Cảm nhận quá trình trung ấm trong ngủ, ý nghĩ, cảm xúc, đời sống

Thấy qua mắt đại bàng núi, cái nhìn của việc nhận ra, là nhìn xuống cảnh quan trong đó các biên giới mà chúng ta đã tưởng tượng ra giữa sống và chết hoà lẫn vào nhau và tan biến. Nhà vật lí David Bohm đã mô tả thực tại là “tính toàn thể không thể phá vỡ trong vận động tuôn chảy.” Những điều được thấy bởi các thầy, thế thì, được thấy trực tiếp và với việc hiểu toàn bộ, là vận động trôi chảy đó và cũng là cái toàn thể không bị phá vỡ đó. Điều chúng ta, do không hiểu biết, gọi là “sống” và điều chúng ta, cũng do không hiểu biết, gọi là “chết”, đơn giản là các khía cạnh khác nhau của tính toàn thể đó và của sự vận động đó. Đây là cái nhìn rộng lớn và biến đổi mà giáo huấn trung ấm mở ra cho chúng ta và được hiện thân trong cuộc sống của các thầy tối cao.

 

KHẢI LỘ CỦA CÁC TRUNG ẤM

Thế thì việc nhìn chết qua con mắt đã nhận ra là nhìn chết trong hoàn cảnh của tính toàn thể này, và như một phần, và chỉ một phần thôi, của sự vận động vô thuỷ vô chung này. Tính duy nhất và sức mạnh của giáo huấn trung ấm là ở chỗ chúng khải lộ cho chúng ta, bằng cách chỉ ra với sự rõ ràng toàn bộ về quá trình thực tại của chết, quá trình thực tại của sống nữa.

Bây giờ chúng ta nhìn lần nữa vào điều xảy ra cho một người khi anh ta chết, tại từng trong ba giai đoạn mấu chốt của chết:

 

  1. Tại cao trào của quá trình chết, sau tan rã của các yếu tố, giác quan và trạng thái ý nghĩ, bản tính tâm trí tối thượng, Chói sáng Nền tảng, được đặt ra trần trụi trong một thoáng chốc.
  2. Thế rồi, thoáng qua ngay, việc toả sáng của bản tính tâm trí đó được hiển thị và chiếu sáng ra dưới dạng âm thanh, màu sắc và ánh sáng.
  3. Tiếp đó tâm thức của người chết tỉnh lại và đi vào trung ấm trở thành; tâm trí bình thường của người đó trở lại và lấy cách biểu lộ – hình thể của thân tâm trí – chủ thể bị chỉ đạo của nghiệp và thói quen quá khứ. Các nghiệp và thói quen này lái tâm trí bình thường bám víu vào các kinh nghiệm trung ấm ảo tưởng coi như cái gì đó vững chắc và có thật.

 

Vậy nên giáo huấn trung ấm chỉ cho chúng ta chết đó là cái gì? Không gì khác hơn ba pha của quá trình dần dần biểu hiện của tâm trí: từ bên ngoài của trạng thái rất thuần khiết nhất của bản tính tâm trí, qua ánh sáng và năng lượng (sự toả chiếu của bản tính tâm trí), và đi vào kết tinh dần thành hình thể tâm trí. Giáo huấn chỉ ra cho chúng ta điều làm sáng tỏ trong trung ấm chết, trung ấm pháp tính và trung ấm trở thành là một quá trình ba giai đoạn: thứ nhất, việc chuyển tới hiển lộ bản tính tâm trí; thứ hai tự phát toả sáng; và thứ ba kết tinh và biểu hiện.

Giáo huấn kéo chúng ta đi xa hơn. Điều mà thực ra chúng chỉ ra cho chúng ta – và tôi nghĩ đây đúng là cái nhìn sáng suốt cách mạng, cái nhìn mà, khi nó được hiểu, làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về mọi thứ – là ở chỗ hình mẫu ba giai đoạn này không chỉ bộc lộ trong quá trình hấp hối và chết: nó đang bộc lộ ra bây giờ, tại chính khoảnh khắc này và vào mọi khoảnh khắc, bên trong tâm trí chúng ta, trong ý nghĩ và cảm xúc của chúng ta, và ở từng mức độ riêng biệt của kinh nghiệm ý thức của chúng ta.

