Vô chọn lựa là phúc lạc

Osho kính yêu,

Khi tôi gặp ai đó trong tim tôi trở nên bị ngất ngây hoàn toàn bởi kinh nghiệm này. Trong những khoảnh khắc đó tôi cảm thấy được đáp ứng một cách vinh quang và mê li. Một năng lượng cực lớn bắt đầu chuyển động trong thân thể tôi và tôi cảm thấy đi cùng nó một cách toàn bộ, mất đi bản thân tôi trong nó. Thế rồi – và nó bao giờ cũng xảy ra – con lắc làm việc đung đưa tự nhiên sang hướng kia và tôi thấy bản thân tôi bám lấy những khoảnh khắc mới đây của yêu và trở nên bất hạnh. Điều này cho cảm giác như một hình mẫu rất cũ.

Tôi lấy làm biết ơn nếu thầy nói về nhận biết và yêu, hay làm sao buông bỏ nhưng không bị mất hút?

 

Người ta phải nhớ không chọn một phần từ cái toàn thể bù nhau. Bạn đang chọn một nửa vòng tròn và khi nửa kia tới – điều nhất định tới – nó sẽ tạo ra khổ.

Khổ không là gì ngoài chọn lựa.

Bạn chọn kinh nghiệm về yêu, việc cảm về cực lạc, nhưng bằng việc chọn bạn sẽ bị mắc trong quá trình tự nhiên. Bạn sẽ bám lấy những việc cảm này, và chúng là không thường hằng; chúng là một phần của bánh xe đang chuyển động. Cũng như ngày và đêm – nếu bạn chọn ngày, bạn có thể làm gì để tránh đêm? Đêm sẽ tới. Đêm không mang tới khổ. Chính việc chọn ngày của bạn, ngược với đêm, điều đó tạo ra khổ. Mọi chọn lựa nhất định kết thúc trong trạng thái khổ.

Vô chọn lựa là phúc lạc.

Và vô chọn lựa là buông bỏ. Nó ngụ ý ngày tới, đêm tới, thành công tới, thất bại tới, ngày vinh quang tới, ngày kết án tới – và vì bạn đã không chọn bất kì cái gì, bất kì cái gì tới đều toàn là đúng với bạn. Nó bao giờ cũng là tốt với bạn. Dần dần, dần dần bạn sẽ thấy khoảng cách tăng lên trong bạn; vòng tròn sẽ liên tục chuyển động nhưng bạn không bị mắc vào trong nó. Không thành vấn đề với bạn dù đó là ngày hay đêm. Bạn được định tâm trong bản thân bạn. Bạn không bám lấy cái gì đó khác; bạn không làm trung tâm của bạn ở đâu đó khác.

Bạn phải đã bắt gặp những câu chuyện trong sách cho trẻ nhỏ mà trong đó con quỉ nào đó để mạng sống của nó vào trong cái gì đó khác, chẳng hạn vào trong con vẹt. Bây giờ con quỉ không thể bị giết; bất kì cái gì bạn làm sẽ là vô dụng. Con quỉ đã trở nên tuyệt đối được bảo vệ chừng nào bạn chưa biết điều mấu chốt: rằng mạng sống của nó là ở trong con vẹt. Thế thì bạn không cần giết con quỉ, bạn đơn giản giết con vẹt. Và khi bạn giết con vẹt, con quỉ trải qua đau đớn vô cùng. Khi con vẹt chết, con quỉ chết.

Vào thời thơ ấu của tôi, tôi bao giờ cũng tự hỏi về loại câu chuyện này, và tôi đã không thể nào coi nó chỉ là chuyện kể. Tôi đã quấy rầy bố mẹ tôi, thầy giáo của tôi, rằng phải có nghĩa nào đó trong nó. Và tất cả họ đều nói đó chỉ là chuyện kể, chuyện giải trí cho trẻ nhỏ. Không có nghĩa trong nó.

Nhưng tôi đã không bao giờ được thuyết phục. Tôi đơn giản nghĩ rằng họ đã không bao giờ suy tư về vấn đề này. Và tôi đã đúng, vì về sau tôi đã thấy ra hiện tượng này – mọi người đã để mạng sống của mình vào trong cái gì đó khác. Những chuyện đó đã không phải là chuyện thường. Chúng có ý nghĩa mênh mông, vì vấn đề không phải là một người, mọi người đã để mạng sống của mình vào trong cái gì đó khác.

