DÙNG TU LUYỆN CHUYỂN THỨC BẢN CHẤT GIÚP NGƯỜI SẮP CHẾT
Làm sao chúng ta có thể dùng tu luyện này để giúp người sắp chết?
Nguyên tắc và trình tự tu luyện đích xác nhau; khác biệt duy nhất là ở chỗ bạn quán tưởng Phật hay sự hiện diện tâm linh trên đầu của người sắp chết:
Tưởng tượng rằng các tia sáng đổ lên người sắp chết, làm thuần khiết toàn thể con người của người đó, và thế rồi người đó tan biến vào trong ánh sáng và hội nhập vào trong sự hiện diện tâm linh.
Làm tu luyện này suốt thời kì bệnh tật của người bạn yêu mến, và đặc biệt (và cũng là quan trọng nhất) khi người đó trút hơi thở cuối cùng, hay ngay sau khi hơi thở ngừng lại và trước khi thi hài bị chạm hay bị quấy rối theo bất kì cách nào. Nếu người sắp chết biết bạn đang định làm tu luyện này cho họ, và biết nó là gì, đó có thể là nguồn hứng khởi và an ủi lớn lao.
Ngồi yên lặng cùng người sắp chết, thắp một ngọn nến hay đèn trước ảnh hay tượng Phật hay Christ hay Đức mẹ đồng trinh. Thế rồi làm tu luyện này cho họ. Bạn có thể làm tu luyện này một cách yên tĩnh, và người này thậm chí không cần biết về điều đó; mặt khác, nếu người sắp chết là mở với nó, như đôi khi người chết là vậy, chia sẻ tu luyện này và giải thích cách làm nó.
Mọi người thường hỏi tôi: “Nếu bạn bè hay người thân của tôi đang tu luyện theo Ki tô giáo còn tôi là Phật tử, liệu có gì xung đột không?” Liệu có thể làm được không? Tôi bảo họ: Bạn đang khẩn cầu chân lí, và Christ và Phật cả hai là những biểu hiện từ bi của chân lí, xuất hiện theo những cách khác nhau để giúp đỡ chúng sinh.
Tôi mạnh mẽ gợi ý các bác sĩ và y tá rằng họ cũng có thể tiến hành chuyển thức cho bệnh nhân sắp chết. Tưởng tượng bầu không khí trong bệnh viện sẽ thay đổi kì diệu làm sao nếu những người điều trị cho người sắp chết cũng làm tu luyện này. Tôi nhớ tới cái chết của Samten trong thời thơ ấu của tôi, khi thầy tôi và các sư tất cả đều làm tu luyện này cho anh ấy. Điều đó là mạnh mẽ và nâng cao làm sao! Lời cầu nguyện sâu sắc nhất của tôi là để mọi người chết với cùng ân huệ và an bình như anh ấy đã làm.
Tôi đã soạn cách chuyển thức bản chất này đặc biệt từ việc tu luyện theo truyền thống Tây Tạng cho người sắp chết và nó tổ hợp mọi nguyên lí quan trọng nhất. Cho nên nó không chỉ là tu luyện cho người sắp chết, mà nó cũng còn có thể được dùng cả để làm thuần khiết và chữa lành; nó là quan trọng cho cả người sống, và cho người ốm nữa. Nếu một người sẽ được chữa lành, nó sẽ trợ giúp việc chữa lành đó; nếu một người sắp chết, nó sẽ giúp họ và chữa lành linh hồn của họ trong chết; và nếu người đó đã chết, nó sẽ tiếp tục làm thuần khiết cho họ.
