Ôm giữ chậu đầy, chẳng bằng thôi đi.
Sự sống không phải là toán học thuần. Thay vì thế, sự sống là điều bí ẩn. Nó cũng không là thu xếp logic. Thay vì thế nó là huyền. Con đường của toán học là thẳng và rõ ràng; điều bí ẩn không bao giờ là thẳng và rõ ràng. Lời giải logic nằm ẩn trong hạt mầm của nó. Logic không bao giờ đưa tới bất kì cái gì mới. Huyền bao giờ cũng đi ra ngoài bản thân nó.
Lão Tử đang xem xét huyền trong những lời kinh này. Chúng ta có thể hiểu nó theo hai cách. Nếu như chúng ta định hình dung một người đi qua một con đường tuyệt đối thẳng, chúng ta có thể thấy rằng người đó sẽ không bao giờ quay trở về điểm bắt đầu của cuộc hành trình của mình. Nhưng nếu con đường của người đó là tròn, người đó nhất định quay về điểm từ đó người đó đã bắt đầu. Đường đi tròn dẫn trở lại chỗ bắt đầu cuộc hành trình.
Logic tin sự sống là tuyến tính. Huyền mãn nguyện rằng sự sống là tròn. Logic của phương Tây, cái đã ảnh hưởng tới ý thức của người sâu thế, không coi sự tồn tại là tròn. Ở phương Đông, nơi các nỗ lực đã được tiến hành để hiểu huyền của sống, nơi huyền chính là ở Lão Tử hay Phật hay Krishna, sự tồn tại bao giờ cũng được nhìn dưới dạng tròn. “Tròn” ngụ ý chúng ta quay về điểm bắt đầu.
Do đó, thế giới trần tục đã từng được mô tả như bánh xe. Samsara luân hồi ngụ ý bánh xe. Nó ngụ ý tròn. Không cái gì trong thế giới này là thẳng, dù đó là mùa vụ trong năm hay bản thân sự sống. Sống kết thúc trong chết tại chính điểm từ đó nó bắt đầu tại sinh. Khi đứa trẻ được sinh ra, chính bước đầu tiên của nó vào sống là bắt đầu với hơi thở đầu tiên của nó. Đứa trẻ bắt đầu thở chỉ sau khi nó được sinh ra và người dừng thở chỉ khi người đó chết. Sống kết thúc với hơi thở ra. Điểm từ đó cuộc hành trình của sống bắt đầu là chính điểm mà chết xảy ra. Sống có tính tròn. Nếu chúng ta hiểu điều này trong cảnh quan đúng, chúng ta sẽ có khả năng hiểu Lão Tử.
Lão Tử nói: “Không đoạt lấy thành công ở điểm cuối tối thượng của nó bằng không nó sẽ trở thành thất bại.” Nếu bạn mang thành công tới điểm cuối cùng của nó, bạn sẽ biến nó thành thất bại trong tay bạn. Nếu bạn vẽ vòng tròn tiếng tăm, nó chỉ có thể được hoàn thành trong ô nhục. Nếu sông chảy theo đường thẳng thế thì Lão Tử là sai, nhưng nếu tiến trình của nó là tròn, thế thì ông ấy là đúng.
Phương Đông không bao giờ viết lịch sử riêng của nó trong khi phương Tây thì đã viết, vì phương Tây tin rằng bất kì biến cố nào xảy ra không bao giờ được lặp lại. Từng việc xảy ra là việc xuất hiện duy nhất và do đó là không thể lặp lại được. Việc sinh mới là không thể được. Do đó, mọi lịch sử đều được ghi ngày tháng từ thời của Jesus. Thời gian là hoặc trước Jesus hoặc sau Jesus. Chúng ta không để ngày tháng vào lịch sử của chúng ta trước Rama hay sau Rama. Điều đầu tiên là, chúng ta thậm chí không biết đích xác khi nào Rama được sinh ra. Điều này không có nghĩa là khi toàn thể cuộc sống của ông ấy đã được ghi vào sử biên niên, biến cố quan trọng thế như việc sinh của ông ấy đã bị bỏ ra. Đây là sự kiện thú vị, đáng để chúng ta xem xét. Phương Đông không bao giờ tin vào việc ghi ra các biến cố lịch sử, vì phương Đông tin chắc rằng không cái gì là có thể bắt chước được và mọi thứ nhất định được lặp lại. Rama được sinh ra trong mọi thời đại và ông ấy sẽ lại được sinh ra trong mọi thời đại. Tên của ông ấy sẽ thay đổi, hình thể sẽ khác; nhưng việc xảy ra cơ bản, nguyên bản không bao giờ thay đổi. Nó sẽ cứ được lặp lại.
