Logic ba ngả của Phật

Aristotle được coi là cha đẻ của logic phương Tây. Logic của ông ấy là logic đơn giản: Đen là đen, trắng là trắng; có nghĩa là có, không nghĩa là không – phân chia rõ ràng. Nó được gọi là logic hai ngả. Phật Gautam tin – và tôi nghĩ ông ấy có sáng suốt lớn hơn Aristotle nhiều – vào logic ba ngả. Và nếu bạn có thể hiểu logic ba ngả của ông ấy, chỉ thế thì phát biểu này mới trở thành rõ ràng cho bạn.

Chẳng hạn, nếu ai đó hỏi Phật Gautam, “Thượng đế có tồn tại không?”, theo logic ba ngả của ông ấy, ông ấy sẽ trả lời, “Có, Thượng đế tồn tại. Không, Thượng đế không tồn tại. Có và không cả hai: Thượng đế tồn tại, Thượng đế không tồn tại.” Logic của Aristotle là hai ngả: hoặc Thượng đế tồn tại, hoặc Thượng đế không tồn tại. Không có vấn đề về khả năng thứ ba, rằng cả hai có thể đúng.

Theo nghĩa nào đó, từ góc độ nào đó, điều có thể được nói với tính chân lí tuyệt đối là Thượng đế tồn tại, chẳng hạn nếu bạn ngụ ý rằng sự tồn tại là thông minh, rằng sự tồn tại không là vật chất, rằng sự tồn tại về căn bản được tạo ra từ tâm thức và ngay cả vật chất cũng chỉ là một dạng của tâm thức ngủ – tâm thức trong cơn mê. Nếu bạn có thể ngụ ý bởi Thượng đế, là “tâm thức vũ trụ,” ngài tồn tại. Nhưng bạn có thể ngụ ý bởi Thượng đế là “người tạo ra thế giới”; thế thì Thượng đế không tồn tại.

Nhưng có thể quan niệm Thượng đế như tâm thức, và cũng không như đấng sáng tạo, mà như chính tính sáng tạo của sự tồn tại. Tất cả đều tuỳ thuộc vào chúng ta và điều chúng ta ngụ ý bởi Thượng đế, vì Thượng đế chỉ là một giả thuyết, một từ; nghĩa phải được chúng ta trao cho. Nếu Thượng đế không phải là đấng sáng tạo và người mà là chính hiện tượng về tính sáng tạo và tâm thức, thế thì cả hai là đúng: Thượng đế tồn tại và Thượng đế không tồn tại.

Đây là logic ba ngả. Và Phật Gautam sẽ thắng với thế giới tương lai qua logic ba ngả. Aristotle đã lỗi thời rồi. Nhưng người đương đại của Phật Gautam, Mahavira, có logic bẩy ngả, và ông ấy sẽ là người chiến thắng tối thượng khi có liên quan tới logic vì ông ấy đã đi tới mọi phương án có thể. Ba phương án này không phải là mọi khả năng. Chẳng hạn, phương án thứ tư của Mahavira là: có lẽ Thượng đế không có. Và phương án thứ năm: có lẽ Thượng đế tồn tại và không xác định được; ông ấy mang tính không xác định được vào như phương án thứ năm. Và phương án thứ sáu: có lẽ Thượng đế không có, và vẫn không định nghĩa được. Và phương án thứ bẩy: có lẽ không cái gì có thể được nói, duy nhất cái là không định nghĩa được. Ông ấy đã bao quát mọi khả năng và mọi diễn giải. Ngay cả Phật Gautam đã tránh đi xa tới đó; ông ấy vẫn còn bên trong những giới hạn hiểu được. Bây giờ, xem phát biểu của ông ấy, bạn có thể hiểu nó.

Phật Thích Ca già nói: “Như thế cũng được, chẳng như thế cũng được, như thế chẳng như thế đều được.”

Ba phát biểu… nó làm cho kinh nghiệm thành huyền bí hơn. Aristotle giải huyền bí sự tồn tại. Chỉ chia nó thành sống và chết, thành ngày và đêm, thành đúng và sai, thành tốt và xấu, thành Thượng đế và Quỉ là hơi chút ngây thơ, hơi chút trì trệ. Cuộc sống là phức tạp hơn điều đó. Ông ấy chỉ lấy hai cực đoan, và ông ấy quên điểm giữa.

Phật đã gọi đạo của ông ấy là trung đạo, cho nên ông ấy phải tính tới điểm giữa nơi các đối lập gặp gỡ, nơi các mâu thuẫn tan biến vào trong nhau và trở thành phần bù. Thế thì nó trở thành logic ba ngả: hai cực đoan và cái một nơi các cực đoan hội nhập và tan chảy thành cái một. Cách tiếp cận của ông ấy không chỉ huyền bí hơn, nó còn khoa học hơn nữa.

Vật lí hiện đại đang tới gần hơn với Phật Gautam và hoàn toàn bỏ Aristotle. Và cùng với Aristotle hình học Euclidean cũng bị bỏ đi, vì đó là sản phẩm phụ của logic Aristotle. Cho nên Aristotle và Euclid đã trị vì trong hai nghìn năm ở phương Tây, nhưng vật lí hiện đại thấy rằng mọi sự là phức tạp hơn Aristotle và Euclid nghĩ. Phật Gautam có lẽ là gần thực tại hơn vì ông ấy lấy cách tiếp cận huyền bí hơn. Ông ấy mở rộng cảm nhận của chúng ta về thực tại.

Cảm giác riêng của tôi là ở chỗ chung cuộc vật lí hiện đại sẽ phải chấp nhận không chỉ Phật Gautam mà cả Mahavira, vì logic bẩy ngả của ông ấy là tuyệt đối đầy đủ. Bạn không thể thêm bất kì cái gì nữa. Không thể có logic tám ngả; với bẩy khả năng, mọi thứ đã được bao quát. Không cái gì đã bị bỏ ra, mọi thứ đã được lấy vào; nó là bao hàm tất cả. Mahavira đã từng được chấp nhận – không nhà khoa học nào thậm chí biết rằng họ đang chấp nhận một người nào đó đã sống hai mươi nhăm thế kỉ trước, người đương đại của Phật Gautam – vì ông ấy đã thuyết giảng lí thuyết tương đối. Mahavira là người đầu tiên thuyết giảng lí thuyết tương đối.

Albert Einstein chắc đã cực kì hạnh phúc nếu ai đó giới thiệu cho ông ấy lí thuyết của Mahavira về tương đối. Nó không phải là về vật lí, nó là về tâm thức con người, nhưng nó là cùng quan điểm. Và Albert Einstein chắc đã nhảy múa nếu như ông ấy đã nghe về logic bẩy ngả của Mahavira vì ông ấy đã thấy nhiều khó khăn thế với Aristotle. Thực tại là lớn, và logic là nhỏ hơn; nó không thể nào giúp được theo bất kì cách nào cho nghiên cứu xa thêm đi sâu hơn vào trong vật chất và năng lượng. Nó là tốt cho công việc hàng ngày ở bãi chợ, nhưng nó là không đủ tốt cho các cõi giới sâu hơn.

 

Từ “Thiền sư lớn Đại Huệ”, T.1, Ch.14 Sáng tỏ