Thái độ tantra là chính con người của Tilopa. Bạn phải hiểu trước hết thái độ tantra là gì, chỉ thế thì sẽ có khả năng cho bạn hiểu điều Tilopa đang cố nói. Cho nên cái gì đó về thái độ tantra – điều đầu tiên: nó không phải là thái độ, vì tantra nhìn sự sống với cái nhìn toàn thể. Nó không có thái độ nhìn vào sự sống. Nó không có các khái niệm, nó không là triết học. Nó thậm chí không là tôn giáo, nó không có thượng đế học. Nó không tin vào lời, lí thuyết, học thuyết. Nó muốn nhìn vào sự sống mà không có bất kì triết học nào, không có bất kì lí thuyết nào, không có bất kì thượng đế học nào. Nó muốn nhìn vào sự sống như sự sống vậy, không mang bất kì tâm trí nào vào giữa – vì điều đó sẽ là việc bóp méo. Thế thì tâm trí sẽ phóng chiếu, thế thì tâm trí sẽ trộn lẫn – và thế thì bạn sẽ không có khả năng biết cái đang đó.
Tantra tránh tâm trí và đương đầu với sự sống mặt đối mặt, không nghĩ, “Cái này tốt,” không nghĩ, “Cái này xấu”: đơn giản đối diện với cái đang đó. Cho nên khó mà nói rằng đây là thái độ – thực ra nó là vô thái độ.
Điều thứ hai cần nhớ, rằng tantra là người nói có vĩ đại; nó nói có với mọi thứ. Nó không có gì giống như “không” trong từ vựng của nó, không có phủ định. Nó không bao giờ nói không với bất kì cái gì, vì với không, tranh đấu bắt đầu, với không bạn trở thành bản ngã. Khoảnh khắc bạn nói không với bất kì cái gì, bạn đã trở thành bản ngã; xung đột đã bước vào, bây giờ bạn trong chiến tranh.
Tantra yêu, và yêu vô điều kiện. Nó không bao giờ nói không với bất kì cái gì dù là bất kì cái gì, vì mọi thứ đều là một phần của cái toàn thể, và mọi thứ đều có chỗ riêng của nó trong cái toàn thể, và cái toàn thể tồn tại mà không có bất kì cái gì thiếu từ nó.
Người ta nói rằng ngay cả một giọt nước bị thiếu, toàn thể sự tồn tại sẽ khát. Bạn hái đoá hoa trong vườn, và bạn đã hái cái gì đó từ toàn thể sự tồn tại. Bạn làm hại đoá hoa, và bạn đã làm hại cả triệu ngôi sao – vì mọi thứ được tương quan. Cái toàn thể tồn tại như một toàn thể, như một toàn thể hữu cơ. Cái toàn thể tồn tại không như thứ máy móc – mọi thứ có quan hệ với mọi thứ khác.
Cho nên tantra nói có vô điều kiện. Chưa bao giờ có bất kì cái nhìn khác nào về sự sống mà nói có nhưng không có bất kì điều kiện nào – đơn giản có. Không biến mất; từ chính con người của bạn không biến mất. Khi không có không, làm sao bạn có thể tranh đấu? Làm sao bạn có thể trong chiến tranh? Bạn đơn giản nổi. Bạn đơn giản hội nhập và tan chảy. Bạn trở thành một. Các biên giới không còn nữa. Không tạo ra biên giới. Không là biên giới quanh bạn. Bất kì khi nào bạn nói không, quan sát đi – ngay lập tức cái gì đó đóng lại. Bất kì khi nào bạn nói có, con người của bạn là mở.
Người vô thần thực là người liên tục nói không với sự sống; việc nói không của người đó với Thượng đế chỉ là biểu tượng. Bạn có thể tin vào Thượng đế, nhưng nếu bạn nói không với bất kì cái gì, niềm tin của bạn chẳng có giá trị gì, Thượng đế của bạn là trò bịp – vì chỉ cái toàn bộ tạo ra Thượng đế thực, khải lộ ra Thượng đế thực. Khi bạn nói có toàn bộ với sự tồn tại, toàn thể sự tồn tại đột nhiên được biến đổi; thế thì không còn đá, không còn cây, không còn người, sông, núi – đột nhiên mọi thứ đã trở thành một, và tính một đó là Thượng đế.
