Lúc đạt tới rỗng, trở thành trống rỗng như bình rỗng, khi mọi lưỡi bén nhọn của tâm trí rơi rụng đi và các phức cảm được làm mạnh thêm, khi người để lộ bản thân mình một cách đầy đủ và vẫn biết, ngay cả thế, rằng cái là tối thượng, cái là cơ sở của sáng tạo, cái bản chất nhất, vẫn còn không được biết. Nó vẫn còn bị bao phủ trong huyền.
Trong lời kinh cuối này Lão Tử trỏ tới Ngài và nói, “Ta không biết Nó là con ai.” Điều này, điều vẫn còn không được biết khi mọi thứ được biết, điều này, điều vẫn còn không được mở khi mọi thứ khác được hiển lộ, điều có huyền không thể được giải bởi bất kì hiểu biết nào, cái này là ai? Ta không biết Nó là con ai. Ta không biết ngài được sinh từ ai, ngài tới từ đâu, ngài đã nảy sinh từ cội nguồn gốc rễ nào? Có lẽ ngài là hình ảnh của cái đã hiện hữu trước Thượng đế. Rỗng này, huyền này, có lẽ là sự phản xạ của cái đã có trước Thượng đế.
Nhiều điều cần được hiểu trong lời kinh này. Điều thứ nhất là, Lão Tử nói “Ta không biết.” Hôm qua tôi đã nói về asmita và ahankara. Chừng nào ahankara (bản ngã) vẫn còn dai dẳng, hiểu biết không thể bừng lên. Chừng nào bản ngã vẫn còn dai dẳng, duy nhất dốt có thể có. Các nhà huyền bí đã coi bản ngã và ahankara là đồng nghĩa. Lấy bản ngã làm trung tâm và là dốt là như nhau. Chúng là hai cái tên của cùng một hoàn cảnh.
Khi bản ngã sụp đổ, khi dốt sụp đổ, nghĩa của asmita bắt đầu. Asmita và trí huệ là một và cùng một, cũng như bản ngã và dốt là một và cùng một. Khi bản ngã ở bên trong, dốt ở bên ngoài. Khi asmita ở bên trong, trí huệ ở bên ngoài. Asmita hiện hữu – chỉ là tính hiện hữu. Chỉ hiện hữu, không có bất kì phân biệt nào, không có bất kì hình thể nào – chỉ là việc hiện hữu – sự tồn tại thuần khiết!
Khi chỉ có asmita, trí huệ sẽ ở cùng nó. Do đó khi Lão Tử nói, “Ta không biết,” cái ‘ta’ này là một chỉ báo về asmita. Bản ngã bị diệt. Giờ không có cảm giác về việc là trung tâm của thế giới hay cảm giác thế giới chỉ dành cho tôi hay cảm giác duy nhất tôi sẽ hiện hữu. Mọi cảm giác này bây giờ tắt ngấm. Ngay cả thế, tôi hiện hữu, và trong cái tôi này, mọi huyền bị cuốn đi. Nhưng ngày cả cái ‘tôi’ này không biết rỗng này tới từ đâu! Dốt không có hiểu biết về cội nguồn của rỗng này nhưng ngay cả trí huệ ít nhất cũng không có ý tưởng nó tới từ đâu. Cả dốt lẫn trí huệ đều không thể nói được về cội nguồn của dòng sông sự tồn tại.
Bằng việc nói, “Ta không biết“, Lão Tử đang cố truyền đạt sự kiện rằng ngay cả sau khi biết mọi điều, ngay cả bây giờ khi mọi phức cảm bị loại bỏ và không có tối mà chỉ sáng và sáng ở mọi nơi, ngay cả thế ông ấy vẫn không biết rỗng này nảy sinh từ đâu mà đã làm lộ bản thân nó cho ông ấy. Ông ấy không biết nó tới từ đâu hay hành trình của nó là gì. Asmita này đã được chất đầy bởi trí huệ, nó nữa cũng không có hiểu biết về điều đó.
