HIỂU VỀ PHÁP TÍNH
Giờ đây khi trung ấm pháp tính bừng lên trên tôi,
Tôi sẽ bỏ mọi sợ và khiếp hãi,
Tôi sẽ nhận dạng bất kì cái gì xuất hiện như sự hiển thị của Rigpa riêng của tôi
Và biết nó như sự xuất hiện tự nhiên của trung ấm này;
Vì tôi đã đạt tới điểm mấu chốt này,
Tôi sẽ không sợ các thần an bình và phẫn nộ, cái nảy sinh từ bản tính của chính tâm trí riêng của tôi
Chìa khoá cho việc hiểu trung ấm này là ở chỗ mọi kinh nghiệm xảy ra trong nó là sự toả chiếu tự nhiên của bản tính tâm trí của chúng ta. Điều đang xảy ra là ở chỗ các khía cạnh khác nhau của năng lượng chứng ngộ của nó được xả ra dần. Giống như ánh sáng cầu vồng lung linh được tán sắc bởi kính pha lê là hiển thị tự nhiên của nó, việc xuất hiện loá mắt của pháp tính không thể bị tách rời khỏi bản tính tâm trí. Chúng là cách diễn đạt tự phát của nó. Cho nên dù diện mạo có thể là khủng khiếp thế nào, Sách Tây Tạng về người chết nói, chúng không nhiều hơn về sợ của bạn so với sư tử nhồi bông.
Tuy nhiên, nói một cách chặt chẽ, gọi những sự xuất hiện đó là “linh ảnh,” hay thậm chí “kinh nghiệm” chắc sẽ là sai, vì linh ảnh và kinh nghiệm phụ thuộc vào mối quan hệ nhị nguyên giữa người cảm nhận và cái gì đó được cảm nhận. Nếu chúng ta có thể nhận dạng sự xuất hiện của trung ấm pháp tính như năng lượng trí huệ của chính tâm trí riêng của chúng ta, không có khác biệt giữa người cảm nhận và cái được cảm nhận, và đây là kinh nghiệm về bất nhị. Đi vào trong kinh nghiệm đó một cách đầy đủ là đạt tới giải thoát. Vì, như Đại sư Kalu nói, “Giải thoát nảy sinh ở khoảnh khắc đó trong trạng thái sau chết khi tâm thức có thể nhận ra kinh nghiệm của nó không là gì khác hơn là bản thân tâm trí.”[i]
Tuy nhiên, vì chúng ta không còn trụ hay dựa vào thân thể vật lí hay thế giới, năng lượng của bản tính tâm trí xả ra trong trạng thái trung ấm có thể có vẻ như thật toàn bộ, và xuất hiện để lấy sự tồn tại khách quan. Nếu không có sự ổn định trong tu luyện, chúng ta không có tri thức về bất kì cái gì là bất nhị, tức là không phụ thuộc vào cảm nhận riêng của chúng ta. Một khi chúng ta lầm lẫn coi các diện mạo như tách biệt khỏi chúng ta, như “linh ảnh bên ngoài,” chúng ta đáp ứng bằng sợ hay hi vọng, điều đưa chúng ta vào ảo tưởng.
Giống như trong sự bừng lên của Chói sáng Nền tảng, nhận dạng được là chìa khoá cho giải thoát, cho nên ở đây trong trung ấm pháp tính vấn đề cũng như vậy. Chỉ ở đây chính việc nhận dạng về sự tự toả chiếu của Rigpa, việc biểu lộ năng lượng của bản tính tâm trí, tạo ra những khác biệt giữa giải thoát hay tiếp tục trong vòng tái sinh không kiểm soát được. Chẳng hạn, lấy sự xuất hiện của một trăm thần an bình và phẫn nộ, điều xuất hiện trong pha thứ hai của trung ấm này. Sự xuất hiện này bao gồm chư phật thuộc năm họ phật, cùng các phật mẫu tương ứng của họ, các bồ tát nam và nữ, chư phật của sáu cõi giới, và một số các thần phẫn nộ và hộ pháp. Tất cả đều nổi lên ở giữa ánh sáng chói lọi của năm trí huệ.
