Có bao giờ được thoả mãn toàn bộ không?

Có bao giờ được thoả mãn toàn bộ không?

Đã bao giờ có khả năng vẽ ra bức tranh thoả mãn toàn bộ không?

Prem Murti, trong khi vẽ, từng khoảnh khắc có thể là thoả mãn toàn bộ. Nhưng một khi bức tranh được hoàn thành nó không bao giờ có thể là thoả mãn toàn bộ, vì nếu nó là thoả mãn toàn bộ, hoạ sĩ sẽ phải tự tử. Sẽ không có nhu cầu sống thêm nữa.

Đó là lí do tại sao tôi nói sự sống là khao khát, khao khát thuần khiết – khao khát đạt tới những đỉnh ngày càng cao hơn, khao khát đi ngày càng sâu hơn vào trong sự tồn tại. Nhưng từng khoảnh khắc có thể là việc thoả mãn hoàn toàn; khác biệt đó phải được nhớ. Khi bạn đang vẽ, từng nét vẽ, từng mầu sắc bạn ném lên trên vải vẽ, từng khoảnh khắc của nó, là thoả mãn toàn bộ. Không có gì nhiều hơn cho nó. Bạn mất hút hoàn toàn, bị sở hữu, nếu bạn là người sáng tạo.

Nếu bạn chỉ là nhà kĩ thuật thế thì nó không phải là như vậy. Nhà kĩ thuật không bị mất hút khi anh ta vẽ, anh ta tách rời khỏi bức vẽ của mình. Anh ta chỉ dùng tri thức của anh ta. Anh ta biết cách vẽ, có vậy thôi. Không có gì trong tim anh ta để vẽ – không linh ảnh, không thơ ca, không bài ca. Anh ta chẳng có gì để sáng tạo, nhưng chỉ có công nghệ. Anh ta là nhà kĩ thuật, không phải nghệ sĩ. Anh ta có thể vẽ – nhưng trong khi vẽ việc đó không phải là thiền với anh ta, việc đó không phải là chuyện tình với anh ta. Anh ta đang làm nó; anh ta là người làm, tách rời. Nhưng người sáng tạo không tách rời trong khi người đó đang sáng tạo, người đó là một với nó. Người đó hoàn toàn bị mất hút, người đó đã quên bản thân mình.

Đó là lí do tại sao khi hoạ sĩ đang vẽ họ quên ăn, quên khát, quên ngủ. Họ quên thân thể nhiều tới mức họ có thể liên tục vẽ trong mười tám tiếng mà không cảm thấy mệt mỏi chút nào. Từng khoảnh khắc là tuyệt đối thoả mãn.

Nhưng một khi bức tranh được hoàn thành, nỗi buồn lớn giáng lên hoạ sĩ thực. Những khác biệt này phải được nhớ. Khi bức tranh được hoàn thành, nhà kĩ thuật cảm thấy rất sung sướng: một việc làm tốt được hoàn thành, được kết thúc. Anh ta cảm thấy mệt mỏi; nó đã là một quá trình mệt mỏi, không mãn nguyện trên đường. Anh ta chỉ đợi kết quả, anh ta hướng theo kết quả. Anh ta muốn kết thúc nó bằng cách nào đó, và bây giờ nó được kết thúc. Anh ta lấy hơi thở sâu nhẹ nhõm. Anh ta sung sướng, không phải trong khi anh ta vẽ mà chỉ khi bức tranh được hoàn thành.

Chính cái đối lập xảy ra cho người sáng tạo. Người đó sung sướng khi người đó đang vẽ; một khi bức tranh được hoàn thành, nỗi buồn lớn giáng xuống người đó. “Vậy là nó đã xong rồi sao? Đỉnh đó, cực đỉnh đó, kinh nghiệm cực thích đó qua rồi sao? Xúc động đó, phiêu lưu đó, việc đi vào trong cái không biết đã qua rồi sao?” … hệt như những người yêu cảm thấy buồn sau cực thích sâu: nỗi buồn tinh tế, đẹp trong bản thân nó, có giá trị mênh mông – có giá trị hơn nhiều so với sung sướng của nhà kĩ thuật, vì từ nỗi buồn này bức tranh khác sẽ nảy sinh, từ nỗi buồn này khao khát khác để soải cánh bay cao, khát vọng khác để đạt tới cõi bên kia, việc tìm kiếm khác, cuộc truy hỏi khác, việc mang thai khác. Hoạ sĩ sẽ sớm mang thai, sẽ cảm thấy đầy, đầy tới mức ông ấy sẽ phải chia sẻ nó lần nữa.