Nếu bạn không chắc chắn liệu một người đang ốm hiểm nghèo sẽ sống hay chết, thế thì bất kì khi nào bạn tới thăm họ bạn có thể làm tu luyện chuyển thức cho họ. Và khi bạn về nhà, lại làm nó nữa. Bạn càng làm nó nhiều, người sắp chết càng được làm thuần khiết thêm. Bạn không bao giờ biết liệu bạn có thể gặp bạn mình lần nữa không, hay liệu bạn sẽ có mặt vào lúc người đó thực sự chết không. Cho nên gắn mỗi lần tới thăm với tu luyện này, giống như việc chuẩn bị, và tiếp tục làm tu luyện này vào bất kì khoảnh khắc rỗi nào.[i]
DÀNH CHO CHẾT CỦA CHÚNG TA
Trích từ Sách Tây Tạng về người chết:
Hỡi con trai/con gái của gia đình chứng ngộ[ii], điều được gọi là “chết” nay đã tới, vậy nên chấp nhận thái độ này: “Tôi đã tới thời điểm chết, cho nên bây giờ, bằng phương tiện của chết này, tôi sẽ chấp nhận chỉ thái độ của trạng thái tâm trí chứng ngộ, từ và bi, và đạt tới chứng ngộ hoàn hảo vì mọi loài hữu tình vô hạn như không gian…”
Gần đây một trong các học trò của tôi tới tôi và nói: “Bạn em mới hai nhăm tuổi. Anh ấy đau nặng và sắp chết vì bệnh bạch cầu. Anh ấy đang cay đắng kinh khủng; em thấy khủng khiếp là anh ấy sẽ chết ngập trong cay đắng. Anh ấy cứ hỏi em:’ “Tôi có thể làm gì với mọi nỗi khổ khủng khiếp vô dụng này?'”
Tim tôi đi tới cô ấy và bạn của cô ấy. Có lẽ không có gì đau bằng việc tin rằng đau mà bạn đang trải qua là vô dụng. Tôi bảo với học trò tôi có cách mà bạn cô ấy có thể làm biến đổi chết của anh ấy ngay cả bây giờ, và ngay cả trong đau lớn anh ấy đang chịu đựng: với tất cả tấm lòng của anh ấy, khổ của việc chết của anh ấy, và bản thân chết của anh ấy, cống hiến cho ích lợi và hạnh phúc tối thượng của người khác.
Tôi bảo cô ấy nói với anh bạn: “Mình biết bạn đang rất đau. Tưởng tượng bây giờ về mọi người khác trên thế gian cũng đang đau như bạn, hay thậm chí còn đau hơn. Rót đầy tim bạn bằng từ bi với họ. Và cầu nguyện với bất kì ai bạn tin tưởng và hỏi xin rằng khổ của bạn sẽ giúp làm nhẹ bớt khổ của họ. Lặp đi lặp lại việc cống hiến đau của bạn cho việc làm giảm đau của người khác. Và bạn sẽ nhanh chóng khám phá ra trong bản thân bạn nguồn sức mạnh mới, từ bi mà bạn khó có khả năng tưởng tượng ra bây giờ, và chắc chắn là, không một mảy may nghi ngờ, khổ của bạn không chỉ không bị lãng phí mà giờ nó có nghĩa nhiệm mầu.”
Điều tôi đã mô tả cho cô học trò của tôi thực ra là việc tu luyện Tonglen, mà tôi đã chia sẻ với bạn, nhưng nó lấy ý nghĩa rất đặc biệt khi ai đó đang ốm hiểm nghèo hay sắp chết.
Nếu bạn bị mắc một chứng bệnh nan y như ung thư hay AIDS, hết sức cố gắng như bạn có thể để tưởng tượng về mọi người khác trên thế giới đang chịu cùng bệnh như bạn.
Nói với bản thân bạn với từ bi sâu sắc: “Cầu cho tôi nhận khổ của mọi người đang bị chứng bệnh khủng khiếp này. Cầu cho họ thoát khỏi đau đớn này và khỏi mọi khổ của họ.”
Thế rồi tưởng tượng rằng bệnh tật và khối u rời khỏi khỏi thân thể họ dưới dạng làn khói, và tan biến vào trong bệnh tật và khối u của bạn. Khi bạn hít vào, bạn hít mọi khổ của họ, và khi bạn thở ra, bạn thở ra toàn bộ việc chữa lành và mạnh khoẻ. Mỗi lần bạn làm tu luyện này, tin tưởng, với sự tin chắc hoàn toàn, rằng họ bây giờ được chữa lành.
