Quan hệ giữa tâm trí ý thức và vô thức
Osho kính yêu,
Thầy có thể nói thêm về mối quan hệ giữa tâm trí ý thức và vô thức không? Dường như là não có năng lực lưu giữ kinh nghiệm, chẳng hạn, trong ngân hàng kí ức. Bây giờ nếu kí ức đó kết thúc trong vô thức, cái gì xảy ra? Phải chăng tâm trí ý thức kìm nén nó và gắn nhãn nó “đã kiểm duyệt” hay vô thức làm việc kiểm duyệt? Nhưng vô thức có bất kì đầu tư nào vào kìm nén không? Và nếu không, phải chăng ý thức đang liên tục cung cấp năng lượng để giữ chất liệu này bị kiểm duyệt? Và nếu vậy, có chìa khoá cho vô thức bên trong ý thức không? Đây có phải là nhu cầu để đi tới siêu thức trước khi thu được truy nhập vào vô thức không?
Tâm trí ý thức kìm nén nội dung kí ức trong vô thức. Tâm trí vô thức không có quan tâm nào khi có liên quan tới kìm nén; thực ra nó muốn diễn đạt mọi thứ để cho nó có thể được nhẹ gánh. Toàn thể đầu tư tới từ tâm trí ý thức vì tâm trí ý thức đang trong tiếp xúc với xã hội, với giáo dục, với tôn giáo.
Chính tâm trí ý thức học cái gì là đúng và cái gì là sai. Cái đúng phải được giữ trong ý thức và cái sai phải bị ném vào trong tầng hầm, dưới đất trong tối của vô thức. Tâm trí ý thức dùng tâm trí vô thức chỉ như tầng hầm, và vì nó là tối, một khi các thứ được kìm nén ở đó, dần dần tâm trí ý thức có xu hướng quên chúng. Khi thời gian trôi qua, tâm trí ý thức có thể trở nên hoàn toàn chắc chắn rằng nó không bao giờ kìm nén bất kì cái gì.
Không có cách nào cho vô thức trực tiếp xả ra bất kì cái gì trong nội dung kí ức bị kìm nén của nó. Nó bị đóng. Cách duy nhất là mang chúng trở lại tâm trí ý thức. Nhưng nếu tâm trí ý thức vẫn còn cùng ý kiến như trước – ngay cả qua phân tâm bạn có thể bắt được vài kìm nén vô thức và đem chúng trở lại tâm trí ý thức – điều đó sẽ không giúp gì mấy, vì tâm trí vẫn còn với cùng ý tưởng về cái gì là sai và cái gì là đúng.
Cho nên với khoảnh khắc này, nó có thể nhận ra cái gì là sai và có thể không kìm nén điều đó dưới ảnh hưởng của nhà phân tâm, nhưng ảnh hưởng này là không sâu như việc ước định xã hội. Ngày mai hay ngày kia lần nữa cùng kìm nén sẽ xảy ra. Đó là lí do tại sao không phân tâm học nào đã bao giờ được hoàn thành. Nó không thể được hoàn thành. Bạn có thể mang cái gì đó ra hôm nay; ngày mai tâm trí lại liên tục vận hành theo cách cũ.
Phân tâm học không thay đổi tâm trí ý thức. Và nếu tâm trí ý thức giữ cùng ý kiến, chẳng thành vấn đề việc bạn lấy ra nội dung nào đó; cái đó được đưa ra, nhưng cuộc sống mang nhiều thứ thế tới mọi ngày, và tâm trí sẽ lại vận hành theo cách cũ: kìm nén cái là xấu.
Nhà phân tâm nói rằng không cái gì sai với dục. Dưới ảnh hưởng của ông ta, và dưới sự cần thiết của việc được chữa chứng thần kinh nào đó, người này sẽ sẵn lòng đưa nó ra, nhưng việc đưa ra này sẽ không trở thành lực mạnh trong người đó tới mức người đó sẽ không kìm nén tính dục lần nữa. Ngày mai người đó sẽ lại kìm nén nó, và ngày mai việc phân tâm sẽ lại được cần tới. Và đây là quá trình vô tận.
