Osho kính yêu,
Trong nhiều năm tôi đã từng là một “người nhóm” tìm cách để hiểu bản thân tôi. Tôi đã ở trong khổ tới mức gần như không cái gì được hỏi về tôi đã là quá nhiều nếu nó lôi cuốn cơ hội làm khuây khoả nỗi buồn của tôi.
Bây giờ thầy đưa thiền như phương tiện để bỏ lại khổ của tôi đằng sau, và mọi điều tôi làm là chống cự lại. Ý nghĩ về việc là tĩnh lặng và yên tĩnh không làm tôi háo hức. Thực ra nó làm tôi sợ, và tôi kết thúc thậm chí nhiều lo âu hơn. Tôi không hiểu điều này.
Thầy có thể giải thích sự chống cự thiền này được không?
Ý nghĩ về tĩnh lặng và im lặng không tồn tại trong bất kì người nào. Nó không phải là vấn đề riêng của bạn. Nó là vấn đề của tâm trí con người như vậy, vì là tĩnh lặng, là im lặng, ngụ ý ở trong trạng thái vô trí.
Tâm trí không thể tĩnh lặng được. Nó cần suy nghĩ, lo nghĩ liên tục. Tâm trí vận hành như chiếc xe đạp; nếu bạn liên tục đạp nó, nó đi tới. Khoảnh khắc bạn dừng đạp xe, bạn sẽ ngã ngay. Tâm trí là phương tiện hai bánh giống như xe đạp, và việc nghĩ của bạn là việc đạp xe liên tục.
Ngay cả đôi khi nếu bạn hơi chút im lặng bạn lập tức bắt đầu lo nghĩ, “Sao mình im lặng?” Bất kì cái gì đều sẽ tạo ra lo nghĩ, suy nghĩ, vì tâm trí chỉ có thể tồn tại theo một cách – theo cách chạy, bao giờ cũng chạy theo cái gì đó hay chạy khỏi cái gì đó, nhưng bao giờ cũng chạy. Trong việc chạy là tâm trí. Khoảnh khắc bạn dừng lại, tâm trí biến mất.
Ngay bây giờ bạn bị đồng nhất với tâm trí. Bạn nghĩ bạn là nó. Từ đó sợ tới. Nếu bạn bị đồng nhất với tâm trí, một cách tự nhiên nếu tâm trí dừng lại bạn bị kết thúc, bạn không còn nữa. Và bạn không biết bất kì cái gì bên ngoài tâm trí.
Thực tại là bạn không là tâm trí, bạn là cái gì đó bên ngoài tâm trí; do đó điều tuyệt đối cần thiết là tâm trí dừng lại để cho lần đầu tiên bạn có thể biết rằng bạn không là tâm trí – vì bạn vẫn có đó. Tâm trí mất rồi, bạn vẫn có đó – và với niềm vui lớn hơn, vinh quang lớn hơn, sáng lớn hơn, ý thức lớn hơn, hiện hữu lớn hơn. Tâm trí đã giả vờ, và bạn đã rơi vào bẫy.
Điều bạn phải hiểu là quá trình đồng nhất – làm sao người ta có thể bị đồng nhất với cái gì đó mà người ta không là vậy.
Tâm trí của bạn không được tạo ra bởi tự nhiên. Bao giờ cũng cố giữ phân biệt: não của bạn được tạo ra bởi tự nhiên. Não của bạn là cái máy thuộc về thân thể, nhưng tâm trí được tạo ra bởi xã hội mà bạn đang sống trong đó – bởi tôn giáo, bởi nhà thờ, bởi ý thức hệ mà bố mẹ bạn đã theo, bởi hệ thống giáo dục mà bạn được dạy, bởi mọi thứ đó. Đó là lí do tại sao có tâm trí Ki tô giáo và tâm trí Hindu, tâm trí Mô ha mét giáo và tâm trí cộng sản. Não là tự nhiên, nhưng tâm trí là hiện tượng được tạo ra. Nó phụ thuộc vào bầy cừu mà bạn thuộc vào. Có là bầy cừu Hindu không? Thế thì một cách tự nhiên bạn sẽ cư xử như người Hindu.
