Không do dự.
Tâm trí bạn sẽ do dự. Tâm trí là việc do dự, tâm trí là hoặc/hay, tâm trí bao giờ cũng ở trong không gian của “hiện hữu hay không hiện hữu.” Nếu bạn thực sự muốn trưởng thành, chín chắn, nếu bạn thực sự muốn biết sự sống này tất cả là gì, đừng do dự. Cam kết, dồn toàn lực! Đem toàn bộ bản thân bạn vào sự sống, nhận cam kết với sự sống, không vẫn còn là khán giả. Không liên tục nghĩ liệu có làm hay không – “Mình có nên làm cái này hay cái kia?” Bạn có thể liên tục do dự cả đời bạn, và bạn càng do dự, bạn càng trở nên được huấn luyện trong do dự hơn.
Sự sống dành cho những người biết cách cam kết – cách nói có với cái gì đó, cách nói không với cái gì đó một cách quả quyết, thẳng thừng. Một khi bạn đã thẳng thừng nói có hay không với cái gì đó, thế thì bạn có thể lấy cú nhảy, thế thì bạn có thể chìm sâu vào trong đại dương.
Mọi người chỉ ngồi chờ sung. Hàng triệu người là những người chờ sung – theo cách này hay cách nọ, chỉ đợi cơ hội tới. Và cơ hội sẽ không bao giờ tới, vì nó đã tới rồi, nó ở kia!
Gợi ý riêng của tôi là ở chỗ cho dù đôi khi điều xảy ra là bạn cam kết với điều sai, cho dù thế điều tốt là cam kết, vì ngày bạn sẽ biết nó là sai, bạn có thể thoát ra khỏi nó. Ít nhất bạn sẽ học được một điều: rằng nó là sai, và không bao giờ đi vào bất kì cái gì như cái đó lần nữa. Đó là kinh nghiệm lớn; nó đem bạn tới gần chân lí hơn.
Tại sao mọi người do dự nhiều thế? – vì từ chính thời thơ ấu bạn đã được bảo không phạm bất kì sai lầm nào. Đó là một trong những bài học lớn nhất của mọi xã hội trên khắp thế giới – và rất nguy hiểm, rất có hại. Dạy trẻ em phạm nhiều sai lầm nhất có thể đi, chỉ với một điều kiện: không phạm cùng sai lầm lặp lại, có vậy thôi. Và chúng sẽ trưởng thành, và chúng sẽ trải nghiệm ngày càng nhiều hơn, và chúng sẽ không do dự. Bằng không, có run rẩy… và thời gian đang trôi qua, lọt ra khỏi tay bạn, và bạn do dự.
Tôi thấy nhiều người đứng trên bờ do dự, liệu lấy cú nhảy hay không. Ở đây điều đó xảy ra mọi ngày.
Mới vài ngày trước, một thanh niên tới tôi. Trong ba năm anh ta đã từng do dự liệu có nhận tính sannyas hay không. Tôi nói, “Quyết định có hay không, và được kết thúc với nó! Và tôi không nói quyết định có, tôi chỉ nói quyết định đi. Không là tốt như có. Nhưng phí hoài ba năm sao? Nếu bạn mà nhận tính sannyas ba năm trước,” tôi bảo anh ta, “đến lúc này một điều chắc đã được quyết định. Do dự ba năm, chẳng cái gì đã được quyết định. Bạn ở trong cùng không gian, và ba năm đã mất đi.”
Atisha nói: Không do dự. Tập luyện khi ý nghĩ bị cắt rời.
Đây là bí mật của thiền, lời kinh cuối hôm nay.
Tập luyện khi ý nghĩ bị cắt rời.
Tâm trí là do dự. Kỉ luật của thiền nhân là trở thành có tính quan sát tâm trí thế, tỉnh táo thế với tâm trí và cái ngu xuẩn của nó – việc ngần ngại của nó, việc run rẩy của nó, do dự của nó – trở nên có tính quan sát tới mức bạn được cắt ra khỏi nó.
Đó là toàn thể chủ định của việc quan sát: quan sát việc cắt bạn rời ra.
Quan sát bất kì cái gì trong tâm trí, và bạn được cắt rời ra. Việc quan sát là chiếc kiếm.
Nếu một ý nghĩ đang chuyển trong tâm trí của bạn, quan sát nó – và đột nhiên bạn sẽ thấy ý nghĩ này ở đó, bạn ở đây, và không cầu nào còn lại. Không quan sát, và bạn trở nên bị đồng nhất với ý nghĩ này, bạn trở thành nó; quan sát, và bạn không là nó. Tâm trí sở hữu bạn vì bạn đã quên mất cách quan sát. Học điều đó đi.
Nhìn hoa hồng, quan sát nó; hay nhìn sao, hay nhìn mọi người đi qua trên đường, ngồi bên cạnh đường và quan sát. Và thế rồi dần dần, dần dần nhắm mắt lại và nhìn chuyển động lưu thông bên trong – cả nghìn ý nghĩ, ham muốn, mơ, trôi qua. Bao giờ cũng là giờ cao điểm ở đó.
Chỉ quan sát như ai đó quan sát sông chảy qua, khi ngồi trên bờ.
Cứ quan sát – và bằng quan sát, bạn sẽ trở nên nhận biết rằng bạn không là nó.
Tâm trí đang bị đồng nhất với nó. Vô trí là không bị đồng nhất với nó. Đừng là tâm trí, vì thực ra bạn không là tâm trí. Thế thì bạn là ai? Bạn là tâm thức. Bạn là tính quan sát kia, bạn là việc chứng kiến, bạn là việc quan sát thuần khiết kia, phẩm chất tựa gương phản xạ mọi thứ nhưng không bao giờ trở nên bị đồng nhất với bất kì cái gì.
