Chiếc thang ba bậc của yêu

Thầy nói về yêu và từ bi. Tôi biết và cảm thấy các hình thể khác nhau của yêu và từ bi. Thầy có thể giải thích các hình thể khác biệt của yêu không, và thầy ngụ ý gì bởi từ bi?

 

Dorothy Kaplan, yêu là chiếc thang, chiếc thang có ba bậc. Bậc thấp nhất là dục, bậc giữa là yêu, và bậc cao nhất là lời cầu nguyện. Vì ba bậc này có cả nghìn lẻ một tổ hợp có thể có.

So sánh thực sự chỉ xuất hiện ở bậc thứ ba khi năng lượng dục trở thành lời cầu nguyện – từ bi của phật, từ bi mà Atisha đang nói tới. Khi đam mê đã được biến đổi một cách toàn bộ, một cách hoàn toàn tới mức nó không còn là đam mê chút nào, thế thì từ bi xuất hiện. Từ bi thực chỉ xuất hiện khi năng lượng dục của bạn đã trở thành lời cầu nguyện.

Nhưng từ bi có thể xuất hiện ở bậc thang thứ hai nữa, và từ bi cũng có thể xuất hiện ở bậc thang thứ nhất. Do đó có nhiều từ bi khác nhau thế. Chẳng hạn, nếu từ bi xuất hiện ở bậc thang thứ nhất, khi bạn đang sống ở mức thấp nhất của năng lượng yêu, dục, thế thì từ bi sẽ chỉ là trò bản ngã. Thế thì từ bi sẽ rất có tính bản ngã: bạn sẽ tận hưởng ý tưởng về việc là từ bi. Bạn sẽ thực sự tận hưởng đau khổ của người khác, vì chính đau khổ của người khác đang cho bạn cơ hội để là từ bi.

Ai đó ngã xuống sông và đang sắp chết đuối. Người còn tính dục có thể nhảy xuống sông và cứu người đó, nhưng niềm vui của anh ta là ở chỗ anh ta là người tốt thế, ở chỗ anh ta đã làm cái gì đó đẹp, cái gì đó lớn lao. Anh ta sẽ nói về điều đó với lòng tự hào, anh ta sẽ khoe khoang về điều đó. Từ bi ở bậc thang thấp nhất, bậc thang của dục, sẽ chỉ xuất hiện như trò bản ngã.

Đó là điều hàng triệu nhà truyền giáo trên khắp thế giới đang làm – phục vụ người nghèo, phục vụ người ốm, phục vụ thổ dân, người nguyên thuỷ vô giáo dục. Nhưng toàn thể niềm vui là ở chỗ, “Tôi đang làm cái gì đó vĩ đại.” Cái ‘tôi’ được làm mạnh lên. Đó là hình thể xấu của từ bi. Nó được gọi là nghĩa vụ. Nghĩa vụ là từ dơ bẩn tục tĩu.

Loại từ bi thứ hai xuất hiện khi yêu đã tới. Thế thì từ bi là thông cảm: bạn cảm, bạn thực sự cảm vì người kia. Bạn rơi vào trong hài hoà với người kia, khổ của người kia khuấy động bạn. Nó không phải là cái gì đó để khoe khoang. Trên bậc thứ hai, bạn sẽ không bao giờ nói về từ bi của bạn, không bao giờ; nó không phải là cái gì đó để nói tới. Thực ra bạn sẽ không bao giờ cảm thấy rằng bạn đã làm bất kì cái gì đặc biệt, bạn sẽ đơn giản cảm thấy bạn đã làm bất kì cái gì cần được làm. Bạn sẽ thấy rằng chính tính người làm điều đó. Không cái gì đặc biệt trong nó, không cái gì phi thường; bạn đã không đạt tới công đức tâm linh khi làm nó. Không có cái gì như công đức trong nó: nó là tự nhiên, tự phát. Thế thì từ bi trở nên dịu dàng hơn, đẹp hơn.