Chúng ta nên hiểu chư phật và các thần này như thế nào? “Từng người trong những dạng thuần khiết này diễn đạt một cảnh quan chứng ngộ của một phần kinh nghiệm không thuần khiết của chúng ta.”[ii] Năm phật nam là khía cạnh thuần khiết của năm kết tập của bản ngã. Năm trí huệ của họ là khía cạnh thuần khiết của năm cảm xúc tiêu cực. Năm phật nữ là các lượng tố yếu tố thuần khiết của tâm trí, điều chúng ta trải nghiệm như các yếu tố không thuần khiết của thân thể vật lí của chúng ta và của môi trường. Tám bồ tát là khía cạnh thuần khiết của các kiểu tâm thức khác nhau, và các nữ bồ tát tương ứng là đối thể của các tâm thức này.
Dù cho linh ảnh thuần khiết về các gia đình phật và trí huệ của họ biểu lộ ra, hay linh ảnh không thuần khiết của các kết tập và cảm xúc tiêu cực nảy sinh, chúng là như nhau cố hữu trong bản tính nền tảng của chúng. Sự khác biệt nằm ở cách chúng ta nhận dạng chúng, và liệu chúng ta có nhận dạng rằng chúng nổi lên từ nền tảng của bản tính tâm trí như năng lượng chứng ngộ của chúng hay không.
Lấy thí dụ, điều biểu lộ trong tâm trí bình thường của chúng ta như ý nghĩ về ham muốn; nếu bản tính thực của nó được nhận dạng, có nảy sinh, tự do khỏi nắm giữ, như “trí huệ của sự sáng suốt.” Hận và giận, khi được nhận dạng thực sự, nảy sinh như sự rõ ràng tựa kim cương, không bám giữ; đây là “trí huệ tựa gương.” Khi vô minh được nhận dạng, nó nảy sinh như sự rõ ràng tự nhiên và bao la không có quan niệm: “trí huệ về không gian bao quanh tất cả.” Kiêu ngạo, khi được nhận dạng, được nhận ra là bất nhị và bình đẳng: “trí huệ bình đẳng.” Ghen tị, khi được nhận dạng, là được tự do khỏi thiên vị và nắm giữ, và nảy sinh như “trí huệ thấu hiểu tất cả.” Cho nên năm cảm xúc tiêu cực nảy sinh như kết quả trực tiếp của việc không nhận dạng được của chúng ta về bản tính thực của chúng. Khi thực sự được nhận diện, chúng được làm thuần khiết và được giải thoát, và nảy sinh bản thân chúng không khác gì hơn là việc hiển thị năm trí huệ.
Trong trung ấm pháp tính, khi bạn không nhận diện được ánh sáng chói lọi của năm trí huệ này, thế thì chấp ngã đi vào “cảm nhận” của bạn, giống như, một thầy nói, người đang ốm nặng với sốt cao sẽ bắt đầu có ảo giác và thấy mọi loại ảo giác. Cho nên, chẳng hạn, nếu bạn không nhận diện được ánh sáng đỏ mầu hồng ngọc của trí huệ sáng suốt, nó nảy sinh như lửa, vì nó là bàn chất thuần khiết của yếu tố lửa; nếu bạn không nhận diện được bản tính thật của sự toả sáng mầu vàng của trí huệ bình đẳng, thế thì nó nảy sinh như yếu tố đất, vì nó là bản chất thuần khiết của yếu tố đất; vân vân.
Đó là cách thức chúng được biến đổi, khi chấp ngã đi vào “cảm nhận” về những diện mạo của trung ấm pháp tính, bạn gần như có thể nói chúng đã gần như được đông đặc lại, qua điều đó vào trong những cơ sở đa dạng của ảo tưởng của luân hồi.
Một thầy Đại Toàn thiện dùng thí dụ về nước đá và nước thường để chỉ ra việc thiếu nhận dạng và chấp ngã lộ ra: Nước thông thường là lỏng, một yếu tố có phẩm chất kì diệu là tẩy rửa và giải khát. Nhưng khi nó đông cứng lại, nó trở thành nước đá. Theo cách tương tự, bất kì khi nào chấp ngã nảy sinh nó sẽ làm đông cứng cả kinh nghiệm bên trong của chúng ta lẫn cách chúng ta cảm nhận thế giới xung quanh chúng ta. Vậy mà như trong nóng của mặt trời nước đá sẽ tan thành nước, cho nên trong ánh sáng của việc nhận dạng, bản tính trí huệ vô biên của chúng ta được lộ ra.