Chỗ mà phân tâm học bỏ lỡ là việc nó không thay đổi thái độ của tâm trí ý thức. Nó giữ cho tâm trí ý thức như nó vậy, và thực ra nếu nó cố thay đổi tâm trí ý thức, xã hội sẽ không chấp nhận phân tâm học. Phân tâm học chắc sẽ ở trong cùng phiền phức như tôi vậy. Nó chắc sẽ không phải là nghề được kính trọng; nó chắc sẽ bị bác bỏ. Và nhà thờ sẽ làm cùng điều với nhà phân tâm như nhà thờ đã làm với phù thuỷ; nó sẽ thiêu sống họ.
Xã hội, nhà thờ, nhà nước, tất cả họ là hoàn toàn hài lòng nếu bạn không thay đổi tâm trí ý thức. Thế thì cứ làm bất kì cái gì bạn muốn làm – nó toàn là trò chơi, vì bạn sẽ không phá huỷ cái cũ, quá khứ, truyền thống… rễ của nó trong tâm thức ý thức. Xã hội đã huấn luyện tâm trí ý thức, và nó bảo về việc huấn luyện của nó.
Cách duy nhất là đi cao hơn một chút so với tâm trí ý thức, nơi xã hội đã không ước định bất kì cái gì, đã không tiếp cận tới… điều là tuyệt đối thuần khiết và hồn nhiên. Và đây là hiện tượng tự nhiên, rằng siêu thức là mạnh hơn ý thức; và nó là hồn nhiên, hồn nhiên như vô thức – chỉ với một khác biệt: vô thức là tối, và siêu thức là tỉnh táo, đầy sáng. Nó có thể thấy mọi sự trong ánh sáng riêng của nó, nó không cần bất kì sáng suốt vay mượn nào.
Cho nên khả năng duy nhất để tạo ra phân tâm học mới là mang siêu thức vào. Thế thì tâm trí ý thức không thể làm được bất kì cái gì. Tâm trí siêu thức có thể làm giảm nhẹ cho tâm trí ý thức khỏi các ước định của nó. Tâm trí siêu thức có thể cho phép tâm trí vô thức xả ra, qua ý thức, mọi nội dung bị kìm nén của nó.
Và phép màu là ở chỗ khoảnh khắc tâm trí vô thức đã xả ra mọi nội dung của nó, nó mất tính tối, nó không còn là vô thức. Thế thì bạn có năng lượng lớn cái là ý thức. Bây giờ ba phần của tâm trí của bạn – vô thức, ý thức, và siêu thức – là một. Và yếu tố vượt trội sẽ vẫn còn là siêu thức. Bây giờ với năng lượng này nó có thể xuyên thấu vào trong vô thức tập thể. Sẽ vẫn còn khó khăn, nhưng điều đó là có thể.
Cách dễ hơn sẽ là đầu tiên đi vào trong ý thức tập thể bằng năng lượng này. Một khi ý thức tập thế mở cánh cửa của nó, vô thức tập thể là rất dễ dàng. Trước cái cao hơn, cái thấp hơn mất mọi sức mạnh. Khi chủ bước vào, người hầu lập tức nhận ra anh ta thuộc vào đâu.
Với vô thức tập thể và ý thức tập thể cũng tham gia vào, bạn có sức mạnh thực sự lớn của việc tỉnh táo, của nhận biết, mà bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Bạn có thể tiếp cận trực tiếp tới vô thức càn khôn; điều đó sẽ là khó, nhưng là có thể được. Gợi ý của tôi là, tại sao đi theo cách khó khăn không cần thiết? Đó là lí do tại sao cách của tôi là cách của người lười tới chứng ngộ. Khi bạn có thể đi một cách dễ dàng hơn, không có bất kì xung đột nào, thế thì không cần tạo ra tranh đấu không cần thiết. Trước hết đi tới ý thức càn khôn; một khi bạn đã đạt tới đó bạn có nhiều sức mạnh tới mức vô thức càn khôn sẽ mở các cánh cửa của nó ra theo cách riêng của nó. Chính trọng lượng của tâm thức của bạn bây giờ là nhiều, chính năng lượng là nhiều tới mức vô thức càn khôn không thể vẫn còn bị đóng.