Cái ‘tôi’ của Lão Tử, là cái ‘tôi’ của hiền nhân và cái ‘tôi’ này nữa, cũng không biết. Cái ‘tôi’ của người dốt không biết bất kì cái gì nhưng ngay cả cái ‘tôi’ của người trí huệ cũng không biết bất kì cái gì. Phân biệt này phải được hiểu. Bên ngoài điều này, không thể hiểu được. Người ta chỉ có thể đạt tới asmita. Nơi mà ngay cả asmita cũng bị mất và chúng ta đi ra ngoài, chúng ta trở thành một với cái rỗng. Thế thì không có cách nào để đứng tách rời và biết cái rỗng.
Người đứng trên bờ đại dương là người dốt. Người nhảy và chìm trong đại dương, là người khôn; nhưng dầu vậy, người đó là tách rời khỏi đại dương. Người trở thành một với đại dương đi ra ngoài hiểu biết. Người dốt không biết bởi vì người đó đang đứng trên bờ, xa khỏi đại dương. Người khôn bị chìm trong đại dương và vậy mà người đó không biết vì người đó vẫn không là một với đại dương. Trạng thái ở bên ngoài khôn là trạng thái của việc là một với đại dương. Nhưng thế thì người biết không còn nữa.
Người biết là dốt nhất. ‘Người biết’ là biết nhiều tới mức cái được biết không tồn tại. Trong asmita, người biết và cái được biết là tương đương và như nhau. Thăng bằng là tuyệt đối bằng nhau. Ngay cả thế, một đường mỏng – đường của việc biết – vẫn phân tách hai điều này. Trạng thái đi theo sau điều này – dù chúng ta gọi nó là siêu tri thức hay siêu dốt – là trạng thái trong đó người biết không tồn tại – người đó trở thành rỗng.
Trong dốt, người biết là quá nhiều: trong siêu dốt hay siêu hiểu biết, người biết hoàn toàn vắng bóng và trong trí huệ người biết và cái được biết là như nhau.
Bình diện mà từ đó Lão Tử nói và bảo ông ấy không biết, là bình diện của hiểu biết nơi asmita vẫn còn. Cho nên Lão Tử nói, ông ấy không biết nó là con của ai. Cái rỗng này đã tới từ đâu? Có lẽ, ông ấy nói, nó là sự phản xạ của cái đã tồn tại thậm chí trước Thượng đế!
Tưởng tượng của người đã đi lên tới Thượng đế. Người không có quan niệm nào bên ngoài Thượng đế. Thượng đế là đường biên tối thượng của quan niệm của người. Chuyến bay cao nhất của tưởng tượng đã đưa người lên tới Thượng đế, linh hồn vũ trụ. Còn Lão Tử nói, “Đây dường như là hình ảnh của cái ở bên ngoài Thượng đế.”
Ở đây Lão Tử nói bóng gió tới một hay hai điều:
Điều thứ nhất là ở chỗ đường biên quan niệm thậm chí không phải là đường biên bên ngoài nhất của chân lí. Đường biên tối thượng của cảm nhận không dẫn tới ngay cả bước đầu tiên của chân lí. Triết học đi lên tới Parmatman (bản ngã tuyệt đối) nhưng dầu vậy đại dương đã không bắt đầu! Do đó Shankara – sẽ dễ hiểu hơn về Lão Tử thông qua Shankara – đã mô tả Thượng đế cũng là một phần của maya (ảo vọng) và không là Brahma (cái tuyệt đối). Điều này là vì quan niệm về hồn vũ trụ là quan niệm tối thượng của tâm trí; và ảo tưởng đi xa như tâm trí vậy. Maya (ảo vọng) nghĩa là việc kéo dài của tâm trí. Cho nên nếu người đã khám phá ra Thượng đế, đó là khám phá của tâm trí người; và bất kì cái gì tâm trí người khám phá ra, đều sẽ bị giới hạn bởi ảo tưởng.
Shankara đã đưa ra một phát biểu rất dũng cảm bằng việc gọi Thượng đế là một phần của maya. Brahma ở bên ngoài maya, bên ngoài Ishwara (Thượng đế).
Đây đích xác là điều Lão Tử nói. Ông ấy nói, “Cái đã hiện hữu trước Thượng đế và cái đã hiện hữu một cách tự nhiên trước việc sáng tạo và cũng trước đấng sáng tạo.” Nhưng ông ấy không nói “Nó là chính cùng một thứ.” Ông ấy nói, “Đây là chính nghệ thuật của ngài.” Lão Tử nói, “Lấy điều này là hình ảnh của nó.” Ông ấy không nói, “Đây là nó,” vì tâm trí không thể biết được nó. Ahankara (bản ngã) sẽ không bao giờ biết nó mà cũng không biết asmita. Nhiều nhất asmita sẽ biết phản xạ của nó.