Chuyện kể rằng khi Gibbon, nhà lịch sử lớn, hoàn thành công trình lớn của ông ấy về lịch sử thế giới…. Ông ấy phải mất ba mươi ba năm để hoàn thành nó, và ông ấy đã sung sướng vô cùng trong ba mươi ba năm đó tới mức người ta nói rằng ông ấy đã không già đi. Ông ấy vẫn còn đích xác như trước, dường như thời gian không bao giờ trôi qua, dường như thời gian đã dừng lại.

Nhưng ngày nó được hoàn thành ông ấy bắt đầu khóc. Vợ ông ấy không thể tin được điều đó. Bà ấy nói, “Anh khóc à? Anh đáng phải sung sướng, anh đáng phải nhảy múa chứ! Công trình này hoàn thành rồi.”

Gibbon nói, “Công trình này hoàn thành rồi. Bây giờ cái gì còn lại cho anh? Đời anh hoàn thành rồi.” Và trong vòng năm năm ông ấy đã già đi nhiều thế, và đến năm thứ bẩy ông ấy qua đời.

Chuyện kể rằng Vincent van Gogh, hoạ sĩ người Hà Lan, đã tự tử khi ông ấy cảm thấy rằng ông ấy đã làm xong bức tranh hoàn hảo. Điều đó là có thể. Nếu hoạ sĩ cảm thấy sự hoàn hảo đã xảy ra, thế thì chẳng ích gì mà sống. Người sáng tạo sống để sáng tạo. Ca sĩ sống để hát, vũ công sống để múa, người yêu sống để yêu, cây sống để nở hoa – nếu như nó đã nở hoa và hoa hoàn hảo đã tới, thế thì phỏng có ích gì mà kéo dài sự tồn tại vô tích sự, vô nghĩa nữa?

Prem Murti, câu hỏi của bạn là có ý nghĩa. Bạn hỏi: “Liệu có thể vẽ ra bức tranh thoả mãn toàn bộ không?”

Có và không. Có, khi bạn đang vẽ nó sẽ là thoả mãn toàn bộ. Và không, một khi nó xong rồi bạn sẽ cảm thấy nỗi buồn lớn lao. Nhưng nỗi buồn đó cũng có tính sáng tạo, vì chính từ nỗi buồn đó bạn sẽ lại bắt đầu chuyển tới những đỉnh đầy ánh mặt trời.

Và trong sự sống này không cái gì thực sự đã bao giờ là hoàn hảo hay có thể đã bao giờ là hoàn hảo.

Bạn sẽ ngạc nhiên rằng tôi tin vào Thượng đế không hoàn hảo. Bạn sẽ bị choáng, vì ít nhất mọi tôn giáo đều đồng ý vào một điều, rằng Thượng đế là hoàn hảo. Tôi không đồng ý, vì nếu Thượng đế là hoàn hảo thế thì Friedrich Nietzsche là đúng rằng Thượng đế là chết. Thượng đế là không hoàn hảo một cách hoàn hảo – chừng đó tôi có thể nói được. Do đó có tăng trưởng, tiến hoá; do đó có vận động. Vận động bao giờ, bao giờ cũng tới mỗi lúc một gần hơn với hoàn hảo, nhưng nó không bao giờ là hoàn hảo và nó sẽ không bao giờ là hoàn hảo.

Không cái gì đã bao giờ là hoàn hảo. Thực ra không hoàn hảo có cái đẹp của riêng nó, vì không hoàn hảo có sự sống. Bất kì khi nào cái gì đó là hoàn hảo – nghĩ, suy tư mà xem – bất kì khi nào cái gì đó là thực sự hoàn hảo, sự sống sẽ biến mất khỏi nó.

Sự sống chỉ có thể tồn tại nếu cái gì đó vẫn còn không hoàn hảo và phải được làm thành hoàn hảo. Sự sống là nỗ lực để làm hoàn hảo cái không hoàn hảo. Sự sống là tham vọng để làm cái xấu thành đẹp. Cái gì đó của không hoàn hảo là điều phải có cho sự sống tồn tại, cho sự sống liên tục tăng trưởng và tuôn chảy.

Không cái gì đã bao giờ là hoàn hảo. Hay nếu cái gì đó bất kì lúc nào ngẫu nhiên là hoàn hảo, ở phương Đông chúng ta có cái nhìn đúng về nó. Chúng ta nói bất kì khi nào một người trở nên hoàn hảo, đó là cuộc sống cuối cùng của người đó. Kinh sách nêu các lí do khác nhau cho điều đó; lí do của tôi là khác toàn bộ. Tôi nói có, khi Phật là hoàn hảo ông ấy sẽ không quay lại, vì hoàn hảo ngụ ý sự sống không còn là có thể nữa. Ông ấy sẽ biến mất vào trong càn khôn.

