Tập trung không phải là thiền; tập trung là năng lực của tâm trí. Tâm trí tập trung; thiền là việc thiếu vắng tâm trí. Tâm trí không thể làm được bất kì cái gì về thiền. Nó đơn giản không biết thiền, và không có khả năng cố hữu nào cho tâm trí đã bao giờ đi tới tiếp xúc với thiền. Cũng như tôi đã nói trước đây, tối không thể đi vào tiếp xúc với sáng được vì tối chỉ là việc thiếu vắng sáng – tâm trí cũng vậy.
Tâm trí là việc thiếu vắng thiền.
Khoảnh khắc thiền nảy sinh trong bạn, tâm trí không được tìm thấy ở đâu cả.
Nhà huyền bí Sufi, Junnaid, bản thân ông ấy chung cuộc đã trở thành thầy lớn, đã ở với thầy già của mình. Một hôm, sáng sớm, thầy nói, “Nhìn ra ngoài để xem trời còn tối không.”
Thế là Junnaid nói, “Vâng,” và anh ta cầm chiếc đèn.
Anh ta vừa định đi ra thì thầy nói, “Khoan! Nếu ông đem đèn đi cùng, làm sao ông sẽ thấy liệu trời là tối hay không? Để đèn ở đây.”
Junnaid chỉ mới vào làm đệ tử. Anh ta nói, “Nếu thầy nói vậy tôi sẽ để nó lại, nhưng không có đèn làm sao tôi có thể thấy trời là tối hay không? Chút ít sáng được cần để thấy bất kì cái gì.”
Điều đó là đúng về mọi thứ khác, nhưng không đúng về tối. Nếu bạn đi với đèn vào nhà để tìm tối, bạn sẽ không tìm thấy nó. Cùng điều này là đúng về tâm trí và thiền.
Đại Huệ nghĩ thiền là để tâm trí bạn vào điểm tập trung tĩnh lặng. Điểm tập trung là bên trong năng lực của tâm trí; nó có tiện dụng của nó. Toàn thể công việc khoa học bắt nguồn từ tập trung của tâm trí, hội tụ tâm trí, không cho phép nó di chuyển đi bất kì đâu, chỉ ở vào một điểm.
Trong câu chuyện cổ về Mahabharata – cuộc chiến tranh Ấn Độ xảy ra từ năm nghìn năm trước – đã có một cung thủ nổi tiếng, Dronacharya. Mọi hoàng tử thường tới học cung thuật từ ông ấy. Đệ tử thân cận nhất của ông ấy là Arjuna, sự tập trung của anh ta là lí do cho việc thân thiết này, vì cung thuật phụ thuộc vào tập trung.
Một hôm Dronacharya kiểm tra đệ tử của mình. Ông ấy yêu cầu một đệ tử, Yudhishthira, anh trai cả của Arjuna… Dronacharya đã treo một con chim chết trên cây, và mắt phải của con chim chết là mục tiêu. Ông ấy bảo Yudhishthira – anh ta là người đầu tiên, người lớn tuổi nhất – “Cầm lấy cung và tên, nhưng trước khi anh bắn, ta phải hỏi anh cái gì đó.”
Anh ta trở nên sẵn sàng với cung và tên, và Dronacharya hỏi anh ta, “Anh thấy cái gì?”
Anh ta nói, “Tôi thấy mọi thứ – mọi cây, mọi chim.”
Người thứ hai được gọi vào và được hỏi, “Anh thấy cái gì?”
Anh ta nói, “Tôi chỉ có thể thấy con chim.”
Người thứ ba là Arjuna. Dronacharya hỏi anh ta, “Anh thấy gì?”
Arjuna nói, “Chỉ mỗi mắt phải của con chim.”
Thế rồi Dronacharya bảo cả ba người bắn mũi tên của họ. Mũi tên của Yudhishthira bay ra xa hẳn… bạn thậm chí không thể nói nó không trượt – khoảng cách giữa mũi tên và con chim lớn thế. Mũi tên của người thứ hai có gần hơn chút ít, nhưng vẫn không đạt tới mắt phải – nó trúng con chim. Nhưng mũi tên của Arjuna trúng đích xác mắt phải con chim. Và mắt phải của con chim ở trên cây đằng xa là một chấm nhỏ thế…
Nhưng Dronacharya nói, “Chính câu trả lời của các anh đã cho ta cảm giác về ai sẽ bắt trúng mục tiêu. Nếu anh thấy nhiều cây thế, anh không được tập trung. Nếu anh chỉ thấy con chim anh có tập trung hơn, nhưng dầu vậy anh không tập trung vào mắt phải. Toàn thể con chim là thứ lớn nếu so sánh với mắt phải. Nhưng khi Arjuna nói, ‘Tôi không thể thấy được cái gì ngoại trừ mắt phải,’ thế thì chắc chắn rằng mũi tên của anh ấy sẽ đạt tới mục tiêu.”
