Cảm bên dưới lời

Tôi đã đọc về một nhà thơ, nhà thơ người Đức, và ông ấy kể lại một sự vụ trong thời thơ ấu của ông ấy. Bố ông ấy là người yêu ngựa, cho nên bố ông ấy có nhiều ngựa ở nhà, một chuồng ngựa lớn, nhưng ông bố không cho phép đứa trẻ này đi tới chuồng ngựa. Ông ta sợ, vì đứa trẻ còn rất nhỏ. Nhưng khi người bố không có đó đứa trẻ đôi khi lẻn vào chuồng ngựa nơi cậu bé có bạn – con ngựa. Bất kì khi nào đứa trẻ này đi vào, con ngựa lại làm ra âm thanh nào đó.

Và nhà thơ này đã viết, “Thế rồi tôi cũng bắt đầu làm ra âm thanh cùng con ngựa, vì không có khả năng nào của ngôn ngữ. Thế rồi, trong trao đổi với con ngựa đó, lần đầu tiên tôi trở nên nhận biết về âm thanh – cái hay của chúng, việc cảm của chúng.”

Bạn không thể nhận biết với người vì anh ta chết. Ngựa là sống động hơn, và nó không có ngôn ngữ. Ngựa có âm thanh thuần khiết. Nó được rót đầy với trái tim nó, không với tâm trí. Cho nên nhà thơ đó nhớ, “Lần đầu tiên, tôi trở nên nhận biết về cái hay của âm thanh và nghĩa của chúng. Đây không phải là nghĩa của lời và ý nghĩ, mà là nghĩa được rót đầy bằng việc cảm.” Nếu người nào đó khác có đó, con ngựa chắc không làm những âm thanh đó, cho nên đứa trẻ này có thể hiểu được rằng con ngựa ngụ ý, “Đừng tới. Ai đó đang ở đây và bố bạn sẽ giận.”

Khi không có người nào, con ngựa sẽ làm âm thanh ngụ ý, “Vào đi, Không có ai cả.” Cho nên nhà thơ này nhớ rằng “Đó đã là một âm mưu, và nó đã giúp tôi rất nhiều, con ngựa đó đã giúp tôi rất nhiều. Và khi tôi tới và yêu con ngựa đó, nó sẽ cử động đầu nó theo cách đặc thù khi nó thích điều đó. Khi nó không thích điều đó, nó sẽ không cử động đầu theo cách đó. Khi nó thích điều đó, thế thì điều chắc chắn là nó sẽ diễn đạt việc đó. Khi nó không trong tâm trạng, thế thì nó sẽ không cử động theo cách nào đó.”

Và nhà thơ này nói, “Điều này tiếp diễn trong nhiều năm. Tôi sẽ tới và yêu con ngựa đó, và tình yêu đó sâu sắc thế, tôi không bao giờ cảm thấy bất kì đồng cảm nào với bất kì người nào khác sâu sắc thế. Thế rồi một hôm khi tôi vuốt ve cổ nó và nó cử động và thích thú điều đó một cách cực lạ, đột nhiên lần đầu tiên tôi trở nên nhận biết về bàn tay tôi, rằng tôi đã vuốt ve, và con ngựa dừng lại. Bây giờ nó không cử động cổ.” Và nhà thơ đó nói, “Thế rồi trong nhiều năm tôi đã thử và thử, nhưng đã không có đáp ứng, con ngựa không đáp lại. Chỉ về sau tôi mới trở nên nhận biết rằng vì tôi trở nên nhận biết về bàn tay tôi và bản thân tôi, bản ngã bước vào và trao đổi bị phá vỡ. Tôi không thể nào lấy lại được trao đổi đó với con ngựa.”