Bây giờ chúng ta có thể thấy đích xác, sau việc bừng lên của Chói sáng Nền tảng và trung ấm pháp tính, luân hồi thực tại nảy sinh như kết quả của hai lần thất bại liên tiếp không nhận dạng được bản tính bản chất của tâm trí. Lần thứ nhất Chói sáng Nền tảng, nền tảng của bản tính của tâm trí, không được nhận dạng; nếu như nó được nhận dạng, giải thoát chắc đã được đạt tới. Lần thứ hai bản tính năng lượng của bản tính của tâm trí trình hiện bản thân nó; nếu điều đó không được nhận dạng, việc nảy sinh các cảm xúc tiêu cực bắt đầu đông cứng thành các cảm nhận giả khác nhau, điều cùng nhau chúng tạo ra những cõi giới huyễn ảo mà chúng ta gọi là luân hồi, và chúng giam hãm chúng ta trong vòng sinh tử. Toàn thể việc tu luyện tâm linh vậy chỉ để dành cho việc đảo ngược trực tiếp điều tôi gọi là tiến trình vô minh này, và do vậy làm tan chảy những cảm nhận giả liên thuộc và liên nối lẫn nhau mà đã dẫn tới việc thoát ra khỏi thực ra ảo tưởng của bịa đặt riêng của chúng ta.
Ngay khi Chói sáng Nền tảng bừng lên vào khoảnh khắc chết, ở đây nữa trong trung ấm pháp tính, giải thoát không thể được coi là đương nhiên có. Khi ánh sáng chói lọi của trí huệ toả sáng ra, nó được đi cùng bởi việc hiển thị của âm thanh và ánh sáng dễ chịu, ấm áp, đơn giản, ít thách thức và tràn ngập hơn ánh sáng của trí huệ. Thứ ánh sáng lờ mờ này – hơi khói xám, vàng, lục, xanh, đỏ và trắng – là khuynh hướng vô ý thức, thói quen được tích luỹ bởi giận, tham, vô minh, ham muốn, ghen tị và kiêu ngạo. Đó là các cảm xúc tạo nên sáu cõi giới luân hồi: địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, á thần và thần tương ứng.
Nếu chúng ta không nhận dạng được và không ổn định được bản tính tâm trí pháp tính trong sự sống, theo bản năng chúng ta sẽ bị kéo hướng tới những ánh sáng lờ mờ của sáu cõi, vì khuynh hướng cơ bản hướng tới nắm giữ, điều chúng ta đã xây dựng lên trong cuộc sống, bắt đầu khuấy động và thức tỉnh. Bị đe doạ bởi sự chói lọi năng động của trí huệ, tâm trí đi tìm chỗ ẩn tránh. Ánh sáng ấm áp, lời mời mọc của các khuynh hướng thói quen của chúng ta, quyến rũ chúng ta tới tái sinh, được xác định bởi cảm xúc tiêu cực đặc biệt mà chi phối nghiệp của chúng ta và luồng tâm trí của chúng ta.
Chúng ta hãy lấy một thí dụ về sự xuất hiện của một trong những vị phật an bình trong Sách Tây Tạng về người chết, điều sẽ minh hoạ cho toàn thể quá trình này. Thầy hay người bạn tâm linh đề cập tới tâm thức của người chết:
Hỡi con trai/ con gái của gia đình chứng ngộ, nghe mà không sao lãng!
Vào ngày thứ ba, ánh sáng vàng sẽ nảy sinh, đó là bản chất thuần khiết của yếu tố đất. Đồng thời, từ phật trường phía nam mang tên “Niềm vinh quang,” Phật Bảo Sinh sẽ xuất hiện trước ông, với thân hình mầu vàng, tay cầm ngọc như ý. Ngài ngự trên ngai đặt trên ngựa và có phật mẫu Mamaki ôm bên cạnh. Xung quanh ngài có hai bồ tát nam, Hư không tạng và Phổ Hiền[iii], và hai bồ tát nữ Mala và Dhupa, cho nên sáu hiện thân phật xuất hiện bên trong sự mở rộng của ánh sáng cầu vồng.