Và cả ba mức này đều có một loại kìm nén nào đó. Vô thức tập thể cũng có kìm nén và chúng đã đi sâu hơn vô thức. Khi ý thức kìm nén, nó có năng lực kìm nén chúng vào vô thức, nhưng vô thức là rất đóng; chúng có thể trồi lên bề mặt trong bất kì khoảnh khắc thảnh thơi nào. Đó là lí do tại sao trong mơ chúng bắt đầu nổi lên. Nhưng vô thức có thể đè nén chúng vào vô thức tập thể; thế thì ngay cả trong mơ bạn sẽ không có khả năng tìm ra chúng. Thế thì những phương pháp đặc biệt nào đó được cần tới để rót vào mơ của bạn bằng vô thức tập thể. Carl Gustav Jung đã làm việc trên những phương pháp này, và theo hướng đúng.
Bình thường mơ sẽ không giúp đỡ vì mơ là phần bị kìm nén rất bề ngoài. Xã hội cố gắng trên nhiều mức độ, và có vài điều chỉ phải được kìm nén bề ngoài. Chẳng hạn, giận của bạn bị kìm nén, nhưng nó bị kìm nén rất bề ngoài – chỉ sâu như làn da. Gãi chút ít, và nó có đó; không có nhu cầu về mơ.
Xã hội không thể kìm nén giận của bạn sâu hơn vì đôi khi nó cần giận của bạn. Trong thời chiến, giận của bạn, bạo hành của bạn, sẽ được cần tới. Và với việc tự bảo vệ riêng của bạn chống lại xã hội, điều là man rợ, giận và bạo hành sẽ được cần tới. Cho nên xã hội không thể kìm nén những điều như vậy; nó có thể giữ chúng chỉ trên bề mặt, để cho chúng có thể được vời tới mà không có bất kì khó khăn nào.
Nhưng có vài điều mà nó kìm nén tới vô thức tập thể, chẳng hạn như bạn phải không làm tình với mẹ bạn. Mọi con trai đều muốn làm điều đó, và mọi con gái muốn làm tình với bố nó. Xã hội kìm nén điều đó sâu thế và làm cho nó thành tội lỗi lớn thế cho dù là nghĩ tới điều đó, ngay cả với mơ về điều đó…
Bình thường mơ là đích thực và thực, nhưng khi có liên quan tới nội dung của vô thức tập thể, đôi khi mà bạn có mơ, nó thay đổi nó theo cách tinh tế. Chẳng hạn bạn muốn làm tình với bố bạn – ngay cả trong mơ bạn sẽ làm tình với bác bạn, không với bố bạn. Chừng đó… vì bác có vẻ giống bố.
Đôi khi vô thức cho phép vô thức tập thể… nếu cái gì đó đang ép buộc rất gay gắt để tới: chẳng hạn, bạn phải không làm tình với em riêng của bạn. Mọi xã hội trên toàn thế giới đã kìm nén nó trong hàng nghìn năm; nó không còn trong vô thức. Cho nên phân tâm học không thể giải phóng bạn khỏi nó. Cho dù nó trồi lên bề mặt tới thế giới mơ, nó sẽ tới với mặt nạ: nó sẽ không là em bạn, nó có thể là bạn của em bạn – ai đó có vẻ giống em bạn, nhưng không thực là em bạn.
Và thế rồi có kìm nén tối thượng mà là một phần của vô thức càn khôn. Chẳng hạn, bạn đã từng được bảo cho từ chính việc sinh của bạn rằng đây là kiếp sống duy nhất mà bạn có. Chỉ ở phương Đông – vì ở đó mọi người đã đạt tới siêu thức càn khôn – họ đã tìm thấy trong nội dung bị kìm nén của vô thức càn khôn về các kiếp quá khứ. Nó là kìm nén sâu nhất. Thậm chí đôi khi nó đi vào trong mơ của bạn, bạn không thể nhận ra rằng nó là từ kiếp sống quá khứ của bạn. Nó chỉ là mơ, như bất kì mơ nào khác.
