Toàn thể vấn đề tuỳ thuộc vào bạn, và ngoại trừ bạn ra không có ai khác chịu trách nhiệm. Cho nên đừng né tránh trách nhiệm của bạn, đừng cố đổ trách nhiệm lên vai người khác. Đó là điều người đã từng làm trong hàng nghìn năm. Đầu tiên họ thường nói, ‘Đấy là Trời. Trời đã quyết định rồi, cho nên chúng ta đơn giản phải là công cụ; chúng ta không thể làm được gì về phần riêng của chúng ta.’
Ngay cả một người như Krishna cũng nói với Arjuna, ‘Đừng lo nghĩ. Anh có thể giết người trong cuộc chiến này vì Trời đã quyết định ai bị giết và ai được cứu. Thực ra, ngài đã giết rồi – anh chỉ là phương tiện. Nếu anh không đi giết thì ai đó khác sẽ phải làm việc này. Vậy nên tại sao trốn chạy? Cứ làm bổn phận của anh đi! Và bổn phận của anh được ấn định rồi, nó đã được Trời quyết định rồi.’
Đó là toàn thể luận cứ của Krishna trong Srimad Bhagavad Gita. Ông ấy đã cố gắng thuyết phục đệ tử của mình Arjuna đi đánh nhau. Thực ra, Arjuna đã nói, ‘Tôi không thấy ra vấn đề gì trong việc đó: giết nhiều người thế, hàng triệu người, chỉ vì vương quốc là vô nghĩa. Và những người tôi sẽ giết đều là bạn tôi, họ hàng của tôi, đồng nghiệp của tôi; chúng tôi đã lớn lên cùng nhau. Các anh em tôi… ngay cả thầy giáo của tôi cũng ở phía bên kia! Ở phía bên này là các bạn tôi, ở phía bên kia là các bạn tôi.’
Đó đã là cuộc chiến gia đình – huynh đệ tương tàn – cho nên cả gia đình, bạn bè, mọi người bị phân chia thành các bên tham chiến. Và Arjuna nói, ‘Tốt hơn cả là tôi nên bỏ toàn thể ý tưởng này. Và phỏng có ích gì mà sống sau khi giết tất cả những người đẹp đẽ này, những người tôi đã yêu mến và kính trọng? Cho dù tôi thắng nó sẽ không xứng đáng cái gì cả. Tôi sẽ cảm thấy mặc cảm, tôi sẽ không bao giờ hạnh phúc.’
Cho nên sẽ tốt hơn cả là đi vào rừng, từ bỏ thế giới, thiền, làm việc trên bản thân tôi. Toàn thể điều này là bài tập ngớ ngẩn, vô tích sự!’
Anh ta đã sẵn sàng từ bỏ cuộc chiến, nhưng Krishna đã thuyết phục anh ta. Và mọi lập luận cứ đi vòng vo quanh một điểm duy nhất: rằng ‘Anh không quyết định, điều đó đã được Trời quyết định rồi.’
Mọi tôn giáo trên thế giới đã làm cùng điều này theo những lời khác nhau: họ đã lấy đi tự do của người. Định mệnh nghĩa là cái chết của tự do của bạn. Định mệnh nghĩa là bạn mang tính máy móc, bạn chỉ là cái máy. Bạn không còn là người; cuộc sống của bạn không phải là cuộc sống riêng của bạn.
Tôi không đồng ý với Krishna chút nào. Toàn thể vấn đề về căn bản là đổ trách nhiệm lên ai đó có tên là Trời. Người ta không biết liệu có bất kì ai giống thế tồn tại hay không, và cho dù Trời tồn tại, ngài không thể làm hại nhiều thế, vì thế thì người bị thu lại thành con vật; thế thì không có khả năng nào cho bất kì người nào trở thành Phật, trở nên được chứng ngộ – không thể được. Và nếu điều đã được viết ra là bạn sẽ trở thành một Phật thế thì không có chân giá trị gì trong việc trở thành Phật. Ai đó trở thành kẻ giết người vì Trời đã viết như vậy, cho nên có gì đẹp về việc là Phật? Cả hai đều là nô lệ – nô lệ của định mệnh.
Nhưng đã có các tôn giáo như Phật giáo và Jaina giáo vứt bỏ ý tưởng về Trời một cách hoàn toàn. Nhưng họ không thể bỏ được ý tưởng về hình mẫu sống được xác định cho nên họ đã bịa ra một thứ mới. Họ bắt đầu nói về các kiếp quá khứ và toàn thể triết lí về nghiệp: rằng bạn được quyết định bởi kiếp sống quá khứ của bạn – và không chỉ một kiếp quá khứ, mọi kiếp sống quá khứ của bạn. Bạn đã sống hàng nghìn kiếp và chúng xác định ra bạn sẽ là cái gì; điều đó không ở trong tay của bạn. Quá khứ xác định ra hiện tại của bạn và tương lai của bạn – lại cùng trò chơi, chỉ cái tên đã thay đổi. Và bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng điều này đã diễn ra lặp đi lặp lại với những cái tên khác nhau – cùng một trò chơi thôi.