Sự thuần khiết cố hữu của thọ uẩn cảm – là “trí huệ bình đẳng” – dưới dạng ánh sáng mầu vàng, chói lọi được điểm xuyết bằng các hình cầu ánh sáng đủ kích cỡ lớn nhỏ, chói sáng trong trẻo mắt thường không thể chịu nổi, sẽ tuôn chảy về phía ông từ tim của Bảo Sinh và phật mẫu, xuyên xoáy vào tim ông cho nên mắt ông không thể nhìn thẳng vào nó được.
Đích xác cùng lúc, cùng với ánh sáng của trí huệ, một ánh sáng xanh lam mờ biểu thị cho cõi người sẽ chiếu tới ông và xuyên xoáy vào tim ông. Thế rồi, bị dẫn lái bởi kiêu ngạo, ông sẽ trốn chạy trong kinh hoàng từ sự mãnh liệt của ánh sáng vàng, nhưng vui sướng trong ánh sáng xanh lam mờ của cõi người, và do vậy trở nên bị gắn bó vào nó.
Vào khoảnh khắc này đừng sợ hãi ánh sáng vàng xuyên thấu trong mọi vẻ toả chiếu sáng chói của nó, mà nhận dạng nó là trí huệ. Để Rigpa của ông an định trong đó, thảnh thơi, thoải mái, trong trạng thái vô vi. Và có tin tưởng vào nó; có sùng kính và khao khát hướng tới nó. Nếu ông nhận dạng nó là sự toả chiếu tự nhiên của Rigpa riêng của ông, cho dù ông không có sùng kính và đã không nói lời cầu nguyện cần thiết về hứng khởi, mọi chư phật và các tia sáng sẽ hội nhập với ông không tách rời, và ông sẽ đạt tới phật tính.
Nếu ông không nhận dạng được nó là sự toả chiếu tự nhiên của Rigpa riêng của ông, thế thì cầu nguyện về nó với sùng kính, nghĩ rằng “Đây là ánh sáng của năng lượng từ bi của Phật Bảo Sinh. Tôi lấy trú ẩn trong nó.” Vì thực ra đó là Phật Bảo Sinh đến để hướng dẫn ông giữa những khiếp sợ của trung ấm này, và nó là cái móc tia sáng của năng lượng từ bi của ngài, cho nên rót đầy tim ông bằng sùng kính với nó.
Đừng vui sướng trong ánh sáng mầu lam của cõi người. Đây là con đường cám dỗ của khuynh hướng thói quen mà ông đã tích luỹ bởi lòng kiêu ngạo mạnh mẽ. Nếu ông bị gắn bó với nó ông sẽ rơi vào trong cõi người, nơi ông sẽ trải nghiệm nỗi khổ của sinh, lão, bệnh, tử và ông sẽ bỏ lỡ cơ hội nổi lên từ đầm lầy luân hồi. Ánh sáng lam mờ này là một vật cản chắn ngang con đường giải thoát, cho nên đừng nhìn vào nó và từ bỏ kiêu ngạo! Bỏ các khuynh hướng thói quen của nó! Đừng bị gắn bó (vào ánh sáng lam mờ)! Đừng khát khao về nó! Cảm thấy sùng kính và ngưỡng mộ ánh sáng vàng toả chiếu rực rỡ, hội tụ toàn bộ sự chú ý vào Phật Bảo Sinh và nói lời cầu nguyện này:
Hỡi ôi!
Vì lòng kiêu ngạo mạnh mẽ mà tôi lang thang trong cõi luân hồi,
Cầu xin Phật Bảo Sinh dẫn đường
Trên con đường ánh sáng toả chiếu mà là “trí huệ bình đẳng,”
Cầu xin Phật mẫu tối cao Mamaki đi phía sau tôi;
Xin các ngài giúp tôi đi qua con đường nguy hiểm của trung ấm,
Và đưa tôi tới trạng thái phật hoàn hảo.
Bằng cách nói lời cầu nguyện này với sùng kính sâu sắc, ông sẽ tan biến trong ánh sáng cầu vồng toả ra từ tim của Phật Bảo Sinh và phật mẫu Mamaki và trở thành một báo thân phật[iv] trong phật trường “Niềm vinh quanh” phía nam.