Phản xạ nghĩa là: Có cây trên bờ sông và phản xạ của nó rơi vào trong sông. Bây giờ có cá trong sông. Con cá này có thể thấy phản xạ của cây trong nước nhưng không thể thấy cây trên bờ sông. Bây giờ con cá này có thể thấy phản xạ của chim bay trên đầu hay trăng lên trên trời và cả mây bay qua trăng. Việc soi gương của nước gây ra những phản xạ này và một mình những phản xạ này cá có thể thấy được.
Tâm trí, tâm trí được chất đầy với asmita, nhiều nhất có thể có năng lực thấy những phản xạ như vậy.
Do đó Lão Tử không nói một cách chắc chắn rằng ‘Cái này là cái này.’ Ông ấy nói, “Có lẽ nó là phản xạ của cái đã hiện hữu trước Thượng đế.”
Thực tại mọi điều mà một người có thể biết – không những thế, mọi điều có thể được biết, chỉ là sự phản xạ, vì chân lí chỉ có thể được biết khi chúng ta là một với thực tại. Người biết là không tách rời. Khi đom đóm tự thiêu thân trong đèn, chỉ thế thì nó mới biết đèn. Khi tảng đá muối tan trong đại dương, chỉ thế nó mới biết đại dương nhưng thế thì nó không còn nữa! Và thế thì cho dù nó muốn nói cho ai đó, nó không thể nói được vì nó không còn tồn tại! Chừng nào chúng ta còn biết, nhiều nhất, chúng ta sẽ biết cái tối cao nhất để được biết – nhưng như việc phản xạ. Thế thì chính phận sự của chúng ta là thêm từ ‘có lẽ’ khi chúng ta nói về các phản xạ.
Ở đây, chút ít khảo sát về Mahavira sẽ làm dễ dàng hơn cho việc hiểu Lão Tử. Không ai đã dùng từ ‘có lẽ’ một cách hào phóng như Mahavira đã làm. Bất kì cái gì Mahavira nói, ông ấy đều thêm tiền tố ‘có lẽ’ cho nó. Ông ấy bao giờ cũng nói, “Có lẽ….” Ông ấy không bao giờ nói, “Nó giống thế này.” Do đó tư duy của Mahavira được gọi là ‘chủ nghĩa có lẽ’. Bất kì cái gì ông ấy nói, ông ấy không bao giờ nói mà không có có lẽ. Ngay cả sự kiện không thể tranh cãi được nhất về điều ông ấy đã tuyệt đối xác định, ông ấy sẽ không nói mà không có ‘có lẽ’. Tại sao? Nếu Mahavira biết chắc chắn ông ấy đáng phải phát biểu rõ ràng rằng ‘cái này là như vậy’. Nhưng Mahavira nói, “Bất kì khi nào bất kì người nào đưa ra phát biểu khẳng định điều đó trở thành phi chân lí.”
Mahavira nói, “Nhiều nhất, tâm trí có thể nói, ‘Nó có thể là cái này’.” Cũng có thể là ‘nó không thể là cái này’. Khi chúng ta nói, “Nó là cái này,” chúng ta phá huỷ tính có thể của các khả năng còn lại về chân lí. Khẳng định của chúng ta trở thành đầy và do đó mù. Khi chúng ta nói, “Nó có thể là cái này,” chúng ta cũng để mở khả năng việc là cái khác của nó nữa. Cố hiểu điều đó theo cách khác và ‘chủ nghĩa có lẽ’ sẽ trở nên rõ ràng hơn cho bạn:
Bạn có thể nhìn tôi. Điều bao giờ cũng xảy ra cho bạn là mọi lúc bạn đều nhìn tôi, nhưng không có bất kì cách nào để thấy tôi. Bạn chỉ thấy phản xạ của tôi. Hình ảnh của tôi được hình thành trong mắt bạn và thông báo của hình ảnh này đạt tới não của bạn. Điều bạn thấy là hình ảnh này, cái được hình thành trong mắt bạn. Đây là cách duy nhất bạn thấy tôi. Không có mắt bạn không thể thấy được tôi. Mắt ngụ ý cơ chế hình thành các phản xạ. Cái ở bên ngoài được phản xạ trong mắt và tâm trí thấy phản xạ này.
