạy trốn xa. Trong buồn bã và thất vọng, chúng ta thậm chí còn đi tới mức tự tử. Điều này diễn ra để chỉ ra chúng ta ước ao sâu sắc được rút vào trong chỗ không ai biết; để làm phai nhoà đi, để cho chúng ta không để lại dấu vết gì đằng sau. Tuy nhiên khi một người rút vào chỗ không ai biết trong thành công của mình, biến đổi lớn xảy ra trong cuộc sống của người đó.
Chạy trốn khỏi cuộc sống, đắm chìm bản thân người ta vào trong quên lãng trong một giờ thất vọng và thất bại, là phản ứng rất tự nhiên. Tâm trí bao giờ cũng nhắc chúng ta chạy trốn xa, lẩn trốn khi bị vây quanh bởi thất bại, để cho người khác có thể không biết. Thất bại làm đau khổ bản ngã, trong khi thành công nuôi dưỡng nó. Khi một người thành công, người đó bước đi với ngực ưỡn ra. Người đó đi ra ngoài cá tính của mình để gặp gỡ ngay cả những người mà người đó không biết vì bây giờ người đó rất háo hức rằng cả thế giới phải biết tới thành công của người đó. Đây chính là khoảnh khắc người đó đã từng mong mỏi. Nhưng với người này Lão Tử nói, “Nên việc, lui thân.”
Nếu bản ngã trở nên được làm vững chắc vào khoảnh khắc thành công, nó lát đường tới địa ngục. Nếu bạn rút lui bản thân bạn ra khỏi cái nhìn của công chúng vào khoảnh khắc thành đạt của bạn, bạn thấy bản thân bạn trên ngưỡng cửa của cõi trời. Khi danh tiếng của người làm lan rộng lúc hoàn thành thành công sứ mệnh của người đó, việc bước vào chỗ không ai biết của người đó mở ra cánh cổng của cõi trời.
Ở đây, địa ngục ngụ ý bản ngã và cõi trời ngụ ý thủ tiêu bản ngã. Không có cõi trời hay địa ngục khác. Cái ‘tôi’ càng mạnh, địa ngục càng lớn; cái ‘tôi’ càng hiếm, tôi càng ở trong cõi trời. Sự hiện hữu của tôi trong cõi trời tuỳ thuộc vào có bao nhiêu cái ‘tôi’ trong tôi. Hiểu biết rằng “tôi hiện hữu” là nguyên nhân của mọi khổ của tôi và cảm giác rằng ‘tôi vô hiện hữu’ là phúc lạc của tôi, niềm vui của tôi.
Hiểu điều này một chút. Bất kì khi nào bạn trải nghiệm đau hay chịu khổ, bạn có thử tìm xem đau này là ở đâu và là cái gì không? Nguyên nhân nền tảng của đau này là gì? Có phải ai đó khác chịu trách nhiệm cho nó hay chính cách sống của bạn, nỗ lực thường xuyên của bạn để nuôi dưỡng bản ngã của bạn là nguyên nhân? Hay, khi bạn đã trải nghiệm vui, trong khoảnh khắc phúc lạc đó, nhìn vào bên trong và bạn sẽ thấy cái ‘tôi’ hoàn toàn thiếu trong bạn.
Trong những giờ đau đớn, bản ngã kết tinh thậm chí còn nhiều hơn. Cái bóng của bản ngã là bản thân nỗi đau. Nhưng chúng ta nỗ lực cứu bản ngã và đi vào cõi trời nữa! Cái ‘tôi’ phải được cứu và cõi trời cũng phải được đạt tới. Nhưng nếu cái ‘tôi’ được cứu, bạn không thể đạt tới phúc lạc vì cái ‘tôi’ là cái đau, bản thân khổ.
Do đó cần phá vỡ hình mẫu sống hiện thời của chúng ta tại chỗ nào đó và cũng trở nên tỉnh táo và thức tỉnh theo nghĩa khác. Lão Tử nói: “Nên việc lui thân.”
Chúng ta cũng phải nhận ra hệ luỵ nữa của phát biểu này: Không ẩn kín ở chỗ không ai biết trong lúc thất bại. Không bỏ các phố của thị trấn của bạn trong lúc thất bại, mà bước lùi vào chỗ không người khi được thưởng với thành công nhiều tới mức không ai thấy bạn. Người bước lùi lại trong giờ của vinh quang của mình, bản ngã của người đó biến mất ngay lập tức. Và người đứng gan lì ở chỗ thất bại thì sao? Bản ngã của người đó cũng tan biến.