Đoạn mô tả về sự xuất hiện của Phật Bảo Sinh kết thúc với việc giải thích rằng thông qua “việc trình diễn” này của thầy hay người bạn tâm linh, giải thoát là chắc chắn, dù năng lực của người chết có thể còn yếu. Vậy mà, ngay cả sau khi được nghe “trình diễn” nhiều lần, Sách Tây Tạng về người chết nói, có những người, bởi nghiệp xấu, sẽ không nhận dạng và không thu được giải thoát. Bị khuấy đảo bởi ham muốn và u mê và khiếp hãi bởi những âm thanh, ánh sáng mạnh, họ sẽ chạy trốn. Cho nên, vào “ngày” hôm sau, Phật tiếp theo, A di đà, Phật Vô lượng quang với đồ hình các thần, sẽ xuất hiện trong mọi vẻ rực rỡ của ánh sáng đỏ chói lọi, biểu hiện cùng với con đường ánh sáng vàng, hấp dẫn, mờ đục của ngạ quỉ, cái được tạo ra từ ham muốn và sự thấp hèn. Và như thế Sách Tây Tạng về người chết giới thiệu sự xuất hiện lần lượt của từng thần an bình và phẫn nộ theo cách tương tự.
Tôi thường được hỏi: “Liệu các thần có xuất hiện cho người phương Tây không? Và nếu có, có phải dưới dạng quen thuộc cho ngưi phương Tây không?”
Các biểu hiện của trung ấm pháp tính được gọi là “hiện diện tự phát.” Điều này có nghĩa là chúng xuất hiện một cách cố hữu và vô điều kiện, và tồn tại trong mỗi chúng ta. Việc nảy sinh ra chúng không phụ thuộc vào bất kì việc nhận ra tâm linh nào mà chúng ta có thể có; chỉ phụ thuộc vào việc chúng ta có nhận dạng được chúng không. Chúng không là duy nhất cho người Tây Tạng; chúng là kinh nghiệm phổ quát và nền tảng, nhưng cách chúng được cảm nhận phụ thuộc vào ước định của chúng ta. Vì chúng có bản chất vô giới hạn, chúng hoàn toàn tự do biểu hiện theo bất cứ hình thể nào.
Do đó các thần có thể mang hình thể mà chúng ta quen thuộc nhất trong cuộc sống của chúng ta. Chẳng hạn, với người tu luyện theo công giáo, các thần có thể mang hình thể của Jesus hay Đức mẹ đồng trinh Mary. Nói chung, toàn thể chủ định của biểu hiện chứng ngộ của chư phật là để giúp chúng ta, cho nên họ có thể lấy bất kì hình thể nào thích hợp nhất và có lợi nhất cho chúng ta. Nhưng dù xuất hiện trong bất kì hình thể nào, điều quan trọng cần phải nhận dạng được rằng dứt khoát không có khác biệt dù bất kì cái gì trong bản tính nền tảng của họ.
NHẬN DẠNG
Trong Đại Toàn thiện điều được giải thích rằng chỉ một người sẽ không nhận dạng được Chói sáng Nền tảng nếu không thực chứng được bản tính tâm trí và chưa có trải nghiệm ổn định về tu luyện Trekcho, cho nên nếu không ổn định về Togal, khó mà người nào có thể nhận dạng được trung ấm pháp tính. Một người tu luyện Togal thuần thục, đã hoàn thiện và ổn định sự chói sáng của bản tính tâm trí, đã đi tới tri thức trực tiếp trong cuộc đời mình về chính cùng những biểu hiện sẽ nổi lên trong trung ấm pháp tính. Thế thì năng lượng và ánh sáng này nằm bên trong chúng ta, mặc dù vào khoảnh khắc đó chúng bị ẩn kín. Vậy mà khi thân thể và tầng thô của tâm trí chết đi, chúng tự nhiên được giải phóng, và âm thanh cùng ánh sáng và mầu sắc của bản tính thực của chúng ta được phát sáng ra.