Thỉnh thoảng điều xảy ra là trong tình huống nào đó ý thức càn khôn cũng đang cố liên hệ với bạn. Nó muốn truyền đạt thông điệp cho bạn rằng bạn đang sống trong thế giới giả với tri thức giả: thực tại không phải là chỉ có một kiếp sống. Nó là phần sâu nhất của tâm trí bạn. Nhưng điều đó là rất khó vì nó phải đi qua các rào chắn của vô thức tập thể, của vô thức, và nó sẽ bị bóp méo tại mọi rào chắn. Đến lúc nó đạt tới giai đoạn mơ bạn sẽ không nhận ra nó.
Phật Gautam đã kể nhiều câu chuyện về các kiếp quá khứ của ông ấy. Mahavira đã làm cùng điều này. Những người đó là những người tiên phong trong việc mở ra các cánh cửa của hiện tượng mênh mông mà với nó toàn thể nhân loại đã bị phủ nhận.
Và tại sao xã hội quan tâm tới việc không có kiếp sống quá khứ và không có kiếp sống tương lai, tới mức bạn sẽ đơn giản hoặc đi xuống địa ngục hoặc đi lên cõi trời? Tại sao Do Thái giáo, Ki tô giáo, và Hồi giáo còn dai dẳng thế? Lí do của họ là ở chỗ một khi bạn biết rằng bạn có vĩnh hằng sẵn có theo cả hai hướng, thế thì các tôn giáo của họ sẽ phải thay đổi triệt để. Nếu bạn là sinh linh vĩnh hằng, thế thì cái gì sẽ xảy ra cho việc sáng tạo? Bạn đã không bao giờ được sáng tạo ra. Cái gì sẽ xảy ra cho Thượng đế, người là đấng sáng tạo? Nếu không bao giờ có việc sáng tạo, không cần có đấng sáng tạo. Nhiều thứ thế bị lâm nguy. Nếu họ mở các cánh cửa, họ sợ toàn thể tôn giáo của họ vì nó sẽ sụp đổ.
Jaina giáo và Phật giáo không thể tin vào Thượng đế và lí do là điều này. Không phải là việc bác bẻ logic với giả thuyết về Thượng đế, chính kinh nghiệm có tính tồn tại là sự hiện diện vĩnh hằng của chúng ta là bằng chứng rằng chúng ta đã không bao giờ được tạo ra – và nếu chúng ta không bao giờ được tạo ra, sự tồn tại không bao giờ được tạo ra.
Chúng ta bao giờ cũng đã ở đây rồi.
Sự tồn tại bao giờ cũng đã ở đây rồi.
Thượng đế trở thành tuyệt đối vô nghĩa.
Bất kì ý thức hệ nào về căn bản lấy Thượng đế làm trung tâm sẽ rất sợ điều Jaina giáo và Phật giáo đang nói. Họ nói từng người trong các bạn đều là một Thượng đế theo quyền riêng của bạn. Một số Thượng đế đang ngủ, vài Thượng đế thức – nhưng điều đó không tạo ra khác biệt về phẩm chất. Một ngày nào đó chung cuộc tất cả sẽ trở nên thức tỉnh.
Cho nên không có vấn đề về có một Thượng đế; sẽ có nhiều Thượng đế như có ngần ấy sinh linh – con số sẽ là vô hạn, vì không chỉ người mà con vật, cây, và ngay cả đá cũng có sự hiện diện. Và tất cả chúng đang dần dần tiến hoá theo nhịp khác nhau riêng của chúng.
Không ai đã bận tâm nhìn vào trong tâm lí của Jaina giáo và Phật giáo, vào tại sao hai tôn giáo này đơn giản đã bỏ ý tưởng về Thượng đế. Đó không phải là bác bẻ triết lí về Thượng đế; họ chưa bao giờ làm điều đó. Nhưng nếu vĩnh hằng là sẵn có trong quá khứ, thế thì cuộc sống của bạn thu được tính cá nhân nào đó: bạn phải vận hành tương ứng theo kinh nghiệm mà bạn đã thu được trong hàng nghìn kiếp. Không có học thuyết khác nào cho bạn; bạn đang mang học thuyết của bạn bên trong bản thân bạn. Cả hai tôn giáo đều không giáo điều, và dù kỉ luật của họ là bất kì cái gì, đều dựa trên kinh nghiệm bên trong.