Người hữu thần thực là người nói có với mọi thứ, không chỉ với Thượng đế… vì tâm trí là rất tinh ranh. Bạn có thể nói có với Thượng đế và nói không với thế giới. Điều này đã xảy ra. Hàng triệu người đã mất toàn thể sự sống của họ vì điều này. Họ nói có với Thượng đế và họ nói không với sự sống. Thực ra, họ nghĩ rằng chừng nào bạn chưa nói không với sự sống, làm sao bạn có thể nói có với Thượng đế? Họ tạo ra phân chia: họ phủ nhận thế giới để chấp nhận Thượng đế. Nhưng việc chấp nhận dựa trên phủ nhận không là chấp nhận chút nào. Nó là giả. Nó là giả vờ.
Làm sao bạn có thể chấp nhận người sáng tạo mà không chấp nhận sự sáng tạo? Nếu bạn nói không với sự sáng tạo, làm sao bạn có thể nói có với người sáng tạo? Họ là một. Người sáng tạo và sự sáng tạo không phải là hai thứ: người sáng tạo là sự sáng tạo. Thực ra không có phân chia giữa người sáng tạo và sự sáng tạo, nó là quá trình sáng tạo liên tục. Ở cực này tính sáng tạo có vẻ giống người sáng tạo; ở cực kia tính sáng tạo có vẻ giống sự sáng tạo – nhưng chúng cả hai đều là các cực của cùng một hiện tượng.
Tantra nói rằng nếu bạn nói có, bạn đơn giản nói có; bạn không đặt việc chống lại không. Nhưng mọi tôn giáo đã làm điều đó: họ nói không với thế giới và có với Thượng đế; và họ nói không với thế giới bằng sức mạnh, để cho cái có của họ có thể trở nên mạnh hơn. Nhiều cái gọi là thánh nhân đã nói, “Thưa Thượng đế, chúng tôi chấp nhận ngài, nhưng chúng tôi không chấp nhận thế giới của ngài.” Nhưng đây là kiểu chấp nhận gì? Đây là chấp nhận sao? Bạn đang chọn. Bạn đang xẻ sự tồn tại thành hai. Bạn đang đặt bản thân bạn trên Thượng đế. Bạn nói, “Cái này chúng tôi chấp nhận và cái kia chúng tôi phủ nhận.” Mọi từ bỏ đều bắt nguồn từ điều này.
Người từ bỏ không phải là người tôn giáo. Theo cái nhìn của tantra, người từ bỏ là kẻ bản ngã. Đầu tiên người đó đã tích luỹ các thứ của thế giới, nhưng chú ý của người đó là vào thế giới. Bây giờ người đó từ bỏ, nhưng chú ý của người đó lại là vào thế giới và người đó vẫn còn là bản ngã. Bản ngã có cách thức tinh vi để hoàn thành bản thân nó và tới đi tới lại, theo đường xoắn ốc. Nó quay lại theo cách lặp đi lặp lại – với mặt mới, với mầu sắc mới.
Chuyện đã xảy ra: Tôi ở trong làng của tôi và Mulla Nasruddin tới thăm tôi. Ông ấy, trong những ngày đó, thường sống ở New Delhi, thủ đô, và ông ấy toàn suy nghĩ về thủ đô tới mức ông ấy gần như mù quáng. Tôi đưa ông ấy tới một pháp đài nhỏ của làng của tôi; ông ấy nói, “Cái gì! Ông gọi cái này là pháo đài sao? Ông phải tới New Delhi và xem Pháo đài Đỏ. Cái này không là gì cả!” Tôi đưa ông ấy ra sông, và ông ấy nói, “Cái gì! Ông gọi cái này là sông sao? Tôi chưa bao giờ thấy con sông ốm yếu gầy tong teo thế trong đời tôi.” Và điều này đã xảy ra ở mọi nơi.
