Người chứng ngộ và thầy

Osho kính yêu,

Trong những năm sáu mươi và bẩy mươi các nhà thần kinh học đã trở nên rất quan tâm tới một khu vực của cuống não có tên là “cấu tạo lưới.” Người ta nói rằng đây là khu vực lọc cái vào trong não khi chúng ta ngủ. Do vậy, người mẹ ngủ trong mọi loại tiếng động, nhưng thức dậy ngay khi đứa con khóc-chức năng này đã được cho là được đạt tới bởi việc hình thành cấu tạo lưới. Dường như là trong khi ngủ có một yếu tố bên trong chúng ta vẫn còn thức. Việc chứng kiến có quan hệ nào với hiện tượng này không? Việc chứng kiến có thuộc về một phần của não không?

 

Nhân chứng không phải là một phần của não, nhưng nhân chứng dùng não như cái máy. Một phần của não vẫn còn thức, dường như nhân chứng đang nhìn qua cửa sổ. Bản thân cửa sổ không thức, nhưng nhân chứng đằng sau cửa sổ giữ cho nó mở. Ngay cả trong đêm, một phần của tâm trí mở để nhân chứng dùng nó. Nếu tâm trí bị đóng hoàn toàn, nhân chứng không thể nhìn ra ngoài được. Nó có thể nhận biết về thực tại bên trong của nó, nhưng nó không thể nhận biết về thực tại bên ngoài. Não là cái máy làm sinh ra năng lực trở nên nhận biết về thực tại bên ngoài.

Nhưng bản thân não không có sức mạnh chứng kiến, và nhân chứng có thực tại tách biệt toàn bộ: nó không phải là một phần của não. Nó là người chủ, và não chỉ là người hầu.

Những người đã thiền đủ lâu dần dần bắt đầu trở nên nhận biết, ngay cả trong việc ngủ của họ. Thân thể ngủ, nhưng có nhận biết chảy ngầm dưới thân thể ngủ. Nó có thể làm rối trong việc ngủ nữa – nếu nhận biết là quá nhiều, thế thì việc ngủ trở thành khó, gần như không thể được. Để việc ngủ trở thành có thể, nhận biết phải rất nhỏ, chỉ là cửa sổ nhỏ chăm nom thế giới bên ngoài khi bạn đang ngủ. Nó chỉ là người gác: trong trường hợp cái gì đó xảy ra, trường hợp khẩn cấp nào đó, nó sẽ đánh thức bạn dậy.

Nhưng sau khi đạt tới điều tối thượng trong thiền và nhận biết, việc ngủ trở thành tầng mỏng tới mức nó chỉ là việc nghỉ ngơi, không là ngủ. Và điều này là đủ.

Điều này nhắc tôi về vài thứ khác mà chứng ngộ gây rối trong cơ chế bình thường của thân thể và não, vì nó không phải là quá trình có sẵn. Không nhất thiết là người ta phải trở nên chứng ngộ như cách người ta trở thành thanh niên, người ta trở nên già – đây là những quá trình có sẵn. Chứng ngộ phải được kiếm lấy. Cơ hội có đó, tiềm năng có đó – nhưng bạn có thể bỏ lỡ nó, hay bạn có thể có được nó. Vì nó không phải là quá trình có sẵn, thân và não không có cách nào điều chỉnh bản thân chúng với hiện tượng này.

Và trong nhiều thế kỉ đã từng có mối quan tâm liên tục… Ramakrishna đã chết bởi ung thư họng, Raman Maharshi đã chết bởi ung thư. Krishnamurti bị đau nửa đầu dữ dội nhất có thể có trong gần bốn mươi năm. Phật thường bị ốm, nhiều tới mức một trong các đệ tử của ông ấy – một hoàng đế, Prasenjita – đã tặng ông ấy thầy lang cá nhân riêng của ông ấy. Trong cả đời mình, thầy lang của Vua Prasenjita đã đi theo Phật Gautam với khoang lớn đủ mọi loại thuốc, sách về y, đặc biệt những thuốc có thể được cần cho Phật. Mahavira liên tục bị rối loạn dạ dầy và chung cuộc chết từ cùng rối loạn đó.