Khi bạn tiếp cận chết, liên tục nghĩ cho bản thân bạn: “Cầu cho tôi nhận khổ, sợ và đơn độc của mọi người khác trên khắp thế giới, những người đang chết hay sẽ chết. Cầu cho tất cả họ được tự do khỏi đau và u mê; cầu cho tất cả họ tìm được sự thoải mái và an bình của tâm trí. Cầu cho bất kì khổ nào tôi đang chịu đựng bây giờ và sẽ chịu đựng trong tương lai, sẽ giúp cho họ hướng tới tái sinh tốt lành và chung cuộc tới chứng ngộ.”
Tôi biết một nghệ sĩ ở New York sắp chết vì bệnh AIDS. Anh ấy có tính cách hay nhạo báng và ghét tôn giáo thể chế, mặc dù ở chỗ riêng tư một số người trong chúng tôi ngờ anh ấy có sự tò mò về tâm linh hơn là anh ấy thừa nhận. Bạn bè khuyên anh ấy đến gặp một thầy Tây Tạng, người này lập tức hiểu rằng nguồn cơn thất vọng và khổ lớn nhất của anh ấy là ở chỗ anh ấy cảm thấy nỗi đau của anh ấy không hữu dụng gì cho bản thân anh ấy và cho bất kì ai khác. Cho nên ông ấy đã dạy cho anh ấy một điều, và chỉ một điều thôi: tu luyện Tonglen. Mặc cho nghi ngại ban đầu nào đó, anh ấy đã tu luyện nó; và mọi bạn bè của anh ấy thấy anh ấy đã trải qua thay đổi phi thường. Anh ấy nói với nhiều người rằng, thông qua Tonglen, nỗi đau trước đây đã từng là khủng khiếp và vô nghĩa, bây giờ được ngấm vào một chủ định gần như vinh quang. Mọi người biết anh ấy đã trải nghiệm trực tiếp cách thức mới này làm biến đổi chết của anh ấy. Anh ấy chết trong an bình, hoà giải với bản thân anh ấy và khổ của anh ấy.
Nếu việc tu luyện nhận khổ của người khác có thể biến đổi ai đó có ít kinh nghiệm tu luyện trước đó, thế thì tưởng tượng nó có sức mạnh gì trong tay của một thầy vĩ đại. Khi Gyalwang Karmapa chết ở Chicago vào năm 1981, một trong những đệ tử Tây Tạng của ông ấy đã viết:
Trước lúc tôi gặp ông ấy, Đại Đức đã trải qua nhiều cuộc giải phẫu, một số bộ phận thân thể của ông ấy đã bị cắt bỏ, nhiều thứ được gắn vào bên trong ông ấy, máu ông ấy được truyền, và vân vân. Hàng ngày các bác sĩ khám phá ra thêm các triệu chứng của bệnh mới nào đó, chỉ để thấy chúng mất đi vào hôm sau và bị thay bằng bệnh khác, dường như mọi bệnh trên thế giới đã tìm thấy chỗ trong thịt của ông ấy. Trong hai tháng ông ấy đã không ăn đồ ăn cứng, và cuối cùng các bác sĩ đành từ bỏ hi vọng. Không có cách nào để cho ông ấy sống, và các bác sĩ nghĩ hệ thống hỗ trợ sự sống nên được ngắt ra.
Nhưng Karmapa nói, “Không, tôi sẽ sống. Cứ để chúng ở tại chỗ.” Và ông ấy đã sống, làm các bác sĩ sửng sốt, và vẫn còn dường như thoải mái trong tình huống của ông ấy – hài hước, chơi đùa, mỉm cười, dường như ông ấy hân hoan với mọi thứ mà thân thể ông ấy đang chịu đựng. Thế rồi tôi nghĩ, với sự thuyết phục có thể rõ ràng nhất, rằng Karmapa đã đem bản thân ông ấy cho mọi việc mổ xẻ, cho việc biểu lộ của mọi loại bệnh trong thân thể ông ấy, cho việc thiếu thức ăn, theo một cách hoàn toàn tự nguyện và có chủ định. Ông ấy đã cố tình chịu đựng mọi bệnh này để giúp làm giảm những cái đau sắp tới của chiến tranh, bệnh tật, và nạn đói, và theo cách này ông ấy đã cố tình làm việc để ngăn chặn nỗi khổ khủng khiếp của thời đại tăm tối này. Với những người trong chúng tôi hiện diện, chết của ông ấy là một nguồn hứng khởi không thể quên được. Nó đã hiển lộ sâu xa hiệu lực của Pháp[iii], và sự kiện rằng chứng ngộ vì người khác thực tại có thể được đạt tới.[iv]
Tôi biết và tin tưởng chắc chắn rằng không cần bất kì ai trên trái đất phải chết trong oán giận hay cay đắng. Không khổ nào, dù khủng khiếp đến đâu, là hay có thể là vô nghĩa nếu nó được dành cho việc làm giảm khổ của người khác.