Thế rồi một đêm trăng tròn tới, và tôi nghĩ rằng ít nhất với trăng tròn ông ấy sẽ hài lòng và ông ấy sẽ không mang cái làng nhỏ này vào nữa. Nhưng không, tôi đã sai. Tôi đưa ông ấy tới sông. Đó là một buổi tối im lặng đẹp, và thế rồi trăng lên – rất lớn, đơn giản tuyệt vời. Và tôi nhìn Nasruddin và nói, “Trông kìa! Trăng to làm sao.”
Anh ta nhìn trăng, nhún vai và nói, “Không tệ với cái làng nhỏ như thế này.”
Đây là tâm trí: nó còn dai dẳng, nó tới theo vòng xoáy ốc – lặp đi lặp lại cùng một điều. Bạn có thể từ bỏ thế giới, nhưng bạn sẽ không trở nên thuộc thế giới khác; bạn sẽ vẫn còn thuộc chính thế giới này. Và nếu bạn muốn kiểm lại, bạn đi tới các sư Ấn Độ, sadhus: họ vẫn còn rất rất trần tục, được bắt rễ trong thế giới này. Họ đã từ bỏ mọi thứ, nhưng hội tụ của họ là vào thế giới, hội tụ của họ là vào từ bỏ, hội tụ của họ lấy bản ngã làm trung tâm, hướng theo bản ngã. Họ có thể nghĩ rằng bằng việc từ bỏ họ ở gần Thượng đế – không. Không ai đã bao giờ đạt tới điều thiêng liêng bằng việc nói không với bất kì cái gì.
Đây là cái nhìn của tantra. Tantra nói: “Bạn nói có. Bạn nói có với mọi thứ. Bạn không cần tranh đấu, bạn thậm chí không cần bơi – bạn đơn giản nổi cùng dòng chảy. Sông tự nó đang đi, theo cách riêng của nó, mọi thứ đạt tới đại dương tối thượng. Bạn đơn giản không tạo ra bất kì rối loạn nào, bạn không đẩy sông, bạn đơn giản đi cùng nó.” Việc đi cùng nó đó, nổi cùng nó, thảnh thơi cùng nó, là tantra.
Nếu bạn có thể nói có, chấp nhận sâu xảy ra cho bạn. Nếu bạn nói có, làm sao bạn có thể phàn nàn được? Làm sao bạn có thể khổ được? Thế thì mọi thứ là như nó phải vậy. Bạn không tranh đấu, không phủ nhận – bạn chấp nhận. Và nhớ, việc chấp nhận này là khác với chấp nhận thông thường.
Bình thường người ta chấp nhận một tình huống khi người ta cảm thấy bất lực; đó là chấp nhận bởi bất lực. Điều đó sẽ không dẫn bạn tới bất kì chỗ nào; bất lực không thể dẫn bạn tới bất kì chỗ nào. Người ta chấp nhận tình huống khi người ta cảm thấy vô vọng: “Không cái gì có thể được làm, cho nên làm gì đây? Ít nhất chấp nhận, để giữ thể diện.” Chấp nhận của tantra không phải là kiểu chấp nhận đó. Nó bắt nguồn từ sự hoàn thành vượt mức, nó bắt nguồn từ mãn nguyện sâu sắc – không từ vô vọng, thất vọng, bất lực. Nó tới khi bạn không nói không, nó đột nhiều trồi lên bề mặt trong bạn. Toàn thể con người của bạn trở thành sự mãn nguyện sâu sắc.
Chấp nhận đó có cái đẹp của riêng nó. Nó không bị áp đặt; bạn đã không tập luyện cho nó. Nếu bạn tập luyện, nó sẽ là giả, nó sẽ là đạo đức giả. Nếu bạn tập luyện, bạn sẽ chẻ ra thành đôi: bên ngoài đó sẽ là chấp nhận; sâu bên dưới, rối loạn, phủ định, phủ nhận. Sâu bên dưới bạn sẽ sôi lên để bùng nổ bất kì khoảnh khắc nào. Chỉ trên bề mặt bạn sẽ giả vờ rằng mọi thứ là ổn thoả.