Cái gì đã xảy ra? Đó là trao đổi việc cảm. Khoảnh khắc bản ngã tới, lời tới, ngôn ngữ tới, ý nghĩ tới, thế thì tầng này bị thay đổi hoàn toàn. Bây giờ bạn ở trên âm thanh; trước đây bạn đã ở dưới âm thanh. Những âm thanh đó là việc cảm, và con ngựa có thể hiểu được việc cảm. Bây giờ nó không thể hiểu được, cho nên trao đổi bị phá vỡ. Nhà thơ này đã thử và thử – nhưng không nỗ lực nào thành công vì ngay cả nỗ lực của bạn cũng là nỗ lực của bản ngã của bạn.

Ông ấy đã thử quên bàn tay đi, nhưng ông ấy không thể quên được. Làm sao bạn có thể quên được? Điều đó là không thể được. Và bạn càng cố quên nó, bạn càng nhớ nhiều hơn. Cho nên bạn không thể quên được bất kì cái gì bằng nỗ lực. Nỗ lực sẽ đơn giản nhấn mạnh vào kí ức nhiều hơn. Nhà thơ này nói, “Tôi trở nên bị cố định với bàn tay tôi; tôi không thể làm con ngựa đó cử động. Tôi giơ tay lên, và thế rồi không có chuyển động. Năng lượng sẽ không chuyển vào con ngựa đó và nó trở nên nhận biết về điều này.”

Làm sao con ngựa trở nên nhận biết được? Nếu tôi đột nhiên bắt đầu nói ngôn ngữ khác nào đó, thế thì trao đổi bị phá vỡ, thế thì bạn sẽ không có khả năng hiểu được tôi. Và nếu ngôn ngữ này bạn không biết, bạn sẽ đột nhiên dừng lại vì bây giờ ngôn ngữ là không được biết với bạn. Do vậy, con ngựa đã dừng lại.

Mọi đứa trẻ đều sống bằng cảm. Âm thanh tới đầu tiên, thế thì những âm thanh đó được rót đầy bằng việc cảm. Thế rồi lời tới, thế rồi ý nghĩ, thế rồi hệ thống, tôn giáo, triết lí. Thế rồi người ta đi ngày càng xa hơn khỏi trung tâm của cảm.

Kinh này nói, quay lại đi, đi xuống đi – xuống tới trạng thái của cảm. Cảm không phải là tâm trí bạn: đó là lí do tại sao bạn sợ việc cảm. Bạn không sợ lí trí. Bạn bao giờ cũng sợ việc cảm vì việc cảm có thể dẫn bạn vào hỗn độn. Bạn sẽ không có khả năng kiểm soát. Với lí trí, kiểm soát là đi cùng bạn; với cái đầu, bạn là cái đầu. Dưới đầu bạn mất đầu, bạn không thể kiểm soát được, bạn không thể thao túng được. Việc cảm ở ngay dưới tâm trí – móc nối giữa bạn và tâm trí.

Thế rồi Shiva nói, Thế rồi, dẹp chúng sang bên, là tự do. Thế rồi bỏ việc cảm đi. Và nhớ, chỉ khi bạn đi tới tầng sâu nhất của việc cảm bạn mới có thể bỏ được chúng. Bạn không thể bỏ chúng ngay bây giờ. Bạn không ở tầng sâu nhất của việc cảm, cho nên làm sao bạn có thể bỏ chúng được? Trước hết bạn phải bỏ triết lí – Hindu giáo, Ki tô giáo, Mô ha mét giáo – thế rồi bạn phải bỏ ý nghĩ, thế rồi bạn phải bỏ lời, thế rồi bạn phải bỏ chữ, thế rồi bạn phải bỏ âm thanh, thế rồi bạn phải bỏ việc cảm – vì bạn có thể bỏ chỉ cái đang có đó. Bạn có thể bỏ bậc mà bạn đang đứng; bạn không thể bỏ bậc mà bạn không đang đứng.

Bạn đang đứng ở bậc triết lí, bậc xa xôi nhất. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh nhiều thế rằng chừng nào bạn chưa bỏ tôn giáo bạn không thể có tính tôn giáo.

 

Từ “Vigyan Bhairav Mật tông – tập 2”