Theo cùng cách này, khi bạn nghe tôi, bạn không nghe thấy điều tôi nói. Âm thanh của giọng tôi lọt vào tại bạn và nó bị chúng bắt giữ và chuyển tiếp cho tâm trí. Do đó tai là bộ phản xạ. Tương tự khi tôi chạm bạn, bạn không biết cái chạm này như vậy. Da của bạn bắt giữ cảm giác này và thế rồi bạn cảm thấy cái chạm. Bao giờ cũng có màn che giữa bạn và tôi.
Do đó Immanuel Kant, nhà tư tưởng lớn của Đức đã nói, “Một vật trong bản thân nó, là không thể nào được biết.” Chúng ta chỉ thấy hình ảnh của chúng. Và nếu chỉ chúng ta chỉ biết những phản xạ, nhớ điều này bao gồm cả năng lực của chúng ta để hình thành các hình ảnh nữa.
Do đó một người bị chứng vàng mắt nhìn thấy mầu vàng ở mọi nơi. Người mù mầu không có khả năng nhìn thấy những mầu đặc biệt và có nhiều người bị mù mầu. Cứ một trong mười người lại bị mù với mầu này hay mầu khác.
Bernard Shaw mãi đến tuổi sáu mươi vẫn không biết rằng ông ấy không thể nhìn thấy mầu vàng. Ông ấy đã không thể phân biệt được giữa mầu lục và mầu vàng. Và ngày sinh lần thứ 60, ai đó tặng ông ấy bộ com lê. Ông ấy đi mua ca vát cùng mầu với bộ com lê và ông ấy đã mua ca vát mầu vàng. Khi ông ấy mang nó về nhà, thư kí của ông ấy choáng khi nhìn thấy nó. “Ông đáng phải mua ca vát mầu lục cho hợp với bộ com lê của ông chứ không phải ca vát mầu vàng”, cô ấy nói với ông ấy. “Ai nói đây là mầu vàng? Nó là mầu lục!” ông ấy nói. Thế thì lần đầu tiên ông ấy biết, ông ấy đã không thể nào phân biệt được giữa vàng và lục.
Cho nên điều chúng ta thấy phụ thuộc chủ yếu vào năng lực thấy riêng của chúng ta.
Bây giờ cá bơi trong nước sẽ thấy mầu xanh lam phản xạ của trăng vì nước sông có mầu xanh lam. Nó cũng không có cách nào biết rằng trăng không phải là mầu xanh lam.
Do đó Mahavira nói, “Chúng ta bao giờ cũng phải nói có lẽ với bất kì cái gì chúng ta biết.” Điều này chỉ ra rằng chúng ta không tuyên bố toàn thể tri thức về chân lí mà chỉ phản xạ của nó. Cho nên chúng ta nói, “Đây là cách tôi thấy nó.” Chúng ta không nói “Đây là cách nó là vậy.” Điều tôi thấy cũng có thể sai, có thể khác; cái gì đó đối lập toàn bộ có thể là chân lí.
Lão Tử nói, “Rỗng này mà đang biểu lộ, có lẽ là phản xạ của cái mà thậm chí có trước Thượng đế và từ đó Thượng đế cũng có thể đã được sinh ra.”
Nhiều công việc đã được làm liên quan tới ‘mặt nguyên bản’ trong truyền thống Đạo. Đệ tử được bảo, “Tìm ra mặt nguyên bản của ông là gì.” Bạn có thể nói, “Mặt tôi là mặt nguyên bản.” Nhưng nếu bạn lấy các ảnh của bạn từ mười năm trước bạn sẽ thấy mặt bạn đã thay đổi mười lần.