Có một câu chuyện minh hoạ cho điểm này. Người ta nói rằng hiền nhân Valmiki đã viết ra sử thi Ramayana trước rất lâu với việc sinh của Rama. Trên toàn thể giới chẳng nơi nào mà người ta tin vào điều này rằng Rama có thể đã được sinh ra thời gian lâu sau khi Valmiki viết sử thi này. Nhưng việc sinh của Rama là việc xảy ra tuần hoàn theo quan điểm phương đông. Cũng giống như khi bánh xe quay phần này đi lên và thế rồi phần khác đi lên và phần đã ở trên đi xuống và phẩn đã ở dưới lại đi lên. Biến cố này và việc thuật lại tiếp theo sau nhau cùng với đường tròn. Người Jaina tin rằng các tirthankaras của họ, tất cả có hai mươi bốn người, sẽ tới trong mọi thời đại. Cái tên, hình thể sẽ thay đổi nhưng vòng tròn sẽ cứ lặp lại. Do đó phương Đông không nghĩ cần phải viết ra các biến cố lịch sử.
Phương Đông đã viết các purana. Purana có nghĩa cái là bản chất, cái bao giờ cũng sẽ xảy ra lặp đi lặp lại. Lịch sử là bản ghi mà sẽ không bao giờ xảy ra lần nữa. Nếu sự sống chảy theo vòng tròn thì không cần ghi biên niên sử các ngày tháng của sinh và chết của Rama. Chừng nào chúng ta còn nhớ trong tâm trí nghĩa đằng sau cuộc sống của Rama, tính cách bản chất bên trong của ông ấy, thế là đủ. Sự việc trở thành vô nghĩa khi ghi lại các chuyện phụ như khi nào ông ấy được sinh ra và khi nào ông ấy chết. Chúng ta nỗ lực bảo tồn trong việc viết chỉ cái sẽ không được lặp lại lần nữa. Cái xảy ra lặp đi lặp lại thì không cần được ghi lại.
Quan niệm của phương Đông là nhìn sự sống như dòng chảy tròn. Việc hiểu này là rất có ý nghĩa. Mọi chuyển động đều là tròn, dù đó là chuyển động của sao hay của trăng hay chuyển động của trái đất, hay cuộc sống của người. Không chuyển động nào là thẳng ở bất kì chỗ nào trong vũ trụ. Khi mọi thứ di chuyển trong quĩ đạo riêng của chúng, sự sống không thể là ngoại lệ duy nhất.
Vòng tròn có logic riêng của nó, huyền riêng của nó và đó là: nó kết thúc tại chỗ nó bắt đầu. Không thành vấn đề chúng ta du hành bao xa, chúng ta trở về cùng một điểm mà chúng ta đã bắt đầu. Khi chúng ta phấn đấu để đi ngày càng xa hơn, chúng ta hầu như không nhận biết về sự kiện rằng trong chính hành động này của việc đi xa hơn chúng ta đã bắt đầu quá trình đi ngược trở lại vị trí bắt đầu.
Theo một cách nào đó, tuổi trẻ rất đối lập với tuổi già. Sự sống không thể chấm dứt khác được. Cho nên khi một người tiến vào tuổi trẻ anh ta đang nhắm tới tuổi già. Đây đích xác là điều Lão Tử ngụ ý khi ông ấy nói, “Ôm giữ chậu đầy chẳng bằng thôi đi,” – vì khi một thứ là đầy, kết thúc của nó bắt đầu. Điều này là đúng cho bất kì cái gì, không chỉ chậu. Chậu chỉ là một minh hoạ. Khi bất kì cái gì là đầy nó bắt đầu kết thúc.