Một trong những người bạn của tôi, một giáo sư tiếng Pali và về Phật giáo – bản thân ông ấy là một brahmin Hindu và là người brahmin rất chính thống – đã tới Tây tạng để nghiên cứu làm luận án tiến sĩ về Phật giáo Tây Tạng và những khác biệt đã nảy sinh giữa Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng. Nhưng ông ấy đã không thể ở đó hơn hai ngày bởi lẽ đơn giản rằng từ chính việc sinh ông ấy đã được dạy tắm lạnh trước khi mặt trời mọc. Bây giờ tắm lạnh ở Tây Tạng trước khi mặt trời mọc chỉ là bị đông cứng! Bạn có thể giết bản thân bạn. Nhưng không tắm nước lạnh ông ấy không thể làm được việc tôn thờ và ông ấy không thể ăn thức ăn được. Việc tắm đó đã là tuyệt đối cần thiết.
Việc đó là hoàn toàn tốt ở nước nóng như Ấn Độ, nhưng ở Tây Tạng sao? – nơi tuyết là vĩnh hằng, nó không bao giờ tan.
Trong kinh sách Tây Tạng có nói rằng ít nhất một lần trong một năm mọi người phải tắm. Đó là nghĩa vụ tôn giáo… ít nhất một lần một năm. Bây giờ Dalai Lama đã trốn khỏi Tây Tạng sang Ấn Độ , và hàng nghìn lạt ma đã tới Ấn Độ , nhưng rất khó nói với họ. Họ thường tới tôi, nhưng họ bốc mùi hôi – vì ở Ấn Độ nữa họ vẫn tuân theo tôn giáo của họ… tắm một lần một năm.
Ở Ấn Độ nếu bạn tắm một lần một năm một mình bạn sẽ đủ hôi khắp toàn thể hàng xóm – nhiều mồ hôi thế, nhiều bụi thế. Và những lạt ma đó vẫn dùng nhiều quần áo, hết tầng nọ tới tầng kia, tôi nghĩ ít nhất bẩy tầng. Và họ chịu nóng, nhưng tâm trí… họ cảm thấy cái gì đó sai, nhưng tâm trí đã đi sâu thế. Trong nhiều thế kỉ họ đã sống theo cách đó.
Tôi bảo họ, “Nếu bạn muốn nói chuyện với tôi bạn phải ở xa ít nhất ba mét. Đừng tới gần tôi vì tôi bị dị ứng với bất kì mùi nào – nó có thể là mùi Phật giáo, không thành vấn đề.”
Ở Ấn Độ điều rất thông thường là tắm hai lần, một lần buổi sáng, một lần buổi tối. Và những người có thời gian, người như tôi… Tôi thường tắm ba lần – một lần buổi sáng, một lần buổi tối, một lần trong đêm trước khi đi ngủ. Chỉ thế thì bạn có thể giữ tươi tắn.
Người Mô ha mét giáo có thể lấy bốn đàn bà mà không có khó khăn gì; lương tâm của người đó không cắn rứt. Người đó không nghĩ cho dù hai lần rằng điều người đó đang làm là vô nhân tính – vì đàn ông và đàn bà trên thế giới có số lượng tương đương, và nếu một đàn ông lấy bốn đàn bà thế thì ba đàn ông sẽ không có đàn bà. Và Mô ha mét giáo là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới. Nếu mọi người Mô ha mét giáo đều lấy vợ… và không có giới hạn: bốn là tối thiểu. Bản thân Mohammed có chín vợ.