Chấp nhận của tantra là toàn bộ, nó không chia chẻ bạn. Mọi tôn giáo của thế giới, ngoại trừ tantra, đã tạo ra các nhân cách chia chẻ. Mọi tôn giáo của thế giới, ngoại trừ tantra, đã tạo ra tinh thần phân liệt. Họ chia chẻ bạn. Họ làm cái gì đó là xấu trong bạn và cái gì đó là tốt. Và họ nói cái tốt phải được đạt tới và cái xấu phải bị phủ nhận, quỉ phải bị phủ nhận và Thượng đế được chấp nhận. Họ tạo ra chia chẻ bên trong bạn và tranh đấu. Thế thì bạn liên tục cảm thấy mặc cảm, vì làm sao bạn có thể phá huỷ được phần mà về nguồn gốc là một với bạn? Bạn có thể gọi nó là xấu, bạn có thể gọi nó bằng những cái tên; điều đó không tạo ra bất kì khác biệt nào. Làm sao bạn có thể phá huỷ được nó? Bạn không bao giờ tạo ra nó. Bạn đã đơn giản tìm ra nó – được cho. Giận có đó, dục có đó, tham có đó – bạn đã không tạo ra chúng; chúng là những sự kiện được cho của sự sống, hệt như mắt bạn và tay bạn. Bạn có thể gọi chúng bằng các cái tên, bạn có thể gọi chúng là xấu hay đẹp hay bất kì cái gì bạn thích, nhưng bạn không thể giết chúng.
Không cái gì có thể bị giết từ sự tồn tại, không cái gì có thể bị phá huỷ.
Tantra nói biến đổi là có thể, nhưng phá huỷ sao? – không. Và biến đổi tới khi bạn chấp nhận con người toàn bộ của bạn. Thế thì đột nhiên mọi thứ rơi vào hàng, thế thì mọi thứ lấy chỗ riêng của chúng; thế thì giận cũng được hấp thu, thế thì tham cũng được hấp thu. Thế thì không có cố cắt bỏ bất kì cái gì từ con người của bạn, toàn thể con người của bạn thu xếp lại bản thân nó. Nếu bạn chấp nhận và nói có, việc thu xếp lại xảy ra, và chỗ mà trước đây đã có tiếng hò hét ồn ào bên trong, giờ giai điệu, âm nhạc được sinh ra, hài hoà bước vào.
Trong ồn ào và trong hài hoà, khác biệt là gì? Cùng sóng âm được bố trí theo cách khác nhau. Trong ồn ào không có trung tâm; nốt nhạc cũng là cùng vậy. Người điên chơi đàn piano; nốt nhạc là như nhau, âm thanh là như nhau, nhưng người điên chơi đàn – nó không có trung tâm cho nó. Nếu bạn có thể cho ồn ào một trung tâm, nó trở thành âm nhạc, thế thì nó đồng qui vào trung tâm và mọi thứ trở thành hữu cơ. Nếu người điên chơi đàn piano, thế thì mọi nốt là tách rời, cá nhân; nó là đám đông các nốt, không là giai điệu. Và khi nhạc sĩ chơi cùng đàn piano đó với cùng ngón tay, thay đổi giả kim thuật tới: bây giờ cũng các nốt đã rơi vào trong hình mẫu, cùng nốt đã được nối vào trong một sự thống nhất hữu cơ, bây giờ chúng có trung tâm cho chúng. Bây giờ chúng không là đám đông, bây giờ chúng là gia đình; tình yêu tinh tế nối chúng lại với nhau – bây giờ chúng là một. Và đó là toàn thể nghệ thuật: mang các nốt vào trong hiện tượng yêu thương – chúng trở thành hài hoà.
Tantra nói bạn là ồn ào ngay bây giờ như bạn vậy. Không cái gì là sai trong điều đó – đơn giản bạn không có trung tâm. Một khi bạn có trung tâm, mọi thứ rơi vào hàng, và mọi thứ trở thành đẹp.