Cách khác mà giáo huấn nêu ra cho chúng ta việc hiểu quá trình này là bằng việc nhìn vào điều được hiển lộ ở từng giai đoạn của sự hấp hối và chết. Giáo huấn nói tới ba mức độ hiện hữu, theo tiếng Phạn là kaya. Từ kaya có nghĩa đen là “thân,” nhưng ở đây mang nghĩa chiều hướng, lĩnh vực hay cơ sở.

Cho nên chúng ta hãy nhìn bây giờ vào quá trình ba giai đoạn từ cảnh quan này:

 

  1. Bản tính tuyệt đối, được lộ ra vào khoảnh khắc chết trong Chói sáng Nền tảng, được gọi là Pháp thân, chiều của chân lí vô điều kiện, “trống rỗng,” mà trong đó ảo tưởng và vô minh cùng bất kì loại khái niệm nào, không bao giờ đi vào được.
  2. Việc phát toả cố hữu của năng lượng và ánh sáng, mà tự hiển thị bên trong trung ấm pháp tính, được gọi là Báo thân, chiều của vui vẻ đầy đủ, lĩnh vực của sung mãn hoàn toàn, của phong phú đầy đủ, bên ngoài mọi giới hạn nhị nguyên, bên ngoài không gian hay thời gian.
  3. Hình cầu của việc kết tinh thành hình thể được hiển lộ trong trung ấm trở thành được gọi là Hoá thân, chiều của biểu hiện không ngừng.

 

Bây giờ nhớ rằng khi chúng ta nhìn vào bản tính tâm trí, chúng ta đã thấy rằng nó có cùng cả ba khía cạnh này: bản chất tựa bầu trời, trống rỗng của nó, bản tính toả chói sáng của nó, và năng lượng từ bi tràn trề không chướng ngại, tất cả đồng thời hiện diện và xuyên thấu lẫn nhau như cái một trong Rigpa. Liên Hoa Sinh mô tả điều này như sau:

 

Bên trong Rigpa này, ba thân không tách rời và hiện diện viên mãn như một:

Vì nó là trống rỗng và không được tạo ra ở bất kì đâu dù bất kì cái gì, nó là Pháp thân,

Vì sự rõ ràng chói sáng của nó đại diện cho sự lan toả trong suốt cố hữu của tính trống rỗng, nó là Báo thân.

Vì việc nảy sinh của nó không bị cản trở hay ngắt quãng ở bất kì đâu, nó là Hoá thân.

Ba thân này hiệu diện hoàn toàn và đầy đủ như một thể, là chính bản chất của nó.[i]

 

Thế thì ba thân này nói tới ba khía cạnh cố hữu của tâm trí chứng ngộ của chúng ta; tất nhiên chúng cũng nói tới các năng lực khác của cảm nhận của chúng ta. Tuyệt đại đa số chúng ta bị giới hạn trong cái nhìn của chúng ta, và chỉ cảm nhận chiều Hoá thân của hình thể và việc biểu lộ. Đây là lí do mà hầu hết chúng ta vào khoảnh khắc chết là trống trơn và ở trạng thái quên lãng, vì chúng ta vừa không đương đầu lẫn không tiến hoá theo bất kì cách nào về việc nhận dạng thực tại Pháp thân khi nó nảy sinh như Chói sáng Nền tảng. Chúng ta cũng không có bất kì hi vọng nào về nhận dạng các trường Báo thân khi chúng xuất hiện trong trung ấm pháp tính. Vì toàn thể cuộc đời chúng ta đã từng được sống bên trong cõi giới của các cảm nhận không thuần khiết về biểu lộ Báo thân, cho nên vào khoảnh khắc chết chúng ta bị chuyển trực tiếp lùi lại vào chiều hướng đó; chúng ta thức dậy, cuống cuồng và sao lãng, trong trung ấm trở thành trong thân tâm trí, coi các kinh nghiệm ảo tưởng là chắc chắn và thực hệt như chúng ta có trong các kiếp trước, và loạng choạng một cách bất lực, bị nghiệp quá khứ đẩy tới tái sinh.