Một vua người Mô ha mét giáo, Người cai trị Hyderabad, có năm trăm vợ – chỉ trong thế kỉ này, trước khi Ấn Độ trở nên tự do. Dường như đàn bà là gia súc – bạn có thể giữ nhiều tuỳ bạn muốn. Điều đó làm tổn thương bất kì người nào mà không bị đồng nhất với ý tưởng như vậy từ chính lúc bắt đầu.
Ở Trung Quốc mọi người ăn rắn, và nó được coi là món khoái khẩu. Chỉ cái đầu rắn bị cắt đi, nơi có tuyến chất độc, và thế thì toàn thân được chuẩn bị như rau. Không ai khác trên thế giới có thể nghĩ tới việc ăn rắn, nhưng bạn ăn các thứ khác về phần bạn. Bạn có thể ăn các con vật khác mà thậm chí không nghĩ rằng chúng cũng đang tham gia vào cùng sự sống. Cũng như bạn muốn sống, chúng cũng muốn sống. Và giết chúng chỉ vì khoái khẩu của bạn, điều là thứ nhỏ thế… chỉ ở trên lưỡi của bạn có vài gai thưởng thức.
Bạn có thể làm giải phẫu tạo hình, và thế thì bạn sẽ không nếm được bất kì cái gì; bạn có thể ăn bất kì cái gì bạn muốn – nó tất cả sẽ như nhau. Chỉ vì những gai nếm này, mọi người đang giết mọi loại con vật… và họ cười lẫn nhau!
Tôi nghĩ không có bất kì con vật nào mà không bị ăn bằng cách này cách khác. Ngay cả những con vật bẩn nhất sống trên phân người cũng bị ăn. Mọi điều được cần cho tâm trí là việc ước định liên tục để cho nó trở nên ngày càng dầy hơn, và bạn dần dần quên rằng bạn là tách rời khỏi nó. Điều đó đích xác là vấn đề.
Avirbhava đã hỏi câu hỏi này.
Thiền là phương pháp duy nhất có thể làm cho bạn nhận biết rằng bạn không là tâm trí; và điều đó cho bạn việc làm chủ vô cùng. Thế thì bạn có thể chọn cái gì là đúng với tâm trí của bạn và cái gì là không đúng với tâm trí của bạn, vì bạn ở xa, người quan sát, người xem. Thế thì bạn không bị gắn bó nhiều thế với tâm trí, và đó là sợ của bạn.
Bạn đã hoàn toàn quên mất bản thân bạn; bạn đã trở thành tâm trí. Sự đồng nhất là đầy đủ.
Cho nên khi tôi nói, “Là im lặng. Là tĩnh lặng. Là tỉnh táo và quan sát quá trình ý nghĩ của bạn,” bạn hoảng hồn, bạn trở nên sợ. Nó có vẻ giống chết. Theo một cách nào đó bạn là đúng nhưng đó không phải là chết của bạn, nó là chết của ước định của bạn. Được tổ hợp lại chúng được gọi là tâm trí của bạn.
Và một khi bạn có khả năng nhìn thấy phân biệt này một cách rõ ràng – rằng bạn là tách rời khỏi tâm trí và tâm trí là tách rời khỏi não – điều đó lập tức xảy ra… một cách đồng thời: khi bạn rút khỏi tâm trí bạn đột nhiên thấy rằng tâm trí là ở giữa; ở cả hai phía là não và tâm thức.
Não đơn giản là cái máy. Bất kì cái gì bạn muốn làm với nó, bạn có thể làm. Tâm trí là vấn đề, vì người khác làm ra nó cho bạn. Nó không phải là bạn, nó thậm chỉ không phải là của bạn; nó toàn là được vay mượn.
Các tu sĩ, các chính khách, những người đang trong quyền lực, những người có những quyền lợi được đầu tư, không muốn bạn biết rằng bạn là ở trên tâm trí, bên ngoài tâm trí. Toàn thể nỗ lực của họ đã là giữ cho bạn bị đồng nhất với tâm trí, vì tâm trí bị điều khiển bởi họ, không bởi bạn. Bạn bị lừa theo cách tinh vi. Người điều khiển tâm trí của bạn là ở bên ngoài.