Khi Gurdjieff nổi giận, điều đó là đẹp. Khi bạn nổi giận điều đó là xấu. Giận không xấu không đẹp. Khi Jesus nổi giận điều đó là âm nhạc vô cùng – ngay cả giận. Khi Jesus vung roi trong đền và đuổi người buôn bán ra khỏi đền, có cái đẹp tinh tế của nó. Ngay cả Phật cũng thiếu cái đẹp đó; Phật dường như là người một chiều. Dường như giận chẳng có gì trong nó để chơi; căng thẳng của giận, vị mặn của nó không có đó. Phật không thưởng thức giỏi như Jesus. Jesus có chút vị mặn trong ông ấy, ông ấy có thể nổi giận – ngay cả giận của ông ấy đã trở thành một phần của toàn thể con người của ông ấy; không cái gì đã bị phủ nhận, mọi thứ đã được chấp nhận.
Nhưng Tilopa là vô song. Jesus không là gì…. Các thầy tantra đơn giản là hoa dại, họ có mọi thứ trong họ. Bạn phải đã thấy tranh của Bồ đề đạt ma; nếu bạn mà chưa thấy, nhìn lại đi – dữ tợn tới mức nếu bạn suy ngẫm về tranh của Bồ đề đạt ma trong đêm, bạn sẽ không có khả năng ngủ: ông ấy sẽ ám bạn. Chuyện kể về ông ấy rằng có lần ông ấy đã nhìn vào bất kì người nào, người đó sẽ có ác mộng liên tục. Ông ấy sẽ ám người đó; chính cái nhìn này, dữ tợn thế. Khi Bồ đề đạt ma hay Tilopa nói, người ta bảo rằng việc nói của họ giống như tiếng gầm của sư tử, như mây dông, như thác đổ ào ào – hoang dã, dữ dội.
Nhưng nếu bạn đợi thêm chút nữa và không phán xét họ quá sớm, bạn sẽ thấy bên trong họ tình yêu vĩ đại nhất của mọi trái tim. Thế thì bạn sẽ cảm thấy âm nhạc, giai điệu trong họ. Và thế thì đột nhiên bạn sẽ nhận ra rằng họ đã không phủ nhận bất kì cái gì; họ đã hấp thu mọi thứ, ngay cả sự dữ tợn. Sư tử là đẹp, ngay cả trong sự dữ tợn của nó cũng có cái đẹp của riêng nó. Bạn nhận ra tính dữ tợn từ sư tử và ông ấy chỉ là sư tử nhồi bông, chết.
Tantra nói mọi thứ phải được hấp thu, mọi thứ! – nhớ lấy, không có bất kì điều kiện nào. Dục phải được hấp thu, thế thì nó trở thành lực mạnh vô cùng trong bạn. Một Phật, một Tilopa, một Jesus, họ có lực từ thế quanh họ – cái đó là cái gì? Dục bị hấp thu. Dục là từ trường con người. Đột nhiên bạn rơi vào trong tình yêu của họ. Một khi bạn bắt gặp con đường của họ, bạn bị kéo tới một thế giới khác. Bạn bị giằng ra khỏi thế giới cũ của bạn, và bạn bị kéo tới cái gì đó mới, cái gì đó mà bạn thậm chí chưa bao giờ mơ tới. Lực này là gì vậy? Nó là cùng dục mà đã trở nên được biến đổi; giờ nó đã trở thành từ trường, sức thu hút. Phật có giận bị hấp thu; chính giận đó trở thành từ bi. Và khi Jesus vung roi trong tay, đó là vì từ bi. Khi Jesus nói trong nhiệt tình, đây là cùng từ bi.
Nhớ điều này, rằng tantra chấp nhận bạn trong tính toàn bộ của bạn. Khi bạn tới tôi, tôi chấp nhận bạn trong tính toàn bộ của bạn. Tôi không ở đây để giúp bạn phủ nhận bất kì cái gì. Tôi ở đây chỉ để giúp bạn thu xếp lại, để có trung tâm của mọi năng lượng của bạn, để đồng qui chúng vào một trung tâm. Và tôi bảo bạn rằng bạn sẽ giầu có hơn nếu bạn có giận được hấp thu trong nó; bạn sẽ giầu có hơn nếu bạn có hận, ghen, được hấp thu trong nó – chúng là gia vị của sự sống, và bạn sẽ thưởng thức…. Bạn sẽ không trở thành vô vị, bạn sẽ có sự giầu có cho việc thưởng thức của bạn. Bạn cần chút vị mặn. Và giận đích xác là cùng khối lượng như nó được cần. Khi nó chế ngự bạn, thế thì nó trở thành xấu. Nếu bạn chỉ ăn muối thế thì bạn sẽ chết. Muối có tỉ lệ, và theo tỉ lệ này nó được cần, tuyệt đối được cần. Nhớ điều này.