Tuy nhiên những người có thực chứng cao độ, đã đánh thức trong bản thân họ một cảm nhận hoàn toàn khác với cảm nhận của riêng chúng ta, một cảm nhận được làm thuần khiết, được tiến hoá và được tinh chế tới mức mà, trong khi họ cư ngụ trong thân thể con người, họ thực sự cảm nhận được thực tại dưới hình thể được làm thuần khiết toàn bộ, trong suốt với họ trong mọi chiều vô giới hạn của nó. Và đối với họ, như chúng ta đã thấy, kinh nghiệm về chết không ôm giữ sợ hay ngạc nhiên; thực ra nó được ôm choàng như một cơ hội cho việc giải thoát cuối cùng.

 

QUÁ TRÌNH TRONG NGỦ

Ba pha của quá trình chúng ta thấy lộ ra trong các trạng thái trung ấm trong chết cũng có thể được cảm nhận ở các mức khác của tâm thức trong cuộc sống nữa. Xem xét chúng dưới ánh sáng của điều xuất hiện trong ngủ và mơ:

 

  1. Khi chúng ta rơi vào trong ngủ, các giác quan và các tầng tâm trí thô tan biến, và dần dần bản tính tuyệt đối của tâm trí, chúng ta có thể nói Chói sáng Nền tảng, được lột trần ngắn gọn.
  2. Tiếp đó có một chiều của tâm thức, so sánh được với trung ấm pháp tính, cái là tinh tế tới mức thường chúng ta hoàn toàn không nhận biết về chính sự tồn tại của nó. Sau rốt, bao nhiêu người trong chúng ta nhận biết được khoảnh khắc ngủ trước khi mơ bắt đầu?
  3. Đối với phần đông chúng ta, mọi điều chúng ta nhận biết về nó là giai đoạn tiếp, khi tâm trí trở lại hoạt động, và chúng ta thấy bản thân chúng ta ở trong thế giới mơ tương tự như trung ấm trở thành. Ở đây chúng ta lấy một thân mơ và đi qua các trải nghiệm mơ khác nhau bị ảnh hưởng và được hình thành từ thói quen và các hoạt động của trạng thái thức của chúng ta tới mức độ lớn, tất cả những điều đó chúng ta tin là vững chắc và thực, mà không bao giờ nhận ra rằng chúng ta đang mơ.

 

QUÁ TRÌNH TRONG CÁC Ý NGHĨ VÀ CẢM XÚC

Đích xác cùng quá trình này có thể được nhận dạng trong làm việc về các ý nghĩ và cảm xúc, và cách thức theo đó chúng nảy sinh:

 

  1. Chói sáng Nền tảng, bản tính tuyệt đối của tâm trí, là trạng thái nguyên thuỷ của Rigpa vẫn tồn tại trước bất kì ý nghĩ hay cảm xúc nào.
  2. Trong không gian vô điều kiện của nó, năng lượng nền tảng khuấy động, sự lan toả tự phát của Rigpa, cái bắt đầu nảy sinh như một cơ sở, tiềm năng và như nhiên liệu cho cảm xúc thô.
  3. Năng lượng này thế rồi có thể lấy hình thể của cảm xúc và ý nghĩ, điều chung cuộc xô đẩy chúng ta vào hành động và làm cho chúng ta tích luỹ nghiệp.