Khi tâm thức trở nên bị đồng nhất với tâm trí, thế thì não là vô dụng. Não đơn giản là máy móc. Bất kì cái gì tâm trí muốn, não làm. Nhưng nếu bạn là tách rời, thế thì tâm trí mất quyền lực của nó; bằng không nó là toàn quyền. Và bạn sợ thiền vì điều đó.
Nhưng tôi sống động – qua thiền không ai chết! Thực ra thầy không thể làm được bất kì cái gì nhưng đưa bạn tới ao và chỉ cho bạn hai bộ mặt kia trong gương. Tôi sống động, và tôi không có bất kì ước định nào: tôi không thuộc về bất kì tôn giáo nào, tôi không thuộc về bất kì ý thức hệ chính trị nào, tôi không thuộc về bất kì quốc gia nào. Tôi không có bản thân tôi bị chất đầy với mọi thứ vô nghĩa được gọi là “kinh sách linh thiêng.” Tôi đã đơn giản đẩy tâm trí sang bên. Tôi dùng não một cách trực tiếp; không cần bất kì ước định nào, không cần bất kì trung gian nào.
Nhưng sợ của bạn là có thể hiểu được. Bạn đã được nuôi dưỡng lớn lên với những quan niệm nào đó, và có lẽ bạn sợ mất chúng.
Chẳng hạn, với người Ki tô giáo rượu không phải là tội, nhưng với Mahatma Gandhi ngay cả trà cũng là tội. Trong đạo tràng của ông ấy không thể uống trà – rượu ở ngoài vấn đề!
Người Ki tô giáo liên tục nói cho thế giới rằng Jesus đã làm nhiều phép màu; một trong các phép màu đã là ông ấy biến nước thành rượu, nước thành rượu vang. Nhưng nếu bạn hỏi người Jaina hay Phật tử họ sẽ nói, “Đây không phải là phép màu, đây là tội! Nếu như ông ấy đã đổi rượu thành nước, điều đó chắc đã là phép màu, nhưng đây đơn giản là tội – làm ra rượu từ nước. Ông ấy phải ở đằng sau chấn song; ông ấy phải không được kính trọng về điều đó.” Jaina giáo và Phật giáo không thể quan niệm được rằng bất kì người nào có chút ít tính thiền có thể uống rượu vang hay rượu hay dùng bất kì ma tuý nào.
Mọi ma tuý được dùng để quên đi khổ của bạn. Nhưng nếu bản thân khổ biến mất, không có gì để quên. Nếu bệnh hết rồi bạn vứt chai thuốc ra ngoài cửa sổ. Bạn không liên tục mang nó: “Đây là thuốc tuyệt vời và mình sẽ tôn thờ nó cả đời, và thỉnh thoảng mình sẽ nếm nó vì nó đã chữa cho bệnh của mình.”
Thiền nhân đơn giản không còn khổ. Người đó đã quên ngôn ngữ của khổ, đau, lo. Người đó chỉ biết vui. Người đó biết yêu, người đó biết an bình. Người đó không có gì để quên. Thực ra, nếu bạn ép người đó uống rượu người đó sẽ từ chối, vì cái đó sẽ làm quên đi an bình, quên đi vui vẻ, quên đi phúc lạc, quên đi im lặng.
Nếu bạn khổ và đau và liên tục căng thẳng và trong lo âu, thế thì chắc chắn rượu có thể cho bạn sự giảm nhẹ, chỉ là giảm nhẹ tạm thời, và có lẽ với chi phí rất lớn vì ngày mai bạn sẽ thức dậy lần nữa với mọi khổ đó và ham muốn uống lại cùng ma tuý đó để quên chúng. Và mỗi lần ma tuý sẽ cần được tăng thêm, vì mỗi lần bạn sẽ trở nên miễn nhiễm nhiều hơn với nó.