Tuy nhiên, không chỉ thông qua Togal mà trung ấm này có thể được dùng như cơ hội cho giải thoát. Những người tu luyện Tantra trong Phật giáo sẽ đặt quan hệ cho những xuất hiện của trung ấm pháp tính với việc tu luyện riêng của họ. Trong Tantra, nguyên lí về các thần là một cách thức giao tiếp. Khó đặt quan hệ với sự hiện diện của năng lượng chứng ngộ nếu chúng không có hình thể hay nền tảng cho giao tiếp cá nhân. Các thần được hiểu như biểu dụ, cái nhân cách hoá và thâu tóm năng lượng và phẩm chất vô hạn của tâm trí trí huệ của chư phật. Nhân cách hoá họ dưới dạng các thần tạo khả năng cho người tu luyện nhận dạng họ và tạo liên hệ với họ. Thông qua huấn luyện trong việc tạo ra và tái hấp thu các thần trong tu luyện quán tưởng, người tu luyện nhận ra rằng tâm trí cảm nhận thần và bản thân thần là không tách rời.
Trong Phật giáo Tây Tạng người tu luyện sẽ có một yidam, tức là, tu luyện về vị phật hay thần đặc biệt mà họ có kết nối nghiệp mạnh, người đó với họ là hiện thân của chân lí, và người đó họ thường khẩn cầu như trung tâm của việc tu luyện của họ. Thay vì cảm nhận những sự xuất hiện của trung ấm pháp tính như các hiện tượng bên ngoài, người tu luyện Tantra sẽ đặt quan hệ chúng với việc tu luyện về yidam của họ, và thống nhất và hội nhập với những xuất hiện đó. Vì trong tu luyện của họ, họ đã nhận dạng được yidam là sự toả chiếu tự nhiên của tâm trí chứng ngộ nên họ có khả năng xem xét những xuất hiện này bằng việc nhận dạng này, và để cho chúng nảy sinh như yidam. Với cảm nhận thuần khiết này, người tu luyện nhận dạng bất kì cái gì xuất hiện trong trung ấm không gì khác hơn là việc hiển thị của yidam. Thế rồi, thông qua sức mạnh của việc tu luyện của người đó và phúc lành của thần, người đó sẽ thu được giải thoát trong trung ấm pháp tính.
Đây là lí do tại sao theo truyền thống Tây Tạng lời khuyên được trao cho người thế tục hay người tu luyện bình thường chưa quen thuộc với tu luyện yidam là ở chỗ bất kì sự xuất hiện nào nảy sinh, họ phải xem xét kĩ chúng, và nhận dạng chúng ngay lập tức và về bản chất như là Quán thế âm, Phật Từ bi, hay Liên Hoa Sinh, hay A di đà – bất kì vị nào mà họ cảm thấy quen thuộc nhất. Để tóm tắt lại, bất kì cách nào bạn đã tu luyện trong cuộc sống sẽ là cùng cách theo đó bạn cố nhận dạng việc xuất hiện của trung ấm pháp tính.
Một cách hiển lộ khác để nhìn vào trung ấm pháp tính là coi nó như tính nhị nguyên được diễn đạt dưới dạng thuần khiết nhất một cách tối thượng nhất. Chúng ta được trình hiện cho các phương tiện để giải thoát, vậy mà đồng thời chúng ta bị cám dỗ bởi mời gọi của các thói quen và bản năng của chúng ta. Chúng ta trải nghiệm năng lượng thuần khiết của tâm trí, và đồng thời cả sự u mê u mê của tâm trí ngay lập tức. Gần như là chúng ta được nhắc nhở phải chuẩn bị tâm trí của chúng ta – chọn lựa giữa cái này hay cái kia. Tuy nhiên, điều đó diễn ra mà không có việc nói rằng dù chúng ta thậm chí có chọn lựa này chút nào thì cũng được xác định bởi mức độ và sự hoàn thiện tu luyện tâm linh của chúng ta trong cuộc sống.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”. Ch.17 Toả chiếu bên trong
[i] Kalu Rinpoche, The Dharma (Albany: State Univ. of New York Press, 1986), 61.
[ii] Kalu Rinpoche, The Dharma, 62.
[iii] Đây là Phổ Hiền bồ tát và không phải là Phật Nguyên thuỷ.
[iv] Xem Chương 21. Trong đoạn này, tôi biết ơn nhất với những gợi ý tốt lành của Ts. Gyurme Dorje, về bản dịch của ông ấy cho cuốn Sách Tây Tạng về người chết, được bản thân ông ấy và Graham Coleman biên tập, đã được lên lịch xuất bản bởi Penguin năm 1993.