Tại bậc thang thứ ba, khi năng lượng dục trở thành lời cầu nguyện, từ bi xuất hiện như thấu cảm – thậm chí không thông cảm, mà thấu cảm. Thông cảm ngụ ý việc cảm thấy khổ của người kia, nhưng bạn vẫn ở một khoảng cách; thấu cảm ngụ ý trở thành một với đau khổ của người kia – không chỉ cảm thấy nó mà còn đau khổ nó, thực tại đi vào trong nó. Nếu ai đó khóc, thông cảm ngụ ý bạn cảm về người đang khóc, thấu cảm ngụ ý bạn bắt đầu khóc. Bạn không chỉ trong không gian cảm, bạn trở nên được hoà hợp, các bạn thực tế trở thành một: việc là một xảy ra.

Một người tới Phật và hỏi, “Tôi rất giầu và tôi không có con, và vợ tôi cũng đã chết. Bây giờ tôi có mọi tiền bạc trên thế giới. Tôi muốn làm công việc phúc đức nào đó. Tôi muốn làm cái gì đó cho người nghèo và người bị áp bức. Xin nói cho tôi, tôi phải làm gì?”

Và chuyện kể Phật đã trở nên rất buồn và nước mắt chảy ròng từ mắt ông ấy.

Người này rất phân vân. Ông ta nói, “Nước mắt trong mắt thầy sao? Và thầy có vẻ buồn thế – sao vậy?”

Phật nói, “Ông không thể giúp được bất kì ai đâu, vì ông thậm chí còn chưa giúp được cho bản thân ông. Và ông không thể làm được bất kì cái gì từ bi, vì năng lượng của ông vẫn ở chỗ thấp nhất. Kim loại cơ bản của ông còn chưa trở thành vàng. Thực ra,” Phật nói, “Ta cảm thấy tiếc thế cho ông. Ông muốn là việc giúp đỡ nào đó cho mọi người, nhưng ông không hiện hữu. Ông còn chưa tồn tại, vì nhận biết đã không xảy ra, và không có nhận biết làm sao ông có thể hiện hữu? Ông không có trung tâm thực từ đó từ bi có thể tuôn chảy.”

Từ bi có thể có ba phân loại, và yêu cũng có ba phân loại. Thứ nhất, dục. Dục đơn giản ngụ ý: “Cho tôi – cho tôi mỗi lúc một nhiều hơn đi!” Nó là khai thác, nó là điều Martin Buber gọi là mối quan hệ tôi-nó: “Bạn là đồ vật và tôi muốn dùng bạn.” Đàn ông dùng đàn bà, đàn bà dùng đàn ông, bố mẹ dùng con cái và con cái dùng bố mẹ, bạn dùng bạn. Họ nói, “Bạn chỉ là bạn; bạn khi cần là bạn thực.” Dùng, thu người khác thành món hàng.

Sống trong thế giới tôi-nó là bỏ lỡ toàn thể điều kì diệu của sự tồn tại. Thế thì bạn bị bao quanh bởi đồ vật – không bởi người, không bởi mọi người, không bởi sự sống, mà chỉ bởi các thứ đồ vật chất. Người nghèo nhất trên thế giới là người sống trong mối quan hệ tôi-nó. Dục là khai thác.

Yêu là khác toàn bộ. Yêu không phải là khai thác. Yêu không phải là mối quan hệ tôi-nó, nó là mối quan hệ tôi-người. Người kia được kính trọng là người theo quyền riêng của người đó; người kia không phải là đồ vật để bị dùng, bị sở hữu, bị thao túng. Người kia là người độc lập, là tự do. Người kia phải được giao tiếp, không bị khai thác. Yêu là giao tiếp của các năng lượng.