Avirbhava, nếu bạn thực sự muốn sống cuộc sống có nghĩa, có ý nghĩa, cuộc sống mà có bài ca cho nó, âm nhạc cho nó, điệu vũ cho nó, cuộc sống biết tới tính bất tử của con người bên trong nhất của bạn, bạn sẽ phải bỏ việc sợ thiền của bạn.
Và bạn sẽ mất cái gì? Người ta có sợ khi người đó có cái gì đó để mất. Tôi không thấy bất kì cái gì bạn có thể mất; bạn không có bất kì cái gì.
Karl Marx, trong sách của ông ấy, Cương lĩnh cộng sản, có những dòng hay ở cuối – trong một ngữ cảnh khác, nhưng chúng có ý nghĩa. Ông ấy nói, “Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại.” Những người nghèo của thế giới liên hiệp lại, vì bạn chẳng có gì để mất và có mọi thứ để thu lấy. Cho nên sao chờ đợi?
Tôi sẽ không nói điều đó cho người nghèo. Nhưng tôi sẽ nói với người nghèo về tâm linh, “Bạn không có gì để mất và có mọi thứ để thu lấy.”
Người nghèo bình thường có nhiều thứ để mất – Karl Marx là sai ở điểm đó. Người đó có tự do của mình, tính cá nhân của mình. Karl Marx không bao giờ nghĩ về những điều này. Ông ấy chỉ nghĩ về tiền – rằng người nghèo không có tiền. Nhưng người nghèo có tính cá nhân của riêng người đó. Người đó có tự do và tự do diễn đạt. Ít nhất người đó không là nô lệ. Người đó có thể là người đi xin, nhưng người đó có cái gì đó để mất. Và ở Liên Xô người đó đã mất cái đó. Người đó đã mất tự do của mình, người đó đã mất tính cá nhân của mình. Và người đó đã thu được cái gì? Trong bẩy mươi năm, người đó chỉ nghèo như bao giờ.
Nhưng với người nghèo về tâm linh… vô sản tâm linh chẳng có gì để mất. Và không có vấn đề được liên hiệp lại. Tôi nói, “Vô sản tâm linh, thiền đi. Bạn chẳng có gì để mất nhưng có mọi thứ để thu được.”
Và vấn đề không phải là được liên hiệp lại vì chúng ta không định tranh đấu với bất kì người nào. Liên hiệp lại được cần cho tranh đấu. Tính tâm linh không phải là tranh đấu; nó không cần liên hiệp. Đó là lí do tại sao tôi nói không cần tôn giáo có tổ chức.
Nhu cầu về tổ chức là gì? Từng cá nhân phải truy hỏi trong bản thân mình – chân lí, thực tại. Tổ chức không thể giúp được. Chắc chắn nó có thể cản trở, nó thực cản trở. Quyền lợi của nó không ở trong mọi người trở thành những người khổng lồ tâm linh. Nỗ lực của nó là ở chỗ mọi người phải vẫn còn chậm phát triển tâm trí để cho họ có thể bị đưa vào các cuộc chiến tranh tôn giáo, các cuộc viễn chinh chữ thập, các cuộc thánh chiến, giết lẫn nhau… và tất cả họ đang giết lẫn nhau vì các lí do tôn giáo.
Tôn giáo không có liên quan gì tới việc giết người, không có liên quan gì tới đánh nhau, không có liên quan gì tới việc chinh phục các vùng đất. Nó có cái gì đó liên quan tới việc truy hỏi vào không gian bên trong riêng của bạn. Nó là hiện tượng cá nhân – không với tổ chức, không với liên hiệp.
Bạn không có gì để mất. Bạn không có tính cá nhân – bạn có thể có được nó qua thiền. Bạn không có tự do – vì tâm trí của bạn là sự nô lệ của bạn. Bạn có thể có được tự do nếu bạn có thể gạt tâm trí sang bên.