Chúng ta có trước chúng ta nhiều tấm gương cao quí và đáng tán dương về những thầy từ bi tối cao, những người, như mọi người nói, sống và chết trong tu luyện Tonglen, nhận đau của mọi loài hữu tình trong khi họ hít vào, và đổ ra việc chữa lành cho toàn thế giới khi họ thở ra, suốt toàn bộ cuộc đời của họ, cho đến tận hơi thở cuối cùng. Từ bi của họ vô tận và mạnh mẽ tới mức, giáo huấn nói, vào khoảnh khắc cái chết của họ, nó lập tức mang họ tới tái sinh nơi cõi phật.
Thế giới và kinh nghiệm chúng ta về thế giới sẽ được biến đổi biết bao nếu từng người trong chúng ta, khi chúng ta sống cũng như chúng ta chết, có thể nói lời cầu nguyện này, cùng với Shantideva và mọi thầy từ bi:
Cầu cho tôi là người bảo vệ cho những người không được bảo vệ
Người lãnh đạo cho những người đang làm cuộc hành trình,
Và là chiếc thuyền, cây cầu, lối chuyển,
Cho những người muốn sang bờ bên kia.
Cầu cho đau của mọi sinh linh
Được hoàn toàn xoá sạch.
Cầu cho tôi là bác sĩ và dược sĩ
Và cầu cho tôi là y tá
Phục vụ cho mọi người ốm trên thế giới
Cho đến khi mọi người được chữa lành.
Hệt như không gian
Và những yếu tố lớn như trái đất
Cầu cho tôi bao giờ cũng nâng đỡ sự sống
Của mọi sinh linh vô hạn.
Và chừng nào họ chết vì đau
Cầu cho tôi cũng là nguồn sống
Cho mọi cõi giới của các sinh linh đa dạng
Vươn tới tận cùng không gian.[v]
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch13 : Giúp đỡ cho người sắp chết
[i] Băng cassette lời đọc từ Sách Tây Tạng về sống và chết là sẵn có để giúp những người đang chết.
[ii] “Con trai/con gái của gia đình chứng ngộ”: Mọi sinh linh hữu tình đều ở giai đoạn này khác của việc làm thuần khiết và làm lộ ra bản tính phật cố hữu của họ và do đó được biết một cách tập thể là “gia đình chứng ngộ.”
[iii] Từ tiếng Phạn Dharma (pháp) có nhiều nghĩa. Ở đây nó ngụ ý giáo huấn Phật giáo như một toàn thể. Như Đại sư Dilgo Khyentse nói: “Cách diễn dạt của trí huệ của Phật là vì mọi sinh linh hữu tình.” Pháp có thể ngụ ý Chân lí hay thực tại tối thượng; pháp cũng có nghĩa bất kì đối thể hiện tượng hay tâm trí nào.
[iv] Lama Norlha in Kalu Rinpoche, The Dharma (Albany: State Univ. of New York Press, 1986), 155.
[v] Marion L. Matics, Entering the Path of Enlightenment: The Bodhicaryavatara of the Buddhist Poet Shantideva (London: George, Allen and Unwin, 1971), 154; Shantideva, A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life (Bodhicaryavatara), translated by Stephen Batchelor (Dharamsala: Library of Tibetan Works and Archives, 1979), 30-32.