Ham muốn sở hữu trên tất cả.
Lời kinh này dường như rất nguy hiểm: Ham muốn sở hữu trên tất cả. Sở hữu sao? Chính từ này sẽ tạo ra lẫn lộn trong tâm trí bạn vì mọi thầy giáo lớn đều dạy: không ham muốn sở hữu. Phật nói. “Không có tính sở hữu.” Mahavira nói: “Aparigraha: không sở hữu.” Jesus nói, “Bỏ mọi giầu có, mọi của cải.”
Jesus nói, “Ngay cả con lạc đà cũng có thể đi qua lỗ trôn kim nhưng người giầu không thể đi qua cổng của vương quốc của Thượng đế của ta,” và lời kinh này nói Ham muốn sở hữu trên tất cả. Nhưng lời kinh này là hay. Nó ngụ ý cùng điều mà Mahavira và Phật và Jesus đang nói nhưng nó nói điều đó theo cách rất trái ngược.
Nó nói rằng mọi thứ mà bạn nghĩ là sở hữu đều không là sở hữu vì bạn không thể thực sự sở hữu chúng. Bạn có thể sở hữu các thứ được không? Bạn có thể sở hữu người khác được không? Bạn có thể sở hữu bất kì cái gì trên thế giới được không? Bạn chỉ có thể tự lừa bản thân bạn rằng bạn sở hữu cái gì đó. Bạn không thể thực sự sở hữu bất kì cái gì vì chết sẽ phá huỷ mọi thứ.
Điều khác: bất kì cái gì bạn sở hữu đều trở thành kẻ sở hữu bạn. Người sở hữu bị sở hữu bởi đồ sở hữu của người đó. Bạn trở thành nô lệ; bạn không là người chủ. Cho nên hữu dụng gì mà nói rằng bạn sở hữu thế giới? Không ai sở hữu được bất kì cái gì. Chỉ một thứ có thể được sở hữu và đó là cái ngã riêng của bạn. Không cái gì khác có thể được sở hữu.
Bạn có thể trở thành người chủ chỉ cái ngã riêng của bạn thôi. Nếu bạn cố là người chủ của ai đó khác, bạn sẽ chỉ là nô lệ. Bạn có thể gọi sự nô lệ này là ‘làm chủ’, bạn có thể dán nhãn nó là ‘làm chủ’, nhưng bạn đang tự lừa bạn thôi. Lừa dối là lừa dối. Chỉ bằng việc đổi nhãn, chẳng cái gì được thay đổi.
Nhìn vào thứ sở hữu của bạn mà xem. Bạn có sở hữu chúng không? Nếu nhà của bạn bị phá huỷ bạn sẽ khóc, bạn sẽ gào khóc, bạn sẽ phát điên; nhưng nếu bạn chết, nhà của bạn sẽ không khóc đâu. Nó sẽ không phát điên. Vậy ai là người chủ thực? Ngôi nhà sở hữu bạn. Nó chẳng quan tâm chút xíu về bạn: dù bạn sống trong nó hay không. Thực sự nó sẽ cảm thấy rất thoải mái nếu bạn ra đi. Nó sẽ thoải mái hơn. Nó không phụ thuộc vào bạn. Bạn chỉ quấy rối an bình của nó. Nếu bạn chết, nhà sẽ cảm thấy thoải mái. Cho nên ai là người sở hữu?
Lời kinh này có nghĩa theo cách hiểu rằng chỉ cái ngã mới có thể được sở hữu và không cái gì khác. Và nếu bạn không thể sở hữu được cái ngã của bạn, bạn nghĩ bạn có thể sở hữu được cái gì khác?
Cho nên là người chủ đi – người chủ của cái ngã riêng của bạn – và đừng làm nỗ lực nào để sở hữu bất kì cái gì. Tôi không ngụ ý bỏ lại mọi thứ. Đó không phải là vấn đề. Dùng mọi thứ đi, nhưng không nghĩ dưới dạng sở hữu. Dùng nhà, nhưng không là người chủ. Dùng của cải; không là người chủ của nó. Dùng toàn thế giới, nhưng không nghĩ rằng bạn sở hữu nó. Bạn chỉ là khách lữ hành đi qua. Mệt mỏi, bạn nghỉ lại dưới cây. Nhưng bạn không sở hữu cây đó. Và nếu bạn không sở hữu nó, bạn sẽ cảm thấy biết ơn sâu sắc hướng tới cây. Khi bạn ra đi lúc tối, bạn sẽ cám ơn nó. Bạn sẽ cảm thấy biết ơn vì khi bạn mệt và con đường nóng bức, cây đã cho bạn chỗ trú ngụ; cây cho mát mẻ. Nhưng đừng cố sở hữu cây, bằng không bạn sẽ không cảm thấy biết ơn đâu.
Khi bạn sở hữu, bạn không cảm thấy biết ơn. Đừng sở hữu vợ bạn, đừng sở hữu chồng bạn. Khi bạn mệt mỏi, vợ bạn cho bạn tình yêu của cô ấy. Cảm thấy biết ơn về điều đó đi.
Và nếu bạn không sở hữu vợ bạn, bạn sẽ không bị cô ấy sở hữu. Mối quan hệ xảy ra chỉ khi không có sở hữu. Nếu có sở hữu, bao giờ cũng có xung đột. Chồng và vợ liên tục tranh chấp; bạn không thể tìm được kẻ thù nào có quan hệ sâu sắc hơn. Họ là kẻ thù thân thiết; họ cùng tồn tại chỉ để tranh chấp với nhau. Toàn thể mối quan hệ bị đầu độc bởi vì chồng đang cố sở hữu vợ và vợ đang cố sở hữu chồng, và không ai có thể sở hữu được bất kì ai; sở hữu là không thể được. Bạn chỉ có thể sở hữu được bản thân bạn; đó là mọi điều có thể, mọi thứ khác là không thể được. Nhưng khi người ta cố sở hữu và làm điều không thể được, mọi thứ đi sai; mối quan hệ bị đầu độc. Cuộc sống trở thành khổ.
Từ “Giả kim thuật mới”, Ch.5 Quyền năng sẽ làm bạn thành hư không