Câu hỏi này đã được nêu đi nêu lại: những người này đã chứng ngộ; thân thể họ đáng phải mạnh khoẻ hơn. Và điều đó dường như là rất logic, nhưng sự tồn tại không nghe theo logic. Về mặt tồn tại, được chứng ngộ là đi ra ngoài năng lực của thân và não. Bạn đang mang cái gì đó vào trong thân và não của bạn, cái mà chúng đã không được làm ra, cái mà chúng không sẵn sàng. Cho nên hiện tượng mới này… và hiện tượng mới này là mạnh tới mức nó liên tục tạo ra nhiều loại rối loạn. Đặc biệt việc ngủ có thể bị quấy rối; thường nhất nó sẽ bị quấy rối, vì chứng ngộ đã mang nhiều nhận biết tới mức bạn không thể vét cạn nó trong ngày, bạn không thể vét cạn nó dù bạn làm bất kì cái gì.

Cũng như với người thường khó để thức dậy – giấc ngủ là mạnh thế, và sức hấp dẫn của giấc ngủ làm chìm đắm mọi nỗ lực của người đó để thức dậy – người đó cố một khoảnh khắc và quên; giấc ngủ tiếp quản. Chính điều đối lập là trường hợp khi việc chứng ngộ xảy ra: có nhiều nhận biết tới mức việc ngủ không thể đi vào thân thể của bạn. Nhiều nhất thân thể của bạn có thể thảnh thơi – nó có thể thảnh thơi nhiều hơn bao giờ, nó có thể nghỉ ngơi nhiều hơn bao giờ – nhưng việc ngủ đã biến mất.

Điều được ghi chép lại là Phật không bao giờ đổi tư thế trong giấc ngủ; ông ấy sẽ ngủ theo cùng từ thế cả đêm. Đệ tử của ông ấy, Ananda, bị phân vân. Nhiều lần ông ta thức dậy và nhìn, và ông ta không thể tin được cách Phật đã xoay xở. Trong giấc ngủ bạn không thể xoay xở giữ được cùng một tư thế. Mọi người thậm chí không thể xoay xở cùng một tư thế khi họ thức; có nhiều bất ổn tới mức họ phải quay cách này cách nọ. Nhưng trong giấc ngủ bạn là vô ý thức…

Một hôm Ananda cuối cùng đã hỏi, “Làm sao thầy xoay xở được cùng tư thế suốt cả đêm dài?”

Phật nói, “Một ngày nào đó ông sẽ hiểu khi ông trở nên chứng ngộ. Ta sẽ cho ông câu trả lời nhưng sẽ khó cho ông hiểu thấu nó. Ta đơn giản nghỉ ngơi, ta không ngủ. Từ ngày ta trở nên thức tỉnh, giấc ngủ đã biến mất.”

Những thứ khác có thể quấy rối trong thân thể của những người khác nhau vì những lí do khác nhau, nhưng ý tưởng rằng chứng ngộ sẽ mang lại sức khoẻ tốt hơn là tuyệt đối sai. Nó sẽ mang lại tính toàn thể của tâm thức của bạn, cái đang đáp ứng vô cùng. Nhưng hệt như chim trong trứng một ngày nào đó phải bỏ trứng lại đằng sau… và trứng đã là cái bảo vệ nó, sự sống của nó. Không có trứng nó có thể đã không sống sót. Nhưng chim không nhìn lại sau. Nó giang đôi cánh và thấy rằng toàn thể bầu trời là của nó.

Thân thể cũng là một loại trứng, trong đó tiềm năng tối thượng về chứng ngộ có thể xảy ra – và chừng nào nó chưa xảy ra bạn sẽ liên tục có thân thể mới – nhưng khoảnh khắc nó xảy ra, thân thể trở thành vô dụng.