Rabindranath, thi sĩ và nhà huyền bí lớn người Ấn Độ, đã cầu nguyện lời cầu nguyện cuối cùng của ông ấy với Thượng đế: “Xin phái tôi quay trở lại. Xin nhớ, tôi là không hoàn hảo. Xin phái tôi quay trở lại. Thế giới của ngài quá đẹp và ngài đã cho tôi sự sống quí giá thế. Và tôi chưa muốn biến mất: tôi chưa hát nhiều bài ca, tôi chưa vẽ nhiều bức tranh, có nhiều thứ trong tim tôi cần nở hoa. Xin phái tôi quay trở lại, tôi là không hoàn hảo! Xin phái tôi quay trở lại.”

Đó đã là lời cầu nguyện cuối cùng của ông ấy; ông ấy đã chết theo cách này. Đó là một trong những lời cầu nguyện hay nhất để chết. Làm sao người ta có thể cám ơn Thượng đế nhiều hơn điều này được?” Thế giới của ngài là đẹp, tôi yêu thế giới của ngài; tôi đã không xứng đáng với nó nhưng ngài đã làm ra tôi. Tôi không xứng đáng được phái trở lại, nhưng dầu vậy, từ bi của ngài là lớn. Ít nhất một lần nữa, xin phái tôi trở lại.”

Sự sống vẫn còn đang tăng trưởng. Không cái gì đã bao giờ là hoàn hảo – hay bất kì khi nào cái gì đó là hoàn hảo nó biến mất, nó đi vào trong triệt tiêu. Từ Phật giáo là niết bàn. Niết bàn ngụ ý triệt tiêu, niết bàn ngụ ý dừng lại. Theo nghĩa đen, niết bàn ngụ ý “thổi tắt chiếc nến.” Hệt như bạn thổi bắt chiếc nến và đột nhiên ánh sáng mất đi, mất mãi mãi, biến mất vào trong hư không – đó là niết bàn. Mọi chư phật đều nói bất kì người nào trở nên hoàn hảo đều chuyển vào trong niết bàn, đi vào trong triệt tiêu.

Đừng khao khát bức tranh hoàn hảo, Murti, bằng không hoạ sĩ sẽ chết. Và bạn còn chưa hát nhiều bài ca.

Và bức tranh không thể là hoàn hảo được, bài ca và điệu vũ không thể là hoàn hảo, bởi vài lí do thêm nữa. Một: khi bạn quán tưởng nó trong thâm tâm sâu nhất của tim của bạn, nó là thứ khác toàn bộ. Khi bạn bắt đầu vẽ nó, bạn đang dịch chuyển nó từ cái tinh sang cái thô. Trong chính việc biến đổi đó, trong chính việc dịch chuyển đó, nhiều thứ bị mất.

Do đó không hoạ sĩ nào đã bao giờ cảm thấy được thoả mãn khi người đó hoàn thành bức vẽ của mình. Nó không là cùng cái người đó đã muốn vẽ – giống đấy, nhưng không là cùng một thứ. Người đó có linh ảnh nào đó để so sánh, nó đã không đạt tới được. Do đó người đó bắt đầu việc vẽ khác.

Rabindranath lần nữa phải được nhớ tới. Ông ấy đã viết sáu nghìn bài thơ – dường như là thi sĩ vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới – và từng bài thơ đều có cái đẹp. Nhưng khi ông ấy sắp chết ông ấy đã khóc, ông ấy đã nói với Thượng đế, “Bài thơ mà tôi muốn ca lên, tôi vẫn chưa ca được.”

Một người bạn cũ ở bên cạnh giường, và người bạn cũ này nói, “Ông nói gì vậy? Ông đã điên rồi sao? Ông đã ca sáu nghìn bài thơ. Ở châu Âu, Shelley được coi là một trong những thi sĩ lớn nhất. Ông ấy đã chỉ ca hai nghìn bài thơ. Ông đã đánh bại ông ấy gấp ba lần. Ông đáng phải sung sướng và được mãn nguyện!”