Dục chỉ là “Cho tôi, cho tôi, cho tôi nhiều hơn!” Do đó mối quan hệ dục liên tục là mối quan hệ của chiến tranh, xung đột, vì người kia cũng nói “Cho tôi!” Cả hai muốn mỗi lúc một nhiều hơn, và không ai sẵn sàng cho. Do đó có xung đột, cuộc chiến gay gắt. Và tất nhiên bất kì ai chứng tỏ mạnh hơn sẽ khai thác người kia. Vì đàn ông đã là mạnh đàn bà hơn về cơ bắp, anh ta đã khai thác, anh ta đã thu đàn bà thành vô thực thể hoàn toàn; anh ta đã phá huỷ hồn của đàn bà. Và sẽ dễ dàng hơn cho anh ta nếu hồn bị phá huỷ hoàn toàn.

Trong nhiều thế kỉ đàn bà đã không được phép đọc; trong nhiều tôn giáo đàn bà đã không được phép vào đền, đàn bà đã không được phép trở thành tu sĩ. Đàn bà đã không được phép có bất kì đời sống công khai nào, bất kì đời sống xã hội nào. Họ đã bị cầm tù trong nhà; họ đã là lao động rẻ, làm việc, làm việc, làm việc cả ngày. Và họ bị thu lại thành đối thể dục. Đã không có mấy khác biệt giữa gái mãi dâm và vợ trong quá khứ. Vợ bị thu thành gái mãi dâm thường xuyên, có vậy thôi. Quan hệ này đã không là quan hệ, nó là quyền người sở hữu.

Yêu kính trọng người kia. Nó là mối quan hệ cho và nhận. Yêu tận hưởng việc cho, và yêu tận hưởng việc nhận. Nó là việc chia sẻ, nó là giao tiếp. Cả hai người là bình đẳng trong yêu; trong quan hệ dục cả hai người là không bình đẳng. Yêu có cái đẹp khác toàn bộ của nó.

Thế giới đang dần dần, dần dần chuyển tới quan hệ yêu; do đó có rối ren lớn. Mọi thể chế cũ đang biến mất – chúng phải biến mất, vì chúng đã dựa trên mối quan hệ tôi-nó. Cách giao tiếp mới, cách chia sẻ mới nhất định được khám phá ra. Chúng sẽ có hương vị khác, hương vị của yêu, của chia sẻ. Chúng sẽ là vô sở hữu; sẽ không có người sở hữu.

Thế rồi trạng thái cao nhất của yêu là lời cầu nguyện. Trong lời cầu nguyện có giao cảm. Trong dục có quan hệ tôi-nó, trong yêu có quan hệ tôi-người. Martin Buber dừng lại ở đó; truyền thống Do Thái của ông ấy sẽ không cho phép ông ấy đi xa hơn. Nhưng một bước nữa phải được lấy: đó là “không tôi-không người” – mối quan hệ mà tôi và người biến mất, mối quan hệ mà hai người không còn vận hành như hai nhưng như một. Sự thống nhất vô cùng, sự hài hoà, sự tương hợp sâu, hai thân nhưng một hồn. Đó là phẩm chất cao nhất của yêu: tôi gọi nó là lời cầu nguyện.

Yêu có ba giai đoạn này, và từ bi tương ứng có ba giai đoạn, và cả hai có thể tồn tại trong các tổ hợp khác nhau.

Do đó, Dorothy Kaplan, có nhiều loại yêu thế và có nhiều loại từ bi thế. Nhưng điều cơ bản, điều nền tảng nhất, là hiểu chiếc thang ba bậc này của yêu. Điều đó sẽ giúp bạn, điều đó sẽ cho bạn cái nhìn sâu vào nơi bạn hiện hữu, bạn đang sống trong loại yêu nào và loại từ bi nào đang xảy ra cho bạn. Quan sát đi. Cẩn thận đừng vẫn còn bị mắc vào trong nó. Có những cõi giới, chiều cao cao hơn để được trèo lên, các đỉnh để được đạt tới.

 

Từ “Sách về Trí huệ”, T.2, Ch.19