Việc bám víu của bạn ngụ ý bạn đang đặt sự sống ở đó. Và việc bám víu của bạn không thể làm dừng bánh xe của sự tồn tại chuyển động – nó sẽ chuyển. Và bạn sẽ phải rơi vào trong cái đối lập. Thế thì có khổ, đau đớn, dường như sự tồn tại đã phá huỷ một cách có cân nhắc yêu của bạn, cực lạc của bạn, kinh nghiệm vui vẻ của bạn.

Sự tồn tại đã không làm bất kì cái gì với bạn. Bất kì cái gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, bạn và duy nhất bạn chịu trách nhiệm cho nó. Nếu bạn đã không bám víu, bánh xe chắc đã chuyển đi. Bạn chắc đã tận hưởng mà không bám víu, và bạn chắc cũng đã tận hưởng khi nó đã đi qua.

Điều đó có hơi chút tinh tế. Bạn đang tận hưởng một khoảnh khắc rất cực lạc, nhưng dù nó có thể là cực lạc thế nào, ngay cả cực lạc cũng sẽ là mệt mỏi. Bạn không thể là cực lạc trong hai mươi bốn giờ. Bạn sẽ hoàn toàn bị cạn kiệt. Ngay cả yêu cũng có giới hạn của nó.

Tôi nhớ tới một câu chuyện Sufi. Một nhà vua đang yêu với một người đàn bà rất đẹp, nhưng người đàn bà này đã yêu một người hầu của nhà vua. Và người hầu này là một cá nhân đích thực hơn nhiều so với nhà vua. Nhà vua là kẻ đạo đức giả – như thường vậy. Nhưng điều rất chướng cho nhà vua là ông ta sẽ bị bác bỏ và rằng người hầu, người hầu riêng của ông ta, sẽ là người thắng.

Ông ta hỏi các cố vấn của mình, “Cái gì có thể được làm? – vì ta không thể nhận thất bại này bởi người hầu riêng của ta một cách dễ dàng.”

Các cố vấn gợi ý một ý tưởng và ông ta làm theo nó. Người đàn bà và người hầu bị bắt. Bị lột trần truồng, họ bị buộc phải ôm nhau và họ bị buộc trong tư thế đó vào cột trong cung điện. Vài người trong triều đình nhà vua không thể tin được điều đó: “Bệ hạ làm gì vậy? Bệ hạ muốn người đàn bà này và bản thân bệ hạ lại đem cô ấy cho người hầu của bệ hạ.” Nhưng nhà vua đã hiểu ý tưởng tâm lí của các cố vấn. Ôm người yêu của bạn ở chỗ riêng tư, trong sự một mình của bạn, là một chuyện, và ở trong vòng ôm của cô ấy bị buộc vào cọc ở chỗ công khai nơi hàng trăm người đi lại lại là chuyện khác.

Điều đó nhanh chóng trở thành kinh tởm. Hôm đó trời nóng và họ bắt đầu vã mồ hôi. Hai mươi bốn giờ họ đã ở cùng nhau, và trải nghiệm này đã trở thành khủng khiếp tới mức khi sau hai mươi bốn giờ họ được thả ra, cả hai đã trốn biệt khỏi cung điện và khỏi nhau. Họ không bao giờ gặp nhau lần nữa; mọi thứ được kết thúc. Toàn thể sự lãng mạn của gặp người yêu, của việc được cô ấy ôm, đã biến thành ác mộng. Bị buộc cùng nhau vào cột trong hai mươi bốn giờ… nó trở thành trải nghiệm xấu.

Nhà vua thưởng cho ông cố vấn và nói, “Ông thực sự hiểu tâm trí con người.”

Cái gì đó có thể có ý nghĩa trong một khoảnh khắc – bạn hôn ai đó, nhưng nếu bạn liên tục hôn người này trong một giờ, hai giờ, ba giờ, bạn có nghĩ niềm vui của việc hôn người này sẽ tăng lên khi thời gian tăng lên không? Nó sẽ giảm đi. Khi thời gian tăng lên niềm vui sẽ giảm đi, và tại điểm nào đó nó sẽ biến thành kinh nghiệm kinh khủng. Bằng cách nào đó bạn sẽ muốn gạt bỏ người yêu. Có lẽ kinh nghiệm kinh tởm sẽ để lại ấn tượng sâu trên bạn tới mức việc hôn lại người đàn bà đó lần nữa, cho dù trong một khoảnh khắc, sẽ không mang tới niềm vui cho bạn mà chỉ mang tới kí ức về ác mộng.

