Khao khát lớn nhất của người là về tự do. Người là việc khao khát về tự do. Tự do là chính cốt lõi bản chất của tâm thức người: yêu là chu vi của nó và tự do là trung tâm của nó. Hai điều này được đáp ứng, sự sống không có hối tiếc. Và chúng cả hai đều được hoàn thành cùng nhau, không bao giờ tách rời.
Mọi người đã thử đáp ứng yêu mà không có tự do. Thế thì yêu mang tới ngày càng nhiều khổ, ngày càng nhiều lệ thuộc. Thế thì yêu không phải là điều người ta đã mong đợi nó là vậy, nó biến thành chính cái đối lập. Nó làm tan nát mọi hi vọng, nó phá huỷ mọi mong đợi và sự sống trở thành mảnh đất hoang – dò dẫm trong bóng tối và không bao giờ tìm thấy cửa.
Yêu không có tự do tự nhiên có xu hướng là sở hữu. Và khoảnh khắc sở hữu đi vào, bạn bắt đầu tạo ra lệ thuộc cho người khác và lệ thuộc cho bản thân bạn – vì bạn không thể sở hữu ai đó mà không bị người đó sở hữu. Bạn không thể làm ai đó thành nô lệ mà bản thân bạn không trở thành nô lệ. Bất kì cái gì bạn làm cho người khác, cái đó đều được làm cho bạn.
Đây là nguyên lí cơ bản để được hiểu, rằng yêu không có tự do không bao giờ mang tới đáp ứng.
Và đã từng có những người đã thử cực đoan kia, tự do mà không có yêu. Đây là các sư, những người trốn chạy, những người từ bỏ thế giới. Sợ yêu, sợ yêu vì nó mang tới lệ thuộc, họ từ bỏ mọi tình huống nơi yêu có thể tuôn chảy, phát triển, có thể xảy ra, có khả năng. Họ trốn vào chỗ cô độc. Cô độc của họ không bao giờ trở thành một mình, nó vẫn còn là cô độc. Và cô độc là trạng thái phủ định; nó hoàn toàn trống rỗng, nó là buồn.
Người ta có thể là đơn độc, nhưng điều đó không mang tới cô đơn. Cô đơn chỉ là một mình về mặt vật lí, cô đơn là một mình tâm linh. Nếu bạn chỉ là cô đơn… và bạn sẽ là cô đơn nếu bạn đã từ bỏ thế giới. Nếu bạn đã trốn thoát khỏi thế giới do sợ, bạn sẽ cô đơn, thế giới sẽ ám ảnh bạn, và mọi loại ham muốn sẽ bao quanh bạn. Bạn sẽ chịu đựng cả triệu ác mộng, vì bất kì cái gì bạn đã từ bỏ không thể được bỏ đi dễ dàng thế.
Từ bỏ là đè nén và không gì khác. Và bạn càng đè nén một thứ, bạn càng cần đè nén nó thêm. Và bạn càng liên tục đè nén nó, nó càng trở nên mạnh hơn. Nó sẽ bùng phát trong mơ của bạn, nó sẽ bùng phát trong ảo giác của bạn. Những người sống trong các tu viện bắt đầu tạo ảo giác, những người đi lên các hang động Himalaya sớm hay muộn không còn tiếp xúc với thực tại. Họ bắt đầu tạo ra thực tại của riêng họ – thực tại riêng tư, thực tại hư cấu.
Người Ki tô giáo sẽ nói với Christ. Trong hang cô độc của mình người đó tạo ra Christ, chỉ để cho người đó có thể có ai đó ở đó, chỉ để cho người đó không cô đơn. Và nhiều phương pháp tạo ảo giác đã được phát triển bởi các sư này. Nếu bạn nhịn ăn, ảo giác trở nên dễ hơn. Thân thể trở nên yếu hơn, bạn bắt đầu mất kiểm soát trên thực tại. Thân thể càng yếu, khả năng có ảo giác càng nhiều. Những người bị sốt, ốm, bắt đầu tạo ra ảo giác. Đích xác cùng qui tắc: hành hạ thân thể, làm yếu thân thể, bỏ đói thân thể và ảo giác sẽ dễ dàng hơn.
Bạn có thể có Jesus Christ hay Krishna hay Phật Gautam – những bạn đồng hành lớn bạn có thể có, nhưng nó toàn là tưởng tượng. Người Hindu sẽ không bao giờ thấy Christ, và người Ki tô giáo sẽ không bao giờ thấy Krishna. Bạn sẽ thấy chỉ bất kì cái gì bạn tin, bạn sẽ thấy chỉ bất kì cái gì bạn tạo ra bởi niềm tin của bạn; nó là việc phóng chiếu.
