Thầy nói rằng các nhà tâm lí học phương Tây bây giờ nói tốt hơn cả là né tránh tranh đấu trong mối quan hệ yêu, và rằng đối diện với nó khi nó tới làm cho yêu mãnh liệt hơn. Thế rồi thầy đã nói về trung đạo của Phật điều loại trừ cả hai cực đoan. Với những người còn chưa siêu việt trong yêu, điều ở bên ngoài hai cực, cách nào là thích hợp cho những người yêu theo ý kiến của thầy?
Vài điểm cơ bản. Thứ nhất, yêu của tâm trí nhất định là sự dịch chuyển giữa hai cái đối lập cực của ghét và yêu. Với tâm trí, nhị nguyên nhất định có đó. Cho nên nếu bạn yêu người nào đó bằng tâm trí, bạn không thể thoát được cực kia. Bạn có thể che giấu nó, bạn có thể kìm nén nó, bạn có thể quên về nó – những người được gọi là có văn hoá bao giờ cũng làm điều đó. Nhưng thế thì họ trở thành liệt, chết.
Nếu bạn không thể tranh đấu với người yêu của bạn, nếu bạn không thể giận, thế thì cái đích thực của yêu bị mất. Nếu bạn kìm nén giận của bạn, giận bị kìm nén đó sẽ trở thành một phần của bạn, và giận bị kìm nén đó sẽ không cho phép bạn buông bỏ toàn bộ trong khi đang yêu. Nó bao giờ cũng có đó. Bạn đang kìm nó lại; bạn đã kìm nén nó.
Nếu tôi giận và tôi đã kìm nén nó, thế thì khi tôi đang yêu giận bị kìm nén có đó, và cái đó sẽ làm cho yêu của tôi chết. Nếu tôi đã không đích thực trong giận của tôi, tôi không thể đích thực trong yêu của tôi. Nếu bạn đích thực, thế thì bạn đích thực trong cả hai. Nếu bạn không đích thực trong cái này, bạn không thể đích thực trong cái kia.
Trên khắp thế giới cái gọi là các giáo huấn, nền văn minh, nền văn hoá, họ đã làm giảm yêu đi hoàn toàn – và nhân danh yêu điều này đã xảy ra. Họ nói, “Nếu bạn yêu ai đó, thế thì đừng giận – yêu của bạn là giả nếu bạn giận. Thế thì đừng tranh đấu, thế thì đừng ghét.”
Tất nhiên, điều đó có vẻ logic. Nếu bạn đang trong yêu, làm sao bạn có thể ghét được? Cho nên chúng ta cắt bỏ phần ghét. Nhưng với phần ghét bị cắt bỏ, yêu trở thành bất lực. Dường như là bạn đã cắt bỏ một chân của một người và thế rồi bạn nói, “Bây giờ anh đi đi! Bây giờ anh có thể chạy, anh được tự do chạy.” Nhưng bạn đã cắt bỏ một chân, cho nên người này không thể đi được.
Ghét và yêu là hai cực của một hiện tượng. Nếu bạn cắt đi ghét, yêu sẽ là chết và bất lực. Đó là lí do tại sao mọi gia đình đã trở thành bất lực. Và thế rồi bạn trở nên sợ buông bỏ. Khi bạn đang trong yêu bạn không thể buông bỏ hoàn toàn được vì bạn sợ. Nếu bạn buông bỏ hoàn toàn, giận, bạo hành, ghét, cái bị ẩn kín và kìm nén có thể ló ra. Thế thì bạn phải ép nó xuống liên tục. Sâu bên dưới bạn phải tranh đấu với nó liên tục. Và trong tranh đấu với nó bạn không thể tự nhiên và tự phát. Thế thì bạn chỉ làm ra vẻ rằng bạn đang yêu. Bạn giả vờ, và mọi người biết: vợ bạn biết rằng bạn đang giả vờ, và bạn biết rằng vợ bạn đang giả vờ. Mọi người đang giả vờ. Thế thì toàn thể cuộc sống trở thành giả.
Hai điều phải được làm để đi ra ngoài tâm trí. Thứ nhất, đi vào trong thiền, và thế rồi chạm tới mức độ của vô trí bên trong bạn. Thế thì bạn sẽ có yêu mà sẽ không bất kì cái đối lập cực nào. Nhưng thế thì trong yêu đó sẽ không có háo hức, không có đam mê. Yêu đó sẽ là im lặng – an bình sâu mà thậm chí không một gợn sóng trên nó.