Phần lớn những người trở nên chứng ngộ chết ngay lập tức. Họ đơn giản không thể thở thêm nữa. Không có lí do tại sao họ phải thở. Kinh nghiệm này là lớn tới mức tim dừng lại. Họ chưa bao giờ thấy bất kì cái gì giống điều đó, nó là không biết thế. Nó lấy hơi thở của họ đi – theo nghĩa đen.

Rất ít người chứng ngộ còn sống sót, và lí do tại sao những người này sống sót là kì lạ: những người đã từng phiêu lưu, những người đã tận hưởng nhận mạo hiểm, người đã sống như người đi trên dây, người có sự sống đã ở trên lưỡi dao cạo, có thể sống sót. Cú sốc sẽ có đó, nhưng họ quen với những cú sốc nhỏ hơn. Họ chưa bao giờ có cú sốc lớn thế, nhưng những cú sốc nhỏ hơn đã chuẩn bị cho họ chấp nhận ngay cả hiện tượng to lớn này. Họ vẫn tiếp tục thở; tim họ vẫn tiếp tục đập. Nhưng dầu vậy thân thể chịu đựng theo nhiều cách vì cái gì đó đã xảy ra mà thân thể không thể hiểu được.

Thân thể có trí huệ riêng của nó, nó có một loại hiểu biết nào đó. Nó vận hành tốt trong những giới hạn của nó. Nhưng chứng ngộ không ở trong các giới hạn của nó, chứng ngộ là quá xa xôi. Điều này căng năng lực của thân thể ra quá nhiều. Cho nên bất kì cái gì là yếu trong thân thể đều sẽ đi tới tan vỡ – và vì đây sẽ là thân thể cuối cùng, nó sẽ không bao giờ được cần tới nữa. Nó đã hoàn thành chức năng của nó. Nó đã làm phép màu này. Cho nên nếu bạn nghĩ về tỉ lệ… trong mười người chứng ngộ ít nhất chín người chết ngay lập tức. Và trong mười người sống sót, chín người vẫn còn im lặng. Họ mất việc nắm giữ của họ lên não.

Điều này chưa bao giờ được nói. Nhiều điều chưa bao giờ được nói, vì không ai đã hỏi, không ai đã bận tâm, không ai đã truy vấn. Cho nên có cả nghìn lẻ một điều đáng chú ý tới, nhưng không ai đã bao giờ nói về chúng.

Chẳng hạn, tại sao chín người trong số mười người chết ngay lập tức? Không kinh sách nào của thế giới thảo luận điều đó. Vấn đề thảo luận thậm chí không nảy sinh – không kinh sách nào thậm chí nhắc tới điều đó, và nó đã từng xảy ra trong nhiều thế kỉ. Có lẽ họ sợ rằng nếu họ nói điều đó… Mọi người đã không quan tâm tới chứng ngộ, và nếu bạn bảo họ rằng điều này sẽ là phần thưởng – rằng bạn trở nên chứng ngộ và cầu chì của bạn đứt – điều này có thể ngăn cản ngay cả vài người có thể thử. Họ sẽ nói, “Điều đó là vô nghĩa làm sao. Ông làm việc vất vả để đạt tới chứng ngộ và ông được gì như phần thưởng? – rằng ông được kết thúc! Ông thậm chí sẽ không thấy bản thân ông được chứng ngộ. Vậy thì có nghĩa gì? Nó là trò chơi kì lạ.”

Có lẽ đó là lí do tại sao nó đã không bao giờ được nhắc tới. Không kinh sách nào nhắc rằng chứng ngộ gây rối thân thể và não. Nhưng tôi muốn nói mọi thứ đích xác như nó vậy, vì hiểu biết của tôi là ở chỗ những người không quan tâm thì sẽ không quan tâm, còn những người quan tâm sẽ không bị ngăn cản bởi bất kì chân lí nào. Và thực ra điều sẽ là tốt cho họ là biết nó trước lúc nó xảy ra.

Chứng ngộ chắc chắn gây rối nhiều cho sự mạnh khoẻ thân tâm, vì nó là cái gì đó mà thân thể không sẵn sàng hay không được chuẩn bị. Tự nhiên đã không xây dựng bất kì cái gì trong thân thể để cho chứng ngộ có thể được hấp thu. Đột nhiên núi đổ lên bạn – bạn nhất định bị nghiền nát.

