THÔNG ĐIỆP CỦA VÔ THƯỜNG: ĐIỀU HI VỌNG CÓ ĐÓ LÀ TRONG CHẾT
Vẫn nhìn sâu hơn vào trong vô thường, bạn sẽ thấy nó có thông điệp khác, bộ mặt khác, bộ mặt của hi vọng lớn, điều làm mở mắt bạn tới bản chất nền tảng của vũ trụ, và của mối quan hệ phi thường của chúng ta với nó.
Nếu mọi thứ là vô thường, thế thì mọi thứ là điều chúng ta gọi là “trống rỗng,” điều ngụ ý không có sự tồn tại kéo dài, ổn định và cố hữu; và mọi thứ, khi được nhìn và được hiểu trong mối quan hệ đúng của chúng, là không độc lập nhưng liên thuộc với mọi thứ khác. Phật đã so sánh vũ trụ với mạng lưới bao la được dệt từ hằng hà sa số viên ngọc lóng lánh, từng viên đều có vô số mặt. Từng viên ngọc phản xạ trong bản thân nó mọi viên ngọc khác trong mạng lưới này và, thực ra, nó là một với mọi viên ngọc khác.
Nghĩ về sóng trong biển. Nhìn theo cách này, nó dường như có căn cước phân biệt, và có kết thúc và bắt đầu, có sinh và có tử. Nhìn theo cách khác, bản thân sóng không thực sự tồn tại mà chỉ là hành vi của nước,”trống rỗng” bất kì căn cước tách biệt nhưng “đầy” nước. Cho nên khi bạn thực sự nghĩ về sóng, bạn đi tới nhận ra rằng nó là cái gì đó được tạo ra một cách tạm thời có thể bởi gió và nước, và rằng nó phụ thuộc vào một tập những hoàn cảnh thay đổi thường xuyên. Bạn cũng nhận ra rằng mọi sóng có quan hệ với mọi sóng khác.
Không cái gì có sự tồn tại cố hữu của riêng nó khi bạn thực sự nhìn vào nó, và việc thiếu vắng sự tồn tại độc lập này là cái chúng ta gọi là “trống rỗng.” Nghĩ về cây mà xem. Khi bạn nghĩ đến cây, bạn có khuynh hướng nghĩ đến một vật xác định phân biệt; và ở mức độ nào đó, giống như sóng, nó là vậy. Nhưng khi bạn nhìn kĩ hơn vào cây, bạn sẽ thấy rằng chung cuộc nó không có sự tồn tại độc lập. Khi bạn suy ngẫm về nó, bạn sẽ thấy rằng nó tan biến trong mạng lưới cực kì tinh tế các quan hệ trải khắp vũ trụ. Mưa rơi lên lá, gió đung đưa nó, đất nuôi dưỡng và nâng đỡ cho nó, mọi mùa và thời tiết, ánh trăng và ánh sao và ánh mặt trời – tất cả tạo nên một phần của cây này. Khi bạn bắt đầu nghĩ ngày càng nhiều về cây, bạn sẽ phát hiện ra rằng mọi thứ trong vũ trụ giúp làm cho cây là cái nó là vậy; rằng nó không thể bị làm cô lập vào bất kì khoảnh khắc nào với bất kì cái gì khác; và rằng vào mọi khoảnh khắc bản tính của nó là thay đổi vi tế. Đây là điều chúng ta ngụ ý khi chúng ta nói mọi thứ là trống rỗng, rằng chúng không có sự tồn tại độc lập.
Khoa học hiện đại nói cho chúng ta về miền khác thường các mối tương hỗ. Các nhà sinh thái học biết rằng cháy cây trong khu rừng mưa Amazon làm thay đổi theo cách nào đó không khí được cư dân ở Paris thở, và rằng việc rung rinh đôi cánh con bướm tại Yucatan ảnh hưởng tới sự sống của cây dương xỉ ở Hebrides. Các nhà sinh học đang bắt đầu làm phát lộ ra vũ điệu diệu kì và phức tạp của gen, cái tạo ra nhân cách và căn cước, điệu vũ trải rộng từ trong quá khứ và chỉ ra rằng từng cái gọi là “căn cước” được hợp thành từ việc xoắn các ảnh hưởng khác nhau. Các nhà vật lí đã giới thiệu cho chúng ta thế giới các hạt lượng tử, một thế giới giống đến ngạc nhiên như thế giới đã được Phật mô tả trong hình ảnh về mạng lưới lấp lánh trải khắp vũ trụ. Giống như các viên ngọc trong mạng lưới, mọi hạt đều tồn tại về tiềm năng như các tổ hợp khác nhau của những hạt khác.