Rabindranath mở đôi mắt đầy nước mắt ra và ông ấy nói, “Tôi không sướng đâu. Vâng, sáu nghìn bài thơ tôi đã ca lên, nhưng ông không biết câu chuyện bên trong. Câu chuyện bên trong là, tôi muốn ca chỉ một bài ca thôi! Nhưng bởi vì điều đó không bao giờ là có thể được…. Một lần tôi đã cố, tôi đã thất bại; tôi lại cố, tôi lại thất bại. Sáu nghìn lần tôi đã thất bại. Đó là mọi nỗ lực, và tôi không được thoả mãn với bất kì bài thơ nào trong chúng. Cái mà tôi muốn ca vẫn không được ca.”

Thực ra không ai có thể ca được nó.

Phật thường tuyên bố trong mọi thị trấn, bất kì chỗ nào ông ấy đi tới, “Xin đừng hỏi mười một câu hỏi này.” Trong mười một câu hỏi đó, toàn những câu hỏi quan trọng đã được bao hàm: Thượng đế, hồn, chết, sống, chân lí, mọi thứ quan trọng đã được bao hàm. Tại sao? “Vì,” ông ấy chắc nói, “chúng không thể được trả lời. Không phải ta không biết, nhưng mang chúng thành lời là không thể được.”

Có một bức tường huyền bí dựng ở bìa làng và bất kì khi nào bất kì người nào trèo lên bức tường này để nhìn sang bên kia, thay vì quay lại người đó mỉm cười và nhảy sang bên kia, không bao giờ quay lại. Cư dân của làng trở nên tò mò vì cái gì có thể kéo những người này sang phía bên kia của tường. Sau rốt, làng của họ có mọi thứ cần thiết để sống cuộc sống thoải mái.

Họ làm một thu xếp là họ buộc chân của người ta lại, để cho khi người này nhìn qua bên kia và muốn nhảy, họ có thể kéo anh ta trở lại.

Lần tiếp ai đó đã thử trèo lên bức tường này để xem cái gì diễn ra ở phía bên kia, họ xích chân anh ta lại để cho anh ta không thể nhào qua bên kia được. Anh ta nhìn sang bên kia và sung sướng với điều anh ta đã thấy, và mỉm cười. Những người đang đứng bên dưới càng tò mò hỏi anh ta và kéo anh ta trở lại. Họ thất vọng lớn vì anh ta đã mất năng lực nói.

Những người đã thấy không thể nói được. Cái đã được thấy không thể được vẽ ra, không thể bị thu lại thành lời. Nhưng dầu vậy từng người phải thử. Thế giới này liên tục trở nên ngày càng đẹp hơn vì những nỗ lực này. Thế giới là đẹp vì sáu nghìn bài thơ mà Rabindranath đã thử, mặc dầu ông ấy đã không ca lên được bài thơ ông ấy muốn. Sáu nghìn thất bại đó đã làm cho thế giới đẹp hơn nhiều so với nó đã từng vậy. Nó sẽ không là cùng thế giới đó lần nữa, sáu nghìn bài thơ đó sẽ liên tục vang vọng.

Cho nên cứ tiếp tục vẽ đi, tiếp tục sáng tạo đi. Dù tôi nói đi nói lại cho bạn, bạn sẽ không bao giờ được thoả mãn. Tôi ban phúc lành cho bạn rằng bạn sẽ không bao giờ được thoả mãn, nhưng để từng khoảnh khắc của tính sáng tạo của bạn là sự mãn nguyện lớn lao. Nhưng khi cái gì đó được hoàn thành, tiến lên trước đi. Bạn có năng lực vô hạn để sáng tạo; bạn là vô giới hạn, bạn không có bất kì giới hạn nào cho tiềm năng của bạn. Bạn không nhận biết điều bạn có thể làm, và bạn sẽ không bao giờ nhận biết được chừng nào bạn chưa làm nó!

Do đó những người sáng tạo vĩ đại nhất đều nhận biết về sáng tạo của họ đã là nghèo nàn thế nào, vì họ trở nên nhận biết, ngày càng nhận biết hơn, càng nhiều điều nữa là có thể. Người thường, người không bao giờ tạo ra bất kì cái gì, không nhận biết về điều người đó có thể làm. Không có cách nào để biết bạn có thể làm được cái gì chừng nào bạn chưa làm nó. Và trong khi làm nó bạn có thể thấy rằng cái bạn muốn làm, cái đã là rất rõ ràng trong thế giới bên trong của bạn, đã trở nên rất mờ nhạt và bình thường khi nó đã được mang tới bên ngoài.

Bạn sẽ thử lần nữa. từng nỗ lực sẽ trở nên ngày càng tốt hơn, ngày càng hoàn hảo hơn, nhưng không bao giờ hoàn hảo.

Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.20