Tại sao chín người trong số mười người vẫn còn im lặng? Nhiều nhất điều đó đã được nói, “Vì chân lí không thể được nói ra.” Điều đó là đúng, nhưng có điều quan trọng hơn nhiều mà đã không được nhắc tới. Trong số mười người, não của chín người bị gây rối. Họ không còn có khả năng dùng cơ chế não để nói, cho nên tốt hơn cả, họ cảm thấy, vẫn còn im lặng.

Họ có thể thấy hoàn hảo rằng cơ chế não của họ không còn trong trạng thái vận hành. Và một cách tự nhiên… não là hiện tượng rất tinh tế; trong hộp sọ nhỏ của người gần bẩy triệu thần kinh nhỏ tạo ra não của bạn. Chúng nhỏ bé và tinh tế tới mức bất kì sốc nhỏ nào cũng có thể làm rối chúng, có thể phá huỷ chúng – và chứng ngộ là cú sốc sét đánh vô cùng. Nó đi qua não làm rối nhiều tế bào, nhiều thần kinh.

Chỉ một người trong số mười người có thể cứu được não của người đó, và đó là người đã dùng não của mình nhiều tới mức bởi việc dùng nó cực kì nhiều nó đã trở nên ngày càng mạnh hơn. Nếu như người đó đã không trở nên chứng ngộ, người đó chắc đã là triết gia lớn, nhà logic lớn, nhà toán học lớn hay nhà vật lí lớn. Người đó có cái máy được xây dựng mạnh mẽ mà có thể đã là một Bertrand Russell hay một Albert Einstein – hay một Phật Gautam.

Nhưng bình thường, mọi người không dùng não nhiều thế. Với công việc bình thường nó không được cần tới. Chỉ năm phần trăm năng lực của bạn – người trung bình dùng năm phần trăm não của người đó. Và người bạn gọi là rất thiên tài chỉ dùng mười lăm phần trăm. Nhưng nếu một người đã dùng não của mình tới ít nhất một phần ba năng lực của nó – tức là, ba mươi ba phần trăm – thế thì nó có đủ sức mạnh để sống sót qua chứng ngộ. Không chỉ nó có thể sống sót qua chứng ngộ, nó có thể phục vụ chứng ngộ nữa.

Trong số mười người có não sống sót, chín người không bao giờ trở thành thầy; chỉ một người trở thành thầy. Chín người nhiều nhất có thể là thầy giáo. Họ có thể nói về kinh nghiệm của họ. Họ có thể trích dẫn kinh sách. Họ có thể là thầy giáo rất nổi tiếng. Mọi người có thể lầm họ là thầy; họ sẽ có nhiều người đi theo – nhưng họ không là thầy, vì phẩm chất của thầy bị thiếu trong họ.

Thầy không chỉ là thầy giáo mà là nam châm. Dạy là một điều, nhưng dạy với lực từ để cho chỉ bằng việc nghe nó bạn được biến đổi… thế thì có thầy. Thầy giáo có thể cho bạn lời, nhưng ông ấy không thể cho bạn sự sống. Thầy giáo có thể cho bạn các lời giải thích, nhưng ông ấy không thể cho bạn kinh nghiệm. Thầy giáo có thể tiếp cận tới tâm trí của bạn, nhưng ông ấy không thể đạt tới tim bạn.

Tại sao điều đó xảy ra chỉ cho một người trong mười người? Trước chứng ngộ, nếu một người đã là thầy giáo… nếu, mặc dầu người đó đã không trải nghiệm, thông minh của người đó là thấu suốt tới mức người đó có thể hiểu điều đã xảy ra cho người khác, người đó không cần phải phạm sai lầm để học. Người đó có thể thấy người khác phạm sai lầm, và điều đó là đủ cho người đó học.