Nhớ, tôi không nói rằng bạn là ý thức. Tôi nói bạn là tâm thức: đó là căn cước thực của bạn. Ngày người ta biết, “Tôi là tâm thức,” người ta đã đi tới biết điều tối thượng, vì khoảnh khắc bạn biết, “Tôi là tâm thức,” bạn cũng biết mọi thứ là tâm thức, trên các bình diện khác nhau. Tảng đá là tâm thức theo cách riêng của nó, và cây là tâm thức theo cách riêng của nó, và con vật và người. Mọi người là tâm thức theo cách riêng của người đó, và tâm thức là kim cương đa mặt.
Ngày bạn biết, “Tôi là tâm thức,” bạn đã biết chân lí phổ quát, bạn đã đi tới đích.
Socrates nói, “Người, biết bản thân ông đi.” Đó là giáo huấn của mọi chư phật: Biết bản thân ông. Làm sao bạn đi tới biết bản thân bạn? Nếu tâm trí vẫn còn quá nhiều và liên tục la hét quanh bạn, liên tục tạo ra tiếng ồn lớn, bạn sẽ không bao giờ nghe thấy tiếng nói nhỏ bé tĩnh lặng bên trong. Bạn phải trở nên không đồng nhất với tâm trí.
George Gurdjieff thường nói, “Toàn thể giáo huấn của tôi có thể được cô đọng trong một lời, và đó là không đồng nhất.” Ông ấy là đúng. Không chỉ giáo huấn của ông ấy có thể được cô đọng trong một lời, mọi giáo huấn của mọi thầy đều có thể được cô đọng trong một lời: không đồng nhất. Không bị đồng nhất với tâm trí.
Đó là nghĩa của Atisha. Ông ấy nói:
Tập luyện khi ý nghĩ bị cắt rời.
Tạo kỉ luật cho bản thân bạn vào trong nhận biết sâu, để cho bạn được cắt rời khỏi tâm trí. Nếu bạn có thể có chỉ một khoảnh khắc của việc cắt rời này, tỏ ngộ đầu tiên đã xảy ra. Trong tỏ ngộ thứ hai bạn trở nên có năng lực cắt rời khỏi tâm trí bất kì khi nào bạn muốn. Trong tỏ ngộ thứ nhất nó xảy ra một cách ngẫu nhiên: đang thiền, đang quan sát, một ngày nào đó nó xảy ra gần giống như điều ngẫu nhiên. Bạn dò dẫm trong bóng tối và bạn đã loạng choạng vớ được cửa ra vào. Tỏ ngộ thứ nhất là việc loạng choạng trên cửa ra vào.
Tỏ ngộ thứ hai trở thành nhận biết hoàn hảo cửa ở đâu, và bất kì khi nào bạn muốn, bạn có thể đi tới cửa ra vào – bất kì khi nào bạn muốn đi. Ngay cả ở bãi chợ, bị bao quanh bởi mọi tiếng la hét của chợ, bạn có thể đi tới cửa ra vào. Đột nhiên bạn có thể trở nên được cắt rời.
Và tỏ ngộ thứ ba là khi bạn được tuyệt đối cắt rời, để cho ngay cả khi bạn muốn nối với tâm trí, bạn không thể nối được. Bạn có thể dùng nó như cái máy, tách rời khỏi bạn, nhưng ngay cả trong giấc ngủ say của bạn, bạn vẫn không bị đồng nhất với nó.
Đây là ba tỏ ngộ, ba samadhi. Thứ nhất, loạng choạng ngẫu nhiên; thứ hai, trở nên có chủ ý hơn, có ý thức trong việc đạt tới cửa; và thứ ba, trở nên hoà hợp sâu với cửa tới mức bạn không bao giờ mất dấu vết của nó, tới mức nó bao giờ cũng có đó, bao giờ cũng mở. Đây là trạng thái được gọi là tỏ ngộ ở Nhật Bản, samadhi ở Ấn Độ. Trong tiếng Anh nó được dịch là ecstasy. Từ đó là hay; nghĩa đen nó ngụ ý “đứng ngoài.” Ecstasy ngụ ý đứng ngoài, đứng ngoài tâm trí.
Lời kinh cuối cùng của Atisha: Tập luyện khi ý nghĩ bị cắt rời, là đích xác cùng nghĩa của từ ecstasy – cắt rời khỏi tâm trí tới mức bạn đứng ngoài, tới mức tâm trí có đó nhưng bạn không là nó. Một số người cũng đã bắt đầu dịch samadhi không phải là ecstasy (đứng ngoài) mà là instasy (đứng trong). Điều đó nữa là hay, vì nó không phải là đứng ngoài; nó là đứng ngoài tâm trí nếu bạn nghĩ về tâm trí, nhưng nếu bạn nghĩ về tâm thức thế thì nó là đứng trong.
Khi có liên quan tới tâm trí ecstasy là từ đúng, nhưng khi có liên quan tới tâm thức instasy là tốt hơn nhiều. Nhưng cả hai đều là các mặt của cùng một điều: đứng ngoài tâm trí là đứng trong tâm thức, việc biết rằng “Tôi không là tâm trí” là biết “Tôi là tâm thức, aham brahmasmi.” Đó là nghĩa của lời nói của Upanishad, Ta là Thượng đế, ta là tâm thức.
Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.21