Như đối lập với điều này, có hai cách giúp làm mạnh thêm cho bản ngã: Ẩn kín trong lúc thất bại và làm lộ bản thân bạn cho toàn thế giới trong lúc thành công của bạn. Chính bởi vì bản ngã mà chúng ta ẩn kín bản thân mình trong thất bại và chính vì bản ngã mà chúng ta ao ước trình hiện bản thân mình trong lúc thành công.
Khi một người bắt đầu hiểu đầy đủ tính cách của bản ngã và phương tiện qua đó nó phát triển, người đó có thể chơi với nó. Hiện tại, bản ngã chơi với chúng ta; nhưng khi một người được chuẩn bị để chơi với bản ngã của mình, người đó được chất đầy với sức mạnh và được tự do khỏi bản ngã.
Gurdjieff đã ở New York khi các lí thuyết của ông ấy đã được hoan nghênh rộng rãi. Một trong các đệ tử của ông ấy đã ghi chép lại, “Chúng tôi đã không bao giờ có thể hiểu được Gurdjieff. Bất kì khi nào sứ mệnh của ông ấy gần được đạt tới đầy đủ, bằng cách nào đó ông ấy biến nó thành thất bại. Ông ấy không bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để làm như vậy. Và hỡi ôi, ông ấy đã nhận phiền phức, cách thức ông ấy đã làm việc vất vả để hoàn thành các mục đích của ông ấy!”
Gurdjieff đã lập ra nhiều đạo tràng. Đã có một đạo tràng ở ngoại ô Paris. Trong nhiều năm ông ấy đã làm việc vất vả để phát triển đạo tràng này. Ông ấy có hàng trăm người gia nhập nó. Thế rồi một ngày đẹp trời khi tất cả đã được ổn định, ông ấy đóng chỗ đó lại! Những người đã làm việc một cách hăng say cho ông ấy bị choáng với điều này. Họ hỏi ông ấy tại sao, khi mà sau nhiều phiền phức thế, mục đích gần như được đạt tới và họ đã hi vọng rằng bây giờ đạo tràng sẽ diễn ra, ông ấy lại đã bỏ bê dự án này. Gurdjieff đáp, “Tôi đã làm việc vất vả thế chỉ để bỏ dự án này.”
Ở New York nữa, ông ấy sắp có một viện rất lớn nhưng đã bị bỏ đi ngay khi nó được thiết lập. Nhiều người đi theo ông ấy đã được thuyết phục ông đã mất trí. Khi mục đích còn ở xa xôi, ông ấy đã làm việc không ngừng và dốc sức; nhưng vào lúc thành công, ông ấy đã quay lưng lại nó. Ông ấy đã điên! Những người cùng cộng tác gần gũi của ông ấy đã bỏ ông ấy từng người một.
Nhưng Lão Tử gọi người như vậy là người trí huệ. Lão Tử nói: “Khi thành công sắp được đạt tới, yên lặng bước vào chỗ không ai biết.” Nếu phát biểu này được hiểu từ bên trong, biến đổi bên trong sẽ tới.
Bạn có thể thử thực nghiệm này cho bản thân bạn trong những thứ nhỏ bé trong cuộc sống. Nếu bạn nhặt chiếc ô bị một ngưởi làm rơi trên phố, bạn chờ đợi trong mong đợi việc cám ơn của người kia. Nếu người kia không cám ơn bạn, bạn thất vọng khủng khiếp. Chúng ta thậm chí không thể buông bỏ được lời cám ơn nhỏ bé. Nhưng Lão Tử nói: “Khi thế giới của ông đạt tới điểm hoàn thành, khi chủ định của đời ông đã được đáp ứng và mục đích xuất hiện trước mắt ông, quay lưng lại và biến mất.” Điều này đòi hỏi cần có atman (hồn) được hoà nhập tốt.
Khi một người quay lưng với mục đích, mục đích bắt đầu đi theo người đó. Khi một người bước lui vào trong chỗ không ai biết vào lúc thành công, không dấu vết nào của thất bại còn lại trong đời người đó. Người như vậy không bao giờ có thể là thất bại. Thực ra, người đó đã khám phá ra giả kim thuật về thành công. Người đó đã học được nghệ thuật này do đó người đó không còn là người nhưng là bản thân Thượng đế. Người đó đã làm chủ nhược điểm của người về bản ngã và điều này tạo khả năng cho người đó gặp gỡ thất bại của mình mặt đối mặt và xử lí thành công của mình dường như nó đã là hư không.
Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.1 Nguy của thành công, đau của bản ngã và cổng trời