Trên đường bạn sẽ gặp nhiều người muốn làm què bạn, chặt cắt bạn, mổ xẻ bạn. Họ sẽ nói, “Tay này là xấu, chặt nó đi! Mắt này là xấu, móc nó ra! Giận là xấu, ghét là xấu, dục là xấu.” Họ sẽ liên tục chặt cắt bạn, và đến lúc họ bỏ bạn, bạn đơn giản là người liệt, què. Bạn không còn sự sống. Đó là cách toàn thể nền văn minh đã trở nên bị làm tê liệt và què quặt.
Chừng nào tantra chưa trở thành nền tảng của toàn thể tâm trí con người, con người sẽ không là đầy đủ – vì không cái nhìn nào khác chấp nhận người trong tính toàn bộ của người. Nhưng việc chấp nhận, lại nhớ, là của việc tràn ngập, nó không phải là của bất lực.
Người ta sống cuộc sống của người ta, người ta đi qua nó: từng sắc thái của nó phải được sống, và từng hương vị của nó phải được nếm trải. Ngay cả đi lang thang, ngay cả đi lạc lối là có nghĩa, vì nếu bạn không bao giờ đi lạc lối bạn sẽ không đạt tới chứng ngộ giầu có, bạn sẽ không bao giờ là giản dị. Bạn có thể là người khờ, nhưng bạn sẽ không bao giờ là giản dị – và người khờ là không giản dị.
Giản dị cần kinh nghiệm phức tạp và rất sâu đằng sau nó. Người khờ đơn giản không có trải nghiệm. Người đó có thể là người ngu, nhưng người đó không thể là hiền nhân. Hiền nhân là người đã sống mọi tội lỗi của sự sống, người đã không phủ nhận bất kì cái gì, người đã không gọi bất kì cái gì là tội lỗi, người đã đơn giản chấp nhận bất kì cái gì đã xảy ra, người đã cho phép nó xảy ra; người đã đi cùng với mọi con sóng, người đã trôi giạt, người đã đi lạc lối, người đã ngã xuống chính địa ngục.
Ở đâu đó Nietzsche nói, “Nếu cây muốn vươn tới cõi trời, rễ của nó cần đi tới chính địa ngục.” Ông ấy là đúng. Nếu bạn muốn việc nở hoa thực trong bầu trời, rễ của bạn sẽ cần đi tới địa ngục sâu nhất trong đất.
Khi tội nhân trở thành hiền nhân, hiền nhân có cái đẹp. Khi hiền nhân đơn giản là hiền nhân, không bao giờ trở thành tội nhân, ông ấy chỉ là người khờ, ông ấy đã bỏ lỡ sự sống. Và không đức hạnh nào có thể nảy sinh chừng nào chưa có việc lang thang đi xa, đi lạc lối.
Có chuyện ngụ ngôn hay mà Jesus kể: Một người bố có hai con trai. Con trai nhỏ hỏi xin của thừa kế, đem nó đi, tiêu xài phung phí trong thành phố với rượu và đàn bà, trở thành kẻ đi xin. Người con trai kia vẫn còn ở cùng bố, làm việc chăm chỉ trong nông trại, tích luỹ nhiều của cải. Và thế rồi một hôm, cậu con trai ăn xin, cậu con trai đã đi lạc lối, báo tin cho bố mình, “Con đang quay về đây – con là kẻ ngu, con đã làm phí hoài của cải của bố. Xin tha thứ cho con. Bây giờ con không có đâu mà đi, xin chấp nhận con, con đang quay về.” Và người bố nói với các con trai của mình, “Mở hội cơ hội này đi. Làm thịt cừu béo nhất, làm nhiều thức ăn ngon, phát kẹo cho toàn thể thị trấn, tìm rượu lâu năm nhất cho nó. Đây sẽ là bữa tiệc – con trai ta đã đi lạc lối đang quay về.”