Nếu bạn tận hưởng cực lạc mà không nghĩ rằng nó bao giờ cũng vậy, thế thì không có vấn đề gì. Khi cực lạc tới, tận hưởng nó, và khi nó đi, tận hưởng rằng nó đã đi – vì nếu nó còn lại mãi mãi nó sẽ không là cực lạc thêm nữa. Nó sẽ trở thành đau đớn.

Sự tồn tại là trí huệ hơn bạn. Nó lấy mọi thứ đi khỏi bạn trước khi chúng mất mọi ý nghĩa với bạn. Và điều tốt là những thứ đẹp sẽ xảy ra và thế rồi sẽ là kẽ hở, việc nghỉ ngơi. Người ta cần nghỉ ngơi khỏi yêu nữa. Người ta cần nghỉ ngơi từ cực lạc nữa. Người ta cần nghỉ ngơi từ mọi thứ. Đừng coi nghỉ ngơi đó là chống lại cực lạc của bạn, nó thực sự ủng hộ cực lạc. Nó tạo ra bối cảnh để ngày mai bạn sẽ lại có khả năng…

Một trong những nhà thơ lớn của Ấn Độ, Rabindranath Tagore, đã viết một cuốn sách. Bài thơ cuối cùng là tên của cuốn sách đó, nhưng nó không phải là sách thơ; nó là tiểu thuyết. Nhân vật nam và nhân vật nữ đang trong yêu sâu sắc, họ muốn lấy nhau, nhưng điều duy nhất của nó là ở chỗ nhân vật nữ đã đồng ý lấy anh ta chỉ với một điều kiện: rằng họ sẽ không sống trong cùng một nhà.

Họ là người rất giầu và người đàn bà gợi ý, “Anh có thể làm nhà ở phía bên kia hồ. Chúng ta sẽ không mời lẫn nhau; chúng ta sẽ gặp gỡ ngẫu nhiên. Thỉnh thoảng em có thể chèo thuyền sang, anh có thể chèo thuyền sang; hay em có thể bước vòng quanh hồ hay anh có thể bước, nhưng em muốn nó là ngẫu nhiên – và thỉnh thoảng thôi, không phải mọi ngày. Em muốn khao khát về nó, em muốn chờ đợi nó, và em không muốn phá huỷ nó bằng việc có nó quá nhiều. Em yêu anh.”

Người đàn ông không thể hiểu nổi. Anh ta nói, “Điều này là vô nghĩa. Nếu em yêu anh… điều em đang gợi ý, không người yêu nào đã bao giờ gợi ý. Những người yêu không muốn tách rời dù một khoảnh khắc. Và đây là loại yêu gì? – mà anh sẽ sống xa ở phía bên kia hồ. Nó xa hàng dặm đường và em không thể mời anh, anh không thể mời em. Chúng ta đã lấy nhau nhưng chúng ta phải gặp gỡ như những người lạ thỉnh thoảng bởi tình cờ, không bởi thu xếp.”

Người đàn bà nói, “Nếu anh không thể hiểu được điều đó, thế thì em không dành cho anh.”

Điều người đàn bà đang nói là đúng hoàn hảo. Nếu mọi người yêu mà hiểu nó, sự sống chắc đã là kinh nghiệm rất vui. Nhưng những người yêu bám víu; họ muốn ở cùng nhau hai mươi bốn giờ một ngày. Và họ phá huỷ cái gì đó đẹp đẽ vì họ không cho việc nghỉ ngơi. Nó trở thành gánh nặng thay vì niềm vui. Họ không cho phép kẽ hở cho khao khát, cho chờ đợi.

Cho nên mọi người yêu đã lấy nhau sớm thấy rằng sai lầm duy nhất họ đã phạm phải là hôn nhân. Mọi hôn nhân vì yêu đều thất bại – không có ngoại lệ. Những người yêu thành công duy nhất là những người, bởi hoàn cảnh, bởi xã hội, bởi bố mẹ, đã không được phép gặp gỡ, lấy nhau và ở cùng nhau. Họ là những người yêu thành công duy nhất. Họ yêu nhau cho tới khoảnh khắc cuối cùng của đời họ; khao khát của họ liên tục tăng trưởng. Họ bất hạnh, họ khổ rằng họ không thể gặp gỡ người mà họ muốn gặp. Nhưng họ không biết thực tại và cách vận hành của nó.

