Là người là gì?
~
Prem Agama,
Đó là một trong những câu hỏi khó nhất – khó vì nó không thể được trả lời. Nó không thể được trả lời vì nó không thực sự là câu hỏi mà là cuộc truy tìm. Câu hỏi là đơn giản, chúng có thể dễ dàng được trả lời, nhưng cuộc truy tìm là thách thức, nó là cuộc phiêu lưu. Bạn phải thăm dò nó; không thể nào cho bạn câu trả lời được làm sẵn. Bạn phải đi vào trong chiều sâu của bạn và trải nghiệm nó, vì người không phải là sự hiện hữu theo nghĩa bình thường của từ này.
Bụi hồng là hiện hữu, hổ là hiện hữu, chó là hiện hữu; nhưng người không là hiện hữu, người là sự trở thành. Là hiện hữu nghĩa là người ta đã tới thế giới với một chương trình cố định. Bụi hồng chỉ có thể mọc ra hoa hồng – nó có chương trình được lập sẵn – nó không thể mọc thành hoa sen hay hoa cúc vạn thọ; điều đó là không thể được, điều đó không mở ra cho nó. Nó là tuyến tính; nó chỉ có thể đi theo một hướng. Định mệnh của nó bị cố định, do đó bụi hồng có sự hiện hữu.
Chó chỉ có thể là chó và không cái gì khác. Bạn không thể nói với con chó rằng ‘Mày không phải là chó hoàn hảo’ – từng con chó đều hoàn hảo trong tính chó của nó!
Người chỉ là một cơ hội, đa chiều. Người có thể là một Thành Cát tư Hãn, người có thể là một Lão Tử – các cực xa nhau. Người có thể là một Thiếp Mộc Nhi, người có thể là một Phật Gautam; không có gì chung giữa hai người này – họ là không thể bắc cầu qua được. Cả hai đều là người, nhưng họ đã đi theo các hướng khác nhau.
Người mang cùng mình chỉ một phiến đá sạch; người đó phải viết ra số mệnh riêng của mình, người đó phải quyết định mình muốn là cái gì. Người có tự do, tự do tuyệt đối; người tới mà không có chương trình. Người có thể là hoa hồng, người có thể là cúc vạn thọ, người có thể là hoa sen, hay người có thể quyết định không trưởng thành chút nào. Người có thể vẫn còn trì trệ, người có thể vẫn còn ấu trĩ, người có thể bỏ lỡ toàn thể cơ hội của trưởng thành.
Cho nên điều đầu tiên cần phải nhớ, Agama này, là ở chỗ người là sinh linh duy nhất mà không phải là sự hiện hữu trong thực tại. Người là thực thể duy nhất trong sự tồn tại ở gần hơn với việc trở thành sự hiện hữu. Người không mang điều bản chất nào cùng mình, người chỉ mang sự tồn tại, và thế thì người phải tạo ra bản thân mình. Đó là trách nhiệm lớn; không ai có thể quyết định được điều đó cho bạn. Từng hành động, từng ý nghĩ đều có tính quyết định. Bất kì cái gì bạn đang làm hay không làm đều sẽ cho bạn hình dạng nào đó, hồn nào đó.
Chính vì việc này mà một trong những Thầy vĩ dại nhất của mọi thời đại, George Gurdjieff, thường nói rằng người được sinh ra không có hồn. Khi bạn bắt gặp phát biểu này lần đầu tiên bạn bị choáng, vì không ai đã bao giờ nói cái gì kiểu như điều đó. Người, và được sinh ra mà không có hồn sao? Chúng ta đã bị mọi tôn giáo nói cho rằng bạn được sinh ra có hồn, nhưng Gurdjieff ở gần chân lí hơn nhiều. Ông ấy có thể gây choáng, nhưng ông ấy đang cố đem về nhà một chân lí nào đó có tầm quan trọng mênh mông.
Điều ông ấy ngụ ý bởi việc không người nào được sinh ra mà có hồn là ở chỗ không người nào được sinh ra với một chương trình, không người nào được sinh ra với một định mệnh, với số phận, với số mệnh. Người được sinh ra như một lối mở – người đó có thể là bất kì cái gì người đó quyết định là vậy – người được sinh ra là tự do; đó là điều ông ấy ngụ ý khi ông ấy nói người được sinh ra không có hồn. Bạn phải tạo ra hồn của bạn, và từng khoảnh khắc bạn đang tạo ra nó, dù là có chủ ý hay không chủ ý.