Một số người trong làng đi ra nông trại, và họ kể cho người con kia, “Này – bất công làm sao! Anh đã từng ở cùng bố anh, anh đã phục vụ ông ấy như người hầu, anh không bao giờ đi lạc lối, anh không bao giờ làm bất kì cái gì chống lại ông ấy, nhưng tiệc chưa bao giờ được tổ chức để tôn vinh anh, điều đó chưa bao giờ được mở hội. Và bây giờ thằng cha lêu lổng kia, thằng ăn mày kia, người đã tiêu phí mọi tiền của bố anh và đã sống trong tội lỗi, đang quay về. Và nhìn vào sự bất công này – bố anh đang mở hội điều đó. Đi ra thị trấn đi! Kẹo đang được phân phát, bữa tiệc lớn đang được thu xếp.”
Tất nhiên, người con lớn cảm thấy rất rất giận. Anh ta quay về, anh ta rất buồn, và anh ta nói với bố mình, “Đây là kiểu bất công gì vậy? Bố không bao giờ giết bất kì cừu nào cho con, bố không bao giờ cho con bất kì quà nào. Và giờ con trai kia của bố đang về, người đã làm phí hoài mọi của cải mà bố đã cho nó, và phí hoài theo cách sai – và bố đang mở hội điều đó.”
Người bố nói, “Ừ, vì con bao giờ cũng ở cùng bố, không có nhu cầu. Nhưng việc quay về của em con phải được mở hội: nó đã đi lạc lối, nó là con chiên lạc và lại được tìm thấy.”
Câu chuyện này đã không được hiểu theo ý nghĩa đầy đủ của nó bởi người Ki tô giáo. Thực ra, nó nói điều tôi đang nói, điều tantra ngụ ý; nó là câu chuyện tantra. Nó ngụ ý rằng nếu bạn bao giờ cũng vẫn còn trên đường đúng, bạn sẽ không được sự tồn tại mở hội. Bạn sẽ là người khờ, bạn sẽ không được làm giầu có bởi sự sống. Bạn sẽ không có bất kì vị mặn nào trong bạn; bạn có thể có chất nuôi dưỡng, nhưng không có gia vị. Bạn sẽ rất giản dị, tốt, nhưng tốt của bạn sẽ không có sự hài hoà phức tạp trong nó. Bạn sẽ là một nốt, không phải hàng triệu nốt hoà vào trong một giai điệu. Bạn sẽ là đường thẳng, không có chỗ cong và không có góc. Những chỗ cong và góc đó cho cái đẹp, chúng làm cho sự sống huyền bí hơn, chúng cho chiều sâu. Bạn sẽ là nông trong tính thánh thiện của bạn, bạn sẽ không có bất kì chiều sâu nào trong bạn.
Đó là lí do tại sao tantra nói mọi thứ là đẹp. Ngay cả tội lỗi cũng là đẹp, vì tội lỗi cho chiều sâu cho tính thánh thiện của bạn. Ngay cả đi lạc lối cũng là đẹp, vì quay lại trở nên được giầu có hơn. Thế giới này được cần cho bạn để đi sâu vào trong nó để cho bạn quên bản thân bạn hoàn toàn – và thế rồi quay lại.
Mọi người hỏi, “Tại sao thế giới này tồn tại nếu Thượng đế chống lại nó? Thế thì tại sao ngài ném chúng ta vào trong thế giới, vào trong thế giới của nghiệp, của tội, của sai? Tại sao ngài ném chúng ta? Ngài có thể đơn giản cứu chúng ta.” Điều đó là không thể được. Thế thì bạn sẽ là nông cạn, hời hợt. Bạn phải bị ném vào góc xa nhất của thế giới, và bạn phải quay về. Việc quay về đó có cái gì đó trong nó – cái gì đó đó là việc kết tinh của con người bạn.