Một Phật, một Jesus, họ cũng yêu. Nhưng trong yêu đó không có háo hức, không có xúc động. Xúc động tới từ cái đối lập cực. Hai cái đối lập cực tạo ra căng thẳng. Nhưng yêu của Phật, yêu của Jesus, là hiện tượng im lặng, cho nên chỉ những người đã đạt tới trạng thái của vô trí mới có thể hiểu được yêu của họ.
Jesus đi qua, và hôm đó trời nóng, vào giữa trưa. Ông ấy mệt, cho nên ông ấy nghỉ lại dưới một cây. Ông ấy không biết cây đó thuộc vào người nào. Nó thuộc về Mary Magdalene. Mary là gái mãi dâm.
Cô ấy nhìn từ cửa sổ và thấy người rất đẹp này – một trong những người đẹp nhất đã từng được sinh ra. Cô ấy cảm thấy bị hấp dẫn, và không chỉ bị hấp dẫn, cô ấy cảm thấy si mê. Cô ấy bước ra và cô ấy hỏi Jesus, “Vào nhà tôi đi. Sao ông nghỉ ở đây? Ông được đón chào.” Jesus nhìn vào mắt cô ấy đầy si mê, yêu – cái gọi là yêu. Jesus nói, “Lần sau, khi tôi lại mệt trong khi đi qua đây, tôi sẽ vào nhà cô. Nhưng ngay bây giờ nhu cầu được đáp ứng rồi. Tôi sẵn sàng để đi tiếp, cho nên cám ơn cô.”
Mary cảm thấy bị xúc phạm. Điều này là hiếm hoi… thực sự, cô ấy không bao giờ mời bất kì người nào trước đây. Mọi người sẽ tới từ nơi xa xôi chỉ để nhìn cô ấy. Ngay cả các vua cũng tới cô ấy, và ở đây người ăn xin này đã từ chối cô ấy. Jesus chỉ là người ăn xin, người lang thang – chỉ là một người hippie, và ông ấy từ chối cô ấy. Cho nên Mary đã nói với Jesus, “Ông không thể cảm thấy tình yêu của tôi sao? Đây là lời mời yêu. Cho nên tới đi! Đừng bác bỏ tôi. Ông không có bất kì yêu nào trong lòng ông sao?”
Jesus nói với cô ấy khi đáp lại, “Tôi cũng yêu cô – và thực sự, tất cả những người tới giả vờ rằng họ yêu cô, họ không yêu cô đâu.” Ông ấy nói, “Chỉ tôi có thể yêu cô.”
Và ông ấy đúng. Nhưng yêu đó có phẩm chất khác. Yêu đó không có cái đối lập cực, cái tương phản. Do vậy căng thẳng vắng bóng, háo hức vắng bóng. Ông ấy không háo hức về yêu, không xúc động. Và với ông ấy, yêu không phải là mối quan hệ, nó là trạng thái con người.
Đi ra ngoài tâm trí đi; đạt tới mức độ của vô trí. Thế thì yêu nở hoa, nhưng yêu đó không có cái đối lập cho nó. Bên ngoài tâm trí không có cái đối lập với bất kì cái gì. Bên ngoài tâm trí mọi thứ là một. Bên trong tâm trí, mọi thứ bị chia thành hai. Nhưng nếu bạn ở bên trong tâm trí, thì là đích thực tốt hơn là giả.
Cho nên là đích thực khi bạn cảm thấy giận hướng tới người yêu của bạn. Là đích thực khi khi bạn đang giận, và thế thì không có kìm nén, trong khi khoảnh khắc của yêu sẽ tới, khi tâm trí sẽ chuyển sang cực điểm kia, bạn sẽ có tuôn chảy tự phát. Cho nên với tâm trí, nhận tranh đấu như một phần của nó. Chính tính rất động của tâm trí là làm việc trong các đối lập cực. Cho nên là đích thực trong giận, là đích thực trong tranh đấu; thế thì bạn cũng sẽ là đích thực trong yêu.
Cho nên với người yêu, tôi muốn nói: là đích thực. Và nếu bạn thực sự là đích thực, một hiện tượng duy nhất sẽ xảy ra. Bạn sẽ trở nên chán với toàn thể điều vô nghĩa của việc chuyển giữa các cái đối lập cực. Nhưng là đích thực đi; bằng không bạn sẽ không bao giờ trở nên chán.