Mahavira và Phật liên tục lặp lại, “Đừng đi vào trong vòng tròn luẩn quẩn. Cứ nhìn vào các kiếp quá khứ của ông và xem ông bao giờ cũng đã từng làm loại việc này, tới vĩnh hằng. Ông có tâm trí hay không?” Chỉ nhắc nhở rằng ông đã từng theo đuổi tiền trong hàng nghìn năm và ông đã đạt tới tiền trong nhiều kiếp và đã chỉ có thất vọng và không cái gì khác; rằng ông đã theo đuổi quyền và ông đã trở thành quyền lực nhiều lần, nhưng sau khi đạt tới bậc thang cuối cùng của chiếc thang ông đã thấy rằng chẳng có gì – rằng ông đã bị xã hội lừa, rằng tham vọng là vô nghĩa.
Bạn không cần là ai đó.
Bạn là cái bạn đang vậy.
Không có chuyện trèo lên chiếc thang và bạn sẽ tốt hơn.
Vì những kinh nghiệm này về các kiếp quá khứ sẽ thay đổi toàn thể nhân vật, tốt hơn cả là kìm nén chúng. Và khi có tương lai, vĩnh hằng, bạn không thể làm cho mọi người sợ. Và cả ba tôn giáo phương Tây đều dựa trên sợ, rằng nếu bạn bỏ lỡ cơ hội này… Và cơ hội này là rất nhỏ – phần lớn mọi người đều sẽ bỏ lỡ: trong một kiếp sống bẩy mươi năm tôi không nghĩ bất kì ai sẽ có khả năng hoàn thành mọi phẩm chất để đạt tới cõi trời. Không có đủ thời gian. Cho nên họ đã rơi vào niềm tin, đức tin, điều không cần thời gian: bạn đơn giản tin. Bạn có đức tin vào Jesus Christ, và vào ngày cuối cùng ông ấy sẽ phân loại con chiên của ông ấy và đem họ lên thiên đường. Những người khác sẽ rơi xuống vực thẳm đen tối vĩnh hằng.
Điều đã là dễ để cải đạo mọi người là tạo ra sợ. Điều đã là dễ để cải đạo mọi người là cho họ tham – rằng nếu bạn tin tưởng, bạn sẽ đạt tới thiên đường với mọi vui thú của nó. Nhưng nhân cách của bạn vẫn còn như cũ – giả. Không biến đổi nào tới với bạn qua những điều này.
Ở phương Đông, khi họ đi tới biết rằng có thời gian vĩnh hằng trong tương lai, tất nhiên họ không thể tạo ra cùng loại vội vàng; họ rất kiên nhẫn. Nhìn lại sau, họ đã biết không lặp lại cùng sai lầm; nhìn lên trước họ kiên nhẫn. Không cần bị căng thẳng và lo nghĩ.
Đây là tâm lí về tại sao bạn thấy rằng ngay cả người nghèo nhất ở phương Đông là hoàn toàn không căng thẳng. Người đó có thể đói, người đó có thể chết, nhưng người đó không chống lại bất kì người nào; người đó không thù hằn với xã hội, cái đã mang người đó tới điểm này. Không, người đó không mất bất kì cái gì: nếu người đó chết, người đó chết. Kiếp tiếp có đó – cuộc hành trình sẽ tiếp tục, chỉ tầu hoả thay đổi. Chết là một loại đổi tầu hoả.
Các tôn giáo phương Đông thuộc loại không cải đạo. Họ không cải đạo cho bất kì người nào; họ không đi ra đường để cải đạo cho bất kì người nào. Nếu ai đó cảm thấy thích… cố hiểu và muốn vào, ngay cả thế họ cũng không rất nhiệt tình. Họ nói, “Ông hiểu nó; ông có thể làm nó vẫn còn trong tôn giáo riêng của ông.” Nhưng nếu ai đó cứ khăng khăng muốn thì người đó được phép vào.