Vợ của Steinbeck là nhà văn Đức. Có lần bà ấy chỉ cho đứa con trai nhỏ của mình, những bức ảnh của bố nó từ hồi thơ ấu. Khi họ lấy nhau, người bố đã 30 tuổi. Anh ta có tóc xoăn và mặt đẹp. Đứa bé hỏi mẹ nó “Người đẹp trai với tóc xoăn này là ai thế?” “Sao vậy, đó là bố con, con không thể nhận ra bố sao?” bà ấy nói. “Nếu đây là bố con thế ai là người hói đầu ở trong nhà chúng ta? Con nghĩ đó là bố con!” đứa trẻ hỏi.
Chắc phải khó cho người mẹ giải thích cho đứa con. Mặt nào là nguyên bản? Mặt nào thực sự là của bạn – đứa trẻ 3 tuổi hay 30 tuổi? Người mà bạn được sinh ra hay người mà bạn chết đi? Mặt đích thực của bạn là mặt nào?
Theo truyền thống Đạo Sadhaka được bảo thiền và tìm ra mặt đích thực của mình. Sadhaka hoang mang. Anh ta quay lại thầy và hỏi, “Thầy ngụ ý gì bởi mặt nguyên bản?” Thầy đáp, “Mặt của ông trước khi ông được sinh ra hay sẽ là của ông ngay cả sau khi ông sẽ chết. Mặt ở cùng ông trước khi ông xuất hiện trên thế giới và sẽ ở cùng ông khi ông biến mất khỏi thế giới này. Một mình mặt đó là đích thực; mọi mặt còn lại đơn thuần là quần áo được cho ông và bị lấy đi khỏi ông.”
Và Lão Tử nói – “Cái thậm chí có trước Thượng đế, một mình cái đó là mặt đích thực của chân lí” – khi mọi thứ đã không biểu lộ. Khi không cái gì đã biểu lộ.”
Vedas và Upanishads đã chứng nhận cho ba trạng thái của sự tồn tại. Một trạng thái là khi sự tồn tại biểu lộ: hoa nở, chim hót, có người trên trái đất, có mặt trời và các vì sao. Nó là trạng thái trong đó sự sáng tạo xuất hiện và mở rộng không ngừng. Trạng thái thứ hai là trạng thái huỷ diệt, khi trái đất bắt đầu co lại và tan rã. Hoa rụng, chim chết, mọi âm thanh nhoà đi và mọi sao và mặt trời cũng thế. Trạng thái trước là khi sự tồn tại đang được tạo ra và là trẻ và đầy sinh lực và trạng thái sau là khi sự tồn tại già đi và gần tới kết thúc của nó. Cho nên các trạng thái này của việc sáng tạo và huỷ diệt là giống như hơi thở đi vào và đi ra.
Triết lí Hindu đã so sánh việc sáng tạo ra sự tồn tại với việc thở vào của Thượng đế và việc huỷ diệt nó là việc thở ra của ngài. Hơi thở của Brahma, là huyền thoại nhưng nó có nghĩa. Hơi thở này của Brahma là sáng tạo và hơi thở kia của Brahma là huỷ diệt. Bây giờ có một trạng thái ở bên ngoài hai trạng thái này khi hơi thở không đi vào không đi ra. Đây là trạng thái thứ ba – nơi không có sáng tạo không có huỷ diệt. Phải có cái gì đó mà không được tạo ra và cái không bị phá huỷ trong huỷ diệt. Và cái đó là mặt nguyên bản.
Lão Tử nói, “Nó là phản xạ của cái thậm chí có trước Thượng đế.” Bây giờ từng lời của Lão Tử cần được ngẫm nghĩ kĩ càng. Ông ấy không nói, “Cái này là nó.” Ông ấy nói, “Nó chỉ là việc phản xạ.” Nơi có người thấy, người nói, cái tôi, bản ngã – cho dù nó là bản ngã nhẹ (asmita) – bất kì chỗ nào cái ‘tôi’ tồn tại, chỉ có thể có phản xạ. Nhưng điều này có là ít không – rằng chúng ta có khả năng thấy chân lí ngay cả nhờ chiếc gương? Lão Tử cẩn thận để thấy rằng chúng ta không bỏ sót sự kiện là chân lí này là chân lí được phản xạ từ gương, – nó không thể là bất kì cái gì khác. Từ khác ông ấy dùng, là ‘có lẽ’ như để chống lại việc khăng khăng cố chấp. Điều này cũng đáng suy ngẫm.