Hegel, một trong những triết gia vĩ đại nhất, đã bỏ ý tưởng về bất kì kiếp sống quá khứ nào vì trong triết lí Ki tô giáo, Mô ha mét giáo và Do Thái, chỉ có một kiếp sống. Vậy Trời phải quyết định hay cuộc sống trở thành tự do. Và đổ toàn thể trách nhiệm lên ông Trời… Hegel không thể làm được điều đó vì ông ấy là một nhà logic, một triết gia lớn. Ông ấy không thể tìm được luận cứ cho việc tại sao Trời phải quyết định rằng ai đó là Phật và ai đó khác là Christ và ai đó là Jesus. Tại sao? Vì lí do gì? Điều đó dường như rất tuỳ tiện. Và tại sao ngài phải liên tục chơi trò chơi này – hàng triệu người trong khổ và ngài là người đã quyết định rằng họ phải khổ sao?
Chỉ thỉnh thoảng mới có ai đó nở hoa, phúc lạc, nhưng điều đó nữa cũng chẳng có gì mấy để mà khoe khoang vì điều đó nữa cũng được quyết định rồi. Bạn đã được lập trình, bạn bị ước định, cho nên bạn hạnh phúc. Ai đó bị ước định, đó là lí do tại sao người đó bất hạnh. Nhưng làm sao ngài quyết định rằng ai đó phải bất hạnh và ai đó phải hạnh phúc? Ít nhất người Jaina và các Phật tử có cách hợp lí hoá nào đó: các kiếp quá khứ.
Hegel đã quyết định theo lịch sử – lịch sử với chữ L hoa; nó trở thành bản thân Trời. Chính lịch sử quyết định, không còn là quá khứ cá nhân mà là quá khứ của xã hội quyết định. Bây giờ lịch sử đóng vai trò của Trời hay vai trò của triết lí về nghiệp.
Và thế rồi một trong các đệ tử của ông ấy, Karl Marx, đã quyết định rằng không phải là lịch sử mà là cấu trúc kinh tế. Chính kinh tế, đấu tranh giai cấp mới có tính quyết định. Nhưng tất cả họ đều đồng ý về một điều: rằng chính ai đó khác quyết định. Gọi nó là Trời, gọi nó là lịch sử, gọi nó là nghiệp, gọi nó là kinh tế, nhưng về một điều này họ đồng ý tuyệt đối: rằng bạn không tự do.
Và đó là chỗ tôi bất đồng với toàn thể truyền thống này. Người là tự do tuyệt đối. Người được sinh ra là tự do và nếu người quyết định ở trong xiềng xích, điều đó nữa cũng là quyết định của người đó, nếu người đó quyết định là tù nhân, đó là quyết định của người đó. Bằng không người đó có toàn thể sự tồn tại đa chiều để trưởng thành theo bất kì hướng nào người đó chọn.
Con người là tự do, tự do tuyệt đối, nhưng với tự do trách nhiệm lớn tới. Với tự do lần đầu tiên bạn trở nên chịu trách nhiệm, và từng hành động phải được làm một cách rất có ý thức. Bạn phải nhận biết và tỉnh táo về điều bạn đang làm, điều bạn đang nghĩ, điều bạn đang mơ, vì ngay cả mơ của bạn cũng sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn.
Theo cách này, điều đó cho cảm giác giống như một gánh nặng lớn, trách nhiệm lớn này về tạo ra bản thân bạn, nhưng theo cách khác nó là vô trọng lượng, vì thế thì nếu cái gì đó mà đi sai, nó có thể được thay đổi. Bạn có thể hoàn tác lại mọi thứ mà bạn đã làm, bạn có thể lại bắt đầu tươi tắn, bạn có thể cắt bỏ quá khứ của bạn, bạn có thể bắt đầu lại một lần nữa.
Khai tâm vào tính sannyas nghĩa là bạn đang rời bỏ khỏi quá khứ của bạn: dù nó là bất kì cái gì – người cộng sản, người Cơ đốc giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo – bạn đang rời bỏ khỏi quá khứ của bạn. Bạn đang đóng quá khứ của bạn lại hoàn toàn và bắt đầu tươi tắn. Đây là việc phục sinh – chết và phục sinh: chết của quá khứ và phục sinh của cái gì đó tuyệt đối mới, tuyệt đối mới tới mức nó chẳng liên quan gì tới quá khứ; nó là gián đoạn với quá khứ.
Từ “Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi, và Sinh động”, Ch.11 Người: tiếng gọi của vĩnh hằng