Tantra chấp nhận mọi thứ, sống mọi thứ. Đó là lí do tại sao tantra không bao giờ có thể trở thành chính một ý thức hệ được chấp nhận. Nó bao giờ cũng vẫn còn là một ý thức hệ ngoài lề, chỉ ở đâu đó trên đường biên, bên ngoài xã hội, văn minh, vì văn minh đã chọn là nông cạn; tốt, nhưng nông. Văn minh đã chọn phủ nhận, nói không với nhiều thứ. Văn minh không đủ dũng cảm để chấp nhận tất cả, để chấp nhận mọi thứ mà sự sống cho.
Dũng cảm lớn nhất trên thế giới là chấp nhận mọi thứ mà sự sống cho bạn. Và đây là điều tôi đang cố giúp bạn hướng tới, chấp nhận tất cả mọi thứ sự sống cho bạn, và chấp nhận nó trong sự khiêm tốn sâu sắc, như món quà. Và khi tôi nói điều này, ngay cả những thứ mà xã hội đã ước định bạn để gọi là sai hay xấu. Chấp nhận dục, và thế thì sẽ đi tới việc nở hoa từ nó; brahmacharya sẽ tới, sự thuần khiết, hồn nhiên sẽ tới; sự trinh nguyên sẽ tới từ nó – nhưng điều đó sẽ là việc siêu việt.
Qua trải nghiệm người ta siêu việt.
Khi đi vào trong ngõ tối của sự sống mắt người ta trở nên được huấn luyện, và người ta bắt đầu thấy ánh sáng ngay cả trong tối. Cái đẹp gì có đó nếu bạn có thể thấy ánh sáng khi có ngày! Cái đẹp có đó khi có đêm tối, và mắt bạn được huấn luyện trong tối tới mức bạn có thể thấy ngày ẩn kín ở đó. Khi trong đêm tối bạn có thể thấy buổi sáng, thế thì có cái đẹp, thế thì bạn đã đạt tới. Khi trong cái thấp nhất bạn có thể thấy cái cao nhất, khi ngay cả trong địa ngục bạn có thể tạo ra cõi trời, thế thì, thế thì bạn đã trở thành nghệ sĩ về sự sống. Và tantra muốn làm cho bạn thành nghệ sĩ của sự sống – không là người phủ nhận, nhưng là người nói có lớn lao.
Chấp nhận đi, và dần dần, bạn sẽ cảm thấy bạn càng chấp nhận nhiều, càng ít có ham muốn. Nếu bạn chấp nhận, làm sao ham muốn có thể đứng đó được? Dù hoàn cảnh là bất kì cái gì trong khoảnh khắc này, bạn chấp nhận nó. Thế thì không có chuyển động cho bất kì cái gì khác. Bạn sống nó từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc trong chấp nhận sâu sắc. Bạn trưởng thành mà không có bất kì mục đích nào, không có bất kì ham muốn nào để đi đâu đó và là cái gì đó khác hay là ai đó khác.
Tantra nói, “Là bản thân ông” – và đó là con người duy nhất bạn bao giờ có thể đạt tới. Với chấp nhận, ham muốn rơi rụng đi. Với chấp nhận, vô ham muốn tới trong con người bởi bản thân nó. Bạn không tu luyện nó, bạn không áp đặt nó lên bản thân bạn. Bạn không chặt cắt ham muốn của bạn – chỉ bằng việc chấp nhận, chúng biến mất.
Và khi đột nhiên một khoảnh khắc xảy ra rằng bạn chấp nhận một cách toàn bộ và mọi ham muốn đã mất đi, đột nhiên có chứng ngộ. Đột nhiên, không làm bất kì cái gì về phần bạn, nó xảy ra. Đó là món quà vĩ đại nhất mà sự tồn tại này có thể trao cho bạn.
Đây là thái độ tantra hướng tới sự sống. Không có sự sống nào khác hơn sự sống này, và không có thế giới khác hơn điều này. Chính luân hồi này là niết bàn. Chỉ mỗi điều bạn phải hiểu biết hơn chút ít, chấp nhận hơn, như trẻ em hơn, ít bản ngã hơn.
Từ “Tantra: hiểu biết tối cao”, Ch.5