Cho nên Lão Tử nói, “Nếu ông muốn hiểu chân lí của sự tồn tại, nhớ, thuận tiện hơn cả là giữ mọi chậu đầy một nửa.” Nhưng điều này là rất khó, vì mọi thứ trong sự sống được thiết kế để được chất vào. Khi bạn bắt đầu chất vào các két của bạn, khó dừng lại nửa chừng. Bỏ sang bên của cải đi – khi bạn bắt đầu chất vào dạ dầy của bạn, khó mà dừng được nửa chừng. Khi bạn yêu ai đó, thế thì quá khó để dừng lại nửa chừng. Khi bạn phấn đấu để thành công, không thể nào dừng lại nửa chừng được, vì tham vọng không thể nghỉ khi được hoàn thành một nửa. Thực tại sự kiện này là ở chỗ tham vọng trở nên mạnh mẽ và sống động chỉ khi nó đạt tới nửa đường, vì thế thì nó tự tin đạt tới mục đích. Nhưng chúng ta càng cố hoàn thành mục đích nhanh hơn, nó bắt đầu trở nên bị phá huỷ nhanh hơn. Cho nên bất kì khi nào một tham vọng được hoàn thành chúng ta thấy nó đã trở nên tắt ngấm.
Lão Tử nói, “Dừng lại nửa chừng.” Dừng lại nửa chừng là kiên nhẫn chịu đựng. Nhưng điều độ là rất khó. Dừng nửa chừng trong mọi nẻo đường của sự sống là điềm tĩnh. Điều này là rất rất khó và yêu cầu hi sinh lớn vì khi chúng ta đạt tới điểm giữa, chúng ta được đảm bảo và được khuyến khích rằng bây giờ mục đích ở gần rồi; bây giờ không có nghĩa gì mà từ bỏ. Khi bạn đã vượt qua mọi rào cản và sắp lên ngôi, dừng lại là không thể được. Dễ dừng lại ở những giai đoạn đầu vì thế thì chúng ta có thể nói: có lẽ nó không có lợi gì. Thế thì cuộc hành trình cam go có thể không được cần tới. Sao lãng và thờ ơ có thể giúp cho người ta kìm lại. Khả năng tranh đấu và thiếu dũng cảm cũng có thể đã bước vào con đường của người ta.
Người có thể dừng lại ở chính bước đầu tiên, nhưng khi mục đích ở trong tầm nhìn – thêm một bước nữa và ngai vàng là của bạn! – thế rồi Lão Tử nói, “Dừng lại!” vì việc lên ngai vàng chỉ dẫn tới xuống ngai. Bạn sẽ làm gì sau khi bạn đặt bản thân bạn ngồi trên ngai vàng? Khi quả chín nhũn nó phải rụng. Khi thành công là đầy đủ, chết là không tránh khỏi; khi tuổi trẻ lên cực đỉnh, tuổi già bắt đầu.
Ngay khi một thứ đạt tới sự đầy đủ, điều đó nghĩa là vòng tròn là đầy đủ; lần nữa chúng ta quay lại điểm bắt đầu. Người già trở nên bất lực như đứa trẻ mới sinh. Cuộc sống đầy kết quả đưa trở lại trạng thái bất lực của đứa trẻ. Theo một cách nào đó, người già trở nên bất lực hơn vì đứa trẻ có bố mẹ chăm nom cho nó, nó thậm chí không nhận biết về sự bất lực của nó. Tuy nhiên người già không có ai để cầu tới, và ý thức về bất lực là khó chịu đựng được. Đây là kết quả của mọi thành công mà người đó đã có trong cuộc sống! Trong toàn thể cuộc sống của mình, người làm tiến triển các cách thức và phương tiện để cứu bản thân mình. Nhưng lao động của đời của người đó bị mất khi chung cuộc người đó thấy bản thân mình bất lực hơn đứa trẻ. Thực ra, chúng ta đi trong vòng tròn, nhưng chúng ta vô nhận biết về điều này.
Từ “Con đường Đạo”, T.3, Ch.1 Nguy của thành công, đau của bản ngã, và cổng trời