 

Chính khi chúng ta đã trở nên rất quen thuộc với tu luyện thiền mà chúng ta có thể thấy quá trình này với sự rõ ràng không nhầm lẫn được:

  1. Khi ý nghĩ và cảm xúc dần rơi vào yên lặng, và chết đi và tan biến vào trong bản tính tâm trí, chúng ta có thể tạm thời thoáng thấy bản tính tâm trí, bản thân Rigpa: trạng thái nguyên thuỷ.
  2. Thế rồi chúng ta trở nên nhận biết rằng từ sự tĩnh lặng và bình thản của bản tính tâm trí mở ra một chuyển động và một năng lượng thô, chính việc tự toả sáng của nó.
  3. Nếu bất kì việc nắm giữ nào đi vào trong việc nảy sinh của năng lượng đó, năng lượng này tất yếu kết tinh thành hình thể ý nghĩ, mà đến lượt nó sẽ mang chúng ta trở lại trong hoạt động tâm trí và quan niệm.

 

QUÁ TRÌNH TRONG CUỘC SỐNG MỌI NGÀY

Vì chúng ta đã nhìn vào cách thức quá trình này tái tạo bản thân nó trong ngủ và mơ, và chính việc hình thành ý nghĩ và cảm xúc, chúng ta hãy xem nó làm việc trong kinh nghiệm hàng ngày của cuộc sống mọi ngày của chúng ta.

Điều này được làm tốt nhất bằng cách nhìn kĩ vào một chuyển động của vui mừng hay giận dữ. Xem xét chuyển động đó và bạn sẽ thấy rằng bao giờ cũng tồn tại một khoảng trống hay kẽ hở trước khi bất kì cảm xúc nào bắt đầu nảy sinh. Khoảnh khắc thai nghén đó trước khi năng lượng của cảm xúc có cơ hội nảy sinh là khoảnh khắc của nhận biết thuần khiết, tinh khôi, trong đó chúng ta có thể, nếu chúng ta để bản thân chúng ta, có thoáng nhìn về bản tính thực của tâm trí. Trong một khoảnh khắc bùa mê của vô minh bị phá vỡ; chúng ta hoàn toàn thoát khỏi bất kì nhu cầu hay khả năng nắm giữ, và thậm chí khái niệm “bám víu” cũng trở thành buồn cười và dư thừa. Tuy nhiên, thay vì ôm lấy “trống rỗng” của kẽ hở đó, trong đó chúng ta có thể thấy phúc lạc của việc là tự do và không bị nặng gánh bởi bất kì ý tưởng, tham chiếu, hay khái niệm, chúng ta chộp bắt sự an toàn đáng ngờ của vở kịch cảm xúc quen thuộc, dễ chịu của chúng ta, bị lái bởi các khuynh hướng thói quen sâu của chúng ta. Và đây là cách năng lượng vô điều kiện cố hữu nảy sinh từ bản tính tâm trí được kết tinh lại thành hình thể của cảm xúc, và cách sự thuần khiết nền tảng của nó bị tô mầu và bị bóp méo bởi cái nhìn luân hồi của chúng ta để tạo ra nguồn liên tục các sao lãng và ảo tưởng hàng ngày.

 

Nếu chúng ta thực sự xem xét lại mọi khía cạnh cuộc đời chúng ta, như tôi vừa nêu ra, chúng ta sẽ khám phá ra cách thức chúng ta trải qua, lặp đi lặp lại, trong ngủ và mơ, trong ý nghĩ và cảm xúc, rằng cùng quá trình của các trung ấm. Và giáo huấn hiển lộ cho chúng ta rằng đó chính xác là sự kiện này – rằng chúng ta trải qua quá trình của các trung ấm lặp đi lặp lại, cả trong sống và chết, và tại mọi mức độ tâm thức khác nhau – điều đó cho chúng ta vô số cơ hội giải thoát, bây giờ cũng như trong chết. Giáo huấn chỉ ra cho chúng ta rằng chính đặc tính, hình thể và tính duy nhất của quá trình này cung cấp cho chúng ta hoặc cơ hội để giải thoát hoặc tiềm năng tiếp tục trong u mê. Mọi khía cạnh của toàn thể quá trình này đồng thời trao cho chúng ta cả cơ hội giải thoát lẫn cơ hội u mê.