Trong khoa học, trong cung thuật, trong các nghệ thuật khác, tập trung có thể hữu dụng lớn – nhưng nó không phải là thiền. Và đây là điểm mà biện minh cho nhấn mạnh liên tục của tôi rằng Đại Huệ là người trí thức: ông ấy không có ý tưởng nào về thiền là gì.
Thiền là đi ra ngoài tâm trí. Nó không liên quan gì tới tâm trí – ngoại trừ việc đi ra ngoài tâm trí. Nó không phải là năng lực của tâm trí, nó siêu việt trên tâm trí. Khi bạn có thể thấy mà không có tâm trí ở giữa bạn và sự tồn tại, bạn ở trong thiền. Nó không phải là tập trung. Nó là im lặng hoàn toàn. Nó không hội tụ… nó là nhận biết không hội tụ.
nhưng ông phải có khả năng dùng nó đúng ở giữa náo loạn.
Đây là vấn đề với người này – ông ấy đã thu thập từ mọi nguồn, không biết liệu những phát biểu đó có kết nối với nhau hay không.
Tập trung không thể được thực hành ở giữa náo loạn; tập trung cần không gian nơi bạn không bị quấy rối bởi bất kì cái gì. Đó là lí do tại sao những người tin vào tập trung đã bỏ thế giới và đi lên núi, vào hang động, ra sa mạc, nơi không cái gì làm sao lãng họ. Họ có thể chỉ dồn tâm trí họ vào Jesus Christ hay Phật Gautam hay Krishna… và không có gì khác.
Sa mạc đã từng là một trong những chỗ thực hành nhất cho tập trung; nó thậm chí còn tốt hơn núi, vì ở núi có nhiều thứ để nhìn – chim có đó, con vật có đó, cây có đó, những đỉnh núi đẹp với tuyết phủ có đó – có nhiều khả năng cho sao lãng. Nhưng ở sa mạc, xa nhất bạn có thể nhìn cũng chỉ là sa mạc, và sa mạc…
Nhưng thiền có thể là có khả năng ngay cả ở bãi chợ, vì nó không phải tập trung vào bất kì cái gì. Thiền không thể bị quấy rối, nó bao hàm tất cả. Tập trung là loại trừ; nó loại trừ mọi thứ và chỉ giữ tâm trí vào một điểm.
Thiền là bao gồm tất cả. Ô tô đi qua… tâm trí trong thiền đầy nhận biết về tiếng còi xe. Chim bắt đầu hót… tâm trí đầy nhận biết về tiếng hót của chúng. Không có vấn đề sao lãng; không cái gì làm sao lãng. Mọi thứ – tâm trí không còn đó nữa – đơn giản được quan sát. Bạn chỉ là nhận biết rằng có tiếng còi xe, xe ô tô đang đi qua – nhưng nó không phải là cái làm sao lãng.
Sao lãng tới chỉ khi bạn đang cố gắng tập trung, thế thì bất kì cái gì – con kiến nhỏ bò lên chân bạn – sẽ là đủ để làm sao lãng bạn. Nhưng khi bạn ở trong thiền, bạn đơn giản biết rằng kiến đang bò lên chân bạn. Nếu bạn thích nó, bạn cho phép nó; nếu bạn không thích nó, bạn hẩy nó đi. Nhưng không có sao lãng – im lặng của bạn vẫn còn nguyên. Làm sao tiếng ồn trên phố có thể làm sao lãng bạn được? Bạn đơn giản lắng nghe chúng – chúng không làm bất kì tác động nào lên bạn. Chúng tới và đi, và bạn vẫn còn chỉ là nhân chứng.
Thiền là có thể trong chỗ náo loạn của bãi chợ… Đại Huệ đã nghe người nào đó của thiền nói, nhưng bản thân ông ấy chưa bao giờ thiền; mọi điều ông ấy biết là tập trung của tâm trí.
Từ “Thiền sư Đại Huệ”, T.1, Ch.11 Làm trống rỗng