Tôi đã nghe… hai người đàn ông đang cố tự tử. Đó đã là hiện tượng hiếm hoi: hai người đàn ông, tình cờ, đã tới cùng một tảng đá từ đó họ định nhảy xuống sông. Họ nhìn nhau và họ nói, “Kì lạ thế. Anh cũng tới đây để tự tử sao?”

Cả hai cùng nói, “Vâng.” Cho nên trước khi tự tử, có chút ít đối thoại mà đã thay đổi toàn thể sự việc. Việc tự tử không bao giờ xảy ra. Họ hỏi lẫn nhau, “Sao anh tự tử?”

Người này nói, “Tôi đã yêu một người đàn bà và tôi đã không thể có được cô ấy vì cô ấy đã yêu ai đó khác, và tôi không thể sống được mà không có cô ấy.” Anh ta mô tả người đàn bà này, anh ta nói tên của người đàn bà, và người kia bị choáng.

Anh ta nói, “Anh nói gì vậy? Tôi tự tử vì người đàn bà này đấy! Tôi đã cưới cô ấy, và tôi không thể sống được với cô ấy. Anh không thể sống được mà không có cô ấy; tôi không thể sống được cùng cô ấy. Số mệnh đã chơi trò chơi lớn đem cả hai chúng ta tới đây trên tảng đá này. Giờ chúng ta sẽ làm gì? Giờ tự tử dường như là tuyệt đối vô nghĩa.” Cả hai đều đã đúng. Người này đã không thể sống được mà không có cô ấy. Người kia đã có được cô ấy, và mọi việc sớm thất bại.

Chúng ta chịu trách nhiệm cho điều đó. Mọi thứ đã là đẹp biến thành xấu. Cái gì đó có vẻ rất quyến rũ biến thành rất cay đắng.

Toàn thể vấn đề là liệu bạn có thể sống mà không có bất kì chọn lựa nào không. Bất kì cái gì tới, tận hưởng nó. Khi nó đi và cái gì đó khác tới, tận hưởng nó. Ngày là đẹp, nhưng đêm là đẹp theo cách riêng của nó – sao không tận hưởng cả hai? Và bạn có thể tận hưởng cả hai nếu bạn không bị dính vào một cái.

Cho nên chỉ người vô chọn lựa mới vắt cạn nhựa sống trong tính toàn bộ của nó. Người đó không bao giờ khổ. Bất kì cái gì xảy ra người đó tìm ra cách tận hưởng nó. Và đây là toàn thể nghệ thuật sống, tìm ra cách để tận hưởng nó. Nhưng điều kiện cơ bản phải được nhớ: là vô chọn lựa. Và bạn có thể là vô chọn lựa chỉ nếu bạn tỉnh táo, nhận biết, quan sát; bằng không bạn sẽ rơi vào trong chọn lựa.

Cho nên vô chọn lựa và nhận biết có nghĩa khác nhau trong từ điển, nhưng không khác trong sự tồn tại. Chúng có cùng nghĩa. Hoặc vô chọn lựa hoặc là nhận biết – đó là cùng một điều. Thế thì bạn có thể tận hưởng mọi thứ. Khi thành công tới bạn có thể tận hưởng nó; khi thất bại tới bạn có thể tận hưởng nó. Khi bạn mạnh khoẻ, bạn có thể tận hưởng nó; khi bạn ốm yếu bạn có thể tận hưởng nó – vì bạn không có bất kì gắn bó nào với bất kì cái gì. Bạn đã không đặt sự sống của bạn vào trong bất kì cái gì – sự sống của bạn là chuyển động tự do, chuyển động cùng thời gian, chuyển động cùng bánh xe của sự tồn tại, giữ cùng nhịp, không bao giờ tụt lại sau.

Sự sống chắc chắn là nghệ thuật, nghệ thuật vĩ đại nhất. Và công thức ngắn nhất là nhận biết vô chọn lựa – áp dụng được cho mọi tình huống, mọi vấn đề.

 

Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.13 Khổ không là gì ngoài chọn lựa