Bạn đầy sợ.
Sợ về căn bản được kết nối với chết.
Nếu bạn thiền và biết bản thân bạn, bạn biết không có chết.
Chết đã không bao giờ xảy ra. Nó là một trong những điều ảo tưởng nhất. Nó không chỉ xuất hiện cho người khác, từ bên ngoài, rằng ai đó đã chết – nhưng từ bên trong không ai đã bao giờ chết. Và thiền đem bạn tới cốt lõi bên trong nhất của bạn. Khi biết điều đó, mọi sợ biến mất.
Khi biết điều đó, mọi tham biến mất – vì bạn không thể có kho báu lớn hơn bạn có thể tìm thấy bên trong bản thân bạn. Toàn thế giới và đế chế của nó không đáng so sánh với điều đó. Nhưng lúc ban đầu nó chỉ giống như khi bạn bắt đầu học bơi – có sợ. Người không biết bơi thì sợ.
Câu chuyện Sufi là, Mulla Nasruddin đã muốn học bơi. Anh ta tìm được thầy giáo người đã dạy cho nhiều người bơi và đi cùng anh ta ra sông, nhưng anh ta trượt chân và ngã vào chỗ nước sâu. Thầy giáo gặp nhiều phiền phức để kéo anh ta ra. Anh ta chìm dưới nước hai hay ba lần, và anh ta kêu lên, “Cứu tôi với! Cứu tôi với!” Và khi anh ta ra khỏi nước anh ta cầm giầy trong tay và chạy thật nhanh.
Thầy giáo hỏi, “Anh đi đâu vậy?”
Anh ta nói, “Tôi sẽ không lại gần nước chừng nào tôi chưa học bơi!”
Nhưng làm sao bạn sẽ học bơi nếu bạn không đi tới gần nước? Bạn không thể học được nó trên chiếu của bạn: bạn có thể nằm ra và vung chân vung tay đây đó, có thể bị gẫy một hay hai xương – nhưng bạn không thể học được. Bạn sẽ phải đi vào nước – người ta chỉ phải đi vào một cách có phương pháp.
Và thiền là phương pháp mà không đơn giản ném bạn vào trong chỗ sâu mà bạn không có năng lực; nó đưa bạn đi từng bước một.
Cho nên bất kì thầy dạy bơi nào đầu tiên đưa bạn tới chỗ nước nông nơi bạn có thể đứng mà đầu không bị ngập nước, nhưng ở trên nước. Thầy tạo ra tin tưởng trong bạn, và một khi bạn bắt đầu bơi ở chỗ nước nông thế thì không thành vấn đề liệu nước là nông hay sâu, vì việc bơi bao giờ cũng ở trên bề mặt. Thế rồi dần dần thầy đưa bạn hướng tới chỗ nước sâu hơn, và khi bạn trở nên nhận biết rằng việc bơi là đơn giản thế, mọi sợ biến mất. Ngược lại niềm vui và háo hức lớn tới – bạn đã học được nghệ thuật mới.
Thiền bắt đầu rất dần dần và đi sâu hơn khi bạn trở nên ngày càng quen hơn với nó. Cho nên đừng lo nghĩ. Sợ là tự nhiên, nhưng nó biến mất. Và tôi ở đây.
Mọi người này ở đây đang thiền. Nếu bạn không thể thiền được với những thiền nhân này, sẽ rất khó cho bạn làm nó một mình. Khi bạn thấy nhiều người thế đang bơi, đột nhiên bạn bắt đầu cảm thấy rằng nếu tất cả những người này có thể xoay xở được, sao mình không thể xoay xở được? Mình có tay, mình có chân, mình có cùng thân thể. Chính điều tự nhiên là sợ lúc ban đầu, nhưng đừng làm ra chuyện lớn từ nó. Nó không phải vậy.
Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.2, Ch.40 Ý nghĩ về im lặng không làm háo hức ai