Và nếu người đó đã là người giỏi nói từ chính việc sinh của mình, đã tận hưởng chính âm thanh của lời – âm nhạc của chúng, thơ ca của chúng – nếu người đó đã từng có tính diễn đạt, chưa bao giờ thấy bản thân mình trong bất kì khó khăn nào khi có liên quan tới diễn đạt, và việc diễn đạt của người đó đã có tính thuyết phục… không phải là luận cứ của người đó là lớn hơn luận cứ của bạn, nhưng cách người đó xoay xở để diễn đạt bản thân người đó, thơ ca của cách diễn đạt của người đó, luận cứ của cách diễn đạt của người đó, âm nhạc của cách diễn đạt của người đó đang thuyết phục, và vậy mà người đó đã không trải nghiệm bản thân mình…

Nếu loại người này xảy ra để trở nên được chứng ngộ, thế thì người đó đang tới với kĩ năng của việc nói rất giỏi. Chứng ngộ của người đó sẽ bổ sung thêm cái gì đó cho việc nói giỏi đó. Nó sẽ làm cho việc nói đó có tính thẩm quyền; nó sẽ cho việc nói đó sức hấp dẫn. Nó sẽ làm cho việc nói đó thành sự hiện diện được cảm thấy, sự hiện diện gây mê say, sự hiện diện trong đó bạn dễ dàng rơi vào trong yêu, trong tin cậy.

Thầy giáo người bắt đầu dạy sau chứng ngộ của họ vẫn còn là người nghiệp dư. Nhưng người này, người đã từng là thầy giáo rồi, được làm giầu lên vô cùng bởi chứng ngộ khi có liên quan tới thầy.

Chuyện kể rằng khi Xá Lợi Phất – một trong các đại đệ tử của Phật Gautam, và là một trong vài người đã trở nên chứng ngộ trong thời còn sống của Phật Gautam – khi ông ấy tới Phật Gautam, ông ấy đã tới để tranh cãi. Ông ấy đã là một thầy giáo nổi tiếng, và nhiều người coi ông ấy là thầy. Ông ấy đã tới với năm nghìn đệ tử để tranh cãi với Phật về các nguyên lí cơ bản.

Phật đón nhận ông ấy với tình yêu lớn và nói với cả các đệ tử của ông ấy và đệ tử của Xá Lợi Phất, “Một thầy giáo lớn tới đây, và ta hi vọng rằng một ngày nào đó ông ấy sẽ trở thành thầy.” Mọi người phân vân về ông ấy ngụ ý cái gì bởi điều đó – ngay cả Xá Lợi Phất.

Xá Lợi Phất hỏi, “Thầy ngụ ý gì?”

Phật Gautam nói, “Ông giỏi tranh cãi, ông giỏi nói, ông là người trí thức có ảnh hưởng. Ông có mọi phẩm chất của một thầy giáo thiên tài. Ông có năm nghìn người rất thông minh là đệ tử của ông, nhưng ông chưa là thầy. Nếu ông mà là thầy ta chắc đã tới ông, ông chắc đã không tới ta. Ông là triết gia lớn, nhưng ông không biết gì.

“Và ta tin cậy vào thông minh của ông, rằng ông sẽ không nói dối: nói trước mọi người này rằng ông là nhà tư tưởng nhưng ông đã không trải nghiệm bất kì cái gì. Nếu ông nói ông đã trải nghiệm, ta sẵn sàng thảo luận với ông. Nhưng nhớ, nói dối sẽ không giúp gì. Ông sẽ bị bắt ngay lập tức, vì kinh nghiệm có nhiều thứ thế mà không sẵn có trong kinh sách. Cho nên tốt hơn cả là ông rõ ràng về điều đó.

“Ta sẵn sàng thảo luận với ông nếu ông nói rằng ông đã trải nghiệm chân lí. Nếu ông nói ông đã không trải nghiệm chân lí, ta sẵn sàng chấp nhận ông làm đệ tử của ta. Và ta sẽ làm cho ông thành thầy, đó là lời hứa – vì ông đang hứa. Ông có thể chọn nói dối và thảo luận với ta, hay chọn là thực và là đệ tử và học cùng ta, trải nghiệm cùng ta. Và một ngày nào đó khi ông là thầy nếu ông muốn thảo luận cùng ta, ta sẽ vui mừng khôn xiết.”