Sẽ khó phóng chiếu nó ở bãi chợ, vì sẽ có nhiều người thế, người sẽ phủ nhận phóng chiếu của bạn. Họ sẽ đem bạn tới nhà tâm thần, họ sẽ nghĩ bạn đã gàn gàn dở hơi. Nếu bạn bắt đầu nói với Christ ở bãi chợ bạn sẽ kết thúc trong bệnh viện nào đó.
Nhưng ở trong hang Himalaya không có ai khác, bạn tự do bịa ra bất kì cái gì bạn muốn cho sự mãn nguyện của tim bạn. Sự cô đơn là khổ tới mức người ta bắt đầu tin vào ảo giác riêng của người ta, để có bạn đồng hành. Nhưng đây là điên.
Một mặt là người này, người trần tục, người đã cố tìm yêu mà không có tự do và đã thất bại. Cuộc sống của người đó không là gì ngoài sự nô lệ dài, lâu cho nhiều nhiều người, cho nhiều nhiều vật. Người đó bị xiềng xích, thân thể, tâm trí, hồn; người đó không tự do để có ngay cả hơi chút chuyển động. Đó là thất bại; đa số nhân loại bị mắc vào trong cực đoan đó.
Vài người trốn thoát khỏi thế giới: thấy khổ, họ bắt đầu tìm cực đoan kia – tự do, moksha, niết bàn. Nhưng họ trở nên thần kinh, tâm thần, họ bắt đầu sống trong thế giới mơ riêng của họ. Cô đơn là nhiều tới mức người ta phải tạo ra cái gì đó để sống cùng.
Cả hai nỗ lực cực đoan này đã thất bại. Do đó nhân loại đứng ở giao lộ. Đi đâu đây? Con đường này đã hoàn toàn thất bại. Mọi nỗ lực mà chúng ta đã làm trong quá khứ đã chứng tỏ là sai, dẫn tới ngõ cụt. Bây giờ đi đâu, làm gì?
Atisha có một thông điệp quan trọng để chuyển giao cho bạn. Đó là thông điệp của mọi chư phật, của mọi người chứng ngộ trên thế giới. Họ nói: Yêu và tự do không phải là các thứ tách rời, ông không thể chọn. Hoặc ông sẽ phải có cả hai, hoặc ông sẽ phải bỏ cả hai. Nhưng ông không thể chọn, ông không thể có một thứ.
Yêu là chu vi, tự do là trung tâm.
Người ta phải trưởng thành trong sự cân bằng tinh tế thế, tới nơi yêu và tự do có thể nở hoa cùng nhau. Và chúng có thể, vì trong vài cá nhân hiếm hoi nó đã xảy ra. Và nếu nó đã xảy ra cho chỉ một cá nhân trong toàn thể lịch sử, nó có thể xảy ra cho mọi người. Nó là tiềm năng của bạn, quyền tập ấm của bạn.
Thiền là cân bằng này.
Thiền là con chim có hai cánh: tự do và yêu.
Nỗ lực của tôi ở đây trong phật trường này là để cho bạn cả hai cánh cùng nhau: là yêu và là tự do, là yêu và là không sở hữu. Là tự do nhưng không trở thành lạnh; vẫn còn ấm, ấm với yêu.
Tự do của bạn và yêu của bạn phải trưởng thành tay trong tay, trong ôm ấp sâu, trong một loại điệu vũ, giúp đỡ lẫn nhau. Và thế thì người toàn bộ được sinh ra, người sống trong thế giới và không là của thế giới chút nào. Thế thì người này được sinh ra mà trong người này các cực đoan gặp gỡ và trở thành phần bù; thế thì người này là giầu có. Chỉ yêu mà không có tự do là bị làm nghèo đi, hay chỉ tự do mà không có yêu là sống trong cô đơn, buồn, tối. Tự do được cần cho yêu phát triển, yêu được cần để cho tự do có thể được nuôi dưỡng.
Sannyasin của tôi phải nhớ thường xuyên không chọn giữa hai điều này. Cả hai phải được hấp thu cùng nhau, được tiêu hoá cùng nhau. Yêu phải trở thành chu vi của bạn, hành động của bạn, và tự do phải trở thành con người bạn, trung tâm của bạn, hồn của bạn.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.24