Tâm trí chúng ta càng bị chất vào với cái phi chân lí, chúng ta càng khăng khăng cố chấp hơn. Bản ngã càng lớn, sự khăng khăng trong lời nói của chúng ta càng lớn hơn. Mọi tranh cãi của chúng ta đều là phê bình nhận xét không vì chân lí mà vì sự cố chấp của riêng chúng ta. Khi tôi nói một điều đặc biệt là đúng, vấn đề thực không phải là vì việc là đúng của nó mà là vì việc đã nói vậy của tôi. Nói cách khác, tôi là đúng và bạn là sai. Mọi tranh cãi dường như chỉ là vì việc biết chân lí nhưng nếu chúng ta quan sát những luận cứ này về cái gọi là chân lí, chúng ta sẽ thấy bản ngã dựng đứng đằng sau chúng. Chân lí của tôi phải là đúng, vì chỉ thế thì tôi có thể là đúng. Nếu nó không đúng, tôi chịu trách nhiệm – và tôi không bao giờ chịu trách nhiệm!
Sự khăng khăng này về việc là đúng của riêng chúng ta chết đi cùng với bản ngã. Do đó các chân lí được sinh ra từ asmita, giống như các lời của Phật hay Mahavira hay Krishna hay Christ hay Mohammed hay Lão Tử, không phải là kết quả của bản ngã. Do đó chúng là thứ không được khăng khăng nói nhất. Chúng là lời cuối cùng trong việc trao cho: không có thái độ trong chúng để thuyết phục người nghe và làm cho người nghe tin. Nó giống như các lời được nói ra – và đó là vậy thôi! Ngay cả thế, sau khi suy nghĩ cân nhắc, thêm vào lời ‘có lẽ’ là hành động rất bạo dạn; vì chúng ta không bao giờ có thể mơ về việc nói có lẽ về cái mà chúng ta giữ tính đích thực! Chúng ta không bao giờ dùng từ này ngay cả để diễn đạt cho cái phi chân lí của chúng ta! Nhưng ở đây là những người như Lão Tử người nhấn mạnh vào từ này ngay cả với chân lí họ đã biết!
Chúng ta không thể dùng có lẽ cho điều phi chân lí của chúng ta vì thế thì phi chân lí sẽ chết. Nếu bạn bị hỏi tại toà án, “Ông có ăn trộm không?” bạn sẽ đáp lại cái gì; – ‘Có lẽ’ sao? Chúng ta phải kiên trì dai dẳng trong trường hợp phi chân lí. Chúng ta sẽ phải tập hợp nhiều nhân chứng và bằng chứng để chứng minh tính đích thực của chúng ta. Cái phi chân lí không có hồn riêng của nó. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào sức mạnh của bằng chứng và sự kiên trì của bạn để giữ cho nó sống.
Nhưng chân lí không cần sự giúp đỡ từ bạn. Do đó vấn đề là những người như Lão Tử và Mahavira có thể dùng từ có lẽ. Nếu như Mahavira được hỏi, “Hồn có tồn tại không?” ông ấy chắc sẽ nói, “Có lẽ.” Ai có thể biết rõ hơn Mahavira về sự chân thực của hồn? Người biết một cách dứt khoát phải cho câu trả lời không dứt khoát! Sự kiện là, việc tồn tại của hồn tự bản thân nó là rõ ràng tới mức ông ấy thấy chẳng có ý kiến gì khăng khăng về nó. Khi ông ấy nói, “có lẽ”, ông ấy ngụ ý truyền đạt rằng không ai phải phụ thuộc vào câu trả lời của ông ấy. Rằng cho dù không có ông ấy, hồn vẫn hiện hữu. Ông ấy nói ‘có lẽ’ vì ông ấy cảm thấy việc biết của ông có thể sai.
Chúng ta không thể nói ‘có lẽ’ ngay cả với điều phi chân lí chúng ta thốt ra, trong khi người như Lão Tử nói về chân lí như ‘có lẽ.’ Lí do là không có điều bản chất trong điều chúng ta nói – chỉ sự kiên trì của chúng ta giữ cho nó sống.
Từ “Con đường Đạo”, T.2, Ch.14 Phản xạ của cái đó – cái có trước Thượng đế