Nếu bạn tạo ra hồn của bạn một cách không chủ ý nó không thể là một tác phẩm nghệ thuật được – nó không thể vậy, vì nó giống như bức vẽ của người say. Người đó thậm chí không nhận biết về điều người đó làm, liệu người đó đang vẽ trên vải vẽ hay trên tường hay trên mặt riêng của mình.
Một người say về nhà muộn trong đêm. Anh ta ngã xuống bậc cửa và tự làm mình bị thương ở nhiều chỗ. Anh ta lo nghĩ rằng đến sáng vợ anh ta sẽ thấy ra. Anh ta sờ mặt mình và có máu; anh ta đã bị thương. Anh ta vào phòng tắm, nhìn vào gương. Thật khó che giấu sự kiện là anh ta về muộn và sự kiện anh ta đã say. Nỗi sợ người vợ có thể đã đem tới chút ít nhận thức cho anh ta, chút ít ý thức, cho nên anh ta cố gắng che giấu các vết thương trên mặt mình bằng cách nào đó.
Đến sáng khi người vợ vào phòng tắm, cô ấy la lên. Cô ấy nói, ‘Vậy là anh đã lại về muộn và tuyệt đối say!’
Anh ta nói, ‘Em ngụ ý gì? Làm sao anh đi tới biết được?’
Cô ấy nói, ‘Lại đây!’
Và thế rồi anh ta biết điều đã xảy ra: anh ta đã dán băng dính lên gương! Bất kì chỗ nào anh ta thấy có vết thương, hiển nhiên, anh ta dán băng dính lên – không phải lên mặt mà lên sự phản xạ trong gương!
Nhưng bạn không thể hi vọng nhiều hơn điều đó từ người say.
Cho nên người có thể tạo ra bản thân mình theo cách vô ý thức, máy móc, như robot; đó là điều hàng triệu người đang làm. Thế thì họ trở thành người Hindus và người Mô ha mét giáo và người Ki tô giáo và Phật tử, không là chư Phật, không là các Christ, không là các Krishna, không là các Mohammed. Họ trở thành những người bắt chước, giả, rởm, huyễn. Toàn thể cuộc đời họ trở thành chỉ là thảm kịch dài. Họ đi lung tung, dích dắc. Họ trở thành mẩu gỗ trôi giạt phó mặc cho gió và sóng. Họ không chủ định tạo ra sự hiện hữu của họ.
Đó là điều tính sannyas tất cả là gì: quyết định có ý thức để tạo ra hồn của bạn, nỗ lực có chủ ý để cho bản thân bạn hình tướng nào đó, hình dạng nào đó, để viết ra kinh sách riêng của bạn. Bạn đã mang phiến đá sạch, giờ bạn phải để chữ kí của bạn lên nó. Người là sự trưởng thành, là quá trình, là cơ hội, là chiếc thang, là chiếc cầu.
Nhưng hàng triệu người coi cuộc sống của họ là đương nhiên có đó. Một khi họ được sinh ra họ nghĩ dấu chấm hết đã tới. Điều đó là rất đáng tiếc. Sinh chỉ là bắt đầu, không phải là kết thúc. Sinh không phải là sự sống mà chỉ là cơ hội để tạo ra cuộc sống.
Toàn thể vấn đề tuỳ thuộc vào bạn, và ngoại trừ bạn ra không có ai khác chịu trách nhiệm. Cho nên đừng né tránh trách nhiệm của bạn, đừng cố đổ trách nhiệm lên vai người khác. Đó là điều người đã từng làm trong hàng nghìn năm. Đầu tiên họ thường nói, ‘Đấy là Trời. Trời đã quyết định rồi, cho nên chúng ta đơn giản phải là công cụ; chúng ta không thể làm được gì về phần riêng của chúng ta.’
~
Từ “Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi, và Sinh động”, Ch.11 Người: tiếng gọi của vĩnh hằng