Có lần tổng giám mục ở Nhật Bản tới gặp Nan In, một thầy rất vĩ đại. Ông ta mang cuốn Kinh Thánh đi theo mình và ông ta đọc vài câu từ Bài giảng trên Núi. Ông ấy đã đọc chỉ vài câu thì Nan In nói, “Đủ rồi; người đó ở ngay bên bờ của chứng ngộ.” Theo thuật ngữ Phật giáo ông ấy đã nói, “Ông ấy là bồ tát. Bất kì người nào đã viết nó ra – không thành vấn đề ai viết – người đó là bồ tát và không cần đọc thêm gì nữa: những câu này là đủ bằng chứng.”
Ông tổng giám mục đã hiểu lầm: ông ta tưởng ông ấy đã nói rằng Jesus là phật. Ông ấy đã nói người đó là bồ tát. Bồ tát ngụ ý gần sẵn sàng nhưng việc này còn chưa xảy ra. Người đó đang tới gần biên giới, người đó đang cảm thấy không khí tươi tắn; trong câu của người đó bạn có thể thấy rằng người đó không còn xa xôi.
Ông tổng giám mục đã tới để cải đạo cho Nan In, và ông ta nói, “Nếu ông ấy cũng là phật thế thì tại sao ông không giảng Kinh Thánh?”
Nan In nói, “Ông hiểu lầm tôi rồi. Tôi nói bồ tát, và bồ tát ngụ ý về bản chất ông ấy là phật, nhưng thực tại thì không. Và tại sao tôi phải giảng…?” ông ấy hỏi. “Tôi là phật; đó là lí do tại sao tôi có thể thấy anh chàng đáng thương này ở ngay cận kề… đang cố gắng vất vả để đạt tới. Ông ấy có thể đạt tới, có thể không đạt tới, vì mọi người có thể đi lạc lối ngay cả khi đích chỉ còn cách một bước chân nữa, thêm một bước nữa thôi. Mọi người có thể đi lạc lối: họ có thể lấy lối rẽ sai, họ có thể dừng lại, họ có thể nghĩ họ đã đạt tới.”
Ông ấy nói, “Tôi có thể thấy anh chàng đáng thương này. Anh ta đang làm tốt; đừng lo nghĩ, anh ta sẽ đạt tới. Nhưng tại sao tôi phải bận tâm về anh ta? Tôi không phải là bồ tát. Tôi đã là vậy, nhưng những ngày đó là quá khứ rồi.”
Ông tổng giám mục bị đau lắm. Đầu tiên ông ta đã rất hài lòng rằng Nan In, một thầy lớn, chấp nhận Jesus là phật, nhưng đó đã là việc hiểu lầm của ông ta. Và giờ ông này nói, “Anh chàng đáng thương này đang cố gắng, tôi có thể thấy điều đó; vài câu kia là đủ. Phật không thể nói những câu đó. Chỉ người đang loạng choạng trên đường, với mọi khả năng – người đó có thể đạt tới, người đó có thể không đạt tới… Nhưng người đó ở rất gần, cho nên cái gì đó phản xạ trong câu nói của người đó, vang vọng trong câu nói của người đó.”
Phương Đông có sự mãn nguyện nào đó, vì có vĩnh hằng phía trước. “Nếu mình không có khả năng đạt tới bây giờ, mình không cần khổ; kiếp sống sau kiếp sống này sẽ có sẵn.” Kìm nén những điều này vào trong vô thức càn khôn là tạo ra một loại căng thẳng nào đó, vội vàng, tham, sợ. Nó là khai thác tâm linh. Nhưng nếu bạn đạt tới ý thức càn khôn, bạn có năng lực đạt tới vô thức càn khôn, và ngay lập tức toàn thể con người của bạn đột nhiên được thắp sáng bằng ánh sáng vô hạn.
Kabir hát, “Như hàng nghìn mặt trời đã nảy sinh trong tôi… Tôi không thể đếm được chúng, ánh sáng làm chói mắt thế.” Và ông ấy đang nó điều đó đích xác đúng. Ông ấy không phải là người duy nhất; nhiều người đã dùng cùng điều tương tự với hàng nghìn mặt trời cùng nhau đột nhiên đã nảy sinh. Chúng ta đã thấy các buổi sáng, nhưng thấy buổi sáng đó của hàng nghìn mặt trời nảy sinh bên trong bạn là điều huyền bí lớn nhất.
Từ “Con đường của nhà huyền bí”, T.1, Ch.10 Bạn không cần là ai đó