Giáo huấn trung ấm đang mở ra một cánh cửa cho chúng ta, chỉ cách cho chúng ta có thể bước ra khỏi cái vòng không kiểm soát được của chết và tái sinh, cái guồng vô minh lặp đi lặp lại, kiếp nọ tiếp kiếp kia. Chúng bảo chúng ta rằng qua quá trình trung ấm của sống và chết này, bất kì lúc nào chúng ta có thể nhận dạng và duy trì nhận biết ổn định về bản tính tâm trí, Rigpa, hay ngay cả khi chúng ta có thể thu được biện pháp nào đó để kiểm soát tâm trí của chúng ta, chúng ta có thể bước qua cánh cửa đó hướng tới giải thoát. Tuỳ theo pha của các trung ấm mà nó được áp dụng, tuỳ theo sự quen thuộc của bạn với cái Nhìn về bản tính của bản thân tâm trí, và tuỳ theo chiều sâu của việc hiểu của bạn về tâm trí của bạn, các ý nghĩ và cảm xúc của nó, việc nhận dạng này sẽ khác nhau.

Tuy nhiên điều giáo huấn trung ấm cũng nói cho chúng ta biết là ở chỗ điều xảy ra trong tâm trí chúng ta bây giờ trong cuộc đời này đích xác là điều sẽ xuất hiện trong trạng thái trung ấm lúc chết, vì về bản chất không có khác biệt; sống và chết là một trong “tính toàn thể không phân chia” và “sự vận động tuôn chảy.” Đây là lí do tại sao một trong những thầy Tây Tạng tài năng hoàn hảo nhất của thế kỉ mười bẩy, Tsele Natsok Rangdrol, đã giải thích các tu luyện tâm cho từng trung ấm – cuộc đời này, chết, pháp tính và sinh thành – dưới dạng trạng thái hiểu hiện tại của chúng ta về bản chất của ý nghĩ và cảm xúc, và của tâm trí và những cảm nhận của nó:

 

Nhận dạng tính đa dạng vô hạn này của các diện mạo là mơ,

Vì không có cái gì ngoài phóng chiếu của tâm trí của ông, vọng tưởng và không thực.

Không nắm giữ bất kì cái gì, an định trong trí huệ của Rigpa của ông, cái siêu việt trên mọi khái niệm;

Đây là tâm của tu luyện cho trung ấm cuộc đời này.

 

Ông nhất định sẽ sớm chết, và thế thì không cái gì sẽ có bất kì giúp đỡ thực nào.

Điều ông trải nghiệm trong chết chỉ là suy nghĩ quan niệm riêng của ông.

Không bịa ra bất kì ý nghĩ nào, để tất cả chúng chết đi trong sự mở rộng bao la của tự nhận biết về Rigpa của ông;

Đây là tâm của tu luyện cho trung ấm chết.

 

Bất kì cái gì nắm giữ vào việc xuất hiện hay biến mất, dù là tốt hay xấu, là tâm trí của ông.

Và bản thân tâm trí này là sự tự toả sáng của Pháp thân, dù bất kì cái gì nảy sinh

Không bám vào cái nảy sinh, không làm ra khái niệm từ chúng, không chấp nhận hay bác bỏ chúng:

Đây là tâm của tu luyện cho trung ấm pháp tính.

 

Luân hồi là tâm trí của ông, và niết bàn cũng là tâm trí của ông,

Mọi vui thú và đau, và mọi ảo tưởng tồn tại không đâu khác ngoài tâm trí của ông.

Đạt tới kiểm soát được tâm trí riêng của ông;

Đây là tâm của tu luyện cho trung ấm trở thành.

 

 

Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.21 Quá trình phổ quát

[i] J. M. Reynolds, Self-Liberation through Seeing with Naked Awareness (New York Station Hill, 1989), 13.