Cho nên khi chúng ta thực sự nhìn vào bản thân chúng ta, và những thứ xung quanh chúng ta mà chúng ta coi là rắn chắn thế, ổn định thế, và kéo dài thế, chúng ta thấy rằng chúng không có thực tại gì nhiều hơn mơ. Phật đã nói:
Biết mọi thứ là giống điều này:
Ảo tưởng, lâu đài mây
Mơ, ảo ảnh,
Không bản chất nhưng số lượng có thể được thấy.
Biết mọi thứ là giống điều này:
Như trăng trên trời sáng
Được phản chiếu trên hồ trong
Mặc dầu với hồ đó trăng không bao giờ chuyển.
Biết mọi thứ là giống điều này:
Như tiếng vọng xuất phát
Từ nhạc, âm thanh và việc khóc,
Vậy mà trong tiếng vọng đó không có giai điệu.
Biết mọi thứ là giống điều này:
Như nhà ảo thuật tạo ra ảo tưởng
về ngựa, bò, xe và những thứ khác,
Không cái gì là như nó xuất hiện.[i]
Suy ngẫm về tính chất tựa mơ của thực tại không nhất thiết làm chúng ta lạnh lùng, vô vọng hay cay đắng. Ngược lại, nó có thể mở ra trong chúng ta sự hài hước nồng ấm, từ bi dịu dàng, mạnh mẽ mà chúng ta khó biết được là chúng ta có, và còn biết bao hào phóng hơn nữa hướng tới mọi vật và mọi người. Thánh nhân Tây Tạng Milarepa đã nói: “Thấy trống rỗng, có từ bi.” Khi thông qua suy ngẫm chúng ta thực sự đã thấy trống rỗng và sự liên thuộc của mọi vật và của chúng ta, thì thế giới sẽ hiện ra trong ánh sáng rực rỡ, tươi tắn như tấm lưới phản chiếu vô hạn mà Phật đã nói tới. Chúng ta không còn phải bảo vệ chính mình hay phải giả vờ nữa nữa, và mọi việc trở nên dễ dàng thực hiện như điều một thầy Tây Tạng đã khuyên:
Bao giờ cũng nhận ra phẩm chất tựa mơ của sự sống và thu nhỏ gắn bó và ghét bỏ. Thực hành tốt bụng hướng tới mọi sinh linh. Là yêu thương và từ bi, dù người khác làm gì với bạn. Điều họ làm sẽ không thành vấn đề gì khi bạn thấy nó như mơ. Bí quyết là có ý định tích cực trong mơ. Đây là điểm bản chất. Đây là tính tâm linh thực.[ii]
Tính tâm linh thực cũng là nhận biết rằng nếu chúng ta liên thuộc với mọi thứ và mọi người khác, ngay cả một ý nghĩ, lời nói và hành động nhỏ bé nhất của chúng ta cũng có hậu quả thực trong toàn thể vũ trụ. Ném một hòn sỏi vào ao. Nó toả ra nhiều sóng lan toả khắp mặt nước. Gợn sóng hội nhập vào nhau và tạo ra gợn sóng mới. Mọi thứ được tương quan chặt chẽ với nhau: Chúng ta đi tới nhận ra chúng ta chịu trách nhiệm cho mọi thứ chúng ta làm, nói hay nghĩ, thực ra chịu trách nhiệm cho bản thân chúng ta, với mọi người và mọi thứ khác, và với toàn thể vũ trụ. Đạt lai Lạt ma đã nói:
Trong thế giới tương thuộc cao độ ngày nay, các cá nhân và các quốc gia bản thân họ không còn có thể giải quyết nhiều vấn đề của họ. Chúng ta cần lẫn nhau. Do đó chúng ta phải phát triển ý thức trách nhiệm phổ quát … Chính trách nhiệm tập thể và cá nhân của chúng ta là bảo vệ và nuôi dưỡng gia đình toàn cầu, là hỗ trợ cho các thành viên yếu hơn của nó, và bảo tồn và quí trọng môi trường mà tất cả chúng ta đang sống.[iii]
BẤT BIẾN
Vô thường đã để lộ cho chúng ta nhiều chân lí, nhưng nó có kho báu cuối cùng vẫn đang trong việc gìn giữ của nó, kho báu chủ yếu nằm ẩn kín với chúng ta, không bị nghi ngờ và không được nhận ra, vậy mà là của riêng chúng ta một cách thân thiết nhất.