Tâm trí kìm nén không bao giờ trở nên thực sự nhận biết rằng nó bị bắt giữ trong các cái đối lập cực. Người đó không bao giờ thực sự giận, người đó không bao giờ thực sự trong yêu, cho nên người đó không có kinh nghiệm thực của tâm trí. Do vậy, tôi gợi ý là đích thực. Không là giả. Là thực! Và tính đích thực có cái đẹp riêng của nó. Người yêu bạn, người bạn yêu sẽ hiểu khi bạn là thực sự giận – giận một cách đích thực. Chỉ giận giả hay không giận giả mới không thể được tha thứ. Là đích thực, và thế thì bạn sẽ là đích thực cả trong yêu nữa. Yêu đích thực đó sẽ đền bù, và qua việc yêu đích thực bạn sẽ trở nên bị chán. Bạn sẽ đi tới tự hỏi bạn đang làm gì – tại sao bạn chỉ là con lắc đung đưa từ cực này sang cực kia. Bạn sẽ bị chán, và chỉ thế thì bạn có thể quyết định đi ra ngoài tâm trí và ra ngoài tính cực.
Là đàn ông đích thực hay là đàn bà đích thực đi. Không cho phép bất kì cái giả nào; không giả vờ. Là thực và chịu đựng thực tại. Chịu đựng là tốt. Chịu đựng thực sự là việc huấn luyện, là kỉ luật. Chịu đựng nó đi! Chịu đựng giận và chịu đựng yêu và chịu đựng ghét. Chỉ nhớ một điều: không bao giờ là giả. Nếu bạn không cảm thấy yêu, thế thì nói điều đó rằng bạn không cảm thấy yêu. Không giả vờ; không cố trưng ra rằng bạn đang yêu. Nếu bạn giận, thế thì nói rằng bạn giận và là giận.
Sẽ có nhiều chịu đựng, nhưng chịu đựng nó đi. Qua việc chịu đựng đó một ý thức mới được sinh ra. Bạn trở nên nhận biết về toàn thể cái vô nghĩa của ghét và giận. Bạn ghét một người và bạn cũng yêu cùng người đó, và bạn liên tục di chuyển trong vòng tròn. Vòng tròn đó sẽ trở thành trong như pha lê cho bạn, và nó trở thành trong như pha lê chỉ qua chịu đựng.
Đừng trốn chạy chịu đựng. Bạn cần việc chịu đựng thực. Nó giống như lửa: nó sẽ thiêu cháy bạn. Mọi thứ là giả sẽ cháy và mọi thứ là thực sẽ có đó. Đây là điều các nhà hiện sinh gọi là tính đích thực. Là đích thực, và thế thì bạn không thể là bất kì cái gì trong tâm trí. Là không đích thực, và bạn sẽ ở trong tâm trí trong hết kiếp nọ tới kiếp kia.
Bạn sẽ phát chán nhị nguyên. Nhưng làm sao người ta có thể phát chán nhị nguyên chừng nào người ta chưa thực sự trong nhị nguyên, không giả vờ? Thế thì bạn sẽ biết rằng cái gọi là yêu của tâm trí không là gì ngoài bệnh tật.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng người yêu không thể ngủ được không? Người đó không thoải mái – người đó bồn chồn. Nếu bạn khám người đó, người đó sẽ biểu lộ nhiều triệu chứng của nhiều bệnh. Yêu này, cái gọi là yêu này của tâm trí và thân thể, thực sự là bệnh, nhưng người ta vẫn còn bị bận rộn – đó là vận hành của nó. Bằng không bạn sẽ cảm thấy không bận rộn, dường như bạn không làm bất kì cái gì trên thế giới. Cả đời bạn sẽ dường như kì nghỉ, cho nên yêu là tốt để lấp đầy nó.
Bản thân tâm trí là bệnh, cho nên bất kì cái gì thuộc vào tâm trí đều sẽ là bệnh. Chỉ bên ngoài tâm trí, nơi bạn không bị phân chia trong nhị nguyên, nơi bạn là một, chỉ ở đó yêu khác nở hoa. Jesus gọi nó là yêu. Phật gọi nó là từ bi. Điều này chỉ là để tạo ra phân biệt. Không có gì khác biệt về bạn gọi nó là gì.
Có khả năng của yêu mà không có cái đối lập với nó, nhưng yêu đó chỉ có thể tới khi bạn đi ra ngoài yêu này. Và để đi ra ngoài, tôi gợi ý rằng bạn là đích thực. Là đích thực đi – trong ghét, trong yêu, trong giận. Trong mọi thứ, là đích thực, là thực, không giả vờ, vì chỉ cái có thực mới có thể được siêu việt lên. Bạn không thể siêu việt trên những cái không thực.
Từ “Vigyan Bhairav Tantra – tập 1”, Ch.12 Bên ngoài tâm trí tới nguồn