Trong một khoảnh khắc đã có im lặng mênh mông. Nhưng Xá Lợi Phất đã thực sự là người của chân lí. Ông ấy nói, “Phật là đúng. Tôi chưa bao giờ nghĩ về điều đó, rằng ông ấy sẽ hỏi về kinh nghiệm. Tôi đã từng tranh cãi khắp nước, đánh bại nhiều cái gọi là thầy giáo lớn, làm cho họ thành đệ tử của tôi” – đó là qui tắc ở Ấn Độ. Bạn thảo luận, và bất kì người nào bị thua đều trở thành đệ tử.

Thế rồi ông ấy nói, “Nhiều người trong các đệ tử này bản thân họ là thầy giáo, nhưng không ai đã bao giờ hỏi tôi về kinh nghiệm. Tôi không có bất kì kinh nghiệm nào, cho nên không có vấn để về thảo luận ngay bây giờ. Ngay bây giờ tôi chạm chân Phật Gautam. Và tôi đợi thời gian khi tôi đã trải nghiệm, khi bản thân tôi là thầy.”

Sau ba năm ở cùng Phật, ông ấy đã trở nên chứng ngộ. Ông ấy chắc chắn là trường hợp rất tiềm năng… ở ngay bên bờ. Ngày ông ấy trở nên chứng ngộ, Phật gọi ông ấy và hỏi ông ấy, “Ông có muốn thảo luận bây giờ không?”

Xá Lợi Phất chạm chân Phật Gautam lần nữa và ông ấy nói, “Lần đó tôi đã chạm chân thầy vì tôi không có kinh nghiệm. Lần này tôi chạm chân thầy vì tôi có kinh nghiệm; vấn đề thảo luận không nảy sinh. Lần đó đã không thể thảo luận được; lần này nữa cũng không thể thảo luận. Không có gì để thảo luận. Tôi biết, thầy biết – và việc biết là như nhau. Và tôi là đệ tử của thầy. Tôi có thể trở thành thầy với người khác, nhưng với thầy tôi bao giờ cũng vẫn còn là đệ tử. Thầy đã biến đổi toàn thể đời tôi; bằng không tôi chắc đã chết chỉ tranh cãi không cần thiết, phí thời gian của tôi và thời gian của người khác.”

Những người vẫn còn im lặng thực sự đã bị hư hại. Không có cách nào cho họ ngoại trừ im lặng; cái máy đã bị hỏng. Họ có kinh nghiệm nhưng họ đã không có phương tiện.

Cho nên đó là hiện tượng rất hiếm hoi: trước hết được chứng ngộ, thế rồi sống sót với chứng ngộ, thế rồi cứu não của bạn để cho bạn có thể là thầy. Và điều đó phụ thuộc vào liệu bạn có luyện tập não của bạn trước chứng ngộ tới ít nhất một phần ba tiềm năng của nó không. Ít hơn điều đó sẽ không có tác dụng.

Do đó có nhấn mạnh của tôi: Không tin.

Hoài nghi, suy nghĩ, truy vấn.

Mài sắc thông minh của bạn, ít nhất tới một phần ba tiềm năng của nó. Và trong khi đó thì thiền, để cho ngày bạn trở nên chứng ngộ, bạn có thể nói cái gì đó cho thế giới. Bạn chịu ơn thế giới.

Sự tồn tại chờ đợi hàng triệu năm để ai đó trở nên chứng ngộ, và khi ai đó trở nên chứng ngộ sự tồn tại muốn người đó chia sẻ, lan toả lời, với bất kì giá nào, cho tất cả những người đang còn ngủ say. Không phải tất cả họ sẽ thức tỉnh, nhưng ai đó có thể nghe thấy tiếng gọi. Cho dù vài người nghe thấy tiếng gọi, điều đó đủ là phần thưởng.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.2, Ch.23 Rơi vào tin cậy