Nhà thơ phương Tây Rainer Maria Rilke đã nói rằng nỗi sợ sâu kín nhất của chúng ta tựa như con rồng gác kho báu sâu kín nhất của chúng ta.[iv] Nỗi sợ rằng vô thường thức dậy trong chúng ta, rằng không cái gì là thực và không cái gì kéo dài mãi, chúng ta đi tới khám phá ra, là người bạn lớn nhất của chúng ta, vì nó đưa chúng ta tới hỏi: Nếu mọi thứ chết đi và thay đổi, thế thì cái gì là đúng thực? Liệu có cái gì đó đằng sau các dáng vẻ, cái gì đó vô tận và là không gian vô hạn, cái gì đó mà trong đó vũ điệu của thay đổi và vô thường xảy ra? Thực ra, liệu có cái gì đó mà chúng ta có thể phụ thuộc vào, cái tiếp tục tồn tại qua điều chúng ta gọi là chết không?
Việc cho phép những câu hỏi này xâm chiếm chúng ta một cách khẩn thiết, và suy ngẫm về chúng, chúng ta sẽ dần dần thấy bản thân chúng ta làm ra việc dịch chuyển sâu sắc trong cách chúng ta nhìn mọi thứ. Với suy ngẫm và tu luyện liên tục trong việc buông bỏ, chúng ta đi tới phát lộ ra trong bản thân chúng ta “cái gì đó” mà chúng ta không thể đặt tên hay mô tả hay quan niệm hoá được, “cái gì đó” mà chúng ta bắt đầu nhận ra nằm đằng sau mọi thay đổi và chết của thế giới. Những ham muốn và sao lãng hẹp mà với chúng việc nắm giữ ám ảnh của chúng ta vào thường hằng đã kết án chúng ta, bắt đầu biến mất và rơi đi.
Khi điều này xảy ra chúng ta bắt được cái nhìn thoáng qua ấm áp và lặp lại của những ngụ ý lớn lao đằng sau chân lí về vô thường. Dường như là mọi kiếp sống của chúng ta đã bay trong một chiếc máy bay xuyên qua những đám mây đen và nhiễu loạn, thế rồi đột nhiên máy bay bay vút lên trên những điều này đi vào bầu trời trong sáng vô tận. Được hứng khởi và phấn chấn bởi việc nổi lên này vào trong một chiều hướng mới của tự do, chúng ta đi tới phát lộ ra chiều sâu của an bình, niềm vui và tin tưởng vào bản thân chúng ta, điều làm tràn ngập chúng ta với sự ngạc nhiên, và nuôi dưỡng dần trong chúng ta sự chắc chắn rằng trong chúng ta có “cái gì đó” mà không cái gì phá huỷ được, mà không cái gì thay đổi được, và cái không thể chết được. Milarepa đã viết:
Trong khiếp đảm về chết, ta chạy trốn vào núi
Ta thiền lặp đi lặp lại về bất định của giờ chết,
Chiếm được pháo đài của bản tính tâm trí bất tử bất tận
Giờ mọi sợ chết đã qua và hết.[v]
Dần dần, thế rồi, chúng ta trở nên nhận biết trong bản thân chúng ta về sự bình thản và sự hiện diện tựa trời của điều Milarepa gọi là bản tính tâm trí bất tử và bất tận. Và khi nhận biết mới này bắt đầu trở nên sống động và gần như không bị phá vỡ, xuất hiện điều Upanishads gọi là “việc quay về chỗ của tâm thức,” khải lộ cá nhân, hoàn toàn vô quan niệm về chúng ta là gì, tại sao chúng ta ở đây, và chúng ta phải hành động thế nào, rốt cuộc là đến cuối cùng thì không cái gì kém hơn sự sống mới, việc sinh mới, mà gần như bạn có thể nói, sự phục sinh.
Đẹp làm sao và huyền bí chữa lành làm sao mà từ suy ngẫm, một cách liên tục và không sợ hãi, về chân lí thay đổi và vô thường, chúng ta dần dần đi tới tìm ra bản thân chúng ta mặt đối mặt, trong biết ơn và vui sướng, với chân lí về cái bất biến, với chân lí về bản tính tâm trí bất tử, bất tận.
Từ “Sách Tây Tạng về sống và chết”, Ch.3
[i] In the Samadhirajasutra, quoted in Ancient Futures: Learning from Ladakh, Helena Norbert-Hodge (London: Rider, 1991), 72.
[ii] Chagdud Tulku Rinpoche, Life in Relation to Death (Cottage Grove, OR: Padma Publishing, 1987), 28.
[iii] His Holiness the Dalai Lama, A Policy of Kindness: An Anthology of Writings by and about the Dalai Lama (Ithaca, NY: Snow Lion, 1990), 113-14.
[iv] In Letters to a Young Poet, Rainer Maria Rilke, translated by Stephen Mitchell (New York: Vintage Books, 1986), 92.
[v] A famous verse by Milarepa, quoted by Patrul Rinpoche in his Kunzang Lamé Shyalung